Đề cương kinh tế chính trị - Kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng XHCN ở VN
lượt xem 109
download
Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên, mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện CNH-HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả KTXH, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, thực hiện tư tưởng HCM và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng XH, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói giảm nghèo....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương kinh tế chính trị - Kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng XHCN ở VN
- Chương 13 : Kinh tế thị trường (KTTT) theo định hướng XHCN ở VN 1. Đặc trưng, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 1.1 KTTT không đối lập CNXH Nển KTTT định hướng XHCN ở VN, một mặt vừa có những tính chất chung của nền KTTT: • Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong SXKD. • Giá cả do thị trường quyết định. • Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của KTTT như QL giá trị, QL cung cầu, QL cạnh tranh… Sự tác động của những quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. • Nền KTTT hiện đại chịu sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế. Mặt khác, KTTT định hướng XHCN ở VN dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH. 1.2 Xác định rõ mục tiêu của phát triển KTTT Mục tiêu hàng đầu của phát triển KTTT ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên, mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện CNH-HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả KTXH, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, thực hiện tư tưởng HCM và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng XH, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói giảm nghèo. 1.3 Đặc trưng, bản chất của KTTT định hướng XHCN (4 đặc trưng) 1.3.1 Nền KTTT gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Nền kinh tế nướ ta tồn tại 3 loai hình sở hữu cơ bản: SH toàn dân, SH tập thể, SH tư nhân (gồm SH cá thể, SH tiểu chủ, SH tư nhân tư bản). Từ đó hình thành nhiều thành phần kinh tế: KT Nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân, KT tư bản nhà nước, KT có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó KT Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của KT Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN. Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kì quá độ lên CNXH có bản chất kinh tế-xã hội riêng, chịu tác động của các quy luật kinh tế riêng nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những điểm khác biệt khiến nền KTTT ở nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau.Vì vậy kinh tế Nhà nước phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình, đồng thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế-xã hội để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. 1.3.2 Trong nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu Phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: SH toàn dân, SH tập thể, SH cá nhân và các hình thức SH
- khác. Mỗi chế độ sở hữu có hình thức phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập. Trong nền KTTT ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Sự khác biệt cơ bản giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT TBCN là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao động . Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của KTTT định hướng XHCN, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động đước xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời ký quá độ lên CNXH. 1.3.3 Cơ chế vận hành của kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước: Điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế nước ta là Nhà nước quản lý nền kinh tế là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN nhằm sửa chữa “thất bại của thị trường”, thực hiện các mục tiêu nhân đạo, xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội (giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn, …). Nhà nước quản lý theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch và thị trường: • Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự điều tiết của tự bản thân nền kinh tế. • Kế hoạch có thể tập trung nguồn lực, gắn liền mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển xã hội nhưng sự điều chỉnh không theo kịp sự biến đổi của thị trường. Trong khi đó, cơ chế thị trường nhanh nhạy nhưng mang tính tự phát, dễ gây mất cân đối tổng thể. • Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Mục tiêu, biện pháp của kế hoạch phải xuất phát từ yêu cầu thị trường. Muốn thị trường hoạt động theo định hướng XHCN thì phải có sự điều tiết của kế hoạch. Cần thực hiện kết hợp kế hoạch và thị trường ở cả tầm vi mô và vĩ mô: • Vi mô: thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh thông qua biến động cung – cầu và giá cả thị trường, từ đó doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư phù hợp • Vĩ mô: kế hoạch Nhà nước không được thoát ly khỏi tình hình biến động thị trường. Kế hoạch hóa vĩ mô đảm bảo cân đối tổng thể, có thế tác động cung, cầu, giá cả, uốn nắn lệch lạc thị trường, hướng hoạt động thị trường theo hướng kế hoạch. 1.3.4 Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập: • Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu để có thể thu hút vốn, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phát triển kinh tế theo kiểu rút ngắn. • Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực, thế giới nhưng vẫn giữ vững độc lập chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
- • Cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, xem xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm trong kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực thâm nhập thị trường thế giới, cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn nước ngoài. 2. Các giải pháp cơ bản phát triển KTTT định hướng XHCN ở VN hiện nay 2.1 Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. - Thừa nhận trên thực tế sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một trong những điều kiện cơ sở để thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế. - Cùng với việc đổi mới, củng cố kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, việc khuyến khích thừa nhận các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân phát triển là nhận thức quan trọng về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Như vậy, tất cả các thành phần kinh tế trên đều bình đẳng trước pháp luật, tuy vị trí quy mô, tỷ trọng trình độ khác nhau nhưng tất cả đều là nội lực của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2 Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường. - Phân công lao động là cơ sở của việc trao đổi sản phẩm. Để đẩy mạnh kinh tế hàng hoá cần: + Mở rộng phân công lao động, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước nhằm: khai thác mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có, tạo việc làm cho người lao động. + Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài nhằm : • Gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế. • Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. + Cần phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản: thị trường hàng hóa và dịch vụ, hình thành thị trường lao động có tổ chức, có quản lý chặt chẽ, về đất đai và thị trường nhà đất, thị trường vốn và từng bước hình thành thị trường chứng khoán. 2.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh CNH, HĐH. - Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên đổi mới khoa học và công nghệ, để hạ chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy: + Phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Bởi vậy, để phát triển kinh tế hàng hóa chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. + Vì thế cần gấp rút xây dựng và củng cố các yếu tố của hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở và dịch vụ hiện đại.
- Trước mắt nhà nước cần tập trung ưu tiên xây dựng nâng cấp một số yếu tố thiất yếu như đường sá, cầu cống, bến cảng, điện nước, thông tin liên lạc, ngân hàng, dịch vụ quản lý... bảo hiểm 2.4 Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật Chính trị là nhân tố quyết định nhất bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường. Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế thị trường có lãnh đạo, hướng dẫn, điều tiết, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, gắn bó chặt chẽ với nhân dân… đề ra đường lối, chiến lược phát triển của đất nước, của lĩnh vực kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải kiên định, có trí tuệ, có kiến thức, giữ gìn đạo đức cách mạng . Nhà nước phải tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho sự cạnh tranh và hợp tác phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách, kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế – xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, chống buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại. 2.5 Đổi mới và nâng cao cơ chế quản lý của nhà nước Nhìn chung, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới được bắt đầu, trình độ còn thấp, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh chưa cao. Do đó, phải đổi mới, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh, tăng cường vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, lãng phí,… Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, luật pháp, với công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tăng cường công tác thông tin kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế, công tác kế toán, thống kê; ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, kiểm tra tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp. 2.6 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Với xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng thấp kém, do đó không thể phát triển nếu không có chiến lược KTĐN hợp lý. Chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế. Đảng và Nhà nước ta nên chủ trương “đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ kinh tế quốc tế, nêu rõ quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. 3. Cơ chế thị trường có sự quản lý của NN XHCN ở VN 3.1 Cơ chế thị trường là gì? Ưu điểm của cơ chế thị trường là gì? Khuyết tật của cơ chế thị trường là gì? 3.1.1 Cơ chế thị trường là gì?
- Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có. Nói một cách cụ thể hơn, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung – cầu, cạnh tranh… trực tiếp phát huy tác dụng trên thị trường để điều tiết nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động. Tín hiệu của cơ chế thị trường là giá cả thị trường. Giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường hàng hóa. * Giá cả thị trường có các chức năng chủ yếu sau đây: + Chức năng thông tin: Những thông tin về giá cả điều chỉnh hướng sản xuất và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. + Chức năng phân bổ các nguồn lực kinh tế: Những người sản xuất sẽ chuyển vốn từ nơi hàng hóa có giá cả thấp đển nơi giá cả cao, tức là các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. + Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Để có thể cạnh tranh được về giá, buộc người sản xuất phải đầu tư, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để hạ thấp chi phí. Do đó thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. * Giả cả thị trường phụ thuộc vào các nhân tố: + Giá trị thị trường: Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị các biệt của hàng hóa trong cung 1 ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn tới hình thành giá trị xã hội trung bình hay giá trị thị trường. Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường. + Giá trị (hay sức mua) của tiền: Giá cả thị trường tỷ lệ nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền. Ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hóa không đổi thì giá cả hàng hóa vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền thay đổi. + Cung và cầu: Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mức giá nhất định. Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất định. Giữa cung và cầu tồn tại một mối quan hệ biện chứng: Sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường. + Cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh có tác dụng: Điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội, làm cho sự phân bổ các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu. Kích thích tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Góp phần tạo nên cơ sở cho sự phân phối thu nhập lần đầu. Người sản xuất nào có năng suất, chất lượng hiệu quả cao sẽ thu nhập cao; ngược lại người sản xuất hiệu quả kém sẽ có thu nhập thấp, ngày càng nghèo đi và bị đào thải. Đồng thời thông qua cạnh tranh nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng. 3.1.2 Ưu điểm của cơ chế thị trường Kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ. Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa cung và cầu.
- Cơ chế thị trường kích thích sự đổi mới kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế 1 cách tối ưu. Sự điều tiết của cơ chế thị trường mềm dẻo hơn sự điều chỉnh của nhà nước và có khả năng thích nghi cao hơn trước những điều kiện kinh tế biến đổi, làm thích ứng kịp thời giữa sản xuất xã hội với nhu cầu xã hội. Nhờ những ưu diểm và tác dụng đó, cơ chế thị trường giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Nó là cơ chế tốt nhất điều tiết nền sản xuất xã hội. 3.1.3 Khuyết tật của cơ chế thị trường: Cơ chế thị trường chỉ thực hiện đầy đủ khi có sự cạnh tranh hoàn hảo, bị hạn chế hiệu quả khi có độc quyền. Sự theo đuổi lợi nhuận tối đa có thể gây ra tiêu cực kinh tế: làm lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường… Phân phối thu nhập không công bằng, có giàu nghèo, ảnh hưởng đến đạo đức, tình người. Khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp… Đây là những khuyết tật vốn có của cơ chế thị trường mà tự nó không thể khắc phục được. Vì thế cần có sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước XHCN. Sự điều tiết vĩ mô của NN XHCN nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu 3.2 cực của cơ chế thị trường Cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền kinh tế hàng hóa 1 cách hiệu quả, tuy nhiên cơ chế đó cũng có những khuyết tật. Vì thế ở tất cả các nước có nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết đều có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế với các mức độ khác nhau để sửa chữa những “thất bại của thị trường”. Phương pháp quản lý của nhà nước ta một mặt có những điểm giống như phương pháp quản lý của nhà nước tư bản như thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế, xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh, giá cả chủ yếu do thị trường quyết định… mặt khác nó cũng có điểm khác biệt cơ bản đó chính là nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh – đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nội dung quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là: Quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và phối hợp, khuyến khích và trừng phạt. 3.2.1 Vai trò của NN XHCN trong nền kinh tế thị trường Với tư cách là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhà nước ta thay mặt nhân dân quản lý mọi mặt hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước ta có vai trò sau: - Là người đại diện sở hữu toàn dân bao gồm: đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên trong lòng đất…Là chủ sở hữu nhà nước đối vơí mọi tài sản của nhà nước bao gồm: dự trũ quốc gia, các công trình công cộng, các doanh nghiệp nhà nước…
