intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

90
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập khung lý thuyết phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp xăng, dầu. Đây là cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá tại Tập đoàn Petrolimex. Từ đó đề xuất các giải pháp không có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao đối với Tập đoàn Petrolimex trong phòng ngừa rủi ro về giá.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan Luận án”Tiến sĩ “Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các kết quả được trình bày trong luận án chưa được công bố tại các công trình, tài liệu khác. Các số liệu, các nguồn trích được chú thích có nguồn gốc rõ ràng, minh bac ̣h, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của luận án. Hà Nội, tháng 09 năm 2021 Tác giả luận án Ngô Trí Trung
  4. ii LỜI CẢM ƠN “Quá trình nghiên cứu tại”trường Đại học Thương mại đã cho tôi cơ hội được tiếp thu rất nhiều kiến thức khoa học, học thuật và phương pháp nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Thương mại đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Tôi xin được trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, người đã đồng hành và trực tiếp tôi trong quá trình thực hiện luận án và công trình này. Tôi cũng xin cám ơn các đơn vị, tổ chức đã hỗ trợ tôi xuyên suốt quá trình thực hiện luận án: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội xăng dầu, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, các chuyên gia kinh tế v.v đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin để hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn tập thể các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa Quốc tế, ĐHQGHN đã luôn tạo điều kiện, động viên và truyền cảm hứng“cho tôi trong quá trình thực hiện luận án,”và cuối cùng là gia đình tôi“đã luôn đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt”chặng đường nghiên cứu và học tập. Tác giả luận án Ngô Trí Trung
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................... viii DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .............................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1-Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2-Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 4-Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 5-Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 5 6. Kết cấu luận án ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 7 1.1TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 7 1.1.1Các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 7 1.1.2Khoảng trống của đề tài nghiên cứu ....................................................... 20 1.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 22 1.2.1Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 22 1.2.2Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU ...... 34
  6. iv 2.1 RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 34 2.1.1. Rủi ro trong kinh doanh đối với doanh nghiệp ..................................... 34 2.1.2. Phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu . 37 2.2. QUY TRÌNH PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 38 2.2.1. Nhận diện các yếu tố rủi ro biến động giá tác động đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ........................................................................... 38 2.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro về giá đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .................................................................................................................. 42 2.2.3. Kiểm soát và xử lý rủi ro về giá trong kinh doanh đối với DN xăng dầu45 2.3. CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 46 2.3.1. Mua hàng hoá dự trữ khi giá cả thế giới có sự biến động. ................... 46 2.3.2. Đa dạng nguồn cung ứng xăng dầu ...................................................... 47 2.3.3. Lập quỹ dự phòng tài chính (Quỹ bình ổn giá xăng dầu) để phòng ngừa rủi ro về giá ..................................................................................................... 47 2.3.4. Phòng vệ giá (Hedging) - giao dịch phái sinh ...................................... 48 2.4. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU MỘT SỐ NƯỚC– BÀI HỌC RÚT RA .................... 64 2.4.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro về giá của các DN xăng dầu một số nước ................................................................................................................ 64 2.4.2. Bài học rút ra ........................................................................................ 71 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX75 3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PETROLIMEX .................................... 75 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tập đoàn petrolimex .......................... 75
  7. v 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Petrolimex (2015-2020) ................ 78 3.2. CƠ CHẾ GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC............................................................................................................. 81 3.3. THỰC TRẠNG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI PETROLIMEX.................................................. 82 3.3.1. Cơ sở pháp lý và điều kiện vận hành công cụ Hedging trong kinh doanh hàng hoá.......................................................................................................... 82 3.3.2. Thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Petrolimex....................................................................................................... 93 3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ......................................................................... 104 3.4.1. Công tác nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về giá ... 104 3.4.2.Sử dụng công cụ (hegding)- giao dịch phái sinh trong phòng ngừa rủi ro kinh doanh xăng dầu ................................................................................... 107 3.4.3.Kết quả khảo sát quỹ bình ổn giá ........................................................ 109 3.4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu DN cần hỗ trợ từ phía Nhà nước để thúc đẩy hoạt động giao dịch phái sinh (theo các thứ tự ưu tiên). .............................. 110 3.4.5. Nguyên nhân các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hạn chế sử dụng công cụ Hedging phòng ngừa rủi ro về giá .................................................. 110 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TAI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX ........... 119 4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU ................................... 119 4.1.1 Những quan điểm phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu119 4.1.2. Định hướng phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu..... 123 4.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX .......................................... 125 4.2.1. Nhóm các giải pháp đối với Petrolimex. ............................................ 125
  8. vi 4.2.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ (vĩ mô)..................................................... 139 4.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 153 4.3.1.Về phía Chính phủ ............................................................................... 153 4.3.2. Bộ Công Thương ................................................................................ 154 4.3.3. Ngân hàng Nhà nước .......................................................................... 154 4.3.4. Bộ Tài chính ....................................................................................... 155 4.3.5. Đối với Petrolimex ............................................................................. 155 KẾT LUẬN ................................................................................................. 156 NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ATIGA “Hiệp định Thương mại hàng hoá Asean” 2 BCEC “Sở giao dịch hàng hoá Buôn ma thuật” 3 BOG “Quỹ bình ổn giá” 4 BRENT “Dầu thô BRENT” 5 CBOT “Sở giao dịch hàng hoá Chicago - Mỹ” 6 CCP “Trung tâm dịch vụ điều phối thị trường” 7 CIP “Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm chỉ định” 8 CME “Sở giao dịch hàng hoá” 9 DN “Doanh nghiệp” 10 ET “Thị trường tập trung” 11 FOB “Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi” 12 FTA “Hiệp định Thương mại tự do” 13 HĐQC “Hợp đồng quyền chọn” 14 HĐQT “Hội đồng quản trị” 15 HĐTL “Hợp đồng tương lai” 16 ICE “Sở giao dịch hàng hoá quốc tế tại London” 17 IPE “Trung tâm trao đổi xăng dầu quốc tế” 18 LME “Sàn giao dịch kim loại London” 19 MXV “Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam” 20 NHTM “Ngân hàng Thương mại” 21 NYMEX “Sở giao dịch hàng hoá New York” 22 OPEC “Tổ chức các nước sản xuất dầu lớn” 23 OTC “Thị trường phi tập trung” 24 PLX “Tập đoàn xăng dầu Việt Nam” 25 SGX “Sở giao dịch hàng hoá Singapore” 26 TOCOM “Sở giao dịch hàng hoá Tokyo” 27 TNHH “Trách nhiệm hữu hạn” 28 WTI “Dầu ngọt WTI” 29 WTO “Tổ chức Thương mại Thế giới”
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu luận án ................................................................ 22 Sơ đồ 1.2: Quy trình cơ bản thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp ................................ 26 Sơ đồ 2.1: Cơ chế mua bán Hợp đồng tương lai .................................................... 55 Sơ đồ 3.1: Ngành hàng kinh doanh chính của Tập đoàn ........................................ 76 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý ......................................................................... 77 Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hạn chế sử dụng công cụ Hedging ................................................................................................................ 111 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Rủi ro về giá cho các nhóm Mua-Bán hàng hoá .................................... 43 Bảng 2.2: Quan hệ rủi ro dựa vào giá chênh lệch .................................................. 44 Bảng 2.3: Quan hệ rủi ro đối với người mua, người bán trong trường hợp “Chốt sau” ......................................................................................................................... 44 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn (2015- 2020) .................... 81 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Đồ thị 2.1. Diễn biến giá đầu thô thế giới (1950-2020) ......................................... 42 Hình 4.1. Giao diện cơ bản của phần mềm CQG Desktop................................... 131 Hình 4.2. Những chức năng chủ yếu để theo dõi diễn biến và dự báo giá .......... 132 Hình 4.3. Bảng giá trên phần mềm ....................................................................... 133 Hình 4.4. Chức năng bảng giá mở rộng của CQG Desktop ................................. 133 Hình 4.5. Chức năng đồ thị trên phần mềm CQG Desktop. Đồ thị dạng nến của hợp đồng Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 01/2021. ........................................................... 134 Hình 4.6. cách thức sử dụng chức năng đồ thị của phần mềm CQG Desktop ..... 135 Hình 4.7. Nút chức năng cho phép người dùng điều chỉnh đồ thị........................ 135 Hình 4.8. Chức năng thang giá cho phép người dùng quan sát khối lượng đang chờ khớp ...................................................................................................................... 136
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài “Xăng dầu là hàng hóa có tính thiết yếu”trong quá trình sản xuất, kinh doanh tiêu dùng, an ninh và quốc phòng. Đây cũng là“yếu tố đầu vào của nhiều ngành chưa thể thay thế được.”Cho tới hiện nay xăng, mặt hàng này có vai trò rất quan trọng trong phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Hàng năm Việt Nam tiêu thụ khoảng gần 20 triệu tấn xăng dầu, cùng với vai trò khai thác, xuất khẩu và chế biến dầu mỏ, nhưng từ trước tháng 10 năm 2018 nước ta“vẫn phải lệ thuộc”nguồn xăng dầu nhập khẩu khoảng 70% từ thị trường thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay nguồn chế biến xăng, dầu của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng trên 80% nguồn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, giá cả xăng, dầu trong nước vẫn còn sự“lệ thuộc vào giá cả thị trường thế giới.” Trong hoạt động“giao dịch mua, bán xăng dầu,”rủi ro về thị trường có 3 loại: giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Trong đó, rủi ro về giá có tác động lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh của DN. Bởi, các sự biến động bất thường, khó dự đoán của giá các mặt hàng xăng dầu trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới hiệu quả vận hành của các DN kinh doanh xăng, dầu. Với đặc tính biến động không ngừng“về giá của thị trường thế giới,” có thể thấy ngoại trừ một số giai đoạn giá xăng, dầu tương đối ổn định, hầu hết giá xăng, dầu diễn biến hết sức phức tạp, khó lường nhất là từ năm 1973 và đặc biệt trong thời gian gần đây. Một sự kiện hy hữu gây sốc chưa từng có ngày 20/4/2020 trong khoảng 20 phút phi thường nhất của lịch sử thị trường tài chính giá hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 5/2020 giảm xuống -37,64 USD/thùng, khiến nhiều người từ nhà môi giới kì cựu đến nhà đầu tư bán lẻ hoảng loạn. Từ đó, cho thấy vai trò rất lớn của các công tác phòng ngừa rủi ro biến động về giá càng trở nên hiện hữu hơn với các tập đoàn, tổ chức cả kinh doanh và sản xuất mặt hàng này, chứ không đơn thuần dừng ở góc độ đối tượng tiêu thụ. Bằng chứng là các đơn vị quốc doanh hàng đầu châu Á như PTT Public Company Limited (PTT) của Thái Lan, Petroliam Nasional Berhad (Petronas) của
  12. 2 Malaysia, CPC Corporation (CPC) của Đài Loan, cũng như các hãng xăng, dầu quốc tế khác đều có những đơn vị, phòng ban quản lý rủi ro sâu về giá cả. Tại Việt Nam, hiện nay công tác phòng ngừa rủi ro về giá dựa rất nhiều vào việc áp dụng các công cụ quản lý, công cụ Quỹ từ các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể ở đây là “Quỹ bình ổn giá”; Mua hàng hoá dự trữ khi giá xăng hoặc dầu quốc tế có dấu hiệu biến động và đa dạng hoá nguồn cung cấp để tạo nguồn cung ứng với mức giá thấp nhất. Việc sử dụng công cụ phòng vệ giá (Hedging) trong kinh doanh đối với DN xăng, dầu rất hạn hữu. Phương thức kinh doanh của DN xăng, dầu nước ta chủ yếu là mua trực tiếp từ các tổ chức cung cấp theo thời giá thế giới, không mua theo giá cố định giao tương tương lai. Có rất ít DN bắt đầu sử dụng một một số công cụ tài chính như phái sinh trong công tác phòng ngửa rủi ro, cụ thể ở đây là rủi ro đến từ các biến động về giá cả, tuy nhiên hiệu quả mang lại đều không cao. Trong bối cảnh mới, các DN kinh doanh trong lĩnh vực xăng, dầu trên thế giới luôn coi Hedging – công vụ phòng vệ giá là công cụ được sử dụng một cách linh hoạt và phổ biến bởi các tập đoàn, doanh nghiệp trong quy trình phòng ngừa rủi ro, là một phần không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh khi cân nhắc đến các chiến lược ứng phó với các biến động bất thường về giá cả. Thời gian qua việc ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá, đặc biệt công cụ phòng vệ giá của các DN xăng dầu ở nước ta còn rất hạn chế, hầu như sử dụng còn rất ít, chỉ một vài phi vụ nhưng đều bị thua lỗ như Jetstar Pacific, Vietnam Airlines, Petrolimex Singapore. Mặc dầu, Nghị định 83 của Chính phủ đã nêu rõ tại Điều 9: “Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu” điểm 6 đã chỉ rõ: “Được áp dụng các công cụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế”. Các bài học từ các tập đoàn, công ty và quốc gia đã cho thấy một hệ thống quản trị rủi ro, trong đó có sử dụng công cụ phòng vệ giá (Hedging) – giao dịch phái sinh được nghiên cứu và triển khai một cách đồng bộ, chuẩn chỉ và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ tổ chức thích ứng với các biến động của giá cả. Trên thế giới trong mua bán hàng hoá, công cụ Hedging thật sự không còn mới mẻ nữa và đã trở nên rất phổ biến như là các công cụ chủ yếu phòng ngừa rủi
  13. 3 ro về giá và tìm kiếm lợi nhuận. Các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất và khai thác các mặt hàng xăng, dầu trong nước có thể không còn quá mới lạ với các công cụ phòng vệ giá nhưng việc ứng dụng Hedging trong giao dịch để phòng ngừa rủi ro có lẽ vẫn còn có những hạn chế và sự thận trọng nhất định trong quan điểm cũng như cách tiếp cận. Do vậy, nghiên cứu phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Petrolimex có tính cấp thiết trên cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn đối với Tập đoàn. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu của tập đoàn Petrolimex”. “Phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phòng ngừa rủi ro về giá trong các hoạt động kinh doanh phân phối các mặt hàng xăng dầu.” 2- Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập khung lý thuyết phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp xăng, dầu. Đây là cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá tại Tập đoàn Petrolimex. Từ đó đề xuất các giải pháp không có cơ sở khoa học và có tính khả thi cao đối với Tập đoàn Petrolimex trong phòng ngừa rủi ro về giá 2.2. Mục tiêu cụ thể - “Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, tạo cơ sở cho việc xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án.” - “Hệ thống hóa cơ sở lý luận phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp xăng, dầu trong nền kinh tế thị trường; Kinh nghiệm quốc tế phòng ngừa rủi ro về giá, từ đó rút ra những bài học cho tập đoàn xăng dầu Petrolimex.” - “Phân tích đánh giá thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh tại Tập đoàn Petrolimex.” - “Xây dựng các giải pháp đối với Petrolimex cũng như đưa ra các kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm thúc đẩy sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi về giá trong kinh doanh xăng trong thời gian tới.”
  14. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng, dầu tại Tập đoàn Petrolimex 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung nghiên cứu: “Đứng góc độ của chuyên ngành quản trị kinh doanh luận án nghiên cứu cơ sở lý luận rủi ro về giá, quy trình và các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp xăng, dầu trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án sẽ phân tích, đánh giá thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá tại tập đoàn Petrolimex.”Đặc biệt luận án sẽ đi sâu vào nghiên cứu công cụ phòng vệ giá (Hedging) là công cụ chủ yếu, phổ biến mà các doanh nghiệp xăng dầu trên thế giới sử dụng.“Từ đó luận án sẽ đề xuất các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex.” Về không gian nghiên cứu: Tập đoàn Petrolimex kinh doanh nhiều ngành nghề, với nhiều công ty con.Tác giả chỉ nghiên cứu phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Tập đoàn Petrolimex và 02 Công ty TNHH một thành viên Petrolimex Singapore và Công ty TNHH một thành viên Petrolimex Lào. Về thời gian nghiên cứu: được tính từ thời điểm TCT Xăng dầu Việt Nam được cổ phần hoá cũng như tái cấu trúc theo quyết định và chủ trương của Chính phủ vào năm 2011, chuyển qua giai đoạn trở thành công ty đại chúng năm 2012. 4- Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, những câu hỏi đặt ra đối với luận án cần được giải đáp: (1) Rủi ro về giá? Quy trình và những công cụ phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp xăng dầu là gì ? “Những yếu tố nào tác động đến biến động giá xăng dầu ảnh hưởng đến việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu?”
  15. 5 (2) Những bài học gì về kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh của các DN, tập đoàn kinh doanh xăng, dầu của một số nước đối với DN xăng, dầu Việt nam? (3) Thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Tập đoàn Petrolimex? (4) “Những quan điểm hiện nay về các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu của nước ta? Cần có những giải pháp và kiến nghị gì để phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex thực thi có hiệu quả?” 5-Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: “Bổ sung hoàn thiện, phát triển và xác lập khung lý thuyết phòng ngừa rủi ro về giá trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Những yếu tố tác động tới biến động giá xăng, dầu ảnh hưởng tới việc phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp xăng, dầu.” Về thực tiễn: “Trên cơ sở khung lý thuyết và sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập được đáng tin cậy, tác giả đã thực hiện các phân tích và đánh giá về thực trạng phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Tập đoàn Petrolimex thời gian qua một cách khoa học và có cơ sở, về:” (i) Quy trình phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh của Petrolimex; (ii) Các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá của Petrolimex. Phân tích và làm rõ những kết quả, bất cập và những nguyên nhân hạn chế thực hiện các nội dung trong quy trình cũng như sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng, dầu ; Đặc biệt sử dụng công cụ (Hedging) tại tập đoàn Petrolimex. Phân tích các quan điểm trái chiều hiện nay ở nước ta về công cụ quỹ bình ổn giá xăng dầu; Công cụ hedging trong phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp xăng, dầu. Đề xuất một hệ thống các giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với Tập đoàn Petrolimex, mỗi giải pháp đều chỉ rõ những nội dung cụ thể mà đơn vị
  16. 6 cần triển khai thực hiện. Đồng thời đưa những giải pháp hỗ trợ (vĩ mô) nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu nói chung và tập đoàn Petrolimex nói riêng sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu. Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan quản lý nhằm thức đẩy sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi về giá trong kinh doanh xăng dầu đối với Petrolimex và các DN xăng, dầu thời gian tới. 6. Kết cấu luận án “Ngoài phần các nội dung mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài đã công bố, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án tiến sĩ của tác giả được kết cấu bao gồm 4 chương:” “Chương 1. Tổng quan tình hình và phương pháp nghiên cứu.” “Chương 2. Cơ sở lý luận phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh đối với doanh nghiệp xăng dầu” “Chương 3. Thực trạng phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại Tập đoàn Petrolimex” “Chương 4. Giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex”
  17. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu đối với các DN xăng, dầu không phải là đề tài mới, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu.Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước còn khá khiêm tốn.Tất cả các nghiên cứu phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu tại các tổ chức khai thác, chế biến, cung ứng, kinh doanh hay tiêu thụ đều nghiên cứu công cụ phòng vệ giá (Hedging). Sau đây là các nghiên cứu phòng ngừa rủi ro giá trong kinh doanh xăng dầu có tính tiêu biểu, được tác giả phân theo các nhóm sau : - Các nghiên cứu đối với các tổ chức khai thác, chế biến, cung ứng, kinh doanh Nghiên cứu của Clubley (1998) về phòng ngừa rủi ro về giá của ngành công nghiệp dầu mỏ, đồng thời luận giải cụ thể, có căn cứ sử dụng công cụ phòng vệ giá (Hedging) sử dụng thông qua các hợp đồng giao dịch phái sinh, “có vai trò rất quan trọng về hiệu quả phòng ngừa rủi ro về giá trong hoạt động của các doanh nghiệp dầu mỏ”. Cách tiếp cận với phòng vệ giá là khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, cũng như dựa trên các hoạt động giao thương cụ thể của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên “phương pháp phòng vệ giá phổ biến nhất thường được các doanh nghiệp hoạt động khai thác và kinh doanh dầu mỏ áp dụng là hợp đồng tương lai mua bán dầu mỏ” (Clubley, 1998). Phương pháp sử dụng hợp đồng tương lai đã được sử dụng phổ biến nhiều thập kỉ nay trên thị trường dầu mỏ thế giới. Nghiên cứu Cuthbertson và Nitzsche (2001) về công cụ hợp đồng hoán đổi, đã cho thấy“công cụ phòng vệ giá ban đầu được sử dụng trong phòng vệ rủi ro lãi suất đối với kinh doanh nhiên liệu, nhưng theo thời gian đã được chứng minh rằng không chỉ phòng vệ được các rủi ro về lãi suất mà còn chuyển giao sang các rủi ro về giá trên các hạng mục tài sản khác nhau.”Từ đó cũng đã được phát triển rất rộng rãi và nhanh chóng trong các thị trường giao dịch dầu mỏ.
  18. 8 Nghiên cứu định lượng của Jin và Jorion (2004) đã dựa trên các minh chứng thực tế từ thị trường dầu mỏ và chất đốt Hoa Kỳ để đưa ra những phân tích về “mối liên hệ và tầm ảnh hưởng của các công cụ phòng vệ giá hedging trong việc giảm thiểu rủi ro về giá và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.” Công trình này đã thu thập các hoạt động phòng vệ giá của 119 đơn vị kinh doanh và sản xuất dầu mỏ và chất đốt trong giai đoạn từ 1998 đến 2001 và đánh giá “tác động của việc ứng dụng các công cụ phòng vệ giá lên việc quản trị rủi ro về giá, và từ đó đánh giá hiệu quả trong ứng dụng thực tế trong hoạt động kinh doanh”. Nếu như các nghiên cứu trong quá khứ ở giai đoạn thập niên 1970 đến 1990 chưa chỉ ra được“mối liên hệ trực tiếp giữa việc ứng dụng các công cụ phòng vệ giá Hedging đem lại hiệu quả về việc gia tăng giá trị cổ phiếu doanh nghiệp khi xét đến những biến động về giá của xăng và dầu mỏ”(Clubley, 1998), thì công trình của Jin và Jorion (2004) đã chỉ ra “việc sử dụng các công cụ phòng vệ giá tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu mỏ và xăng dầu tại Hoa Kỳ có bảo đảm lợi nhuận cho doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng hơn bởi những biến động bất thường của giá xăng dầu và dầu mỏ”. Nghiên cứu của Li Xuepei năm 2015 “Sử dụng công cụ phòng vệ giá trong giảm thiểu rủi ro tại tập đoàn Rio Tinto Group”. Nghiên cứu “hiệu quả của việc sử dụng công cụ phòng vệ giá” như là một chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua nghiên cứu chuyên sâu về trường hợp của tập đoàn khai thác và năng lượng Rio Tinto Group. Cũng như các Tập đoàn đa quốc gia khác trong cùng lĩnh vực, Rio Tinto cũng phải đối mặt với những rủi ro về lãi suất, rủi ro về ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro về giá trong mua bán giao dịch hàng hóa v.v. Nghiên cứu đi sâu vào phân tích”hệ thống chiến lược sử dụng các công cụ phòng vệ giá để kết hợp giảm thiểu và quản trị rủi ro, từ việc chuyển giao rủi ro từ lãi suất cho vay cố định sang lãi suất thả nổi, kéo dài các hợp đồng tương lai trong giao dịch ngoại hối để phòng ngừa các rủi ro về suy giảm giá trị đồng tiền,”và đặc biệt là các hợp đồng tương lai và hoán đổi để phòng ngừa các rủi ro về giá phát sinh do biến động giá cả thị trường xăng dầu không thể tránh khỏi trong quá trình giao dịch mua bán hàng
  19. 9 hóa.”Nghiên cứu này đã mang mô hình chiến lược phòng vệ giá của Rio Tinto và đóng góp làm cơ sở tham khảo cho nhiều tập đoàn, doanh nghiệp cùng lĩnh vực nhiên liệu xăng dầu có tính đặc thù. Nghiên cứu của Hoàng Thị Đào, Nguyễn Đức Minh về “Các công cụ phái sinh và khả năng áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dầu khí” năm 2018. Nghiên cứu phân tích “tầm quan trọng của quản trị rủi ro” thông qua việc giới thiệu và phân tích các mô hình được ứng dụng rộng rãi tại các tổ tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh trên toàn cầu. Thông qua các phân tích của công trình, tác giả đã thể hiện rõ giá trị tham khảo của các mô hình trên với các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam trong quá trình vận hành. Nghiên cứu “Các công cụ phái sinh giúp các công ty dầu khí thế giới giảm thiểu rủi ro trước sự biến động của giá dầu thô, giá khí và giá các sản phẩm liên quan” năm 2018 của Nguyễn Thành Luân, Nguyễn Thị Hậu và Phan Thị Thu Lan. Nghiên cứu đã đúc kết được một bức tranh tổng quan về “ứng dụng của các công cụ tài chính, cụ thể là phái sinh được sử dụng trong ngành kinh doanh dầu khí,” trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dầu khi Việt Nam cùng với các công ty thành viên. Công trình đã chỉ ra “hiệu quả các công cụ phái sinh mang lại cho các nhà đầu tư trong nhận diện, quản lý các rui ro đến từ biến động cả giá các tài sản cơ sở và các phương thức kinh doanh.”Trong quá trình ứng dụng chiến lược này, “nhà quản trị cần phải nhận diện và xác định rõ được các yếu tố liên quan đến các bên mua bán, các khoản mục giá của các sản phẩm cơ sở trong tương lại”và thậm chí là cả “thời điểm thực hiện mua bán trong tương lai” (Nguyen, Phan, 2018). Ứng dụng của các công cụ tài chính này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xăng dầu, công trình đã chỉ ra tiềm năng ứng dụng với các mặt hàng hàng hoá có nhu cầu quản trị rủi ro như nông nghiệp, kim loại, công nghiệp nhẹ hay thậm chí là các ngành năng lượng khác v.v… Nghiên cứu, của tập thể tác giả Hoàng Thị Đào, Đoàn Tiến Quyết, Phạm Mai Chi và Nguyễn Thị Linh năm 2019 với chủ đề: “Giải pháp ứng phó rủi ro của các công ty Dầu khí trên thế giới”. Nghiên cứu đã phân tích sâu về “các rủi ro phổ biến
  20. 10 có ảnh hưởng và tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dầu: Rủi ro địa chính trị, rủi ro chính trị, rủi ro triển khai dự án dầu khí, rủi ro về biến động giá dầu.”“Giá dầu ảnh hưởng trực tiếp lên rất nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, kể cả sản xuất lẫn kinh doanh thương mại, điều này càng thể hiện rõ ở các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí, ở ngay trên các khoảng mục doanh thu, lợi nhuận và thậm chí là cả kêu gọi đầu tư trên báo cáo tài chính thường niên của các tổ chức, đơn vị này”. Không chỉ đơn thuần là các yếu tổ kinh tế như nguồn cung và cầu, “đặc thù mặt hàng dầu mỏ còn chịu tác động của các yếu tố như chính trị, tôn giáo, chiến lược của các tập đoàn lớn” (Hoang, Doan, 2019). Công trình nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị cho các đơn vị trong nước, cụ thể ở đây là tập đoàn dầu khí Việt Nam dựa trên các kinh nghiệm, các yếu tố có thể liên hệ được từ các mô hình của các tập đoàn nước ngoài. Tác giả đã đề xuất các mô hình như “đơn vị Quản lý rủi ro và Chiến lược giá”, vận hành với vai trò “phân tích các biến động cũng như quản lý các thông tin và yếu tố biến động của giá dầu thế giới và quản trị các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra của quy trình sản xuất.”“Hệ thống quản lý dầu thô (CMOS)” cũng được ứng dụng trong việc xét đoán và xác định các mức giá cạnh tranh của mặt hàng đầu thô, góp phần không nhỏ vào quá trình sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực dầu khí. - Các nghiên cứu đối với tổ chức sử dụng xăng, dầu (vận tải, hàng không...) Nghiên cứu “Gasoline price risk management through the use of futures”, R.Kao (1999), đặt trọng tâm nghiên cứu vào việc tìm hiểu tính hiệu quả của việc áp dụng công cụ Hedging – giao dịch phái sinh, cụ thể là “các hợp đồng tương lai, để giảm thiểu rủi ro của sự biến động giá cả một cách hệ thống, với nguồn nguyên liệu đầu vào là xăng, dầu với các đối tượng là các tập đoàn hàng không hàng đầu tại Hoa Kỳ.” Kết quả đúc kết từ công trình đã cho thấy, sau khi kiểm soát được các yếu tố mang tính thời vụ, xu hướng và các cú “sốc” thường thấy trong kinh doanh, sử dụng công cụ hedging có khả năng kiểm soát các sự biến động về giá ở trong biên độ khoảng 15-20%; thêm vào đó, việc phòng ngừa rủi ro về giá với công cụ này còn có tiềm năng giúp cho doanh nghiệp cải thiện khả năng sinh lời về lâu dài với những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2