intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Kinh tế vĩ mô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Kinh tế vĩ mô gồm có những nội dung: Chương I: khái quát về kinh tế vĩ mô, chương II: cách tính sản lượng quốc gia, chương III: lý thuyết xác định sản lượng cân bằng quốc gia, chương IV: chính sách tài khóa và chính sách ngoại thương, chương V: tiền tệ ngân hàng và chính sách tiền tệ, chương VI: mô hình IS-LM, chương VII: mô hình tổng cung tổng cầu, chương VIII: lạm phát và thất nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Kinh tế vĩ mô

  1. MỤC LỤC Chương I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ ....................................................................... 1 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ...................................................................................................................... 1 1. Kinh tế học ..................................................................................................................................... 1 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô ..................................................................................................... 1 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. ..................................................................... 1 4. Ba vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế. ................................................................................... 1 II. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ .............................................................................................. 3 1. Mục tiêu: Sản lƣợng thực tế đạt ngang bằng mức sản lƣợng tiềm năng .............................. 3 2. Mục tiêu: Tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên. . 4 3. Mục tiêu:Mức giá chung tƣơng đối ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải ............................ 6 4. Mục tiêu: Cán cân thanh toán thuận lợi ................................................................................. 7 III. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ ........................................................................................... 7 IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU ..................................................................................................... 8 2. Tổng cung .................................................................................................................................... 8 2. Tổng cầu ......................................................................................................................................... 9 Chƣơng II:CÁCH TÍNH SẢN LƢỢNG QUỐC GIA ............................................................ 10 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ............................................................................................................... 10 1. Các quan điểm về sản xuất ....................................................................................................... 10 2. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA ............................................................................................. 11 II. CÁCH TÍNH MỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ ............................................... 12 1. Dòng chu chuyển kinh tế ............................................................................................................ 12 2. Gía trị gia tăng ............................................................................................................................. 13 3. Tiết kiệm và đầu tư .................................................................................................................. 13 4. Hàng tồn kho hay dự trữ .......................................................................................................... 14 5. Khấu hao (De - Depreciation) ................................................................................................... 14 6. Chính phủ .................................................................................................................................... 14 7. Khu vực nước ngoài ................................................................................................................. 16 III. CÁC CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG SNA ............................................................................. 17 1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP .................................................................................................. 17 2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ............................................................................................... 19 3. Sản phẩm quốc nội ròng: NDP ................................................................................................. 19 4. Sản phẩm quốc dân ròng: NNP ................................................................................................. 20
  2. 5. Thu nhập quốc dân: NI ............................................................................................................... 20 6. Thu nhập cá nhân (PI) ............................................................................................................... 20 7. Thu nhập khả dụng (DI) ............................................................................................................ 20 IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC CỦA GDP ................................................................................................ 21 Chƣơng III: LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA .............. 22 I. TỔNG CẦU TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ ĐƠN GIẢN ............................................................ 22 1. Nhu cầu tiêu dùng và tiết kiệm ................................................................................................... 22 2. Nhu cầu đầu tƣ............................................................................................................................. 25 3. Hàm tổng cầu dự kiến hay tổng chi tiêu dự kiến ...................................................................... 26 II. XÁC ĐỊNH ĐIỂM CÂN BẰNG SẢN LƢỢNG QUỐC GIA...................................................... 26 1. Các lý thuyết.............................................................................................................................. 26 2. Xác định mức sản lượng cân bằng ........................................................................................... 28 3. Phân biệt “dự kiến” và “thực tế” ............................................................................................. 30 III. MÔ HÌNH SỐ NHÂN ................................................................................................................... 30 1. Khái niệm về số nhân .............................................................................................................. 30 2. Công thức tính ......................................................................................................................... 31 Chƣơng IV: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƢƠNG ............. 33 I. TỔNG CẦU TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ............................................................................................. 33 1. Thành phần thu-chi của ngân sách chính phủ.......................................................................... 33 2. Sự thay đổi của tiêu dùng khi xuất hiện thuế ròng ................................................................. 35 3. Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại ................................................................................. 36 II. XÁC ĐỊNH SẢN LƢỢNG CÂN BẰNG TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .................................... 38 1. Cân bằng tổng cung và tổng cầu ............................................................................................... 38 2. Cân bằng tổng rò rỉ và tổng bơm vào....................................................................................... 39 II. MÔ HÌNH SỐ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ MỞ............................................................................... 39 1. Số nhân tổng quát ..................................................................................................................... 39 2. Các số nhân cá biệt ...................................................................................................................... 40 IV. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA .......................................................................................................... 41 1. Mục tiêu .................................................................................................................................... 41 2. Công cụ của chính sách tài khóa ............................................................................................... 41 3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tài khóa............................................................................. 41 4. Định lượng cho chính sách tài khóa ......................................................................................... 42 5. Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế ................................................................................ 42
  3. 6. Hạn chế khi thực hiện chính sách tài khóa .............................................................................. 43 V. Chính sách ngoại thƣơng ............................................................................................................... 43 1. Mục tiêu........................................................................................................................................ 43 2. Các công cụ của chính sách ngoại thƣơng ................................................................................ 43 Chƣơng V: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .................................... 45 I. TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ....................................................................... 45 1. Tiền tệ ........................................................................................................................................... 45 2. Hoạt động của ngân hàng .......................................................................................................... 46 3. Cách tạo tiền và phá hủy tiền qua ngân hàng trung gian ........................................................ 47 4. Số nhân tiền ( k M) .................................................................................................................... 47 II. THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ .............................................................................................................. 48 1. Cung tiền ...................................................................................................................................... 48 2. Cầu tiền tệ ................................................................................................................................. 49 3. Sự cân bằng trên thị trƣờng tiền tệ............................................................................................ 50 4. Hàm đầu tƣ tƣ nhân theo lãi suất .............................................................................................. 50 III. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ....................................................................................................................... 50 1. Mục tiêu .................................................................................................................................... 50 2. Công cụ ...................................................................................................................................... 50 3. Nguyên tắc hoạch định chính sách........................................................................................... 51 4. Định lượng cho chính sách tiền tệ ........................................................................................... 51 5. Những hạn chế của chính sách tiền tệ ..................................................................................... 51 Chƣơng VI:MÔ HÌNH IS-LM ................................................................................................. 52 I. THỊ TRƢỜNG HÀNG HÓA VÀ ĐƢỜNG IS ............................................................................ 52 1. Khái niệm về đường IS ............................................................................................................. 52 2. Cách hình thành đường IS ........................................................................................................ 52 3. Phương trình đường IS ............................................................................................................ 54 4. Sự chuyển dịch đường IS ......................................................................................................... 54 II. THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐƢỜNG LM ............................................................................... 55 1. Khái niệm về đƣờng LM ......................................................................................................... 55 2. Sự hình thành đƣờng LM ....................................................................................................... 55 3. Phƣơng trình đƣờng LM ........................................................................................................ 56 4. Sự dịch chuyển đƣờng LM ..................................................................................................... 56 III.TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ...................................................... 57
  4. 1. Sự cân bằng trên thị trƣờng hàng hóa và thị trƣờng tiền tệ ................................................ 57 2. Tác động của chính sách tài khóa .......................................................................................... 58 3. Tác động của chính sách tiền tệ .............................................................................................. 58 4. Tác động hỗn hợp của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ ........................................ 59 Chƣơng VII: MÔ HÌNH TỔNG CUNG TỔNG CẦU ............................................................ 61 I. TỔNG CẦU ...................................................................................................................................... 61 1. Tác động của sự thay đổi giá cả đối với đƣờng LM.................................................................. 61 2. Sự hình thành đường AD ......................................................................................................... 62 3. Sự dịch chuyển của đường AD ................................................................................................. 63 4. Phương trình đường AD........................................................................................................... 63 II. TỒNG CUNG ................................................................................................................................. 64 1. Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn (SAS) .................................................................... 64 2. Hình thành đường tổng cung dài hạn LAS ............................................................................... 65 CHƢƠNG VIII: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ............................................................... 66 I. LẠM PHÁT .................................................................................................................................... 66 1. Khái niệm ................................................................................................................................. 66 2. Phân loại lạm phát ................................................................................................................... 67 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ................................................................................................ 67 4. Tác động của lạm phát ............................................................................................................ 69 5. Biện pháp giảm lạm phát ........................................................................................................ 69 II. THẤT NGHIỆP ............................................................................................................................. 70 1. Khái niệm ................................................................................................................................. 70 2. Các dạng thất nghiệp............................................................................................................... 70 3. Tác hại của thất nghiệp ........................................................................................................... 70 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ........................................................................ 70 1. Đƣờng cong Phillips ngắn hạn (SP) ....................................................................................... 71 2. Đƣờng cong Phillips dài hạn (LP) .......................................................................................... 71 I. THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI ........................................................................................................ 73 1. Các khái niệm .......................................................................................................................... 73 2. Các hệ thống tỷ giá hối đoái .................................................................................................... 74 3. Tỷ giá hối đoái thực (er) .......................................................................................................... 74 4. Tỷ giá cân bằng sức mua PPP ................................................................................................ 74 II. CÁN CÂN THANH TOÁN .................................................................................................................. 75
  5. 1. Khái niệm .................................................................................................................................. 75 2. Tài khoản vãng lai (CA) ............................................................................................................. 76 3. Tài khoản vốn(K) ....................................................................................................................... 76 4. Sai số thống kê EO .................................................................................................................... 77 5. Khoản tài trợ chính thức OF ..................................................................................................... 77 6. Đường BPSự hinh thành đường BP ......................................................................................... 77 III.CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ...................................................................................... 79 1. Cân bằng bên trong và bên ngoài .......................................................................................... 79 2. Tác động của các chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở ............................................... 80 3. Tác động của các chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mở .................................................. 81 4. Tác động của chính sách ngoại thƣơng ................................................................................. 82
  6. Chương I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ Yêu cầu: Chương này giới thiệu cho sinh viên những vấn đề mà kinh tế vĩ mô quan tâm; các chính sách; cũng như các công cụ chủ yếu để phân tích vĩ mô; mô hình tổng cầu tổng cầu. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm (đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực, nguồn vốn…) để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội. 2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở giác độ chi tiết, bộ phận riêng lẽ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải sự hình thành và vận động của giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các biến số: tổng sản phẩm quốc gia, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế…; trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan và khoa học. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế. 4. Ba vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế. 4.1 Ba vấn đề cơ bản Xuất phát từ khả năng sản xuất của nền kinh tế bị giới hạn, trong khi nhu cầu của con người là vô hạn, buộc các quốc gia phải giải quyết 03 vấn đề cơ bản:  Sản xuất sản phẩm gì?
  7.  Sản xuất bằng phương pháp nào?  Phân phối sản phẩm cho ai? 4.2 Cách giải quyết 3 vấn đề cơ bản 4.2.1 Hệ thống kinh tế truyền thống: Ba vấn đề cơ bản được giải quyết dựa vào phong tục tập quán, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 4.2.2 Hệ thống kinh tế thị trường: Ba vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua mối quan hệ cung – cầu về sản phẩm theo giá cả Nhược điểm:  Phân hóa giai cấp  Tạo chu kỳ kinh doanh.  Thiếu vốn đầu tư cho hàng hóa công cộng.  Tạo ra các tác động ngoại vi  Tạo ra sự độc quyền.  Thông tin không cân xứng giữa người sản xuất và người tiêu dùng. 4.2.3 Hệ thống kinh tế chỉ huy (kế hoạch): 03 vấn đề cơ bản được giải quyết thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh do ủy ban kế hoạch nhà nước ban hành. Nhược điểm:  Cơ cấu sản phẩm sản xuất không phù hợp với cơ cấu sản phẩm tiêu dùng.  Tài nguyên không được sử dụng hợp lý  Sản xuất kém hiệu quả. 4.2.4 Hệ thống kinh tế hỗn hợp 03 vấn đề cơ bản được giải quyết vừa theo cơ chế thị trường vừa có sự can thiệp của chính phủ thông qua các chính sách kinh tế nhằm hạn chế những nhược điểm của hệ thống kinh tế thị trường.
  8. II. MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ Mục tiêu của kinh tế vĩ mô là sự hoạt động hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, được thể hiện bẳng bốn mục tiêu cụ thể như sau 1. Mục tiêu: Sản lƣợng thực tế đạt ngang bằng mức sản lƣợng tiềm năng Sản lượng quốc gia (Y): là giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu theo hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) thì sản lượng quốc gia được thể hiện bằng các chỉ tiêu như GDP, GNP,... Trong thực tế, xét tại một thời điểm nào đó, sản lượng quốc gia có thể tăng, giảm nhanh hay chậm, nhưng thời gian dài thì nó thường có xu hướng tăng lên. Sản lượng quốc gia tiềm năng (Yp) là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải. Trong thời gian, các nguồn lực trong nền kinh tế có khuynh hướng tăng lên, nên Yp cũng có khuynh hướng tăng lên. Sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng tạo ra các lỗ hổng sản lượng, bao gồm lỗ hổng suy thoái và lỗ hổng lạm phát. Lỗ hổng suy thoái xuất hiện khi sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng tiềm năng. Lỗ hổng lạm phát xuất hiện khi sản lượng thực vượt mức sản lượng tiềm năng. Các nhà kinh tế cũng đưa ra khái niệm chu kỳ kinh doanh để mô tả sự thăng trầm của sản lượng thực. Chu kỳ kinh doanh có thể được định nghĩa là sự biến động của sản lượng thực dao động xoay quanh sản lượng tiềm năng (sản lượng thực theo xu hướng). Độ dài của chu kỳ kinh doanh thường không xác định được vì các cú sốc trong nền kinh tế không theo quy luật, nó có thể kéo dài trong hàng chục năm cũng có khi vài năm. Một chu kỳ kinh doanh bao gồm bốn thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưng thịnh, suy thoái, đình trệ và phục hồi.
  9. Hình 1.1: Chu kỳ kinh doanh Điểm A là điểm hưng thịnh, đỉnh của chu kỳ. Tại B thời kỳ suy thoái bắt đầu và tiếp tục đến khi đình trệ. Tại C, đó là đáy của nền kinh tế. Sau đó là thời kỳ phục hồi, bắt đầu tại D cho đến khi thời kỳ phục hưng tiếp sau tại E – một chu kỳ mới bắt đầu. Giữa mức sản lượng cao làm tăng tỷ lệ lạm phát và mức sản lượng thấp làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thì sản lượng đáng mong muốn là mức trung dung giữa hai thái cực đó, một mức sản lượng không quá cao để tỷ lệ lạm phát vừa phải và cũng không thấp để tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên. Đó là mức sản lượng mà các nhà kinh tế gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng xu hướng. 2. Mục tiêu: Tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên. Thực ra trong mục tiêu thứ nhất về sản lượng đã bao hàm cả mục tiêu này, vì rằng sản lượng thực có mối quan hệ chặt chẽ với mức nhân dụng, nhưng việc tách biệt nó thành mục tiêu riêng để phân tích cũng là cần thiết. Một nền kinh tế toàn dụng hay đầy đủ công ăn việc làm, điều đó không có nghĩa là trong nền kinh tế đó không có người thất nghiệp hay nói cách khác không có một nền kinh tế nào có tỷ lệ thất nghiệp ở mức bằng không. Ví dụ có thời kỳ nền kinh tế Mỹ toàn dụng ở mức thất nghiệp xấp xỉ 6%. Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm của người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc và sẵn sàng làm việc.
  10. Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động có việc làm hay chưa có việc làm đang đăng ký tìm việc làm. Lý do khiến người ta không tìm được việc làm lại là tiêu chí để xếp họ vào một loại thất nghiệp cụ thể, bao gồm các dạng. (1) Thất nghiệp tạm thời và dai dẳng: là mức thất nghiệp tối thiểu không thể loại trừ trong một xã hội năng động. Đó là: học sinh, sinh viên mới ra trường, những người thất nghiệp do chuyển việc hay thay đổi nơi cư trú. (2) Thất nghiệp cơ cấu: đề cập đến con số thất nghiệp do nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, tạo ra sự không đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội làm việc. (3) Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp xuất hiện trong những thời kỳ nền kinh tế suy thoái hay đình trệ, vì vậy số lao động bị sa thải. Do đó thất nghiệp chu kỳ còn gọi chung là thất nghiệp bắt buộc. Tóm lại: nếu nền kinh tế chỉ tồn tại hai dạng thất nghiệp đầu là thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu thì xem đã toàn dụng nhân công, hay nói cách khác đang ở mức thất nghiệp tự nhiên. Như vậy khi nào tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì mới xuất hiện mức thất nghiệp chu kỳ. Mối quan hệ giữa sản lƣợng với tỷ lệ thất nghiệp Quy luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế (Y) với tỷ lệ thất nghiệp thực tế (U). Có hai cách tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế phổ biến là:  Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus Khi sản lượng thực tế (Y ) thấp hơn sản lượng tiềm năng (YP ) 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế tăng thêm 1%so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) Công thức tính  Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch Khi tốc độ tăng của Y tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp= 2,5%, thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó. Công thức tính
  11. Với: Ut: tỷ lệ thất nghiệp năm t U0: tỷ lệ thất nghiệp năm gốc. g: Tốc độ tăng trưởng của Y. p: tốc độ tăng của Yp Trong đó: Yt: Sản lượng thực năm t Y0: Sản lượng thực năm gốc. Ypt: Sản lượng tiềm năng năm t Ypo: Sản lượng tiềm năng năm gốc. Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng sản lượng quốc gia thực của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: là tỷ lệ phần trăm gia tăng hằng năm của sản lượng quốc gia thực, hay của thu nhập bình quân đầu người.  Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính: Yt  Yt 1 gt  *100 Yt 1 gt: là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t Yt-1: sản lượng thực năm t – 1  Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (g) trong giai đoạn ( 1-t ) được tính: Yt g1t  (t 1  1) *100 Y1 3. Mục tiêu:Mức giá chung tƣơng đối ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ lạm phát hàng năm (If hay π ) của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước đó.
  12. Với Pt là chỉ số giá năm t P t-1 : là chỉ số giá năm t-1 Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể phân chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số Lạm phát phi mã còn gọi là lạm phát hai, ba số nghĩa là tỷ lệ tăng mức giá chung từ 10% đến 1000%. Siêu lạm phát hay lạm phát bốn số trở lên, nghĩa là tỷ lệ lạm phát lớn hơn 1000% 4. Mục tiêu: Cán cân thanh toán thuận lợi Cán cân thanh toán là bảng ghi chép một cách có hệ thống các giao dịch của công dân và chính phủ một nước với công dân và chính phủ của một nước khác. Nói cách khác cán cân thanh toán được lập nên là để tóm tắt các giao dịch tài chính của một nước với thế giới bên ngoài, Cán cân thanh toán có thể ở một trong ba tình trạng: Cán cân thanh toán cân bằng khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ngang bằng với lượng ngoại tệ đi ra. Cán cân thanh toán thặng dư khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước nhiều hơn ngoại tệ đi ra. Cán cân thanh toán thâm hụt khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ít hơn lượng ngoại tệ đi ra. Tình trạng cán cân thanh toán phản ánh kho dự trữ quốc tế một nước, dự trữ quốc tế của ngân hàng trung ương sẽ tăng (giảm) khi cán cân thanh toán thặng dư (thâm hụt). III. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ Các chính sách kinh tế vĩ mô chính là các công cụ điều tiết nền kinh tế bao gồm: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.
  13. Chính sách tài khóa có thể tăng sản lượng và số việc làm, bằng cách chính phủ tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế suất. Ngược lại để kiềm chế lạm phát, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế suất. Chính sách tiền tệ tác động đến hai biến số kinh tế chủ yếu là cung tiền và mức lãi suất. Chính sách ngoại thương: tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán thông qua chính sách về tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch… Chính sách thu nhập: bao gồm chính sách giá cả và chính sách tiền lương. IV. TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU 2. Tổng cung Tổng cung là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Tổng cung trong ngắn hạn SAS thường có dạng như chữ L ngược (đồ thị hình 1.2). Hình 1.2: Tổng cung trong ngắn hạn (AS) Tổng cung trong dài hạn (LAS) sẽ là một đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng.
  14. Hình 1.3: Tổng cung trong dài hạn 2. Tổng cầu Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế (dân cư, doanh nghiệp, Chính phủ và nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định. Đường tổng cầu dốc xuống về phải thể hiện mối quan hệ nghịch biến với mức giá chung hay chỉ số giá. Mức giá chung tăng lên người ta sẽ giảm lượng cầu về các hàng hóa và dịch vụ.
  15. Chƣơng II:CÁCH TÍNH SẢN LƢỢNG QUỐC GIA Yêu cầu: Giúp sinh viên nắm được các vấn đề sau: - Các khái niệm của các chỉ tiêu trong hệ thống đo lường sản lượng quốc gia và ý nghĩa trong phân tích kinh tế. - Các phương pháp tính toán, đo lường tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân theo các mức giá khác nhau. - Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô. Các cách tính sản lượng quốc gia được dùng để ước lượng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế. Ở Mỹ, sản lượng quốc gia được tính bởi cục phân tích kinh tế (BEA). ở Việt Nam, sản lượng quốc gia được tính bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở báo cáo từ các đơn vị, các tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các cục thống kê tỉnh, thành. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN 1. Các quan điểm về sản xuất Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều tính sản lượng quốc gia theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System of National Accounts) với quan điểm về sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ có ích cho xã hội. Để có quan điểm sản xuất rộng rãi và đầy đủ như trên, nền kinh tế thế giới trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Vào thế kỷ 16, những người theo phái trọng nông chỉ nhìn nhận ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vì tạo ra sản phẩm thuần tăng. Đến thế kỷ thứ 18, trường phái cổ điển cho rằng sản xuất là những ngành phải tạo ra sản phẩm hữu hình có thể nhìn thấy được, sờ mó được. Theo quan điểm này chỉ một số ngành như công, nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng là được tính vào sản lượng quốc gia Sau đó, Karl Marx mở rộng quan điểm của trường phái cổ điển với định nghĩa sản xuất bao gồm những ngành sản xuất các sản phẩm hữu hình và một số ngành sản xuất dịch vụ phục vụ cho các ngành sản xuất vật chất. Quan điểm này là cơ sở để hình
  16. thành hệ thống sản xuất vật chất (MPS – Material Production System) được các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng để tính sản lượng quốc gia. 2. Hệ thống tài khoản quốc gia SNA Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA – System ò National Accounts) được sử dụng đầu tiên trên thế giới năm 1940 Ở Việt Nam, hệ thống tài khoản quốc gia được thực hiện đầu tiên năm 1993 và được tính trở lại cho cả thời kỳ 1986 – 1992, và chính thức áp dụng từ năm 1996, thay cho cách tính chỉ tiêu tổng hợp như Tổng sản phẩm quốc dân, thu nhập quốc dân theo MPS. 2.1 Các chỉ tiêu trong SNA Các chỉ tiêu theo lãnh thổ hay các chỉ tiêu quốc nội bao gồm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sản phẩm quốc nội ròng (NDP). Các chỉ tiêu theo sở hữu hay các chỉ tiêu quốc gia bao gồm: Tổng sản phẩm quốc gia (GNP), sản phẩm quốc nội ròng (NNP), thu nhập quốc gia (NI), thu nhập cá nhân (PI) và thu nhập khả dụng (DI) Trong hệ thống các chỉ tiêu trên, GDP và GNP là hai chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá thành quả kinh tế một nước. Ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau: 2.2 Giá cả trong SNA Đơn vị tính của các chỉ tiêu trong SNA là tiền, do đó vấn đề giá cả được đặt ra. Có 4 loại giá được sử dụng để tính các chỉ tiêu trong SNA là giá thị trường, giá các yếu tố sản xuất, giá hiện hành và giá cố định. Tùy thuộc vào mặt bằng giá mà chúng ta có các chỉ tiêu tương ứng. Nếu tính theo giá thị trường – còn gọi là giá tiêu thụ - là giá mà người mua phải trả, nó bao gồm cả thuế gián thu; thì chỉ tiêu được gọi là chỉ tiêu theo giá thị trường. Ví dụ GDP theo giá thị trường, ký hiệu là GDPmp hay GDP. Nếu tính theo giá sản xuất hay còn gọi là chi phí của các yếu tố sản xuất – giá mà người bán thực nhận – thì chỉ tiêu tính được gọi là chỉ tiêu theo giá sản xuất hay chỉ tiêu theo chi phí yếu tố. Ví dụ NDP theo chi phí yếu tố ký hiệu là NDPfc. Chỉ tiêu theo chi phíyếu tố sản xuất và chỉ tiêu theo giá thị trường chỉ lệch nhau phần thuế gián thu (Ti).
  17. Ví dụ: GDPfc = GDP mp - Ti Nếu tính theo giá hiện hành – giá của năm sản xuất – thì chỉ tiêu tính được gọi là chỉ tiêu dnah nghĩa. Ví dụ GDP của năm 2008 thì gọi là GDP danh nghĩa (theo giá thị trường) của năm 2008, ký hiệu GDPN 2008 hay GDP 2008. Nếu tính theo giá cố định – giá của năm được chọn làm gốc – thì chỉ tiêu tính được gọi là chỉ tiêu thực. Ví dụ GDP của năm 2008 được tính theo giá năm được chọn làm năm gốc ( ví dụ năm 2000) thì được gọi là GDP thực của năm 2008, ký hiệu là GDPR2008 2.3 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố có thể được tính từ việc trừ các khoản thuế gián thu (Ti) ra khỏi các chỉ tiêu theo giá thị trường. Ví dụ: GDPfc = GDP - Ti GNPfc = GNP - Ti Chỉ tiêu thực của một năm nào đó, có thể được tính bằng cách lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá của năm đó. Chỉ tiêu thực được dùng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm. Mối quan hệ giữa GDP thực và GDP danh nghĩa được hiểu qua chỉ số điều chỉnh lạm phát (hay chỉ số giảm phát) thoe GDP (Id) như sau: Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ thay đổi của giá cả ở một thời điểm nào đó so với năm gốc. Chỉ tiêu quốc gia có thể tính được bằng cách cộng thêm thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFFI) vào chỉ tiêu quốc nội tương ứng. II. CÁCH TÍNH MỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT NỀN KINH TẾ 1. Dòng chu chuyển kinh tế Chu chuyển kinh tế được định nghĩa như là sự trình bày đơn giản những mối quan hệ giữa các tác nhân kinh tế khác nhau:
  18. Để có thể hiểu được các quan hệ này, các nhà kinh tế đã đưa ra 3 mô hình kinh tế là: Nền kinh tế đơn giản: là nền kinh tế không có chính phủ, không có ngoại thương, nghĩa là nền kinh tế chỉ có 2 khu vực là các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nền kinh tế đóng: nền kinh tế có chính phủ, không có khu vực nước ngoài, nền kinh tế có ba khu vực đó là: các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Nền kinh tế mở: là nền kinh tế có chính phủ, ngoại thương; nền kinh tế có bốn khu vực là: hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và khu vực nước ngoài. Để tính mức hoạt động của nền kinh tế (được ký hiệu là Y) ta có thể tính theo một trong ba cách sau: - Tính tổng giá trị sản xuất. - Tính tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất - Tính tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ 2. Gía trị gia tăng Giá trị gia tăng (VA– Value Added) là lượng gia tăng trong giá trị hàng hóa do kết quả của quá trình sản xuất, nó là phần chênh lệch giữa giá trị sản lượng và giá trị sản phẩm trung gian. Vậy sản phẩm trung gian là gì? Câu trả lời sẽ rõ ràng khi nắm rõ các quy ước về sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm trung gian là sản phẩm đóng vai trò là yếu tố đầu vào của một quá trình sản xuất và được sử dụng hết trong quá trình sản xuất đó. Còn sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm mà người sử dụng cuối cùng mua, gồm hàng hóa hộ gia đình mua để tiêu dùng, hàng hóa doanh nghiệp mua để đầu tư sản xuất và hàng hóa dành cho xuất khẩu. 3. Tiết kiệm và đầu tƣ Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi chi dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ, nó dược xem là một khoản rò rỉ. Khoản rò rỉ khỏi dòng luân chuyển là lượng tiền mà các hộ gia đình nhận được nhưng không trở lại các hãng.
  19. Theo định nghĩa tiêu dùng mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tài sản tư bản dưới dạng hiện vật như máy móc, thiết bị, nhà xưởng.... được gọi là đầu tư (I - investment) nó được xem là một khoản bơm vào (injection). Khoản bơm vào dòng luân chuyển là lượng tiền các hãng nhận được, mà không bắt nguồn từ hộ gia đình. Khi Y biểu hiện cho tổng thu nhập thì một phần thu nhập này được các hộ gia đình tiêu dùng (C) và phần còn lại sẽ là tiền tích lũy hay tiền tiết kiệm (S) Y=C+S 4. Hàng tồn kho hay dự trữ Theo quy ước trong tầm vĩ mô, những sản phẩm hiện được giữ lại để sản xuất hay tiêu dùng sau này được xem như một khoảng đầu tư. Ví dụ: nếu một hộ gia đình chỉ mua một lượng ô tô có giá trị là 4000 USD, thì giá trị ô tô không bán được trong kỳ này là 1000 USD. Lượng ô tô và tồn kho này được xem là một khoản đầu tư 5. Khấu hao (De - Depreciation) Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất sẽ hao mòn theo thời gian. Vì vậy một phần giá trị sản lượng của nền kinh tế phải được sử dụng để thay thế phần hao mòn đó. Phần giá trị này sẽ hình thành nên quỹ khấu hao và đầu tư lấy từ quỹ khấu hao nhằm mục đích thay thế các máy móc đã hư hỏng, gọi là khấu hao (De). Do đó theo nguồn vốn đầu tư, đầu tư gồm có 2 loại là: Đầu tư ròng, ký hiệu là In là đầu tư dùng dể mở rộng năng lực sản xuất. Khấu hao, ký hiệu De, là đầu tư dùng nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có: I = De + IN 6. Chính phủ Trong khuôn khổ phân tích dòng chu chuyển kinh tế, nếu đưa thêm khu vực chính phủ vào, thì sẽ có những yếu tố làm mở rộng mức hoạt động của nền kinh tế (các khoản bơm vào). Bên cạnh đó cũng có những yếu tố làm hạn chế mức hoạt động của các tác nhân khác (các khoản rò rỉ), vì:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2