intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để kỳ thi sắp tới đạt kết quả cao như mong muốn, mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp được chia sẻ dưới đây để hệ thống lại các kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập đề thi. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

  1. Đề cương ôn tập HKI Hóa Học 11CB GV:TRẦN QUỐC PHONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 11 Năm học 2019-2020 A.LÝ THUYẾT PHẦN I : AXÍT, BAZƠ VÀ MUỐI : 1. Axit khi tan trong nước phân li ra caction H+; Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH- 2. Chất lưỡng tính vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ. 3. Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit. Nếu gốc axit còn chứa hidro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra cation H+ và anion gốc axit. 4. Tích số ion của nước là KH 2 O = [H+] [OH  ] = 1,0 . 10-14. 5. Giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường : Môi trường trung tính: [H+] = 1,0 . 10-7M hay pH = 7,00 Môi trường axit : [H+] > 1,0 . 10-7M hay pH < 7,00 Môi trường kiềm : [H+] < 1,0 . 10-7M hay pH > 7,00 6. Màu của quỳ, phenolphtalein PHẦN II : PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau : a) Chất kết tủa. b) Chất điện li yếu. c) Chất khí. 2. Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử. PHẦN III : TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ 1. Đơn chất Nitơ : . Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p3. Các số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. . Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ≡ N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường. 2. Hợp chất của nitơ : a) Amoniac: b) Muối amoni c) Axit nitric : . Là axit mạnh . Là chất oxi hóa mạnh. d) Muối nitrat . Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh. . Dễ bị nhiệt phân hủy. PHẦN IV: TÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA PHOT PHO 1. Đơn chất photpho : 2. Axit photphoric : . Là axit ba nấc, có độ mạnh trung bình. . Không có tính oxi hóa. . Tạo ra ba loại muối photphat khi tác dụng với dung dịch kiềm 3. Muối photphat PHẦN V: TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG PHẦN VI: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ - Công thức tính mC, mH, mO và % của chúng trong hợp chất hữu cơ - Nội dung thuyết cấu tạo hóa học; nhận biết và xác định được đồng đẳng với đồng phân - Phân loại hợp chất hữu cơ và đặc điểm. - Phân tích định tính và định lượng chất hữu cơ 1
  2. Đề cương ôn tập HKI Hóa Học 11CB GV:TRẦN QUỐC PHONG * (lưu ý biểu thức tính % của các nguyên tố) - Các công thức của hợp chất hữu cơ. - Cách thiết lập công thức phân tử chất hữu cơ. B.BÀI TẬP I.Trắc Nghiệm Câu 1Các chất sau đây, chất nào là chất điện li mạnh? ANaCl, AgCl, FeCl3 C. BaCl2, CaSO4, CuSO4 B.NaCl, Al(NO3)3, Ba(OH)2 D. CaCO3, Al(NO3)3, Fe(NO3)3 Câu 2.Dung dịch H2SO4 0,005M có pH bằng : A.5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 3.Chất nào dưới đây không điện li ra ion khi hòa tan trong nước? A.MgCl2 B. HClO3 C. C6H12O6 D. Ba(OH)2 Câu 4Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,1M là: A.0,1M B. 0,2M C. 0,3M D. 0,4M Câu 5.Dung dịch Ba(OH)2 0,0005M và dung dịch HNO3 0,0001M có pH lần lượt là: A.3,3 và 4 B. 3 và 4 C. 4 và 3 D. 11 và 4 Câu 6.Cho 1.5 lit dung dịch KOH có pH=9. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là: A.10-9M B. 9M C. 10-5M D. 1,5.10-5M Câu 7.Hòa tan m (g) Na vào nước được 100ml dd có pH = 13, m có giá trị là: A.0,23g B. 0,46g C. 1,25g D. 2,3g Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là A. Cu, NO2, O2. B. CuO, NO2. C. CuO, O2, NO2. D. Cu(NO2)2, NO2. Câu 10: Một dung dịch có [OH-] = 10-10 M sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu A. đỏ. B. tím. C. không màu. D. xanh. Câu 11: Chất nào dưới đây không điện li ra ion khi hòa tan trong nước? A.MgCl2 B. HClO3 C. C6H12O6 D. Ba(OH)2 Câu 12: Phản ứng hóa học nào dưới đây chứng tỏ NH3 là chất khử A. NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4. B. NH3 + H2O  NH4+ + OH−. C. NH3 + HCl  NH4Cl. D. 2NH3 + 3CuO   N2 + 3Cu + 3H2O. o t Câu 13: Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn? A. Ba(OH)2. B. BaCl2. C. NaOH. D. AgNO3. Câu 14. Magie photphua có công thức là: A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D.Mg3(PO4)3 Câu 15: Nitơ thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào dưới đây trong điều kiện thích hợp? A. Ca B. O2 C. H2 D. Li Câu 16: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là A. 0,81 gam. B. 8,1 gam. C. 1,35 gam. D. 13,5 gam. Câu 17: Khi có sấm chớp sinh ra khí A. NO. B. NO2. C. O2. D. Không có khí gì. Câu 18: Phản ứng giữa FeCO3 và dd HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một khí hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí đó là A. CO2, NO. B. CO, NO. C. CO2, N2. D. CO2, NO2. Câu 19: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 11,2 gam. B. 1,12 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây? A. Mg. B. Zn. C. Al D. Ca. Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là A. Cu, NO2, O2. B. CuO, NO2. C. CuO, O2, NO2. D. Cu(NO2)2, NO2 2
  3. Đề cương ôn tập HKI Hóa Học 11CB GV:TRẦN QUỐC PHONG Câu 22: NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng nào? A. NH3 + HCl  NH4Cl. B. NH3 + HNO3  NH4NO3. C. 4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O. D. N2 + 3H2  2NH3. Câu 23: Hợp chất nào của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại A. NO. B. NO2. C. NH4NO3. D. N2O5. Câu 24: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag, NO2, O2. D. Ag2O, NO, O2. Câu 25: Cho giấy quỳ tím ẩm đặt ở miệng bình đựng khí NH3, màu quỳ tím chuyển sang A. đỏ B. không màu C. xanh D. hồng Câu 26: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3 là A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt. Câu 27: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc hiện tượng quan sát được là A. khí màu nâu, dung dịch chuyển màu xanh. B. khí không màu không hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển màu xanh. C. khí không màu sau đó hoá nâu trong không khí, dung dịch không có màu. D. khí không màu sau đó hoá nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu xanh. Câu 28: Cho 1,92g Cu tác dụngvới dung dịch HNO3 loãng dư, thể tích khí NO sinh ra (đktc) là A. 448ml. B. 44,8ml. C. 224ml. D. 22,4ml. Câu 29: Mô tả tính chất vật lý nào dưới đây là không đúng? A. Nitơ (N2) là chất khí, không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nuớc. B. Amoniac (NH3) là chất khí, không màu, mùi khai và xốc, tan rất nhiều trong nước. C. Các muối amoni (NH4+) và các muối nitrat (NO3-) đều là chất rắn, tan tốt trong nước. D. Axit nitric (HNO3) tinh khiết là chất lỏng, màu vàng hoặc nâu, tan trong nuớc theo bất cứ tỉ lệ nào. Câu 30: Dùng 4,48 lít khí NH3 (đktc) sẽ khử được bao nhiêu gam CuO? A. 48g. B. 12g. C. 6g. D. 24g. Câu 31: Hiện tượng xảy ra khi nhúng hai đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dd HCl đặc và NH 3 đặc, sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau là A. không có hiện tượng gì. B. có khói trắng xuất hiện. C. có khói màu vàng xuất hiện. D. có khói màu nâu xuất hiện. Câu 32: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành A. màu đen sẫm. B. màu nâu. C. màu vàng. D. màu trắng sữa. Câu 33: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối: A. KH2PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4 và K3PO4 C. K2HPO4 và K3PO4 D.KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4 Câu 34: Hoá chất dùng để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm là: A. NaNO3 rắn và dd H2SO4 đặc. B. dd NaNO3 và dd HCl đặc. C. dd NaNO3 và dd H2SO4 đặc. D. NaNO3 rắn và dd HCl đặc. Câu 35: Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, ở nút ống nghiệm thường dùng A. bông khô. B. bông có tẩm nước. C. bông có tẩm nước vôi. D. bông có tẩm giấm ăn. Câu 36: Tính chất nào sau đây là của P trắng? A. Cháy ở 2500C. B. Không độc. C. Phát quang trong bóng tối. D. Dễ hút ẩm. Câu 37: Số oxi hóa của P trong phân tử H3PO4 là A. +3. B. +5. C. +4. D. +1. Câu 38: Quặng apatit có công thức là A. Ca3(PO4)2. B. 3Ca3(PO4)2.CaF2. C. CaCO3.MgCO3. D. Ca(H2PO4)2. Câu 39: Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3 vì A. tạo khí màu nâu. B. tạo dung dịch màu vàng. C. tạo kết tủa màu vàng. D. tạo khí không màu hoá nâu trong không khí. Câu 40: Cho dung dịch chứa 0,45 mol KOH vào dung dịch có chứa 0,1 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng là: A. K2HPO4 và K3PO4 B. K2HPO4 và KH2PO4 C. K3PO4 và KH2PO4 D. K3PO4 3
  4. Đề cương ôn tập HKI Hóa Học 11CB GV:TRẦN QUỐC PHONG Câu 41: Trộn 100 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M thu được muối trung hòa. Giá trị của V là A. 200ml. B. 170ml. C. 300ml. D. 150ml. Câu 42: Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá bởi hàm lượng % của A. ion K+. B. Nguyên tố K. C. K2O. D. KOH. Câu 43: Do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào nước mắm để tăng độ đạm.Nếu hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Công thức phân tử của phân ure là A.NH4NO3. B.(NH2)2CO. C.KCl. D.Ca3(PO4)2. II.Tự Luận Câu 1.Viết phương trình phân tử và phương trình ion của các chất sau: a.Pb(NO3)2 + ?  PbCl2  +? c. FeS + ?  FeCl2 + ? b.MgCO3 + ?  MgCl2 + ? d. Fe2(SO4)3 + ?  K2SO4 + ? Câu 2.Trộn 1 lít dung dịch H2SO4 0,15M với 2 lít dung dịch KOH 0,165M thu được dung dịch E. Tính pH của E. Câu 3.Trộn 50ml dung dịch HCl 0,12M với 50ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch thu được. Câu 4.Cho 38,8 gam hỗn hợp Zn và Cu vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được dung dịch X và 8,96 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Cô cạn toàn bộ dung dịch X rồi đem nhiệt phân. Tính khối lượng chất rắn Y thu được. (Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn). Câu 5. Cho 1,86 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được 560 ml khí N2O bay ra (đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng (%m) của mỗi kim loại trong hỗn hợp Câu 6. Đổ dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch có chứa 16,8 gam KOH. Tính khối lượng của các muối thu được. Câu 7. Hỗn hợp A chứa Al và Ag. Cho m gam A vào dung dich HNO3 đặc nguội dư thu được 896 ml khí có màu nâu đỏ bay ra (đktc). Nếu cho m gam A vào dung dịch HCl dư thu được 3360 ml khí Hiđro (đktc). Tính m. Câu 8. Cho 15,6 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí N2O bay ra (đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng (%m) của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 9.Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 ở (đktc) vào 500ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1 M và Ca(OH)2 0,2 M. Sinh ra m gam kết tủa.Tính giá trị của m. Câu 10.Trộn 100 ml dung dich NaOH 0,01M với 100 ml dung dich HCl 0,012M thu được dung dịch A. Tính PH của dung dich A. Câu 11. Cho 31,2 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí N2O bay ra (đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng (%m) của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Câu 12. Sôc V lÝt khÝ CO2(®ktc) vµo 100 ml dung dÞch Ba(OH)2 2,5M thu ®-îc 23,64 gam kÕt tña. Tinh gi¸ trÞ lín nhÊt cña V . ---------Hết-------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2