intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Việt Đức được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Việt Đức

  1. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC            TỔ HOÁ – SINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – SINH HỌC 11 Bài 1: HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng  1. Hình thái của hệ rễ ­ Các kiểu rễ + Rễ cọc + Rễ chùm ­ Các miền của rễ + Chóp rễ + Miền sinh trưởng dãn dài + Miền lông hút + Miền trưởng thành 2. Rễ cây phát triển nhanh về bề mặt hấp thụ Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh lan rộng và tăng  nhanh số lượng tế bào lông hút. II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút a, Hấp thụ nước ­ Cơ chế: thẩm thấu Nơi thế nước cao (đất) → Nơi thế nước thấp (tế bào lông hút) ­ Nguyên nhân + Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  2. + Nồng độ chất tan cao. b, Hấp thụ ion khoáng ­ Cơ chế thụ động: khuếch tán Nơi có nồng độ chất tan cao (đất) → Nơi có nồng độ chất tan thấp (tế  bào lông hút) ­ Cơ chế chủ động:  ­ Nơi có nồng độ chất tan thấp (đất) → Nơi có nồng độ chất tan cao (tế  bào lông hút) 2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của  rễ ­ Con đường gian bào: đi qua không gian giữa các tế bào ­ Con đường tế bào chất: đi qua tế bào chất của các tế bào. * Vai trò của đai caspari: điều chỉnh dòng vận chuyển vào trong trung trụ. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ  nước và ion khoáng ở rễ cây Bài 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHÂT TRONG CÂY Chỉ tiêu Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Chiều vận  Đi lên Đi xuống chuyển Thành  Nước và ion khoáng Chất hữu cơ phần chính  của dịch  mạch Cấu tạo Gồm các tế bào chết, thành có  Gồm các tế bào sống thấm linhin ­ Ống rây ­ Quản bào: xếp nối đầu. ­ Tế bào kèm.
  3. ­ Mạch ống: xếp gối đầu. Động lực  ­ Lực hút: do quá trình thoát  Do chênh lệch áp suất thẩm thấu  dòng mạch hơi nước ở lá. giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. ­ Lực liên kết: giữa các phân  tử nước và giữa nước với  thành mạch. ­ Lực đẩy: do áp suất rễ Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước ­ Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ giúp vận chuyển nước từ rễ lên  lá. ­ Nhờ quá trình thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 vào lá cung cấp  cho quang hợp. ­ Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây đảm bảo cho quá trình sinh lí  xảy ra bình thường. II. Thoát hơi nước qua lá 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước ­ Trong lớp tế bào biểu bì có chứa nhiều khí khổng: gồm 2 tế bào hình  hạt đậu quay mặt lõm vào nhau tạo thành lỗ khí, thành trong dày, thành  ngoài mỏng. ­ Lớp cutin bao phủ bề mặt của lá. 2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin ­ Con đường qua khí khổng . + Vận tốc lớn.
  4. + Được điều chỉnh bằng chế độ đóng mở khí khổng. ­ Con đường qua cutin. + Vận tôc nhỏ. + Không được điều chỉnh. III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ­ Nước: điều kiện cung cấp nước cho cây càng nhiều → quá trình thoát  hơi nước càng mạnh và ngược lại. ­ Ánh sáng: cường độ ánh sáng càng cao → quá trình thoát hơi nước càng  mạnh và ngược lại. ­ Nhiệt độ, gió…cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nươc. IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Cân bằng nước là tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng  nước thoát ra (B). Khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường. Khi A 
  5. ­ Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. 2. Phân loại ­ Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. ­ Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây ­ Vai trò của các nguyên tố khoáng đa lượng: tham gia vào thành phần  cấu tạo nên các đại phân tử. ­ Vai trò của các nguyên tố khoáng vi lượng: hoạt hóa nhiều enzim III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây 1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho  cây ­ Dạng hòa tan: cây hấp thụ được ­ Dạng không hòa tan: cây không hấp thụ được. 2. Phân bón cho cây trồng ­ Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng ­ Bón phân quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây trồng, ô nhiễm nông phẩm  và môi trường. Bài 5 + 6: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ ­ Vai trò chung: đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. ­ Vai trò cấu trúc: + Tham gia vào cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit  nucleic, diệp lục… + Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng.
  6. + Dấu hiệu khi cây thiếu nguyên tố nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất  hiện màu vàng nhạt trên lá. ­ Vai trò điều tiết: + Tham gia xúc tác cho các phản ứng. + Cung cấp năng lượng. + Điều tiết trạng thái ngậm nước của protein. II. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật 1. Quá trình khử nitrat ­ Khái niệm: Là quá trình chuyển nitrat thành amoni. ­ Quá trình: NO­3 (nitrat) →  NO­2 (nitrit) → NH+4 (amoni) ­ Vị trí: mô rễ và mô lá. ­ Xúc tác: Mo và Fe. 2. Quá trình đồng hóa NH+4 trong mô thực vật ­ Amin hóa trực tiếp các axit xeto ­ Chuyển vị amin ­ Hình thành amit * Vai trò của amit + Giải độc NH+4 cho cây. + Dự trữ NH+4 cho cây. III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây 1. Nitơ trong không khí ­ Nitơ đơn chất: N2 cây không sử dụng được ­ Nitơ hợp chất: NO, NO2 cây không sử dụng được mà còn gây độc cho  cây.
