Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 3
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Năm học 2023-2024 I. Nội dung ôn tập Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. - Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. - Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn phát huy truyền thống của quê hương. - Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. - Giới thiệu được một số truyền thống của quê hương nơi em đang sinh sống. Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa - Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam. - Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội. - Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa. - Nêu được những biểu hiện của hành vi bảo tồn DSVH. Bài 3: Quan tâm,cảm thông và chia sẻ. - Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. - Nêu và giải thích được một số câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người Bài 4: Tích cực , tự giác học tập. - Nêu được khái niệm và biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - Hiểu được Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. - Biết quý trọng những người học tập tự giác, tích cực; góp ý cho những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực để khắc phục hạn chế này. Bài 5: Giữ chữ tín - Nêu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. - Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không gỉữ chữ tín. - Nêu được những biểu hiện của việc giữ chữ tín. Bài 6: Quản lý tiền - Quản lý tiền là gì, ý nghĩa của quản lý tiền hiệu quả - Các nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả - Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân II. Yêu cầu KT cuối kì 1 lớp 7 môn GDCD - Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản nội dung bài học trong SGK. - Biết vận dụng kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Phần I - Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
- A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng. B. Chê bai người quét rác. C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa D. Coi thường việc làm chân tay. Câu 2. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 3. Hành động nào sau đây không thể hiện tính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Không thích trang phục dân tộc B. Yêu mến các làng nghề truyền thống. C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm. D. Giới thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng. Câu 4. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi. C. Đứng xem quá trình đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp. Câu 5. Di sản văn hoá bao gồm: A. di sản văn hoá tinh thần và di sản văn hoá vật thể. B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tinh thần. D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần. Câu 6. Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở A. Luật Di sản văn hóa năm 2001. B. Luật An ninh mạng năm 2018. C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015. D. Luật Doanh nghiệp năm 2020. Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn. B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra. C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn. D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy. Câu 8. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
- C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Trêu đùa để bạn tức giận. Câu 9. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học. B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao. Câu 10. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự lập trong học tập? A. Nhờ bạn chép bài hộ. B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó. C. Học và làm bài tập đầy đủ. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới. Câu 11. Biểu hiện nào dưới đây trái với học tập tự giác, tích cực ? A. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. B. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm bài tập. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập. D. Tích cực hợp tác khi học nhóm. Câu 12. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai? A. Chỉ các bạn trong lớp B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích. D. Chỉ các bạn cùng giới. Câu 13: Biểu hiện nào sau đây trái với học tập tự giác, tích cực? A. Thường xuyên không học bài cũ. B. Chủ động tự lập kế hoạch học tập. C. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. D. Có mục tiêu học tập rõ ràng. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây trái với giữ chữ tín? A. Giữ đúng lời hứa của mình. B. Buôn bán hàng chất lượng. C. Hay trễ hẹn với bạn bè. D. Nói đi đôi với làm. Câu 15: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa? A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm. C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích. D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà. Câu 16: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Nhã nhạc cung đình Huế. B. Trống đồng Đông Sơn. C. Bến Nhà Rồng. D. Khu di tích Mĩ Sơn.
- Câu 17: Trong các biểu hiện sau đây biểu hiện nào thể hiện không giữ gìn truyền thống quê hương? A. Lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nơi mình sinh sống. B. Vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi ‘Tự hào truyền thống quê hương’ do trường tổ chức. C. Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ gìn các làn điệu dân ca địa phương. D. Vứt rác bừa bãi tại các khu di tích lịch sử. Câu 18: Em làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương? A. Không tham gia các hoạt động. B. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích. C. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia. D. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội ở quê hương. Câu 19. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ: A. nhận được sự tin tưởng của người khác. B. dễ dàng hợp tác với nhau trong công việc. C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng. D. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. Câu 20. Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín? A. Được mọi người quý mến, kính nể. B. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người. C. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. D. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người. Câu 21. Di sản văn hoá bao gồm: A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể. B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần. D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần Câu 22. Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh - Liệt sĩ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc làm đó đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta? A. truyền thống đoàn kết của dân tộc. B. truyền thống tôn sư trọng đạo. C. truyền thống đền ơn đáp nghĩa. D. truyền thống nhân ái. II. Phần tự luận Câu 1. Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Em hãy nêu biện pháp khắc phục điểm chưa tự giác? Câu 2. Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây: a. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng N ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết. b.Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt, H đã dừng lại can ngăn.
- Câu 3. Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng vì được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích. a. Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn trong tính huống trên? b. Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn