intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết môn học: Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong Quan hệ quốc tế

Chia sẻ: Vtu Vtu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

379
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương chi tiết môn học: Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong Quan hệ quốc tế với mục tiêu nhằm giới thiệu cho sinh viên một số phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ngoài ra môn học cũng sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để có thể tiến hành một dự án nghiên cứu (tiểu luận khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp…).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết môn học: Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong Quan hệ quốc tế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐHKHXH&NV KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC 1. Tên môn học: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong QHQT (Introduction to Research Methodology in International Relations) 2. Số tín chỉ: 3 (45 tiết, gồm 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành) 3. Giảng viên phụ trách môn học: - TS. Lê Hồng Hiệp Email: lehonghiepfir@hcmussh.edu.vn - Trợ giảng: ThS. Hoàng Cẩm Thanh Điện thoại: 0909 868686 Email: hoangthanh611@gmail.com Giờ tiếp sinh viên: hẹn trước qua điện thoại và email. 4. Trình độ: Cho SV năm thứ hai và ba 5. Phân bổ thời gian lên lớp Chương trình học gồm 45 tiết, bao gồm - 30 tiết lý thuyết - 15 tiết thực hành, làm bài tập và tự học Chương trình học được chia làm 9 buổi, trong đó 6 buổi từ 22-27/02/2016 sinh viên lên tới học các nội dung lý thuyết, 3 buổi cuối cùng sinh viên làm bài tập và tự học. 6. Điều kiện tiên quyết Sinh viên đã học các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin; Nhập môn Quan hệ quốc tế. 7. Mục tiêu của môn học Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên một số phương pháp nghiên cứu cơ bản Page | 1
  2. trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ngoài ra môn học cũng sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để có thể tiến hành một dự án nghiên cứu (tiểu luận khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn tốt nghiệp…). Sau khi kết thúc môn học sinh viên cần nắm vững một số kiến thức và kỹ năng như: bản chất của nghiên cứu khoa học; các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu QHQT; quy trình tiến hành một dự án nghiên cứu; cách xác định đề tài nghiên cứu; cách thu thập và xử lý thông tin; cách sử dụng lập luận; cách chuẩn bị một Đề xuất nghiên cứu; các kỹ thuật liên quan đến việc viết một bài nghiên cứu… 8. Nhiệm vụ của sinh viên - Dự lớp: tối thiểu 80% buổi học - Hoàn thành bài tập cá nhân: Biên soạn một Bảng danh mục tài liệu tham khảo có chú thích (annotated bibliography). Các tài liệu tham khảo được chú thích phải liên quan đến bài tập nhóm được nêu dưới đây. Kết quả bài làm sẽ được tính làm điểm giữa kỳ của môn học. - Hoàn thành bài tập nhóm: Mỗi nhóm khoảng 4 sinh viên sẽ phải hoàn thành một Đề xuất nghiên cứu từ 10 đến 15 trang A4 về một chủ đề được lựa chọn trong quá trình tiến hành môn học. Các bài tập nhỏ trên lớp sẽ hướng tới việc giúp sinh viên hoàn thành bài tập nhóm này vào cuối môn học. Kết quả của bài tập nhóm sẽ được tính làm điểm cuối kỳ. 9. Tài liệu học tập Môn học không có giáo trình cố định. Các bạn sinh viên nên tham khảo tất cả các tài liệu trong danh mục dưới đây. Đối với tài liệu số 2, 3, 6 yêu cầu sinh viên tìm mua sách để chuẩn bị bài trước khi lên lớp; với tài liệu số 1 và 8 sinh viên liên hệ với bộ phận thư viện của khoa để được hướng dẫn. Các tài liệu còn lại, sinh viên có thể tìm thấy ở nhà sách để tham khảo thêm. 1. Nguyễn Vũ Tùng, Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, Hà Nội: NXB Thế giới, 2006. 2. Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013 3. Nguyễn Văn Tuấn, Đi vào nghiên cứu khoa học, Sài Gòn: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2012. 4. Nguyễn Văn Tuấn, Tự sự của một người làm khoa học, Sài Gòn: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013. 5. Nguyển Văn Tuấn, Từ nghiên cứu đến công bố: Kỹ năng mềm cho nhà khoa học, Sài Gòn: NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2013 Page | 2
  3. 6. Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tư duy sáng tạo và phương pháp nghiên cứu khoa học, Hà Nội: NXB Tri thức, 2012 7. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Hà Nội: NXB Kỹ thuật, 2005. 8. Stephen Van Evera, Guide to methods for students of Political Science, Ithaca and London: Cornell University Press. 9. Michel Beud, Nghệ thuật viết luận văn, Nguyễn Phấn Khanh dịch và Hà Dương Tường hiệu đính, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013 10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên - 10%: điểm chuyên cần (đi học đầy đủ, tích cực tham gia thảo luận trên lớp) - 20%: Bài tập cá nhân - 70%: Bài tập nhóm 11. Thang điểm : 10, điểm đạt là từ 5 trở lên 12. Nội dung chi tiết môn học  Bài 1: Nhập môn Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong QHQT  Bài 2: Bản chất của nghiên cứu và ý nghĩa của một bài nghiên cứu  Bài 3: Quy trình nghiên cứu  Bài 4: Cách xác định đề tài nghiên cứu  Bài 5: Thu thập, xử lý thông tin và đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề  Bài 6: Xây dựng khung lý thuyết và giả thiết nghiên cứu  Bài 7: Lập luận và các lỗi lập luận thường gặp  Bài 8: Phương pháp Phân tích nội dung và Phỏng vấn – Quan sát  Bài 9: Phương pháp Case-study và Phương pháp lịch sử  Bài 10: Chuẩn bị một Đề xuất nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu  Bài 11: Quy trình và kỹ thuật viết một bài nghiên cứu  Bài 12: Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Page | 3
  4. 13. Kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể: BUỔI 1 (22/1/2016):  Bài 1: Nhập môn Phương pháp Nghiên cứu khoa học trong QHQT  Bài 2: Bản chất của nghiên cứu và ý nghĩa của một bài nghiên cứu Tài liệu tham khảo:  Nguyễn Vũ Tùng, Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, Hà Nội: NXB Thế giới, 2006. Trang 7-26. BUỔI 2 (23/1/2016):  Bài 3: Quy trình nghiên cứu  Bài 4: Cách xác định đề tài nghiên cứu Tài liệu tham khảo:  Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013. Trang 19-29  Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013. Trang 29-79.  Bùi Văn Nam Sơn, Trò chuyện với triết học, Hà Nội: NXB Tri thức, 2012. Trang 139- 142 BUỔI 3 (24/1/2016):  Bài 5: Thu thập, xử lý thông tin và đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề  Bài 6: Xây dựng khung lý thuyết và giả thiết nghiên cứu Tài liệu tham khảo:  Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013. Trang 19-79  Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc? http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam- bac-thuoc/ BUỔI 4 (25/1/2016):  Bài 7: Lập luận và các lỗi lập luận thường gặp Page | 4
  5.  Bài 8: Phương pháp Phân tích nội dung và Phỏng vấn – Quan sát Tài liệu tham khảo:  Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013. Trang 135-176  Dana Sachs, Những mảnh đời được ban tặng: Chiến dịch Không vận Trẻ em Việt Nam 1975, Hoàng Nhương dịch, Tp.HCM: NXB Trẻ, 2013. Trang 260-266 và 275-285 BUỔI 5 (26/1/2016):  Bài 9: Phương pháp Case-study và Phương pháp lịch sử  Bài 10: Chuẩn bị một Đề xuất nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu Tài liệu tham khảo:  Gordon Mace, Francois Pétry, Cẩm nang xây dựng dự án nghiên cứu trong khoa học xã hội, Vũ Minh Tiến Dịch, Hà Nội: NXB Tri thức, 2013. Trang 177-203 BUỔI 6 (27/1/2016):  Bài 11: Quy trình và kỹ thuật viết một bài nghiên cứu  Bài 12: Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu BUỔI 7 - 9: Sinh viên tự học và làm bài tập Page | 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2