intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: Mentos Pure Fresh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi học kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2018­2019 MÔN: SINH HỌC 9 I. Trắc nghiệm:  Hãy khoanh vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1: Khi cho giao phấn 2 cây đậu Hà lan hoa đỏ với nhau được F1 có tỉ lệ: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.  Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau: a. AA  x  AA b. Aa x AA c. Aa x  aa d. Aa x   Aa Câu 2: Trong nguyên phân NST phân li về hai cực tế bào ở : a. Kì đầu b. Kì giữa c. Kì sau d. Kì cuối Câu 3: Bệnh Đao ở người thuộc loại đột biến: a. Đột biến cấu trúc NST b. Đột biến dị bội c. Đột biến  đa bội d. Đột biến  gen Câu 4: Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là: a. Glucôzơ b. Nuclêôtít c. Axít amin d. Axít béo Câu 5: Dạng đột biến Nhiễm sắc thể  gây bệnh Đao ở người là: a. Mất 1  NST 21 b. Lặp đoạn NST 21 c. Thêm 1 NST 21 d. Mất đoạn NST 20 Câu 6: Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội: a. Tế bào sinh dưỡng b. Hợp tử c. Tế bào xôma d. Giao tử Câu 7: Tính đa dạng và đặc thù của ADN do yếu tố nào quy định? a. A + G = T + X;                             b. Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử; c. Khối lượng phân tử ADN trong nhân tế bào; d. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN. Câu 8: Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là: a. Biến dị tổ hợp;     b. Thường biến;     c. Đột biến gen;      d. Đột biến NST. Câu 9: Đặc điểm của thực vật đa bội là : a. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất.                        b. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.        c. Tốc độ phát triển chậm.      d. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu. Câu 10: Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên : a. Cặp NST tương đồng ;         b. Các cặp gen tương phản ;          c. Nhóm gen liên kết ;              d. Nhóm gen độc lập. Câu 11: Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là:  a. Tính trạng                 b. Kiểu gen              c. Kiểu di truyền          d. Kiểu gen và kiểu hình  Câu 12: Ở người có biểu hiện bệnh Tớcnơ là do:  a. Đột biến gen b. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể c. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc thể dị bội d. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể thuộc thể đa bội
  2. Câu 13: Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi:       a. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen.      b. Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.      c. Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thöôùc lớn.      d. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người. Câu 14: Biến dị di truyền gồm:         a. Biến dị tổ hợp; b. Đột biến;       c. Thường biến; d. Biến dị tổ hợp và đột biến. Câu 15: Trong tế bào sinh dưỡng, thể 3 nhiễm (2n + 1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là:  a. 24 b. 3 c. 47 d. 49 Câu 16: Caùc loaïi đơn phân của ARN gồm a. A,T,G,X                                  b. A,T,U,X c. A,U,G,X                                  d. A,T,U,G,X Câu 17: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là:  a. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân  b. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau c. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit d. Đều được cấu tạo từ các axit amin Câu 18: Sự hình thành chuỗi axít amin dựa trên khuôn mẫu nào?        a. tARN. b. rARN.      c. mARN.       d. Ribôxôm. II. TỰ LUẬN:  Câu 1: a) Mô tả cấu trúc không gian của ADN? ADN tự nhân đôi dựa trên những nguyên tắc nào?  Nêu  bản chất của mối quan hệ giữa gen và ARN. b) Một đoạn mạch mARN có trình tự sắp xếp các nuclêôtit như sau:                      – G – U – X – G – U – U – A – A – X – X – Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn  mARN đó? Câu 2: Đột biến gen là gì? Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa ADN và ARN? Câu 4: Trình bày quá trình nguyên phân? Nêu ý nghĩa của nguyên phân? Câu 5: Phát biểu quy luật đồng tính và quy luật phân li? Câu 6: Loài ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Có 4 tế bào của ruồi giấm nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 32 tế bào con. Hãy xác định: a. Số lần nguyên phân. b. Số NST môi trường đã cung cấp cho mỗi tế bào nói trên. Câu 7: Có 3 tế  bào mầm trong cơ  thể  của 1 gà trống đều nguyên phân 5 lần. Các tế  bào con sau   nguyên phân đều trở thành các tinh bào bậc I và giảm phân bình thường. Biết ở gà có bộ NST 2n = 78. a. Xác định NST có trong các tinh bào bậc I. b. Tính số tinh trùng được tạo ra và số NST có trong các tinh trùng. Câu 8: Một phân tử có chứa 100000 vòng xoắn, hãy xác định: a. Chiều dài và số lượng nucleotit  của ADN. b. Số lượng từng loại nucleotit của ADN. Biết rằng loại timin chiếm 20% tổng số nucleotit. Câu 9: Một gen có 90 chu kì xoắn và có hiệu số  giữa adenin với guanin bằng 10% số nucleotit của   gen. Hãy xác định: a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nucleotit của gen. b. Chiều dài của gen.
  3. Câu 10: Một gen có 120 vòng xoắn. Gen nhân đôi 4 lần liên tiếp và đã sử dụng của môi trường 6300  nucleotit thuộc loại adenin. Xác định: a. Chiều dài và tổng số nucleotit của gen. b. Số lượng từng loại nucleotit có trong các gen con được tạo ra sau nhân đôi. ­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0