  7. 2. Nitơ trong đất ­ Nitơ khoáng: NH+4 và NO­3, cây sử dụng được. ­ Nitơ hữu cơ: xác động thực vật, cây không sử dụng được. IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất ­ Quá trình cố định nitơ phân tử:  N2 → NH+4 ­ Quá trình khoáng hóa Xác động thực vật → NH+4 ­ Quá trình nitrat hóa NH+4 → NO­3 ­ Quá trình phản nitrat hóa NO­3 → N2 2.  Quá trình cố định nitơ phân tử ­ Khái niệm: Quá trình cố định nitơ phân tử là quá trình kết hợp N2 với  H2 thành NH3. ­ Con đường sinh học cố định nitơ là con đường cố định nitơ do các vi  sinh vật thực hiện. ­ Các vi sinh vật cố định nitơ gồm: + Nhóm vi sinh vật sống tự do. + Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh. V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
  8. Để cây trồng có năng suất cao cần bón phân đúng cách, đủ loại, đủ số  lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng, đúng nhu cầu của giống, loài  cây, phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây cũng như  điều kiện đất đai và thời vụ. 2. Các phương pháp bón phân ­ Bón qua rễ. ­ Bón qua lá. 3. Phân bón và môi trường Khi lượng phân bón cho cây vượt quá mức, cây sẽ không hấp thụ hết,  sẽ gây ô nhiễm môi trường. Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I. Khái quát về quang hợp ở thực vật 1. Khái niệm Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (H2O và CO2) nhờ  năng lượng ánh sáng, được hấp thụ bởi hệ sắc tố. 2. Vai trò của quang hợp ­ Tạo chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, nguyên liệu cho công  nghiệp, dược liệu chữa bệnh. ­ Chuyển quang năng thành hóa năng trong các liên kết hóa học. ­ Điều hòa không khí: hấp thụ CO2 và giải phóng O2. II. Lá là cơ quan quang hợp 1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp a, Đặc điểm hình thái ­ Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng.
  9. ­ Trong lớp biểu bì có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào trong lá. b, Đặc điểm giải phẫu ­ Hệ gân lá phát triển giúp vận chuyển nước, ion khoáng và sản phẩm  của quang hợp. ­ Lục lạp phân bố nhiều ở lớp tế bào mô giậu và mô xốp giúp thực hiện  quá trình quang hợp. 2. Lục lạp là bào quan quang hợp (học ở lớp 10) 3. Hệ sắc tố quang hợp : a, Hệ sắc tố ­ Sắc tố chính (diệp lục) : + Diệp lục a. + Diệp lục b. ­ Sắc tố phụ (carotenoit) + Caroten. + Xantophyl. b, Vai trò ­ Sắc tố phụ và diệp lục b : hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho  diệp lục a. ­ Diệp lục a : ở trung tâm phản ứng, chuyển năng lượng ánh sáng thành  năng lượng hóa học. Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM I. Sự khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp Chỉ tiêu Pha sáng Pha tối Vị trí tilacoit Stroma
  10. Nguyên  H2O CO2, NADPH, ATP liệu Sản  O2, NADPH, ATP Cacbohidrat phẩm Điều  Ánh sáng Không kiện Khái  Là quá trình oxi hóa nước tạo ra O2  Là quá trình khử CO2 tạo ra  niệm và năng lượng. chất hữu cơ. Quá  Quang phân li nước Các con đường cố định CO2. trình 2 H2O → 4 H+ + 4e­ + O2 Đặc  Giống nhau ở tất cả các nhóm thực  Khác nhau ở C3, C4 và CAM. điểm vật. II. Sự khác nhau giữa các con đường cố định CO2 ở các nhóm thực vật Chỉ tiêu Chu trình C3  Chu trình C4  Chu trình CAM (Canvin –  (Hatch – Slack) Beson) Phân bố Vùng ôn đới Vùng nhiệt đới và  Vùng khô hạn  cận nhiệt đới kéo dài Đại diện Từ rêu cho đến  Mía, rau dền, ngô,  Xương rồng,  các loài cây gỗ  cao lương, kê… dứa… lớ n Chất nhận  Ribulozo – 1,5  Photpho enol  PEP CO2 diP pyruvat (PEP) Sản phẩm đầu  Axit photpho  Axit oxalo axetic  AOA tiên sau khi cố  glyxeric (APG) (AOA) định CO2
  11. Điểm bù CO2 Cao Thấp Thấp Điểm bão hòa  Thấp Cao Cao ánh sáng Nhu cầu nước Cao Thấp Thấp Loại tế bào 1 (tế bào mô  2 (tế bào mô giậu  1 (tế bào mô  giậu) và tế bào bao bó  giậu) mạch) Hô hấp sáng Có Không Không Cường độ  Trung bình Cao Thấp quang hợp Năng suất Trung bình Cao Thấp III. Sự khác nhau giữa chu trình C4 và chu trình CAM Chu trình Chu trình C4 Chu trình CAM Giai đoạn lấy CO2 Xảy ra tại tế bào mô  Ban đêm giậu Giai đoạn tạo chất  Xảy ra tại tế bào bao bó  Ban ngày hữu cơ mạch Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN  QUANG HỢP I Ánh sáng 1. Cường độ ánh sáng ­ Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng  cường độ hô hâp. ­ Điểm bão hòa ánh sáng: cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp là  lớn nhất.
  12. 2. Quang phổ ánh sáng ­ Thực vật thực hiện quang hợp ở ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím. ­ Ánh sáng đỏ xúc tiến tổng hợp cacbohydrat; ánh sáng xanh tím xúc tiến tổng  hợp axit amin. II. Nồng độ CO2 ­ Điểm bù CO2: nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường  độ hô hấp. ­ Điểm bão hòa CO2: nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp là lớn  nhất. III. Nước ­ Là nguyên liệu của quang hợp. ­ Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa. ­ Điều tiết độ mở của khí khổng. ­ Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá. IV. Nhiệt độ  Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu,  trên ngưỡng đó quang hợp giảm. V. Nguyên tố khoáng ­ Tham gia cấu thành enzim quang hợp ­ Tham gia cấu thành nên diệp lục. ­ Điều tiết độ mở của khí khổng. ­ Liên quan đến quang phân li nước. VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay thế cho ánh sáng mặt trời, trồng cây  trong nhà có mái che, trong phòng.
  13. Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng ­ Quang hợp quyết định 90% ­ 95 % năng suất cây trồng, phần còn lại là các  chất dinh dưỡng khoáng. ­ Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha  gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. ­ Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong  các cơ quan kinh tế. II. Tăng năng suất cây trồng trông qua điều khiển quang hợp 1. Tăng diện tích lá Điều khiển diện tích lá nhờ các biện pháp nông học như bón phân, tưới nước  hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng. 2. Tăng cường độ quang hợp Thực hiện các biện pháp như cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí tạo  điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có  hiệu quả. 3. Tăng hệ số kinh tế ­ Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ  phận có giá trị kinh tế. ­ Các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí. Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT I. Khái quát về hô hấp ở thực vật 1. Khái niệm Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ của tế bào sống, thành CO2  và H2O và giải phóng năng lượng (nhiệt độ; ATP). 2. Phương trình tổng quát
  14. Chất hữu cơ  + O2  → CO2 + H2O + Năng lượng (nhiệt; ATP) VD: C6H12O6 + 6 O2  → 6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (nhiệt; ATP) 3. Vai trò của hô hấp đối với thực vật ­ Tạo nhiệt độ để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của thực  vật. ­ Tạo ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sông của cây: vận chuyển chất, sinh  trưởng, tổng hợp các chất… ­ Tạo sản phẩm trung gian là nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ khác. II. Con đường hô hấp ở thực vật 1. Phân giải kị khí a. Đường phân:  ­ Vị trí: xảy ra tại tế bào chất. ­ Quá trình:  1 Glucozo → 2 axit pyruvic + 2 ATP + 2 NADH b. Lên men: Axit pyruvic → Rượu Etylic + 2CO2 Axit pyruvic → Axit Lactic 2. Phân giải hiếu khí a. Đường phân:  ­ Vị trí: xảy ra tại tế bào chất. ­ Quá trình:  1 Glucozo → 2 axit pyruvic + 2 ATP + 2 NADH b. Chu trình Crep: ­ Vị trí: chât nền của ti thể
  15. ­ Quá trình: 2 Axit pyruvic → 6 CO2 + 2 ATP + 8 NADH + 2 FADH2 c. Chuỗi truyền electron: ­ Vị trí: xảy ra tại màng trong của ti thể. ­ Quá trình: Hidro trong NADH2 và FADH2 được truyền qua chuỗi truyền  electron và kết hợp với O2 tạo ra H2O và 34 ATP. III. Hô hấp sáng: ­ Khái niệm: là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài ánh sáng. ­ Điều kiện: ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. ­ Nguyên liệu: Ribulozo – 1,5 diP. ­ Hậu quả: làm giảm năng suất cây trồng. ­ Vị trí: tại lục lạp, peroxixon và ti thể. IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường 1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp Hô hấp và quang hợp là hai quá trình phụ thuộc lẫn nhau. 2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường a, Nước lượng nước giảm → giảm cường độ hô hấp. b, Nhiệt độ Khi nhiệt độ tăng → cường độ hô hấp tăng đến giới hạn mà hoạt động sống  của tế bào vẫn còn bình thường. c, Oxi Là nguyên liệu của hô hấp hiếu khí. d, Hàm lượng CO2
  16. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chê hô hấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2