- - Là chủ thể quản lý cao nhất của nền kinh tế và là người điều hành nền kinh tế đối nội và đối ngoại, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế , phát huy ưu điểm, kiểm soát, hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Nhà nước đảm bảo định hướng chính trị của nền kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. 3.2.2 Chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế: Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mội hoạt động của chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực hiện chế độ tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, còn nhà nước giảm bớt sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh mà tập trung chủ yếu vào chức năng quản lý vĩ mô. + Chức năng bao trùm là tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh. Đó là môi trường chính trị, ngoại giao, luật pháp, kinh tế- xã hội và kết cấu hạ tầng…Tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi là điều kiện quan trọng hàng đầu để mọi người an tâm bỏ vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện cho nền kinh tế sôi động nhưng có kỷ cương, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ và lợi ích. + Chức năng hướng dẫn. Nhà nước điều tiết, chi phối thị trường tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các chủ thể, đảm bảo mục tiêu có hiệu quả, ổn định và công bằng của nền kinh tế. Nền kinh tế quốc dân được phát triển theo những định hướng nhất định, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn do đảng và nhà nước đề ra. + Chức năng điều tiết: Đây là chức năng quan trọng và phức tạp trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Do tính chất phức tạp của thị trường đòi hỏi nhà nước phải có tác động điều tiết, chi phối được thị trường nhằm tạo môi trường và hành lang kinh doanh cho các chủ thể , đảm bảo mục tiêu có hiệu quả, ổn định và công bằng của nền kinh tế. Nhà nước sử dụng chính sách và công cụ để điều tiết nền kinh tế. + Chức năng kiểm soát: nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của mọi thành viên trong xã hội. Từng bước thực hiện công bằng xã hội. 3.2.3 Những công cụ quản lý vĩ mô của NN XHCN - Hệ thống pháp luật: Tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. - Kế hoạch hóa: Nhà nước kết hợp chặt chẽ giữa thị trường và kế hoạch. Sự điều tiết của thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực, còn kế hoạch khắc phục tính tự phát của thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạch. - Lực lượng kinh tế của nhà nước: Các lực lượng kinh tế của Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo, nắm những vị trí then chốt trong nền kinh tế. Chúng có vai trò tạo nền tảng và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. - Chính sách tài chính và tiền tệ: Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Thông qua việc hình thành và sử dụng ngân sách, nhà nước điều chỉnh phân bổ các nguồn lực kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo công bằng trong phân phối và thực hiện các chức năng của mình.
- Chính sách tiền tệ phải khống chế được lượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng. Trong chính sách tiền tệ, lãi suất là công cụ quan trọng. Việc thắt chặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kiềm chế lạm phát thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế. - Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu. Thông qua các công cụ này, nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn thi môn kinh tế chính trị
0 p | 1369 | 459
-
Đề cương môn học Kinh tế chính trị
67 p | 857 | 388
-
Đề cương Kinh tế chính trị
10 p | 1173 | 386
-
Đề cương ôn tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin
30 p | 1110 | 308
-
100 Câu hỏi và đáp án - Phần Kinh tế chính trị
114 p | 1047 | 152
-
Đề cương kinh tế chính trị - Hàng hóa và tiền tệ
9 p | 448 | 151
-
Đề cương kinh tế chính trị - SỞ HỮU TLSX VÀ NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VN
5 p | 1147 | 123
-
Đề cương kinh tế chính trị - KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
6 p | 2098 | 105
-
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ (P2)
17 p | 309 | 89
-
Đề cương kinh tế chính trị - CNH-HĐH nền KT quốc dân trong TKQĐLCNXH ở VN
9 p | 2173 | 81
-
Đề cương kinh tế chính trị - Các hình thái TB – Các hình thức biểu hiện của GTTD
8 p | 313 | 74
-
Đề cương học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin
28 p | 15 | 5
-
Đề cương ôn tập môn Kinh tế chính trị
24 p | 11 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác Lênin (Mã học phần: LLNL1103)
16 p | 10 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 0101122792)
14 p | 35 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: EML0031)
14 p | 9 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Mã học phần: 122792)
15 p | 78 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn