Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 1
download
Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG TỔ: NGỮ VĂNSỬĐỊACD ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 6 NĂM HỌC 20192020 1. Đọc – hiểu: 3.0 đ a. Văn bản: 2.0 đ Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản; Ý nghĩa chi tiết trong văn bản; Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. b. Tiếng Việt: 1.0 đ Từ (xét về cấu tạo); Từ (xét về nguồn gốc); Nghĩa của từ; Từ loại; Cụm từ. 2. Vận dụng: 2.0 đ Giải nghĩa từ; Chữa lỗi dùng từ; Đặt câu. 3. Vận dụng cao: 5.0 đ Kể chuyện đời thường; Kể chuyện sáng tạo. I. PHẦN BÀI TẬP ĐỀ 1. Câu 1: (2điểm). a. Nêu điểm giống nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích? b. Kể tên một truyện truyền thuyết và một truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 6, KHI? c. Bài học rút ra từ truyện Ếch ngồi đáy giếng? Câu 2: (2điểm). Chọn đoạn văn sau: “Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buột yêu thương nhân nghĩa...Tất cà đều nằm trong muôn ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng.” (Lũy tre làng và những mầm măng Giáng My) a. Những từ sau từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy? dẻo dai, cứng cáp, yêu thương. b. Những từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào? c. Từ bến trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3: (1điểm) Phát hiện lỗi sai và chữa lỗi dùng từ trong câu sau: 1
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn cái tinh tú của văn hóa dân tộc. Câu 4: (5điểm). Em hãy kể một thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý, kính trọng. ĐỀ 2. Câu 1: (1 điểm) Các văn bản Thạch sanh, Thánh gióng, Cây bút thần, văn bản nào được xếp vào thể loại truyền thuyết? Căn cứ vào những điểm nào để em khẳng định đó là truyền thuyết? Câu 2 (1,5 điểm) a. Theo em, vì sao dân gian không đặt cho “em bé” trong truyện Em bé thông minh một cái tên cụ thể? b. Nêu ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng? Câu 3: (1,5 điểm) Đọc ví dụ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Mặt trời lấp ló đằng chân(1) trời xa Rộn ràng chân(2) bước hòa theo tiếng ca (Trích bài: Hành khúc tới trường Âm nhạc 6) a. Các từ chân (1) chân(2) ở ví dụ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? b. Tìm một từ láy, một từ ghép có trong ví dụ trên? Câu 4: (1 điểm) Vận dụng kiến thức đã học, em hãy phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong câu sau: Tiếng việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. Câu 5: (5điểm) Em đã từng được nghe và đọc nhiều câu chuyện thần tiên. Em hãy kể lại một câu chuyện thần tiên mà em thích bằng lời văn của em. ĐỀ 3. Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi bấy giờ đã làm vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hổ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh”. (Ng ữ văn 6, tập I) a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại truyện nào? (0,5 điểm) b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? (0,5 điểm) c. Từ “le lói” trong câu “Người ta vẫn còn thấy le lói dưới mặt hồ xanh” là loại từ nào? (0,5 điểm) d. Đoạn trích trên kể về nội dung gì? (1 điểm). 2
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 đ. Từ “nhanh” trong cụm từ “nhanh như cắt” thuộc từ loại gì? (0,5 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) Tìm một cụm danh từ và một cụm tính từ, một cụm động từ trong đoạn trích trên và điền vào mô hình cấu tạo cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ. Câu 4: (5,0 điểm) Hãy kể về người bạn thân của em. ĐỀ 4. Câu 1: (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi: “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân”. (Sơn Tinh, Thủy Tinh – SGK Ngữ văn 6, tập 1 NXB GD Việt Nam) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? (1đ) b. Trong câu: “Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ.” Có những cụm động từ nào? (1đ) c. Nêu nội dung khái quát của đoạn văn trên. (1đ) Câu 2: (2.0 điểm) Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 57 dòng) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay. Câu 2: (5.0 điểm) Kể về một việc tốt mà em đã làm để giúp đỡ người khác. ĐỀ 5 Câu 1 (2,0 điểm) a) Thế nào là cụm động từ? Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm động từ? b) Tìm các cụm động từ có trong câu văn sau: "Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước." (SGK Ng ữ Văn 6, tập 1, trang 32) Câu 2 (3,0 điểm) Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi: "Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu." (SGK Ng ữ Văn 6, tập 1, trang 102) a) Câu văn trên thuộc văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Hãy nêu khái niệm của thể loại văn bản ấy? Kể tên các văn bản đã học cùng thể loại với văn bản trên? b) Văn bản trên cho ta bài học gì trong cuộc sống? Câu 3 (5,0 điểm). Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một trong các con vật sau (chó, mèo, chuột, chim, ...) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó em gặp những điều thú vị và rắc rối gì? Em mong chóng hết hạn để trở lại làm người như thế nào? Hãy kể lại câu chuyện đó. 3
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 II. HƯỚNG DẪN PHẦN TẬP LÀM VĂN : Kiểu văn bản tự sự. Văn Tự sự ( Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo) 1. Kiên th ́ ưc cân đat: ́ ̀ ̣ *Nắm vững đặc trưng sự khác nhau giữa các dạng văn tự sự. a. Kể chuyện đời thường: là kể lại những chuyện mình đã gặp hoặc đã từng trải qua để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất định. ( VD truyện: Một việc tốt em đã làm; Người thân thiết nhất với em; …) * Lưu ý: Khi kể một câu chuyện đời thường thì nhân vật, sự việc trong truyện cần chân thực, không bịa đặt; các sự việc, chi tiết cần tập trung vào chủ đề chính, tránh kể tùy tiện, rời rạc. b. Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó. ( VD truyện: Lục súc tranh công; Giấc mơ gặp Lang Liêu; …) * Lưu ý: Truyện tưởng tượng vẫn cần bám sát vào những đặc điểm có thật của sự vật, hiện tượng được kể rồi mới nhân hóa, tưởng tượng thêm lên. *Nắm vững bố cục và phương pháp làm từng dạng bài văn tự sự. Cách làm bài tự sự a. Tìm hiểu đề: Xác định thể loại; xác định người hoặc việc sẽ kể và phạm vi yêu cầu của đề. b. Tìm ý : Xác định tính tình, sở thích, tình cảm, … của nhân vật hoặc diễn biến trước sau của sự việc cần kể. c.Lập dàn ý: Sắp xếp các nội dung vừa tìm được theo bố cục ba phần: Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. Kết bài: Kể kết thúc của sự việc. d. Viết bài: Dựa vào dàn bài đã có xây dựng thành bài văn hoàn thiện; đọc lại và sửa lỗi. 2. Ki năng cân đat: ̃ ̀ ̣ Rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn và biết sử dụng ngôi kể, thứ tự kể kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng để bài làm sinh động, hấp dẫn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo 3. Một số đề bài HS tham khảo: Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi. Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý ( ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...). Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này. Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới . Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em. Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển. Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh” 4
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 Đề 10: Mượn lời đồ vật (hoặc con vật)mà em gần gũi để giải bài tâm sự hoặc kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật (hay con vật đó) MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO: Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu đậm của em về việc làm tốt ấy. b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí: Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu? Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt? Có những ai tham gia cùng em? Em đã làm những việc gì? Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt? Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy? Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao? c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích. Đề 2: Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa. / Kể về một kỉ niệm mà em nhớ nhất. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy. b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi: Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi? Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào? Hành trình chuyến đi ra sao? Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? Em ao ước những chuyến đi như thế nào? c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy. Đề 3: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này. Gợi ý: a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy . b. TB: Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu? Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích? Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào? Em thích nhất điều gì ở bạn? c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy. Đề 4: Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất. * Gợi ý: HS dựa vào dàn ý kể người. a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó. 5
- Ngữ văn 6HK1. NH 2019 2020 b. TB: Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó. Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó. Kể về tài năng, sở thích của người đó. Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào? c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó. Chúc các em ôn tập và làm bài tốt! 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi
8 p | 64 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 56 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 54 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
9 p | 28 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn