intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới cùng củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI­ SINH 11 Năm học: 2019­2020 I.Trắc nghiệm 1/ Đơn vị hút nước của rễ là: A. Tế bào lông hút. B. Tế bào biểu bì C. Không bào D. Tế bào rễ 2/ Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion  khoáng là: A. Số lượng tế bào lông hút lớn B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. D. Số lượng rễ bên nhiều 3/ Sự vận chuyển nước và muối khoáng theo con đường gian bào là: A. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào B. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi  xenlulôzơ bên trong thành tế bào. C. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo không gian giữa các tế bào D. Con đường vận chuyển nước và khoáng đi theo các các cầu nối nguyên sinh chất giữa các tế bào 4/ Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào? I. Năng lượng là ATP II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi IV. Enzim hoạt tải (chất mang) A. I, IV  B. II, IV  C. I, II, IV.  D. I, III, IV 5/ Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Chủ động B. Khuếch tán C. Có tiêu dùng năng lượng ATP    D. Thẩm thấu. 6/ Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ từ dưới lên, nhờ động lực nào? A. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước B. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước,  lực đẩy của rễ do áp suất rễ và lực liên kết giữa các phân tử  nước với nhau và với thành mạch gỗ. 7/ Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm, ta thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Đây là hiện tượng A. rỉ nhựa và ứ giọt.  B. thoát hợi nước.  C. rỉ nhựa.  D. ứ giọt. 8/ Phát biểu nào sau đây sai? I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm. II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây  sẽ yếu. III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây A. II B. III, IV C. I, III D. III. 9/ Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì: A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt môi  trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.  B. vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.  C. cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.  D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn. 10/ Ở một số cây (cây thường xuân ­ Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì có sự thoát hơi  nước qua mặt trên của lá hay không?
  2. A.Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng  C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.  D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá 11/ Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được giữ lại? A. 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại.  B. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại C. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại  D. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại 12/ Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá? A. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp B. khí khổng mở cho khí O2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động  của cây.  C. giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng D. tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ 13/  Sắp xếp các vai trò của các nguyên tố tương ứng với từng nguyên tố: STT  Tên nguyên tố  Các vai trò  Trả lời  1  Nitơ  a. Tham gia cấu trúc Prôtêin, axít nuclếic  1.....  2  Phốt pho  b. Là thành phần của Prôtêin  2.....  3  Can xi  c. Tham gia cấu trúc diệp lục, hoạt hoá enzin  3....  4  Lưu huỳnh  d. Tham gia cấu trúc thành tế bào, màng, tế bào, hoạt  4....  hoá enzin  5  Magiê  e. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốt pholipít,  5....  côenzin  A. 1­a, 2­e, 3­c, 4­b, 5­d  B. 1­a, 2­e, 3­d, 4­b, 5­c. C. 1­a, 2­e, 3­d, 4­c, 5­b  D. 1­e, 2­a, 3­d, 4­b, 5­c 14/ Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho cây:                 1. Gây độc hại đối với cây.                 2.Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.                 3. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.                 4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. A. 1, 2, 3, 4  B. 1, 2, 3  C. 1, 2  D. 1, 2, 4. 15/ Ở cây, nguyên tố khoáng chủ yếu được hấp thụ dưới dạng A. ion  B. phân tử.  C. nguyên tử  D. đơn phân  16/ Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng  hoà tan dễ hấp thụ đối với cây: A. làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất  chua.  B. Bón vôi cho đất kiềm C Tháo nước ngập đất, để chúng tan trong nước D. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion. 17/ Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại  lượng là: A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi. B. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng  C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm  D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt  18/ Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng: A. NH4+ và NO3­ B. NO2­, NH4+ và NO3­  C. N2, NO2­, NH4+ và NO3­  D. NH3, NH4+ và NO3­
  3. 19/ Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nitơ đối với cây xanh: A. Thiếu nitơ cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng  B. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật C. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục... D. Thiếu nitơ lá non có màu lục đậm không bình thường. 20/ Quá trình khử nitrat trong cây là  A. quá trình chuyển hóa NO3­ thành NH4+ theo sơ đồ: NO3­  NO2­  NH4+  B. quá trình được thực hiện nhờ enzym nitrogenaza.  C. quá trình bao gồm phản ứng  khử NO2­ thành NO3­.  D. là quá trình cố định nitơ không khí. 21/ Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực  vật I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp  thụ)  II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.  III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ  bình thường cho cây.  IV. Nhờ có enzym nitrôgenara, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành  NH3  V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. A. I, II, III, IV.  B. I, III, IV, V  C. II. IV, V  D. II, III, V 22/ Bào quan thực hiện chức năng quang hợp: A. Grana  B. Lục lạp  C. Lạp thể  D. Diệp lục 23/ Nhờ quang hợp, tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển luôn được cân bằng là: A. CO2 : 0,03% và O2 : 0,3% B. CO2 : 0,3% và O2 : 21%  C. CO2 : 0,03% và O2 : 21%. D. O2 : 0,03% và CO2 : 21% 24/ Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: A. xanh lục và vàng.  B. xanh lục và đỏ.  C. xanh lục và xanh tím.  D. đỏ và xanh tím.  25/ Bản chất, pha sáng của quá trình quang hợp là A. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng  O2 vào khí quyển.  B. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng  O2 vào khí quyển.  C. pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2  vào khí quyển. D. pha ôxi hóa nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải  phóng O2 vào khí quyển. 26/ Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có A. ATP, NADPH.  B. ATP, NADPH và CO2    C. ATP, NADPH và O2     D. ATP, NADP+ và O2  27/ Sản phẩm của pha sáng là gì? A. O2, ATP.  B. O2 , NADPH.  C. ATP, NADPH, O2.  D. ATP, NADPH. 6,  28/ Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là: A. ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2  B. ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ  C. ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.  D. ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ 29/ Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào?
  4. A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucôzơ được sử dụng trong hô hấp phân giải hiếu khí  / kị khí = 38/2 = 19 lần.  B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống  C. Hô hấp hiếu khí cần O2 còn kị khí không cần O2  D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất định  30/ Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật? A. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh.           B. Cây bị khô hạn.                C. Cây bị ngập úng.              D. Cây sống nơi ẩm ướt  31/ Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người không diễn ra ở  A. dạ dày. B. ruột non. C. thực quản.  D. miệng. 32/  Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu  hóa bị trộn lẫn chất thải. II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng  III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu  hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn  IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản  và được hấp thụ vào máu. A. I, II, IV  B. I, III, IV  C. II, III, IV  D. I, II, III.  33/ Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở : A. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. B. Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.  C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Chỉ diễn ra ở dạ dày. 34/ Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại: 1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất hữu  cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản. 2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá prôtêin và lipit trong dạ múi khế. 3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho  động vật nhai lại. A. 1, 3.  B. 2, 3  C. 1, 2 D. 1, 2  35/ Quá trình tiêu hoá thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và ăn tạp xảy ra chủ yếu nhờ A. bộ răng.     B. bộ răng và độ dài của ruột.      C. bộ răng và mề.     D. răng ở khoang miệng và thành cơ ở  dạ dày,  36/ Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.  B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách. C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong D. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế  37/ Sự khác nhau cơ bản về quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và ăn thực vật là: I. Thú ăn thịt xé thịt và nuốt, thú ăn thực vật nhai, nghiền nát thức ăn, một số loài nhai lại thức ăn. II. Thú ăn thịt tiêu hóa chủ yếu ở dạ dày nhờ enzim pepsin, thú ăn thực vật tiêu hóa chủ yếu ở ruột non nhờ  enzim xenlulara. III. Thú ăn thực vật nhai kĩ hoặc nhai lại thức ăn, vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tham gia  vào tiêu hóa thức ăn. IV. Thú ăn thịt manh tràng không có chức năng tiêu hóa thức ăn. A. II, IV.  B. II, III, IV.  C. I, III  D. I, II, IV. 
  5. 38/ Thức ăn xenlulozơ lưu lại trong dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh. Đây là quá  trình biến đổi A. cơ học.  B. hoá học.  C. sinh học.  D. cơ học, hoá học, sinh học  39/ Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra ở A. mang  B. phổi  C. hệ thống ống khí.  D. màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể  40/ Ý không đúng khi giải thích vì sao da giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể? A. Các tế bào tiếp xúc trực tiếp với không khí thông qua hệ thống ống khí.  B. Dưới lớp da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp  C. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ S/V) khá lớn D. Da luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán  41/ Hô hấp không có vai trò nào sau đây? I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể II. Cung cấp oxi cho cơ thể và thải CO2 ra môi trường ngoài III. Mang oxi từ cơ quan hô hấp đến tế bào và mang CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất A. II, III B. III, IV C. III  D. IV  42/ Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim thực hiện nhờ A. sự co dãn của phần bụng B. sự vận động của cánh C. sự co dãn của túi khí. D. sự di chuyển của chân 43/ Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn? A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được. B. Vì độ ẩm trên cạn thấp C. Vì không hấp thu được O2 của không khí D. Vì nhiệt độ trên cạn cao 44/ Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào? A. Tim  Động mạch  Khoang máu  trao đổi chất với tế bào  Hỗn hợp dịch mô – máu  tĩnh mạch   Tim B. Tim  Động mạch  trao đổi chất với tế bào  Hỗn hợp dịch mô – máu  Khoang máu   tĩnh mạch   Tim C. Tim  Động mạch  Hỗn hợp dịch mô – máu  Khoang máu  trao đổi chất với tế bào  tĩnh mạch   Tim D. Tim  Động mạch  Khoang máu  Hỗn hợp dịch mô – máu  tĩnh mạch  Tim. 45/ Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu? A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. Qua thành mao mạch C. Qua thành động mạch và mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. 46/ Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?  A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
  6. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. 47/ Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. C. Vì tim chỉ có 2 ngăn. D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. 48/ Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có: A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim) B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. C. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. D. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. 49/ Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. 50/ Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào? A. Chiếu sáng từ hai hướng. B.  Chiếu sáng từ ba hướng. C. Chiếu sáng từ một hướng. D. Chiếu sáng từ nhiều hướng. 51/ Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. 52/ Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A. Tác nhân kích thích không định hướng. B. Có sự vận động vô hướng C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào. D.Có nhiều tác nhân kích thích. 53/ Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. C. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. D. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. 54/ Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
  7. B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. 55/ Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào? A. Hướng sáng. B. Hướng đất C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc. 56/ Phản xạ là gì? A. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể. C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể. 57/ Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào? A. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ phận phản hồi thông tin. B. Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng  Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin   Bộ phận phản hồi thông tin. C. Bộ  phận tiếp nhận kích thích  Bộ  phận phân tích và tổng hợp thông tin  Bộ  phận thực hiện phản  ứng. D. Bộ phận trả lời kích thích  Bộ phận tiếp nhận kích thích  Bộ phận thực hiện phản ứng. 58/ Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là: A. Duỗi thẳng cơ thể . B. Co toàn bộ cơ thể. C. Di chuyển đi chỗ khác. D. Co ở phần cơ thể bị kích thích. 59/ Ý nào không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh chuổi hạch? A.  Số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới. B. Khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên. C. Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới. D. Phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới. 60/ Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào? A. Tế bào cảm giác  Mạng lưới thần kinh  Tế bào mô bì cơ. B. Tế bào cảm giác  Tế bào mô bì cơ  Mạng lưới thần kinh. C. Mạng lưới thần kinh  Tế bào cảm giác  Tế bào mô bì cơ. D. Tế bào mô bì cơ  Mạng lưới thần kinh  Tế bào cảm giác. 61/ Phản xạ phức tạp thường là: A. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số ít tế  bào thần kinh trong đó có các tế  bào vỏ   não. B. Phản xạ không điều kiện, có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế bào vỏ  não.
  8. C. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế  bào tuỷ sống. D. Phản xạ có điều kiện, trong đó có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh trong đó có các tế  bào vỏ não. 62/ Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là: A. Não và thần kinh ngoại biên. B. Não và tuỷ sống. C. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. D. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên. 63/ Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào? A. Thụ  quan đau  ở da  Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ    Tuỷ  sống  Sợi cảm giác của dây thần  kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. B. Thụ quan đau ở da  Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ  Tuỷ sống  Các cơ ngón ray. C. Thụ  quan đau  ở  da  Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ   Tuỷ  sống  Sợi vận động của dây thần  kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. D. Thụ quan đau ở da  Tuỷ sống  Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ  Các cơ ngón ray. 64/ Điện thế nghỉ là: A. Sự không chênh lệch điện thế  giữa hai bên màng tế bào khi tế  bào không bị  kích thích, phía trong màng   mang điện âm và ngoài màng mang điện dương. B. Sự  chênh lệch điện thế  giữa hai bên màng tế  bào khi tế  bào không bị  kích thích, phía trong màng mang   điện dương và ngoài màng mang điện âm. C. Sự  chênh lệch điện thế  giữa hai bên màng tế  bào khi tế  bào không bị  kích thích, phía trong màng mang   điện âm và ngoài màng mang điện dương. D. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong màng mang điện âm  và ngoài màng mang điện dương. 65/ Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A. Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. B. Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. C. Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện. D. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. 66/ Điện thế hoạt động là: A.Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực. C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. 67/ Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Khe xinap. C. Chuỳ xinap. D. Màng sau xinap.
  9. 68/ Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao  miêlin là: A. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng. B. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng. C. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng. 69/ Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap. B. Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap. C. Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap. D. Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap. 70/ Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Màng trước xinap. B. Chuỳ xinap. C. Màng sau xinap. D. Khe xinap. 71/ Xinap là: A.  Diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. B. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. D. Diện tiếp xúc chỉ giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến…). 72/ Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin diễn ra như thế nào? A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo  cực. B. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do cực rồi đảo cự đến mất phân cực rồi tái   phân c. C. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân   cực. D. Xung thần kinh lan truyền không liên tục từ vùng này sang vùng khác do mất phân cực đến đảo cực rồi tái   phân cực. 73/ Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyên xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin? A. Dẫn truyền theo lối “Nhảy cóc” từ eo Ranvie này chuyển sang eo Ranvie khác. B. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo. C. Dẫn truyền nhanh và ít tiêu tốn năng lượng. D. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng. 74/ Xung thần kinh là: A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động. B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động.
  10. C. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động. D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động. 75/ Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. B. Vì sống trong môi trường phức tạp. C. Vì có nhiều thời gian để học tập. D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. 76/ Sự hình thành tập tính học tập là: A. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron  bền vững. B. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron   nên có thể thay đổi. C. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ  mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. D. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron  và được di truyền. 77/ Tập tính quen nhờn là: A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì. B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì. C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì. D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì. 78/ In vết là: a/ Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó   nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau. b/ Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể  chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và  giảm dần qua những ngày sau. c/ Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm   dần qua những ngày sau. d/ Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể  chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và  tăng dần qua những ngày sau. 79/ Tập tính học đượclà: A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,   được di truyền. D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,   mang tính đặc trưng cho loài. 80/ Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?
  11. A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính. B. Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính. C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính. D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hện tập tính. 81/ Tập tính bẩm sinh là: A. Những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. Một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. Những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. D. Những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. 82/ Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh? A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy. B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy. C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 83/ Học ngầm là: A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn   đề tương tự. B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề  tương tự dễ  dàng. C. Những điều học được không co ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề  tương tự một cách dễ dàng. D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề   tương tự dễ dàng. 84/ Học khôn là: A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại. B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới. 85/ Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa.  Đây là một ví dụ về  hình thức học tập: A. Học khôn. B. Học ngầm. C. Điều kiện hoá hành động. D. Quen nhờn II. Tự luận: Học các bài 1. Vai trò của các nguyên tố khoáng 2. Quang hợp ở thực vật 3. Tuần hoàn máu 4. Hướng động 5. Ứng động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1