intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ ÁN KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KHÍ HÓA LỎNG Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên

Chia sẻ: Mai Van Thuong-Gmail2 Thuong-Gmail | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

252
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Số liệu dự báo trên cho thấy thị trường xăng dầu có tốc độ tăng trưởng rất nhanh: năm 2000 – 2005 tăng bình quân 33,25 %/ năm; năm 2005 – 2010 tăng bình quân 27,33 %/ năm; năm 2010 – 2020 tăng bình quân 17,67%/ năm. Đây là cơ hội đầy tiềm năng để Satra định hướng chiến lược xây dựng phát triển kinh doanh ngành xăng dầu, đưa xăng dầu trở thành mặt hàng chiến lược của tập đoàn. Vì vậy sự cần thiết tập trung đầu tư phát triển ngành kinh doanh xăng dầu của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ ÁN KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KHÍ HÓA LỎNG Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên

  1. ĐỀ ÁN KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KHÍ HÓA LỎNG Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên
  2. PHẦN 1: KINH DOANH XĂNG DẦU I. Tổng quan thị trường xăng dầu trong nước II. Nhu cầu phát triển ngành xăng dầu III. Phân tích đánh giá thị trường IV. Đánh giá thị phần xăng dầu của Satra V. Giải pháp tổ chức kinh doanh xăng dầu VI. Kiến nghị
  3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU 1. Giai đoạn trước năm 2000 2. Giai đoạn từ 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008) 3. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay
  4. NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGÀNH XĂNG DẦU • Là lĩnh vực có tầm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh tế, chính trị, chỉ số giá … • Đóng góp vào công tác bình ổn giá cả thị trường, ổn định đời sống người dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. • Dự báo tăng trưởng nhu cầu xăng dầu giai đoạn từ năm 2000 – 2020: • Phần lớn xăng dầu tại Việt Nam là nhập khẩu (khoảng 70%), nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hết công suất, Việt Nam cũng mới tự cung cấp được khoảng 5,3 triệu tấn xăng dầu dùng cho giao thông vận tải trong tổng nhu cầu 15,5 - 16 triệu tăng tấn xăng dầu.
  5. NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGÀNH XĂNG DẦU • Số liệu dự báo trên cho thấy thị trường xăng dầu có tốc độ tăng trưởng rất nhanh: năm 2000 – 2005 tăng bình quân 33,25 %/ năm; năm 2005 – 2010 tăng bình quân 27,33 %/ năm; năm 2010 – 2020 tăng bình quân 17,67%/ năm. • Đây là cơ hội đầy tiềm năng để Satra định hướng chiến lược xây dựng phát triển kinh doanh ngành xăng dầu, đưa xăng dầu trở thành mặt hàng chiến lược của tập đoàn. Vì vậy sự cần thiết tập trung đầu tư phát triển ngành kinh doanh xăng dầu của Satra là hướng đi mang tầm chiến lược cần tập trung nghiên cứu xây dựng dự án thực hiện.
  6. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG • Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước nhập khẩu 11 triệu tấn xăng dầu (tương đương 10 tỷ USD). Khu vực phía Nam ước nhập khẩu 7 triệu tấn (tương đương 6,4 tỷ USD). • Cả nước hiện có: 12 đơn vị xuất nhập khẩu xăng dầu trực tiếp, 374 tổng đại lý và hơn 14.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Dự kiến thị phần Satra tham gia sẽ nằm trong số 5% thị phần còn lại. Các đơn vị nhập khẩu trực tiếp: 1- Petrolimex chiếm 55% thị phần. 2- Saigonpetro (trực thuộc Thành ủy TP.HCM) chiếm 11% thị phần. 3- PDC – Cty chế biến và kinh doanh dầu mỏ chiếm 13% thị phần. 4- Petec chiếm 10% thị phần. 5- Petimex – Cty TM Dầu khí Đồng tháp chiếm 4% thị phần. 6- PetroMekong chiếm 3% thị phần. 7- Các đơn vị còn lại chiếm 5% thị phần.
  7. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG
  8. ĐÁNH GIÁ THỊ PHẦN XĂNG DẦU CỦA SATRA 1. Năng lực các Công ty thành viên 2. Dự kiến thị phần của Satra trong tương lai 3. Mô hình kinh doanh của Satra
  9. NĂNG LỰC CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN
  10. NĂNG LỰC CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN Kết quả thống kê trên ước tính hệ thống Satra chỉ chiếm khoảng 1. từ 0,8 – 1,1% thị phần của cả nước. Kho bãi và phương tiện vận chuyển chủ yếu là thuê. Năng lực kinh doanh mạnh nhất là Cty CP DVTM Cần Giờ. Thị trường chủ yếu là cung ứng cho các nhà máy điện và các xí nghiệp sản xuất, thị trường bán lẻ không đáng kể. Do việc kinh doanh nhập khẩu xăng dầu là ngành hàng kinh doanh 2. có điều kiện, có sự chi phối, điều tiết của Nhà nước nên các doanh nghiệp có đủ điều kiện để kinh doanh không lớn. Khi Satra là đầu mối nhập khẩu trực tiếp thì ngoài thị phần hiện có sẽ có điều kiện phát triển hệ thống tổng đại lý và đại lý, lượng tiệu thụ và doanh thu sẽ tăng nhanh. Trước mắt trong vài năm tới việc tăng thị phần chủ yếu dựa vào tiềm lực vốn, yếu tố này các Cty thành viên Satra yếu nên việc muốn tăng thị phần, vai trò liên kết hợp tác của các Cty thành viên với Satra là hết sức cần thiết.
  11. DỰ KIẾN THỊ PHẦN CỦA SATRA Thị trường kỳ vọng của Satra đến 2020 căn cứ vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành xăng dầu 17,67%/ năm trong điều kiện chưa đầu tư cơ sở vật chất được dự kiến sau:
  12. DỰ KIẾN THỊ PHẦN CỦA SATRA
  13. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH Satra làm đầu mối xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu, các doanh nghiệp thuộc hệ thống Satra là các nhà phân phối cho hệ thống khách hàng, nâng quy mô Cty CP DVTM Cần Giờ thành một Cty chuyên doanh xăng dầu tương xứng với mục tiêu chiến lược phát triển ngành xăng dầu của Satra.
  14. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH DOANH • Định hướng ngành hàng chiến lược của Satra gồm các nhóm hàng: vật tư nguyên liệu nhiên chiến lược phục vụ nhu cầu sản xu ất, hàng l ương thực thực phẩm chế biến và hàng công nghệ phẩm phục vụ cho nhu c ầu xuất khẩu và tiêu dùng. Do đó xăng dầu cần được xem là m ặt hàng chiến lược của Satra. Hình thực bán buôn của Satra hiện nay là mua c ủa các đối tác trong nước và bán cho Cty CP TMDV Cần Giờ, l ợi nhu ận t ừ 0,2 – 0,3%, chỉ trong trường hợp thị trường đột biến thì lợi nhu ận m ới vượt ngoài dao động trên. • Thuận lợi của Satra hiện đang có một hệ thống thị trường khách hàng xăng dầu ở các Cty thành viên (Cty CP TMDV Cần giờ, Cty CP V ật t ư tổng hợp, Cty CP Vật liệu xây dựng và Trang trí nội thất…). Đ ể nhanh chóng đưa xăng dầu thành mặt hàng kinh doanh chiến lược, cần phải s ử dụng kinh nghiệm, thị trường khách hàng đang có của các Cty thành viên, tiếp tục xây dựng phát triển thị trường bán lẻ, phát triển các quan h ệ đ ối tác nhằm xây dựng các bước đi vững chắc, giảm thiểu các rủi ro…
  15. Để lĩnh vực xăng dầu thành ngành hàng chiến lược của TCTy, Satra cần phải nhanh chóng đáp ứng một số yêu cầu sau: + Có đội ngũ chuyên viên có kinh nghiệm chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. + Có hệ thống khách hàng vững mạnh, mạng lưới bán lẻ cây xăng ở nhiều điểm thuộc quản lý của Satra. + Có các nguồn thông tin nhanh nhạy chính xác của ngành xăng dầu như: hệ thống thông tin về thị trường, giá cả, tình hình dự trữ, tình hình biến động thị trường trong nước và thế giới; hệ thống thông tin về chính sách năng lượng, điều tiết của Chính phủ… + Có cơ chế kinh doanh nhanh nhạy, năng động, quyết đoán. + Có khả năng đương đầu với những biến động, đủ sức vượt qua bất trắc và rủi ro. + Có tiềm lực tài chính mạnh…
  16. So sánh điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương và thực có của Satra (theo Nghị định số 84/2009/ND- CP ngày 13/10/2009 của Chính phủ )
  17. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KINH DOANH XĂNG DẦU Thành lập Cty CP Satra Petro mà Satra là Cổ đông chi phối 1. Ưu điểm:  + Đáp ứng mục tiêu chiến lược của Satra + Tạo ra một bộ máy chuyên doanh có cơ chế điều hành, năng động, nhanh nhạy có khả năng xử lý các vấn đề thuộc đặc thù của ngành hàng mà cơ chế điều hành của Quốc doanh không thể xử lý được. + Tạo ra một thị trường rộng lớn bao gồm hệ thống bán buôn, bán lẻ trong và ngoài hệ thống Satra Group. + Hình thành một đối tác đủ mạnh trong ngành kinh doanh xăng dầu, tao nền tảng sự cho phát triển bền vững. + Tạo điều kiện phát triển chuỗi hệ thống phân phối hàng hoá thiết yếu trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng đi theo hệ thống cây xăng như: hàng thiết yếu của hệ thống Satramart, mặt hàng gas, nhớt…). + Thực hiện các chương trình bình ổn của Thành phố (gạo, nhu yếu phẩm, xăng dầu, gas…)
  18. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KINH DOANH XĂNG DẦU 1. Thành lập Cty CP Satra Petro mà Satra là Cổ đông chi phối  Hạn chế: + Nếu vốn Satra chi phối thì khó có thể huy động vốn đại chúng. + Satra phải đầu tư một lượng vốn lớn cho hạ tầng thương mại nhằm đáp ứng tiêu chí nhập khẩu trực tiếp xăng dầu của Bộ Công Thương. + Vẫn còn ảnh hưởng nhất định cơ chế điều hành của Cty Quốc doanh.
  19. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bước 1 • Phát triển các cửa hàng bán lẻ mới kết hợp chuỗi Satramart. • Thúc đẩy các quan hệ giữa các thành viên trong Satra, lấy Cty CP DVTM Cần giờ là đầu mối để cung cấp xăng dầu, gas. • Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xăng dầu một cách căn cơ bài bản gồm nhân sự của Satra, Cty CP DVTM Cần Giờ và các Cty Thành viên. • Xác lập hệ thống thông tin, giá cả thị trường trong và ngoài nước bao gồm cả việc nghiên cứu xử lý thông tin.
  20. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bước 2 • Thành lập Cty CP Satra Petro. • Lập dự án tiến hành đầu tư hoặc mua, thuê cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chí cấp giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu trực tiếp của Bộ Công Thương. (Thời gian thực hiện từ 1 2 năm) • Xin cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp xăng dầu. • Tổ chức hoàn thiện hệ thống kinh doanh xăng dầu của Satra từ khâu xuất nhập khẩu trực tiếp đến hệ thống phân phối bao gồm cả hệ thống bán buôn, bán lẻ, chuỗi cây xăng kết hợp với cửa hàng tiện ích Satramart và phân phối gas.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2