Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự" được biên soạn dành cho thầy cô và các em học sinh lớp 10 tham khảo nhằm củng cố kiến thức môn Hóa, giúp thầy cô có thêm tư liệu giảng dạy hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự
- TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ TỔ HÓA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HOÁ HỌC- LỚP 10 - NĂM HỌC 2022-2023 A.NỘI DUNG ÔN TẬP 1.Nhập môn hóa học - Các đối tượng nghiên cứu của hóa học - Vai trò của hóa học với đời sống , sản xuất… - Các phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học. 2. Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Thành phần cấu tạo nguyên tử. - Thế nào là nguyên tố hoá học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình? Công thức tính nguyên tử khối trung bình. - Chuyển động electron trong nguyên tử, hình dạng AO nguyên tử. - Lớp, phân lớp electron, cách viết cấu hình electron, biểu diễn cấu hình lectron theo ô orbital. 3. Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học - Cấu tạo bảng tuần hoàn, nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. - Cách xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm), phân loại nguyên tố. - Quan hệ giữa vị trí, cấu tạo, tính chất các nguyên tố hóa học. - Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm A và trong chu kì. Định luật tuần hoàn. 4. Chương 3: Liên kết hoá học - Quy tắc octet. Khái niệm về liên kết hóa học. So sánh liên kết cộng hóa trị có cực,cộng hóa trị không phân cực, liên kết ion, liên kết cho – nhận. - Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion.Viết công thức electron và công thức Lewis , công thức cấu tạo của hợp chất có liên kết cộng hóa trị và liên kết cho nhận. - Đặc điểm của tinh thể ion. Tính chất của hợp chất có liên kết cộng hóa trị. - Sự xen phủ AO nguyên tử. Sự tạo thành liên kết sigma, liên kết pi. - Độ âm điện và liên kết hóa học. - Năng lượng liên kết, Ý nghĩa của năng lượng liên kết. B. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. TRẮC NGHIỆM NHẬP MÔN HÓA HỌC Câu 1. Đối tượng nghiên cứu của hóa học là A. sự hình thành hệ Mặt Trời. B. chất và sự biến đổi của chất. C. lịch sử phát triển của loài người. D. tốc độ của ánh sáng trong chân không. Câu 2. Một lượng lớn NH3 được tổng hợp từ N2 và H2 sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón hóa học. Vấn đề này thuộc lĩnh vực hóa học về A. lương thực – thực phẩm; B. năng lượng; C. sản xuất hóa chất; D. vật liệu. Câu 3. Những vấn đề về khí thải động cơ ô tô, xe máy cần được xử lí để đạt tiêu chuẩn cho phép thuộc vai trò của hóa học về A. môi trường; B. vật liệu; C. sản xuất hóa chất; D. năng lượng. Câu 4. Hãy sắp xếp các hoạt động dưới đây theo các bước của quy trình nghiên cứu khoa học. (1) Quan sát và đặt câu hỏi (2) Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học (3) Đặt ra giả thuyết khoa học (4) Phân tích kết quả thí nghiệm (5) Tiến hành thí nghiệm (6) So sánh kết quả với giả thuyết (7) Báo cáo kết quả. A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7). B. (1), (3), (2), (5), (4), (6), (7). C. (1), (2), (3), (5), (4), (6), (7). D. (2), (3), (4), (1), (6), (5), (7). Câu 5. Để nghiên cứu về tính chất hóa học của chlorine, người ta thực hiện các thí nghiệm cho chlorine tác dụng với kim loại, hydrogen, dung dịch muối của halogen. Phương pháp học tập nào được áp dụng trong hoạt động trên? A. Phương pháp thực nghiệm. B. Phương pháp mô hình. C. Phương pháp phân tích. D. Phương pháp so sánh. Câu 6: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học? A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng. C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các chất hóa học có trong mọi thứ xung quanh ta như lương thực – thực phẩm; nhiên liệu; nguyên liệu, vật liệu để sản xuất; các loại thuốc chữa bệnh; … B. Mỗi năm, hàng triệu tấn các hóa chất cơ bản như sulfuric acid hay ammonia, phân bón, chất dẻo, … được sản xuất để phục vụ nhu cầu của đời sống và công nghiệp. C. Hóa học chỉ có ứng dụng trong sản xuất hóa chất và trồng trọt. D. Nguồn năng lượng được coi như vô tận đối với loài người là năng lượng từ Mặt Trời. CHƯƠNG 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ Câu 8. Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. hạt electron và proton. B. hạt electron. C. hạt proton. D. hạt neutron. Câu 9. Hầu hết nguyên tử được cấu tạo từ những hạt cơ bản nào? A. electron. B. neutron. C. proton, neutron và electron. D. proton và neutron. Câu 10. Nguyên tử sắt (Iron) có 26 hạt mang điện dương và 30 hạt không mang điện. Vậy trong nguyên tử Iron có bao nhiêu hạt electron? A. 52 B. 13 C. 82 D. 26 Câu 11. Thông tin nào sau đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước hạt nhân. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr? A. Electron quay quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời. B. Electron không chuyển động theo quỹ đạo cố định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân. C. Electron không bị rơi vào hạt nhân do chịu tác dụng của lực đẩy tĩnh điện với hạt nhân. D. Electron ở càng xa hạt nhân thì có năng lượng càng thấp. Câu 13. Cặp nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học? 22 A. 147 G ; 168 M B. 168 L ; 11 D C. 157 E ; 22 10 Q D. 168 M ; 178 L Câu 14. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số proton. B. khối lượng. C. số neutron. D. số khối. Câu 15: Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 19 39 X và 19 40 Y . Nhận xét nào sau đây không đúng? A. X và Y là đồng vịcủa nhau. B. X và Y đều có 19 nơtron C. X và Y có cùng số electron. D. X và Y có số khối khác nhau. 23 Câu 16. Hãy tính tổng số hạt mang điện trong nguyên tử 11 Na ? A. 11 B. 22 C. 23 D. 34 Câu 17. Hạt nhân nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Kí hiệu nguyên tử của X là A. 12 11 X . B. 11 12 X . C. 11 23 X . 23 D. 11 X. Câu 18. Cho các phát biểu sau đây: 1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân. 2. Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối. 3. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít. 4. Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. 5. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron Những phát biểu sai là A. 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 3, 4 D. 2, 4, 5 191 193 Câu 19. Iridium trong tự nhiên có hai đồng vị là 77 Ir và 77 Ir . Cho biết nguyên tử khối trung bình của Iridium là 192,22. Thành phần % của 191 193 77 Ir và 77 Ir lần lượt là: A. 61% và 39%. B. 39% và 61%. C. 28% và 82%. D. 82% và 28%. Câu20. Cho các phát biểu sau : (1) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ. (2) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng các hạt còn lại. (3) Helium (He) có 2 electron ở lớp ngoài cùng nên là kim loại. (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron (5) Trong nguyên tử hạt mang điện chỉ là proton. Số phát biểu sai là : A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 21. Phân lớp nào sau đây có 3 orbital nguyên tử ? A. f B. s C. p D. d Câu 22. Sự phân bố electron vào các AO nào sau đây là đúng?
- A. B. C. D. Câu 23. Số electron tối đa ở lớp M là A. 18 B. 2 C. 8 D. 6 Câu 24. Số electron tối đa trên phân lớp s là bao nhiêu ? A. 10 B. 2 C. 6 D. 5 Câu 25. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cấu hình electron nào sau đây đúng với nguyên tử X? A. 1s22s22p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p4 Câu 26. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nào sau đây có số electron độc thân nhiều nhất? 35 A. 17 Cl B. 40 18 A r C. 3216 S D. 27 13 Al Câu 27. Nguyên tử X có lớp ngoài cùng là lớp N chứa 1 electron. Điện tích hạt nhân nguyên tử của X là bao nhiêu? A. 19. B. +11. C. +19. D. 11. CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Câu 28: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng A. Số hiệu nguyên tử. B. Số khối. C. Số nơtron. D. Số electron hóa trị. Câu 29: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A. số electron. B. số lớp electron. C. số electron hóa trị. D. số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 30: Các nguyên tố thuộc nhóm B trong bảng hệ thống tuần hoàn gồm A. các nguyên tố s và các nguyên tố p. B. các nguyên tố p và các nguyên tố d. C. các nguyên tố d và các nguyên tố f. D. các nguyên tố s và các nguyên tố f. Câu 31: Nhóm A bao gồm các nguyên tố A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p. Câu 32: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B, tương ứng với số cột là A. 8 cột. B. 16 cột. C. 18 cột. D. 20 cột. Câu 33: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 3. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 34: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 26. Vậy X thuộc loại nguyên tố? A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 35: Nguyên tố R có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . R thuộc họ nguyên tố nào? 2 2 6 2 6 3 2 A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 36: Cho nguyên tố có kí hiệu là 12 X.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn: A. Nhóm IIA,chu kì 3. B. Nhóm IA,chu kì 3. C. Nhóm IIIA,chu kì 2. D. Nhóm IA,chu kì 2. Câu 37:Cation X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p . X thuộc chu kì 2+ 2 2 6 2 6 A. 3. B. 8. C. 2. D. 4. Câu 38: Một nguyên tử X có tổng số electron ở 2 lớp M và N là 9. Vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3,nhóm IA. B. Chu kì 3,nhóm IIA. C. Chu kì 4,nhóm IIA. D. Chu kì 4,nhóm IA. Câu 39: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính chất của các hợp chất lần lượt là A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính. B. XO3, H2XO4, tính acid. C. XO2, H2XO3, tính acid. D. XO, X(OH)2, tính base. Câu 40. Nguyên tố kim loại X thuộc chu kì 4 trong bảng tuần hoàn, có 6 electron độc thân. Số hiệu nguyên tử của X bằng A. 34. B. 38. C. 24. D. 26 Câu 41: Hai nguyên tố X và Y cùng thuộc một nhóm A và thuộc hai chu kì kế tiếp nhau có ZX + ZY = 32. Tính chất hóa học đặc trưng của X và Y là A. phi kim. B. Á kim. C. Kim loại. D. khí hiếm Câu 42: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. Chu kì 3,các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kì 2,các nhóm IIIA và IVA. C. Chu kì 3,các nhóm IA và IIA. D. Chu kì 2,nhóm IIA Câu 43: Hai nguyên tố X, Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng tuần hoàn.Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 (biết ZX < ZY). Kết luận nào sau đây đúng? A. X thuộc chu kì 3,Y có tính kim loại. B. Y thuộc chu kì 3,X thuộc nhóm VIA. C. X thuộc nhóm VA,Y có tính kim loại. D. Y thuộc nhóm VIA, X có tính phi kim Câu 44: Ion XY 2 có tổng số hạt mang điện âm là 30. Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X nhiều hơn trong nguyên tử nguyên tố Y là 10. Phát biểu nào sau đây đúng? A. X thuộc nhóm IIIA và Y thuộc nhóm VA. B. X thuộc chu kì 3 và Y có tính phi kim. C. X có tính phi kim và Y thuộc chu kì 2. D. X và Y có tính kim loại.
- Câu 45: Cho các nguyên tố:K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12).Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N. Câu 46:Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,7437 lít khí H2 (ở đkc, n=V/24,79). Hai kim loại đó là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr. Câu 47: Dãy sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính ion nào sau đây đúng? (Cho ZNa = 11, ZMg = 12,ZAl = 13) A. Na+ > Mg2+ > Al3+ B. Na+ > Al3+ > Mg2+ C. Al3+ > Mg2+ > Na+ D. Mg2+ > Na+ > Al3+ Câu 48: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì: A. Tính kim loại giảm. B. Tính phi kim tăng. C. Độ âm điện giảm. D. Số electron lớp ngoài cùng giảm dần Câu 49 Cho các nguyên tố M (Z = 11),X (Z = 17),Y (Z = 9)và R (Z = 19).Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M < X < R < Y. B. Y < M < X < R. C. M < X < Y < R. D. R < M < X < Y. Câu 50: Cho các nguyên tố X (Z = 9),Y (Z = 12), R (Z = 16), T (Z = 19). Nguyên tố có độ âm điện lớn thứ hai trong số các nguyên tố trên là A. X. B. Y. C. R. D. T. Câu 51: Cho các nguyên tố 8O, 9F, 14Si, 16S. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là A. O B. F C. Si D. S Câu 52: Cho các nguyên tố:11Na,12Mg,13Al,19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần: A. Al, Mg, Na, K. B. Mg, Al, Na, K. C. K, Na, Mg, Al. D. Na, K, Mg, Al. Câu 53: Cho 15 P, 16 S, 17 Cl. Dãy các hợp chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit là A. HClO4,H2SO4,H3PO4. B. H3PO4,H2SO4,HClO4 C. H3PO4,HClO4,H2SO4 D. HClO4,H3PO4,H2SO4 Câu 54: Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử? A. Tính kim loại và tính phi kim B. Tính acid –base của hydroxide. C. Khối lượng nguyên tử. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Câu 55: Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là 35. Oxide cao nhất của R là A. XO3 B. X2O C. XO2 D. X2O7 Câu : Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Trong các phát biểu sau: (1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p. (2) Nguyên tử S có 5 electron hóa trị và 6 electron s. (3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. (5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 56: Công thức oxide cao nhất của R là RO. R thuộc nhóm A. IIA B. IA. C. IVA D. VIA Câu 57: Nguyên tố R nằm vị trí nhóm VIA trong bảng tuần hoàn hóa học.Oxide cao nhất của R có tỉ khối so với metan (CH4)là 5. Công thức oxide đó là A. SO2 B. SO3 C. SeO3 D. P2O3 Câu 58: Nguyên tố X có công thức oxide cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3: 8. Công thức XO2 là A. CO2. B. NO2. C. SO2. D. SiO2. Câu 59: Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Trong hợp chất oxide cao nhất thì R chiếm 38,8% về khối lượng. Công thức oxide cao nhất, hydroxide tương ứng của R là A. F2O, HF B. Cl2O7, HClO4 C. Br2O7, HBrO4 D. Cl2O7, HCl CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC Câu 60: Nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet? A. Nhường 6 electron. B. Nhận 2 electron. C. Nhường 8 electron. D. Nhận 6 electron. Câu 61: Nguyên tử X có 9 electron. Ion được tạo thành từ X theo quy tắc octet có số electron là A. 8 electron. B. 9 electron. C. 10 electron. D. 12 electron. Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai? A. Liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. B. Trong các phản ứng hoá học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết. C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm. D. Các electron hoá trị của nguyên tử được biểu diễn bằng các dấu chấm xung quanh kí hiệu nguyên tố. Câu 64: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron để đạt tới cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? A. (Z=12). B. (Z=9). C. (Z=11). D. (Z=10). Câu 65: Quá trình nào sau đây biểu diễn sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet? A. Mg + 2e Mg2+. B. Mg Mg2+ + 2e. C. Mg + 6e Mg6-. D. Mg - 2e Mg2+. Câu 66: Quá trình nào sau đây biểu diễn sự hình thành ion của nguyên tử S (Z = 16) theo quy tắc octet?
- A. S + 2e S2-. B. S S2+ + 2e. C. S S6+ + 6e. D. S S2-- 2e. Câu 67: Liên kết hóa học là A. sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp giữa các phân tử hình thành các chất hay tinh thể bền vững hơn. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 68: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 69: Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 70: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Ion được tạo thành từ X, Y lần lượt mang điện tích: A. dương; dương. B. âm; dương. C. dương; âm. D. âm; âm. Câu 71: Khi nguyên tử nhường electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 72: Khi nguyên tử nhận electron sẽ tạo thành A. phân tử. B. ion. C. cation. D. anion. Câu 73: Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa A. cation và anion. B. các ion mang điện tích dương. C. electron và hạt nhân nguyên tử. D. cation và electrong tự do. Câu 74: Hợp chất ion thường có đặc điểm nào sau đây? A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. Dễ tan trong dung môi hữu cơ. C. Dẫn điện ở trạng thái rắn. D. Khó tan trong nước. Câu 75: Tổng số electron có trong ion NO 3 là A. 29. B. 30. C. 31. D. 32. Câu 76: Cho dãy các ion sau: Al3+, SO42-, NH4+, Fe3+, PO43-, OH-, Cl-. Số ion đa nguyên tử là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 77: Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho – nhận? A. H2O B. HNO3 C. H2CO3 D. NH3 Câu 78: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. Một electron chung C. Sự cho-nhận electron B. Một cặp electron góp chung D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung. Câu 79: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. LiCl B. CF2Cl2 C. CHCl3 D. N2 Câu 80 Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là A. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1 Câu 81: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất có liên kết cộng hoá trị? A. Các hợp chất cộng hoá trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn hợp chất ion. B. Các hợp chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường. C. Các hợp chất có liên kết cộng hoá trị không dẫn điện ở mọi trạng thái. D. Các hợp chất cộng hoá trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực. Câu 82: Liên kết σ là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. C. cặp electron chung. B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 83: Liên kết π là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. C. cặp electron chung. A. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 84: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p? A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl Câu 85: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s? A. H2 B. Cl2 C. NH3 D. HCl Câu 86. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p? A. H2. B. Cl2. C. HF. D. O2. Câu 87 Các liên kết trong phân tử oxygen gồm A. 2 liên kết π. C. 1 liên kết σ và 1 liên kết π. B. 2 liên kết σ. D. 1 liên kết σ. Câu 88. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử luôn có một liên kết σ. C. Liên kết σ bền vững hơn liên kết π. D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. Câu 89. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết? A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm. B. Năng lượng liên kết càng lớn thì phân tử càng dễ bị phân hủy C. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền, càng khó bị phân hủy. D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào năng lượng liên kết. Câu 90. Trong nguyên tử C (Z=12) , những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết cộng hoá trị thuộc phân lớp nào sau đây? A. 1s B. 2s. C. 2s,2p. D. 1s, 2s, 2p. Câu 91: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn. B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7. C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học. D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu. Câu 92:Cho các giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau: Na (0,93); Li (0,98); Mg (1,31); Al (1,61); P (2,19); S (2,58); Br (2,96) và Cl (3,16). Phân tử nào sau đây có liên kết ion? A. Na3P. B. MgS. C. AlCl3. D. LiBr. Câu 93:Cho độ âm điện của các nguyên tố: O (3,44); Na (0,9); Mg (1,2); Cl (3,16).Trong các phân tử sau phân tử nào có độ phân cực lớn nhất? A. NaCl. B. MgO. C. MgCl2. D. Cl2O. Câu 94:Ion X có cấu hình electron là 1s 2s 2p , nguyên tử Y có số electron ở các phân lớp s là 5. Liên kết - 2 2 6 giữa X và Y thuộc loại liên kết A. cộng hóa trị phân cực. B. cho - nhận. C. ion. D. cộng hóa trị. II. TỰ LUẬN Câu 1: Cho nguyên tố R (Z=15). a. Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn hóa học. R là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? b. Oxide và hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của R có tính chất gì ?.Viết công thức electron, công thức cấu tạo của chúng. c. Cho biết xu hướng cơ bản của nguyên tử X khi hình thành liên kết hóa học. Hãy vẽ sơ đồ minh họa quá trình đó. d.Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử PH3. Câu 2: Cho biết sufur thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn. a. Dựa vào vị trí viết cấu hình electron và cho biết tính chất hóa học cơ bản của sufur. b. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2S, K2S c.Viết công thức electron, công thức cấu tạo của oxide và hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của sufur. Câu 3: Potassium và Magnesium là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể vật sống. Trình bày sự hình liên kết ion trong phân tử sodium oxide và magnesium oxide. Câu 4. Cho các phân tử sau: Br2, H2S, NH3, K2S. a, Dựa vào giá trị độ âm điện (Bảng 6.2 SGK) dự đoán loại liên kết trong các phân tử trên. b.Biểu diễn sự hình thành liên kết ion đối với hợp chất ion; viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo đối với hợp chất cộng hóa trị. Câu 5: Viết công thức electron, công thức lewis, công thức cấu tạo của H2, O2, Cl2, N2, CO2, H2O, CH4, C2H4, CS2, SO2, NH4+, HClO, H2CO3, HNO2, HNO3 Câu 6: Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns1. X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO3. Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lý ô nhiễm kim loại nặng… a) Xác định công thức hóa học của hợp chất giữa M và X b) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và công thức hydroxide tương ứng của M, của X và nêu tính acid – base của chúng. Câu 7 Hoà tan hoàn toàn 42,55 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ ở hai chu kỳ kế tiếp nhau vào nước thu được 0,4 mol khí H2 và dung dịch X. a) Xác định hai kim loại đó. b) Trung hoà dung dịch X bằng 2 lít dung dịch HCl. Tính CM của dung dịch HCl đã dùng. Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai muối carbonate ( của hai kim loại A, B thuộc nhóm IIA, ở hai chu kì liên tiếp, MA
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn