intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ HỌC (2)

Chia sẻ: Trieu Tuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

86
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Khái niệm : - Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ HỌC (2)

  1. ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ HỌC CÂU 1 : Phân tích và thuyết minh bằng đồ thị về khái niệm cầu, các yếu tố tác động đến cầu, sự thay đổi đường cầu, sự cân bằng cung cầu ? TL : Khái niệm : 1. - Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định . VD : Anh A có 30 triệu đồng , anh A muốn mua một chiếc xe với số tiền đó . - Như vậy , khi nói đến cầu phải hiểu hai yếu tố cơ bản là khả năng mua và ý muốn sẵn sang mua hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể đó. - Cầu của nền kinh tế thị trường khác với nhu cầu nói chung . Nhu cầu chỉ những mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người . Còn cầu chỉ là những nhu cầu có khả năng thanh toán tức là người mua có khả năng mua được hàng hoá đó. VD : Anh A rất muốn có một chiếc xe máy đó là nhu cầu của anh A nhưng anh A không có tiền ( khả năng mua) thì cầu của anh A bằng không mặt khác anh A có đủ tiền nhưng anh A lại không có nhu cầu mua xe thì cầu cũng bằng không. - Cầu về hàng hoá nào đó thường gắn liền với bối cảnh không gian thời gian nhất định vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu. - Cầu của thị trường là tổng hợp các cầu cá nhân trong xã hội về một loại hàng hoá nào đó. - Một khái niệm quan trọng nữa là lượng cầu : Là lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở những mức giá đã cho trong một thời gian nhất định . - Chúng ta có thể biểu diễn lượng cầu về một loại hàng hoá nào đó mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua trong một thời gian nhất định thành biểu cầu như : VD : P(giá) 50 40 30 20 10 Q(Slg) 18 20 24 30 40 Giá 0 Sản lượng
  2. - Nhìn vào đồ thị ta thấy đường cầu nghiêng xuống dưới về bên phải , giá hàng hoá càng tăng thì cầu càng giảm ( giá là 10 thì cầu là 40 nhưng giá lên 50 thì cầu chỉ là 18) giá của hàng hoá tỉ lệ nghịch với cầu Các yếu tố tác động đến cầu : 2. - Thu nhập của người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng để xác định cầu , nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng . Nếu thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì cầu về hàng hoá, dịch vụ tăng lên và ngược lại , nhưng tất nhiên khi thu nhập tăng thì tăng cầu hầu hết các loại hàng hoá , nhưng không phải là hàng hoá nào cũng tăng như nhau : VD như những hàng hoá thiết yếu như gạo, thịt, cá… và những hàng hoá cao cấp khi thu nhập tăng thì nhu cầu của các hàng hoá đó sẽ tăng còn các hàng hoá thứ cấp thì nhu cầu sẽ không tăng nhiều hoặc thậm chí giảm ( ngô, khoai ,sắn…) . - Giá của các loại hàng hoá có liên quan cũng có ảnh hưởng lớn tới cầu .Nó được chia làm 2 loại : + Hàng hoá thay thế : là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác : chè và cafe là hai loại hàng hoá thay thế , khi giá cafe tăng lên thì cầu đối VD : với đối với chè sẽ tăng lên .. + Hàng hoá bổ xung : là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác : VD như giá xe máy với giá xăng..khi giá xe máy tăng thì cầu đối với xăng sẽ giảm đi. - Dân số : đây cũng là một một yếu tố ảnh hưởng tới cầu : Dân số đông thì cầu càng nhiều. VD : Trung quốc có dân số trên một tỉ người so với Việt Nam trên 80 triệu người thì rõ ràng ở mỗi mức giá , lượng cầu đối với gạo của Trung quốc sẽ nhiều hơn so với lượng cầu của Việt Nam. - Thị hiếu : có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng .Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá và dịch vụ. VD : Người tiêu dùng Việt Nam chưa quen dùng dầu thực vật do vậy cầu với dầu thực vật còn thấp.. chủ yếu vẫn dùng mỡ động vật. - Các kỳ vọng hay dự đoán : người tiêu dùng có thể dự đoán hàng hoá đó sắp tới sẽ tăng thì họ sẽ mua sớm. VD : có một thời kì người dân Việt Nam đổ xô đi mua vàng vì họ đoán vàng sẽ còn tăng giá. 3. Sự thay đổi đường cầu : - Lượng cầu tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên đường cầu , còn toàn bộ đường cầu phản ánh cầu đối với hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ khái niệm đó có thể phân biệt 2 vấn đề cơ bản là : + Sự thay đổi của cầu là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc bên phải : VD khi các yếu tố ngoài giá tăng lên mà giá không thay đổi sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển sang bên phải đó là sự tăng lên của cầu và ngược lai nó sẽ làm cho đường cầu dịch chuyển sang bên trái đó là sự giảm xuống của cầu. + Sự thay đổi của lượng cầu là sự vận động dọc theo đường cầu: Nếu giá của hàng hoá mà giảm xuống mà các yếu tố khác không thay đổi thì có hiện tượng tăng lên của lượng cầu ( vận động xuống phía dưới của đường cầu) ngược lại khi giá cả tăng lên thì lượng cầu giảm ( đường vận động lên phía trên ) .
  3. - Sự vận động và sự dịch chuyển của đường cầu có thể biểu diễn bằng đồ thị sau : Giá tăng cầu giảm cầu 0 Sản lượng - Nhìn vào đồ thị ta thấy : khi giá của hàng hoá càng giảm ( từ 50 xuống 10) thì cầu càng tăng ( từ 18 lên 40 ) lúc này đường vận động từ trên xuống dưới và ngược lại . Cân bằng cung - cầu : 3. - Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một loại hàng hoá nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hoá của những người sản xuất sẵn sàng sản xuất bằng với số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua. Hay nói cách khác đó là trạng thái mà việc cung hàng hoá vừa đủ để đáp ứng nhu cầu trong một thời kỳ nhất định. - VD : Giá 50 40 30 20 10 Lượng cầu 18 20 24 30 40 Lượng cung 36 30 24 14 0 Nó được biểu diễn bằng đồ thị : Giá Thừa Cân bằng Thiếu 0 Sản lượng
  4. - Nhìn vào đồ thị ta thấy điểm cân bằng của cung cầu là điểm D ( 30,24,24 ) khi đó cung cấp đủ đáp ứng nhu cầu Khi giá của thị trường không bằng với với mức giá cân bằng ( ở VD trên là - điểm X ( 30,24,24 ) thì sẽ gây ra hiện tượng dư thừa hoặc thiếu hụt của thị trường : + Thiếu hụt của thị trường là do kết quả của cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào đó. ( Ở VD trên khi lượng giá là 20 thì lượng cầu sẽ là 30 , lượng cung là 14 như vậy thiếu hụt thị trường là 16. + Sự dư thừa của thị trường là kết quả việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào đó. ( Ở VD trên khi lượng giá là 40 thì lượng cầu là 20 còn lượng cung là 30 như vậy dư thừa sẽ là 10 ) Để khắc phục tình trạng thừa hoặc thiếu hụt của thị trường thì biện pháp tố - nhất là người bán và người mua phải tự thay đổi hành vi của họ để đạt mức giá cân bằng Trạng thái cân bằng sẽ thay đổi khi đường cầu hoặc đường cung chuyển - dịch. Có thể mô tả bằng đồ thị sau : Giá Do Đ 0 Sản lượng Câu 2 : Phân tích và thuyết minh trên đồ thị khái niệm cung, các yếu tố xác định cung , sự thay đổi đường cung ? 1. Khái niệm : - Cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định. VD : Anh A làm ra 50 bộ quần áo và anh đang bán nó ra thị trường . - Cũng như cầu khi xem xét cung cần phải chú ý đến các yếu tố sau : Khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán của người bán thì mới tạo thành cung bởi vì người sản xuất sẽ không muốn bán hàng hoá nếu như hàng hoá rẻ quá và như vậy sẽ không có cung. - Khi nói đến cung về bất kỳ hàng hoá hoặc dịch vụ nào chúng ta phải lưu ý đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể . Vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cung . VD : có thể thời gian này miền trung bị lũ lụt thì việc cung cấp gạo và các nhu yếu phẩm khác sẽ tăng nhưng một thời gian sau khi khắc phục được hậu quả thì việc cung cấp giảm
  5. - Cung do sản xuất quyết định nhưng không đồng nhất với sản xuất . Bởi vì : số lượng hàng hoá dịch vụ nhiều hay ít phụ thuộc vào người sản xuất và sản xuất. và không phải mọi hàng hoá được sản xuất ra là đem cung hết. VD : Anh A sản xuất 100 sản phẩm nhưng anh A chỉ cung cấp 80 sản phẩm còn lại 20 sản phẩm. - Lượng cung là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. - Có thể biểu diễn lượng cung bằng một biểu cung mô tả số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. VD : Lập biểu đồ cung Giá 0 Sản lượng - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Khi giá hàng hoá càng tăng ( từ 10 đến 50 ) thì cung càng tăng ( từ 0 đến 36 ) Như vậy cung tỉ lệ thuận với giá cả. 2. Các yếu tố xác định cung : Ngoài giá của bản thân hàng hoá còn nhiều yếu tố khác xác định cung về hàng hoá hoặc dịch vụ : - Công nghệ , khoa học kĩ thuật : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao sản xuất , giảm chi phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Nếu khoa học kĩ thuật , công nghệ hiện đại thì năng suất lao động tăng và giảm chi phí lao động sản xuất ra hàng hoá . VD : Sản xuất thủ công một ngày được 20 bộ quần áo nhưng khi áp dụng máy móc, kĩ thuật tự động hoá thì năng suất lao động là 1000/ ngày mà chi phí làm ra sản phẩm giảm đáng kể. - Giá của các yếu tố sản xuất ( đầu vào) : Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ cao lên do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn. VD : giá của vải rẻ hơn thì khả năng kiếm lợi nhuận cao từ đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều quần áo hơn. - Chính sách thuế : Chính sách thuế của Chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của nhà sản xuất và do đó ảnh hưởng tới cung. Thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại của người sản xuất ít đi và họ không có ý muốn cung hàng hoá nữa và ngược lại nếu thuế thấp sẽ khuyến khích các hàng sản xuất mở rộng sản xuất của mình. VD : Việt Nam đang khuyến khích chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào việt nam bằng cách giảm thuế , nhất là thuế đất, doanh nghiệp….
  6. - Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung về hàng hoá đó của xã hội càng lớn. Một người sản xuất được 5 cái quạt thì chỉ cung ứng được tối đa 5 cái nhưng khi tăng lên 10 người thì số lượng cung quạt sẽ tăng lên nhiều. - Các kỳ vọng : Nếu như những mong đợi và dự đoán có thể thuận lợi cho người sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại . 3. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển đường cung : - Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung . Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về hàng hoá hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó ta có thể phân biệt 2 vấn đề cơ bản : + Sự thay đổi của đường cung là sự dịch chuyển toàn bộ đường cung . Nếu giá của hàng hoá không thay đổi mà các yếu tố ngoài giá tăng thì sẽ làm cho đường cung dịch chuyển dịch chuyển sang bên phải ( từ S => Si) và ngược lại khi cung giảm thì đường cung dịch chuyển sang trái ( S => Sii) + Sự thay đổi lượng cung là sự vận động dọc theo đường cung . Nếu giá cả hàng hoá giảm xuống trong khi các yếu tố khác không thay đổi thì lượng cung sẽ giảm ( đường cung vận động xuống phía dưới ) Còn ngược lại nếu giá cả hàng hoá tăng thì dẫn đến lượng cung tăng và đường cung vận động lên phía trên. Có thể biểu diễn quá trình trên bằng đồ thị sau : Giá Sii S Si Giảm tăng 0 Sản lượng Câu 3 : Phân tích và thuyết minh bằng đồ thị các yếu tố ảnh hưởng đến ngân sách người tiêu dùng, sự kết hợp đường ngân sách với đường bàng quan , đường giới hạn khả năng sản xuất và quy luật lợi suất giảm dần. - Ngân sách là tổng số tiền mà người tiêu dùng có thể chi tiêu cho những nhu cầu của mình . VD : một người có nguồn ngân sách là 100,000đ dùng đề mua 2 thứ hàng hoá kẹo và trái cây thì có thể thể hiện việc sử dụng ngân sách của người đó như sau : Nếu kẹo là 25,000đ/kg , trái cây là 10,000đ/kg : Kẹo 0 1 2 3 4 Trái cây 10 7,5 5 3,5 0
  7. Ta có thể biểu diễn bằng đồ thị : Kẹo 4 3 2 1 0 Trái cây - Đường ngân sách là đường biểu diễn các phương án lựa chọn của người tiêu dùng khi sử dụng hết nguồn ngân sách của mình , với một mức thu nhập nhất định và giá cả hàng hoá tiêu dùng xác định. - Nhìn vào VD trên ta thấy đặc điểm của đường ngân sách là xác đình khả năng tiêu dùng của người tiêu dùng ( bởi diện tích tam giác mà nó tạo ra ) . Người tiêu dùng chỉ được sử dụng tối đa các phương án nằm trên đường ngân sách , bên trong tam giác là chưa sử dụng hết và ngoài tam giác là không thể đạt được. Qua đồ thị ta thấy với mức tiền là 100 thì người tiêu dung chỉ có thể mua được tối đa 10 trái cây và 4 kg kẹo. 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới đường ngân sách của người tiêu dùng : - Ảnh hưởng của thu nhập : Ngân sách tiêu dùng tỷ lệ thuận với thu nhập . Khi giá cả không thay đổi mà thu nhập của người tiêu dùng tăng thì đường ngân sách sẽ chuyển sang bên phải , thể hiện khả năng chi tiêu tăng lên và diện tích tam giác tiêu dùng lớn hơn. Ngược lại nếu thu nhập giảm thì đường ngân sách sẽ tịnh tiến sang bên trái và chi tiêu của người tiêu dùng giảm đi, diện tích tam giác tiêu dùng nhỏ lại . Quá trình này có thể biểu diễn bằng đồ thị : Giá Thu nhập tăng Giảm sản lượng 0
  8. - Ảnh hưởng của giá cả : + Giá cả tăng thì đường ngân sách sẽ tịnh tiến sang trái và ngược lại giả cả giảm thì đường ngân sách sẽ tịnh tiến sang phải . + Nếu một trong 2 hàng hoá thay đổi giá cả thì một đỉnh tam giác của đường ngân sách được cố định ở phía hàng hoá không thay đổi về giá , từ đó tạo nên diện tích tam giác tiêu dùng biểu diễn khả năng tiêu dùng bị giảm đi nếu giá cả của hàng hoá kia tăng ( và diện tích tam giác tăng nếu giả cả của hàng hoá kia giảm) Quá trình này được biểu diễn bằng đồ thị : Kẹo 0 Trái cây 2. Sự kết hợp đường ngân sách với đường bàng quan : - Đường bàng quan : là đường mô tả những phương án lựa chọn tiêu dùng của người tiêu dùng có thể đạt được với cùng một mức độ thoả mãn ( hay cùng một mức đọ thoả dụng ) hay có cùng lợi ích như nhau . Hay nói cách khác , đường bàng quan là đường thể hiện những phương án của người tiêu dùng có giá trị sử dụng bằng nhau , các điểm trên đường bàng quan đều thể hiện sự ưa thích như nhau của người tiêu dùng. - Phương án tiêu dùng thực tế là phương án vừa nằm trên đường ngân sách và vừa nằm trên đường bàng quan . Quá trình kết hợp này được biểu diễn như sau : A D C E 0 B
  9. + Trên hình vẽ cho thấy chỉ có thể xem xét được 3 khả năng tiêu dùng tại các điểm A,B,C . Đường bàng quan cắt đường ngân sách tại điểm A và B là những điểm có thể đạt được những phương án tiêu dùng đó , nhưng chỉ đem lại sự thoả dụng ở mức độ thấp . Điểm C là phương án người tiêu dùng kết hợp giữa thu nhập ( ngân sách) và độ thoả dụng đạt ở mức độ cao hơn và tối đa . Điểm C1 là phương án người tiêu dùng có ước muốn quá khả năng ngân sách của mình , do vậy họ không thể đạt được. 2. Quy luật lợi suất giảm dần : - Quy luật lợi suất giảm dần đề cập đến khối lượng đầu ra có them ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của đầu vào biến đổi ( như lao động) vào một số lượng cố định của một đầu vào khác( như đất đai ) VD : Một trang trại trồng ngô nếu 1 lao động tạo ra sản lượng 3 tạ ngô , khi tăng thêm một lao động nữa thì đạt 4 tạ ngô , từ 1 lao động tăng lên 2 lao động nữa thì đạt 4,5 tạ ngô . Như vậy tăng 1 lao động thì sản lượng tăng là 1 tạ ngô nhưng nếu tăng lên 2 lao động thì sản lượng chỉ tăng lên 1,5 tạ ngô từ đó ta thấy đầu ra sẽ tăng ít dần nếu như ta tăng thêm lao động - Thời gian đầu khi tăng dần các yếu tố đầu vào đồng bộ sẽ cho ta tỉ lệ tăng đầu ra tương ứng nhưng nếu tiếp tục tăng dần đầu vào nữa đến mức sẽ làm cho năng suất giảm xuống và lúc đó tỉ lệ tăng đầu ra không tương ứng với đầu vào . - Có thể mô tả bằng đồ thị sau : Lao Động 3 2 1 B C A 0 Ngô 3 4 4,5 - Nhìn vào đồ thị ta thấy quy luật lợi suất giảm dần sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất , quy luật lợi suất giảm dần được biểu diễn trên đường cong khả năng sản xuất , nó di chuyển ra ngoài A,B,C . => Quy luật lợi suất giảm dần có nội dung chủ yếu là một sự tăng lên của một đầu vào biến đổi so với một đầu vào khác cố định trong một trình độ kĩ thuật nhất định , sẽ làm nâng cao tổng sản lượng nhưng ở một thời điểm nào đó sản lượng tăng thêm có được nhờ sự bổ xung ở đầu vào có khả năng ngày càng nhỏ hơn . 4. Đường giới hạn khả năng sản xuất : - Khi chúng ta sản xuất cái gì và bao nhiêu trong một khoảng thời gian nào đó luôn luôn có một giới hạn nhất định của nguồn lực cho phép
  10. - Có thể mô tả đường giới hạn khả năng sản xuất bằng đồ thị sau : Quần Áo A B 4 3 C 2 D 1 E Thức ăn F 1 2 3 45 - Nhìn vào đồ thị ta thấy những điểm nằm ngoài đường năng lực sản xuất thì không thể đạt được , những điểm nằm dưới điểm đó lại không mong muốn , chỉ có điểm nằm trên đường cong đại diện cho việc lựa chọn trực tiếp của chúng ta. - Tất cả những điểm nằm trên đường cong ( A,B,C,D,E,F ) năng lực sản xuất đền cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng lực sản xuất Câu 4 : Phân tích các chi phí của doanh nghiệp : Tổng chi phí, tổng chi phí bình quân, chi phí cận biên , biểu thị mối quan hệ giữa các chi phí này trong đồ thị ? Trong nền sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh và bất cứ doanh nghiệp nào muốn thắng lợi thì đều phải quan tâm đến chi phí. Đây cũng là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng và của cả xã hội nói chung. Trong các lý thuyết về chi phí trong doanh nghiệp thì cần đề cập đến các khái niệm : tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí cận biên. Tổng chi phí : 1. - Tổng chi phí là toàn bộ lượng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ trong những điều kiện nhất định với một thời hạn nhất định. VD : Để sản xuất ra 15 bộ quần áo mỗi ngày cần : 1 máy khâu, một lao động, 75 m vải và nhà máy được thuê theo hợp đồng và giá thị trường của các yếu tố đầu vào dược xác định như sau : Thuê nhà máy : 100,000 nghìn đồng ; máy khâu : 20,000 nghìn đồng ; lao động : 10,000nghìn đồng ; vải 115,000 nghìn đồng. tổng chi phí là : 245,000 nghìn đồng. Tuy vậy tổng chi phí này sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi nhưng không phải mọi chi phí đều tăng theo sản lượng . Ở đây cần phân biệt 2 loại chi phí : + Chi phí cố định( FC) : Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi . VD trên thì thì tiền thuê nhà và tiền khấu hao máy móc là chi phí cố định , dù doanh nghiệp đó không sản xuất ra một sản phẩm nào cùng phải mất chi phí cố định . + Chi phí biến đổi ( VC) : Là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng .. VD trên đó là tiền mua nguyên vật liệu và tiền lương công nhân
  11. Từ sự phân tích trên ta có công thức : Tổng chi phí = chi phí cố định + chi phí biến đổi Hay : TC = FC + VC Có thể biểu diễn bằng đồ thị sau : Chi phí TC VC FC Sản lượng 0 Nhìn vào đồ thị ta thấy nếu sản lượng bằng 0 thì TC = FC - Ngoài ra để xác định tác động của thời hạn đối với chi phí sản xuất người ta còn phân tổng chi phí thành tổng chi phí ngắn hạn và tổng chi phí dài hạn : + Tổng chi phí ngắn hạn là tổng chi phí trong khoảng thời gian ngắn khi doanh nghiệp chưa kịp thích ứng với điều kiện của thị trường. + Tổng chi phí dài hạn là tổng chi phí được tính trong khoảng thời gian dài với khoảng thời gian đó doanh nghiệp có đủ điều kiện để thay đổi thiết bị , kĩ thuật công nghệ và các yếu tố đầu vào để thích ứng với thị trường nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổng chi phí bình quân ( ATC) : 2. - Chi phí bình quân là chi phí trung bình để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp . TC là tổng chi phí CT : ATC = AFC + AVC hay ATC = TC Q là sản lượng Q Q Ở VD trên là : AC = 245/ 15 = 16,330 nghìn đồng. Trong đó thì chi phí cố định bình quân sẽ là : 120/15 = 8000 nghìn đồng . Như vậy chi phí cố định bình quân (AFC) gần bằng ½ tổng chi phí bình quân. - Để giảm chi phí bình quân đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng triệt để máy móc, nhà xưởng , thiết bị để đẩy mức sản lượng tăng lên .
  12. Như vậy thì theo VD trên ta có : Sản lượng FC VC TC AFC AVC ATC 0 120 0 120 15 120 125 245 8 8,33 16,33 20 120 150 270 6 7,5 12,5 30 120 240 360 4 8 12 40 120 350 470 3 8,75 11,75 50 120 550 670 2,4 11 13,5 51 120 633 753 2,35 12,41 14,76 Bảng số liệu trên được biểu diễn bằng đồ thị sau : CHI PHÍ ATC AVC AFC Sản lượng - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Nếu sản xuất ra 40 bộ quần áo/ ngày thì ATC = 11.7450 đ/ bộ nhưng nếu tăng sản lượng lên 50 bộ/ngày thì ATC sẽ tăng lên 13.500 đ/bộ và nếu tăng lên 51 bộ/ngày thì ATC = 13.760 đ/bộ. - Kết luận : Đồ thị có dạng chữ U , điểm đáy chữ U là tổng chi phí bình quân tối thiểu tại đây có thể xác định lượng hàng hoá tối ưu mà doanh nghiệp sản xuất ra đạt ở mức tổng chi phí bình quân thấp nhất. ( 40 bộ/ ngày) + Trong trường hợp số lượng hàng hoá sản xuất ra nhỏ hơn sản lượng vì lúc đó tổng chi phí bình quân đang giảm xuống người ta gọi là phát huy lợi thế nhờ quy mô. + trường hợp số lượng hàng hoá sản xuất ra lớn hơn khối lượng tối ưu thì việc tăng cường sản xuất thêm hàng hoá sẽ làm cho tổng chi phí bình quân tăng lên dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm gọi là bất lợi do quy mô. + Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào có quy mô sản xuất lớn , vốn nhiều, trang thiết bị hiện đại thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ thấp và khối lượng hàng hoá đạt được ở điểm tối ưu sẽ cao , có khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ.
  13. Chi phí cận biên : 3. - Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm ( hay chi phí bổ xung ) khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, đườn biểu diễn MC cũng có hình chữ U , đường chi phí cận biên luôn cắt đường tổng chi phí bình quân tại điểm cực tiểu của chi phí bình quân. - Nếu MC thấp hơn so với tổng chi phí bình quân thì nó sẽ kéo đường tổng chi phí bình quân xuống, nếu như MC = ATC thì ATC không tăng , không giảm mà ở vào vị trí điểm cực tiểu của ATC ( tại điểm E ) đó là sản lượng tối ưu Q* . AVC là đường chi phí biến đổi bình quân , đường này luôn nằm dưới đường tổng chi phí bình quân , bởi vì AVC nhỏ hơn ATC . Có thê mô tả bằng đồ thị sau : - Tổng chi phí, chi phí bình quân và chi phí cận biên có mối quan hệ với nhau . Mối quan hệ đó được biểu diễn bằng đồ thị sau : chi phí MC ATC AVC AFC Sản lượng - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Chi phí cận biên thấp hơn ATC thì nó kéo ATC xuống, khi chi phí cận biên vừa bằng với ATC thì ATC không tăng không giảm và ở điểm tối thiểu . ngược lại khi chi phí cận biên cao hơn ATC thì tất yếu nó đẩy ATC tăng lên. Câu 5 : Phân tích qua đồ thị sự cân bằng cung cầu của thị trường lao động , thị trường đất đai , các loại thất nghiệp ? Thị trường lao động 1. - KN : Thị trường lao động là tổng thể các quan hệ có liên quan đến thuê mướn nhân công . - Cầu đối với lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
  14. - Cung đối với lao động là số lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền lương khác nhau trong một thời gian nhất định. - Trạng thái cân bằng của thị trường lao động được xác định bởi mức lương và khối lượng việc làm ở đó cân bằng giữa cung cầu về lao động . Đây là mối quan hệ giữa những người đang đi tìm việc làm với các doanh nghiệp đi thuê mướn công nhân . - Cung và cầu lao động tác động lẫn nhau để xác định điểm cân bằng của thị trường lao động . Sự cân bằng này được biểu diễn bằng đồ thị sau : Tiền CD́ ́ CC CD T1 Eo To E Lượng lao động Mo M1 - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Đường cầu lao động CD cắt đường cung về lao động CC tại điểm cân bằng E , tai đây lượng nhân công được thuê là Mo và mức tiền công là To. Khi một cung hoặc cầu giảm do những nguyên nhân nào đó thì đường cầu hoặc đường cung sẽ bị dịch chuyển và tạo thành điểm cân bằng mới . Eo Thị trường đất đai : 2. - Thị trường đất đai là tổng thể các quan hệ có liên quan đến việc mua bán, sở hữu đất đai. - Cầu về đất đai là khối lượng đất đai mà người mua, người thuê mong muốn và có khả năng mua, thuê tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định . - Cung về đất đai là khối lượng đất đai mà người bán sẵn sang cung ứng có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất định . - Cung và cầu tác động lẫn nhau để xác định điểm cân bằng của thị trường đất đai . Sự cân bằng này được biểu biễn bằng đồ thị sau :
  15. Giá Thuê D́ S D É R1 E D́ R1 D Số lượng đất đai - Nhìn vào đồ thị ta thấy , đường tổng cung về đất đai ( S) là cố định , không co dãn , đường cầu DD đối với đất đai dốc xuống theo quan hệ cung cầu và điểm cân bằng ban đầu tại điểm E xác định mức thuế giá đất tương ứng tại R. Khi đường cầu đất đai chuyển dịch đến D΄D΄ thì điểm cân bằng của thị trường đất đai sẽ là E΄ tương ứng với giá trị thuê đất là R1. Các loại thất nghiệp : 3. - Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội , nó biểu hiện một bộ phận dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn tìm việc làm nhưng không tìm được , hoặc đang chờ nhận việc làm . khái niệm thất nghiệp chỉ những người trong lực lượng lao động ở độ tuổi lao động đang muốn tìm việc làm mà không được . - Các loại thất nghiệp cơ bản có thể kể ở đây là : + Thất nghiệp tạm thời : là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động thay đổi chỗ ở , chỗ làm việc , tìm việc làm mới tốt hơn vì thế trong thời kỳ đó họ tạm thời thất nghiệp + Thất nghiệp cơ cấu : xảy ra do thay đổi cơ cấu kinh tế ngành , kinh tế vùng và làm cho nhu cầu của xã hội về loại lao động này thì tăng loại lao động khác thì thì giảm . + Thất nghiệp theo chu kỳ : nó gắn với chu kỳ của nền kinh tế mà thể hiện rõ nét nhất là trong thời kỳ khủng hoảng, suy thoái. + Thất nghiệp tự nhiên : khi nền kinh tế đã đạt được ở mức sản lượng tiềm năng , đã sử dụng gần hết nguồn lực nhưng vẫn không thu hút được toàn bộ lao động của xã hội , số lao động còn lại là thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp tự nguyện : khi giá cả của thị trường lao động thay đổi , một số người đang làm ở mức lương cao , khi mức lương tụt xuống, họ không muốn đi làm với mức lương đó và tự nguyện thất nghiệp .
  16. + Thất nghiệp không tự nguyện : khi giá cả của thị trường lao động biến đổi , có nhiều người muốn đi làm ở mức lương cao hơn nhưng không tìm được việc làm chịu thất nghiệp , gọi là thất nghiệp không tự nguyện . - Có thể mô tả thất nghiệp tự nhiên , tự nguyện, và không tự nguyện bằng đồ thị sau : SL SL S`L` Wo G Wo E E A DL DL D`L` Lao động 0 No N1 N1 No Thất nghiệp tự nguyện thất nghiệp không tự nguyện - Nhìn vào đồ thị ta thấy : + Đường DL là đường là đường cầu lao động, đường SL là đướng cung . Đường S`L` là đường cung biểu diễn thất nghiệp tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện thể hiện ở khoảng cách từ điểm cân bằng E đến A ( khoảng cách EA và tỉ lệ thất nghiệp tại điểm cân bằng này của thị trường lao động được gọi là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế. + Đường DL là đường cầu , SL là đường cung và thị trường lao động cân bằng tại điểm E nhưng do khủng hoảng ,hoạt động của các doanh nghiệp giảm xuống, cầu giảm xuống làm cho DL dịch chuyển sang trái thành D`L` ứng với ( Wo, No) và khoảng cách GE biểu hiện thất nghiệp không tự nguyện. Câu 6 : Phân tích sơ đồ dòng luôn chuyển kinh tế vĩ mô , cách tính sản lượng quốc gia từ sơ đồ trên , nguyên nhân của lạm phát ? Sơ đồ dòng luôn chuyển kinh tế vĩ mô : 1. - Trong một nền kinh tế hoàn chỉnh thì bao gồm hàng triệu các đơn vị kinh tế : các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương . Các đơn vị kinh tế này tạo nên một mạng lưới chằng chịt các giao dịch kinh tế trong quá trình tạo ra tổng sản phẩm xã hội , bao gồm các hàng hoá và dịch vụ nhưng để đơn giản hoá trong việc xem xét sự luôn chuyển của nền kinh tế, trước hết bỏ qua khu vực nhà nước và các giao dịch kinh tế nước ngoài , chỉ xem xét nền kinh tế mang tính chất khép kín với giả định chỉ bao gồm 2 tác nhân cơ bản : hộ gia đình và các doanh nghiệp. Với sơ đồ sau :
  17. HỘ GIA DOANH NGHIỆP ĐÌNH - Trong sơ đồ trên cho thấy , các hộ gia đình sở hữu lao động và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất : vốn, đất đai, … các hộ gia đình cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất cho các xí nghiệp , các doanh nghiệp dung các yếu tố này để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để bán cho các hộ gia đình . Các hộ gia đình có thu nhập từ việc cho thuê các yếu tố sản xuất và dùng các thu nhập đó để trả cho việc mua các thứ hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp , những giao dịch 2 chiều đó đã tạo thành dòng luôn chuyển kinh tế vĩ mô. + Dòng bên trong là dòng luôn chuyển các nguồn lực vật chất thực sự, đó là các yếu tố sản xuất từ hộ gia đình đến doanh nghiệp và những hàng hoá , dịch vụ từ các doanh nghiệp đến hộ gia đình. + Dòng bên ngoài là các giao dịch về mặt giá trị , được thanh toán bằng tiền , nó bao gồm : doanh nghiệp trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo thành thu nhập của các hộ gia đình , các hộ gia đình thì thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hoá, dịch vụ cho các doanh nghiệp . Cách tính sản lượng quốc gia từ sơ đồ trên : 1. Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy , theo các khung phía trên của dòng luôn chuyển - thì chúng ta có thể tính được tổng giá trị của các hàng hoá , dịch vụ được sản xuất ra trong một nền kinh tế Theo các khung dưới chúng ta có thể tính được tổng mức thu nhập của các - yếu tố đầu vào. Mô hình dòng kinh tế vĩ mô cho ta thấy tổng giá trị khung trên bằng tổng giá - trị khung dưới . Vì vậy nếu tính tổng sản lượng khung trên thì tổng sản lượng quốc gia bằng tổng giá trị các hàng hoá dịch vụ được cung ứng trong nền kinh tế , hoặc bằng tổng chi tiêu của các hàng hoá dịch vụ , theo khung dưới thì tổng sản lượng quốc gia bằng tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất . Như vậy từ sơ đồ trên cho phép chúng ta có thể tính toán được GDP của nền - kinh tế . Nhưng GNP không hoàn toàn phản ánh hết được các thành tựu của kinh tế, bởi vì còn có những khoản chưa bao quát đến như : những chi phí mà xã hội bỏ ra trong việc ô nhiễm môi trường , hoặc những hoạt động kinh tế không thể thống kê được , hoặc là những dịch vụ giải trí , nghỉ ngơi cũng chưa được tính vào GNP Sơ đồ trên cho ta thấy tầm quan trọng của hành vi tiêu dung của các hộ gia - đình . Chính các hộ gia đình chứ không phải doanh nghiệp quyết định mức chi tiêu cho nền kinh tế, nó tác động đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất . Chính vì vậy , muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì phải kích thích được cầu tiêu dùng của nền kinh tế từ các hộ gia đình.
  18. Nguyên nhân của lạm phát : 2. - Lạm phát là sự suy giảm trong sức mua của đồng tiền , số tiền phát ra nhiều hơn số tiền cần cho lưu thông . - Lạm phát có nhiều nguyên nhân nhưng theo các nhà kinh tế học thì có nguyên nhân cơ bản đó là : a. Lạm phát do cầu kéo : Xảy ra khi nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng cao ở mức sản lượng tiềm năng . Tức là mức sản lượng của nền kinh tế đã đạt ở mức cao nhất , các nguồn lực của của nền kinh tế đã được sử dụng , chưa xảy ra thất nghiệp ( ở đồ thị là Y` ) Nhưng nhà nước muốn tăng thêm sản lượng bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ và đầu tư của chính phủ làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng vọt dẫn đến đẩy mức giá lên cao . - Quá trình này được biểu diễn bằng đồ thị sau : P ADo AD1 AS P1 E1 Po Eo 0 Y` Yo Y1 Y - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Điểm Eo là trạng thái cân bằng của nền kinh tế ( giao của AS và ADo ) ứng với mức giá thị trường là Po và mức sản lượng cân bằng tại điểm Yo . Nhưng thực tế sự gia tăng chi tiêu của toàn bộ nền kinh tế về khối lượng sản phẩm dẫn đến đương tổng cầu ADo bị đẩy lên trên và sang phải . Điểm cân bằng Eo chuyển đến E1 . Trong điều kiện tổng cung AS không đổi sẽ dẫn đến giá cả tăng từ mức giá Po đến P1 , nền kinh tế lâm vào lạm phát do cầu kéo b. Lạm phát do chi phí đẩy : - Là lạm phát xảy ra khi chi phí đầu vào của nền kinh tế tăng một cách phổ biến - VD : Giá cả của nguyên vật liệu cơ bản như xăng, dầu, điện nước làm cho chi phí cao , hoặc do chiến tranh , thiên tai làm cho sản xuất bị thiệt hại và trì trệ Những nguyên nhân trên làm cho tổng cung của nền kinh tế bị thu hẹp lại dẫn đến lạm phát gắn liền với suy thoái kinh tế và thất nghiệp gọi là lạm phát do chi phí đẩy . Loại lạm phát này rất nguy hiểm , làm cho hàng hoá khan hiếm giá cả và đời sống của người lao động khó khăn. - Có thể minh hoạ bằng đồ thị sau :
  19. P AS` AD E1 AS P1 Po Eo 0 Y Y1 Yo Y` - Nhìn vào đồ thị ta thấy : Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm Eo ( giao của đường cầu AD và đường cung AS) ứng với giá Po và sản lượng thực tế Yo . Mức sản lượng thực tế sản xuất ra sẽ giảm đi đẩy AS lên trên và sang trái đến AS` điểm cân bằng chuyển đến E1 . Lúc này cầu không thay đổi nhưng sản lượng lại giảm từ mức Yo xuống Y1 vì vậy nó đẩy giá tăng lên từ Po lên P1 và lạm phát xảy ra trầm trọng hơn trên quy mô lớn .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2