intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG: " NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 10 PHẦN PHI KIM THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN: HÓA HỌC"

Chia sẻ: Caibapnt Caibapnt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

377
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đang sống trong thế kỉ của văn minh trí tuệ với sự phát triển như vũ bão. Đổi mới toàn diện đất nước thì đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG: " NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 10 PHẦN PHI KIM THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN: HÓA HỌC"

  1. ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 10 PHẦN PHI KIM THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN: HÓA HỌC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: - Chúng ta đang sống trong thế kỉ của văn minh trí tuệ với sự phát triển như vũ bão. Đổi mới toàn diện đất nước thì đổi mới nền giáo dục là một trong những trọng tâm của sự phát triển. - Theo yêu cầu đổi mới hiện nay, kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là chú trọng vào kết quả của người học mà nó còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm tra chất lượng, hiệu quả quá trình dạy học và trình độ nghề nghiệp của người dạy. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1.2.1. Mục đích: - Nghiên cứu để làm rõ nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề trong một chương. Đồng thời thiết kế đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn cách học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. - Thực nghiệm sư phạm. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng: - Phần phi kim. 1.3.2. Khách thể: 1
  2. - Qúa trình dạy và học môn Hóa học lớp 10 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở trường THPT. 1.4. Gỉa thuyết khoa học: - Nếu làm rõ được những nội dung của chuẩn kiến thức, kĩ năng về mức độ kiến thức, phạm vi “nhóm Halogen và nhóm oxi” và thiết kế được bộ đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ góp phần nâng cao chất lượng việc thực hiện theo chương trình SGK mới. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phối hợp các phương pháp: 1.5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập. 1.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp chuyên gia, quan sát các quá trình học tập, giảng dạy hóa học ở trường THPT. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. 2. NỘI DUNG: 2.1. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 2.1.1. Cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá 2.1.1.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá - Kiểm tra là theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết trong việc đánh giá. - Đánh giá kết quả học tập là quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về các mục tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học là mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, đúng đắn, chính xác, vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức. 2.1.1.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá. 2
  3. - Cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược trong giúp người học tự điều chỉnh hoạt động. - Tổ chức kiểm tra, đánh giá công bằng, nghiêm túc sẽ giúp người học nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết quả tốt. - Cung cấp cho giáo viên những thông tin ngược ngoài. - Tạo điều kiện cho giáo viên xem xét hiệu quả của nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy. 2.1.1.3. Một số hình thức kiểm tra đánh giá. - Trắc nghiệm tự luận (tự luận). - Trắc nghiệm khách quan. 2.1.2. Chương trình giáo dục phổ thông 2.1.2.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình. 2.1.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng. 2.1.2.3. Định hướng đổi mới, đánh giá kết quả học tập môn Hóa học. 2.2. Chương 2: Thiết kế đề kiểm tra. 2.2.1. Quy trình thiết kế đề kiểm tra. Bước 1: Xác định mục đích bài kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức và kĩ năng thực hiện trong chương trình và SGK Hóa học. Bước 2: Xác định các nội dung hóa học cơ bản cần kiểm tra và mức độ nội dung. Bước 3: Thiết kế câu hỏi và bài tập kiểm tra. - Nội dung câu hỏi rõ ràng, chính xác, nằm trong nội dung đã học. - Đề kiểm tra gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. - Cần lựa chọn các câu hỏi có trong SGK, sách bài tập Hóa học, các tài liệu tham khảo nhưng cần biến đổi phù hợp với yêu cầu, mức độ nội dung. - Câu hỏi và bài tập kiểm tra có nội dung gắn với hiện tượng thí nghiệm hóa học, nhận biết các chất, điều chế các chất, nội dung vận dụng, loại bái tập hóa học cơ bản, tổng hợp gắn với thực tiễn Bước 4: Thiết kế đáp án và biểu điểm. 3
  4. - Nội dung đáp án cần tiến hành rõ, ngắn gọn, cách làm và kết quả chính xác với số điểm kèm theo. - Điểm cho mỗi câu, mỗi ý nên là bội số của 0,25 để tiện chấm điểm. - Thường thì biểu điểm và đáp án cũng tiến hành đồng thời với việc thiết kế câu hỏi. 2.2.2. Nêu một số đề cụ thể. 2.3. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 2.3.1. Mục đích: - Kiểm tra đánh giá nội dung, kiến thức khoa học của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. - Sơ bộ đánh gía chính xác, mức độ phù hợp, tính khả thi của hệ thống đề kiểm tra chuẩn kiến thức, kĩ năng đã được đề xuất. 2.3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm: - Biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và đề nghị giáo viên tiến hành kiểm tra theo các nội dung đó. - Đánh giá hiệu quả của các câu hỏi thực nghiệm sư phạm qua việc chấm bài và thống kê kiểm tra. - Xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm. - Rút ra kết luận. 2.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 2.3.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm sư phạm: - Đối tượng: Học sinh khối 10, ban tự nhiên. - Địa bàn: Trường THPT Nam Lý – Lý Nhân – Hà Nam. 2.3.3.2. Nội dung thực nghiệm: - Đề kiểm tra 45 phút , chương 5: Nhóm Halogen (Hóa học 10, nâng cao). - Đề kiểm tra 15 phút, sau bài “Hợp chất có oxi của lưu huỳnh” thuộc chương 6: Nhóm oxi (Hóa học 10, nâng cao) 2.3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm: 4
  5. - Tiến hành kiểm tra học sinh 2 lớp 10 (ban tự nhiên) theo các đề kiểm tra đã được đề xuất. - Chấm bài theo thang điểm 10 và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê. 2.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm - Kẻ bảng 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện được nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: - Cơ sở lý luận - Chương trình phổ thông - Quy trình thiết kế bài giảng 3.2. Kiến nghị Tiếp tục xây dựng hệ thống đề kiểm tra và thiết kế giáo án thực hiện dạy học hóa học chuẩn kiến thức, kĩ năng 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK Hóa Học 10 – nâng cao, NXBGD, HN (2008) - Bài tập Hóa Học 10 – nâng cao, NXBGD, HN (2008), Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Anhs, Lê Kim Trọng. - Rèn kĩ năng giải toán Hóa Học 10, NXBGD (2006), Ngô Ngọc An, Lê Hoàng Dũng. 5
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2