Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
lượt xem 3
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 9 NĂM HỌC 20222023 I. Trắc nghiệm: Câu1. Tính đặc thù của mỗi loại prôtêin do yếu tố nào quy định? A. Trình tự sắp xếp các loại axit amin B. Thành phần các loại axit amin C. Số lượng axit amin D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các loại axit amin Câu 2. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. U liên kết với A, G liên kết với X B. A lên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. C. A liên kết với T, G liên kết với X. D. A liên kết X, G liên kết với T. Câu 3. Chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là A. ADN. B. Prôtêin. C. ARN thông tin D. ARN ribôxôm. Câu 4. Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Cả A và C. Câu 5. Những dạng đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng gen trên một NST là A. Mất đoạn và lặp đoạn. B. Lặp đoạn và đảo đoạn. C. Mất đoạn và đảo đoạn. D. Cả B và C. Câu 6: Mức phản ứng của cơ thể có thể A. Di truyền được B. Không di truyền được C. Chưa xác định được D. Cả a và b
- Câu 7: Dạng đột biến Nhiễm sắc thể gây bệnh Đao ở người là: A. Mất 1 đoạn ở NST 21 B. Lặp đoạn NST 21 C. Thêm 1 NST ở cặp NST số 21 D. Mất đoạn NST 20 Câu 8: Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội: A. Tế bào sinh dưỡng B. Hợp tử C. Tế bào xôma D. Giao tử Câu 9: Ở cà chua (2n = 24), số NST ở thể tứ bội là: A. 36 B. 27 C. 25 D. 48 Câu 10: Bệnh Đao ở người thuộc loại đột biến: A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến dị bội C. Đột biến đa bội D. Đột biến gen Câu 11. Quá trình tổng hợp Protêin diễn ra tại đâu? A. Chất tế bào. B. Nhiễm sắc thể. C. Ribôxôm. D. Nhân tế bào Câu 12. Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích: A. P: Aa x Aa B. P : Aa x aa C. P: AA x AA D. P : AA x Aa Câu 13. ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? A. 4 B. 8 C. 16 D. 32 Câu 14. Có 1 tế bào trải qua 3 lần nguyên phân liên tiếp. Số tế bào con được tạo thành là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 12 Câu 15. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo ra mấy loại giao tử ? A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 16. Phép lai nào tạo ra nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình nhất? A. AaBb x aabb B. AaBb x aaBb C. AaBb x Aabb D. AaBb x AaBb Câu 17. Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính? A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh máu khó đông D.Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Câu 18. Thường biến thuộc loại biến dị nào? A. Biến dị tổ hợp B. Biến dị di truyền C. Biến dị đột biến D. Biến dị không di truyền Câu 19. Những khó khăn gặp phải trong việc nghiên cứu di truyền ở người là gì ? A. Người phản ứng nhanh với các kích thích của môi trường B. Người là động vật tiến hoá nhất nên không tổ chức thực hiện được C .Người biết nói nên có thể thông tin cho nhau được. Vì vậy các kết quả thực nghiệm ở người có thể bị sai lạc. D Người sinh sản muộn, đẻ ít con, vì lý do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến Câu 20. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôi NST B. Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng C. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST II. Phần tự luận Câu 1 Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng ? Giải thích bản chất mối quan hệ đó. Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng Gen ( một đoạn AND) mARN Prôtêin Tính trạng Bản chất mối quan hệ gen tính trạng: +Trình tự các Nu trong ADN qui định trình tự các Nu trong mARN, qua đó qui định trình tự các aa của prôtêin. Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng của cơ thể Câu 2. Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng.
- Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng. 1 trứng x 1 tinh trùng > 1 hợp tử > 2 phôi 2 trứng x 2 tinh trùng > 2 hợp tử> 2 phôi > 2 cơ thể độc lập > 2 cơ thể độc lập Cùng kiểu gen, cùng giới tính giống hệt Có kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới nhau hoặc khác giới, kiểu hình khác nhau Câu 3. Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường. NST giới tính NST thường Chỉ có một cặp Có nhiều cặp Tồn tại thành từng cặp tương Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng, đồng(XX), khác nhau giữa cá thể đực giống nhau ở cả hai giới tính. và cái Mang gen quy định tính đực cái và các Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của tính trạng liên quan hoặc không liên cơ thể. quan với giới tính. Câu 4. 1. Khi quan sát bộ nhiễm sắc thể của lưỡng bội ở người họ đếm được ở cặp nhiễm sắc thể số 21 có 3 NST. Người đó bị bệnh gi? Thuộc dạng đột biến nào? Em có thể nhận biết người bị bệnh đó qua những dấu hiệu nào? Trả lời: . Người đó bị bệnh Đao Dạng đột biến thể dị bội: Thể tam nhiễm (2n + 1) Dấu hiệu nhận biết người bị bệnh đao: + Đặc điểm di truyền: Có 3 NST ở cặp số 21 + Biểu hiện: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau và một mí, ngón tay ngắn. Về sinh lý si đần bẩm sinh và không có con Câu 5. Nêu các nguyên nhân phát sinh các bệnh, tật di truyền ở người? Các biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? * Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
- Do ô nhiễm MT. Do rối loạn trao đổi chất nội bào. * Biện pháp hạn chế: Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm MT. Sử dụng hợp lí các thuốc BVTV. Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân. Hạn chế kết hôn hoặc sinh con giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh tật di truyền. Câu 6. Bài tập di truyền lai một cặp tính trạng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn