Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
lượt xem 2
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Phúc Thọ
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CUƠNG ÔN THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 2020 TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Môn: Địa lí lớp 10 CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP I. LÍ THUYẾT 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp * Vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp: Có vai trò chủ đao trong nền kinh tế. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng. Tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập. * Đặc điểm của sản xuất công nghiệp: Bao gồm 2 giai đoạn. Có tính chất tập trung cao độ. Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 1.2. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp. Dân cư, kinh tế xã hội: + Dân cư lao động: số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp. + Tiến bộ khoa học kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sự dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp; làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. + Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. 1.3. Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới Vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới: Công nghiệp năng lượng: Công nghiệp khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.
- Công nghiệp điện tử tin học. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: công nghiệp dệt – may. Công nghiệp thực phẩm. 1.4. Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp * Điểm công nghiệp: Đồng nhất với một điểm dân cư. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu cộng nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. * Khu công nghiệp tập trung: Khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao. Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. * Trung tâm công nghiệp: Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân). Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ. * Vùng công nghiệp: Vùng lãnh thổ rộng lớn. Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá. Có các ngành phục vụ và bổ trợ. 2. Kĩ năng Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm. Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền và biểu đồ kết hợp). NỘI DUNG 2: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ * Vai trò: có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
- * Cơ cấu: cơ cấu ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công cộng. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội. Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự gia tăng dân số và sức mua của dân cư. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Mức sống và thu nhập thực tế. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư. Sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch. 1.2. Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải * Vai trò Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương. Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới. * Đặc điểm Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hoá. Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, thường căn cứ vào các tiêu chí: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển trung bình. * Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tả i Nhân tố tự nhiên: + Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. + Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. Nhân tố kinh tế xã hội: + Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải. + Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. * Các ngành giao thông vận tải cụ thể Ưu, nhược điểm và sự phân bố của các ngành: đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không.
- 1.3. Trình bày được vai trò của ngành thương mại. hiểu và trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế giới * Vai trò của ngành thương mại: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, hoạt động thương mại có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, hoạt động thương mại không những đáp nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. * Khái niệm thị trường: Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng há và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện nay là tiền, vàng. * Khái niệm cán cân xuất nhập khẩu: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu (còn gọi là kim ngạch nhập khẩu). Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nhập khẩu thì gọi là xuất siêu, ngược lại là nhập siêu. * Đặc điểm của thị trường thế giới Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động. Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Các cường quốc về xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh t ế th ế gi ới và đồng tiền của những quốc gia này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới. Trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng. 2. Kĩ năng Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ: giao thông vận tảithương mại, du lịch. Phân tích các lược đồ/bản đồ giao thông vận tải, Vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho, viết báo cáo ngắn về một ngành dịch vụ. NỘI DUNG 3: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững * Khái niệm môi trường Môi trường địa lí: là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Môi trường sống của con người: là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. * Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng. * Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của chính họ. 1.2. HS hiểu được: việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vên môi trường là điều kiện để phát triển. 2. Kĩ năng Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh v ề các vấn đề môi trường (ô nhiễm không khí, ô nghiễm nguồn nước; suy thoái đất, rừng…) và rút ra nhận xét. Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trườ ng ở địa phươ ng: chọn chủ đề, thu thập thông tin, viết báo cáo. II.CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Câu hỏi trắc nghiệm BÀI 31 VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là A. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. B. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng C. đều sản xuất bằng thủ công. D. đều sản xuất bằng máy móc. Câu 3. Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp là A. khí hậu. B. khoáng sản C. biển D. rừng Câu 4. Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của A. các ngành kinh tế. B. nông nghiệp. C. giao thông vận tải. D. thương mại. Câu 5. Tính chất hai giai đoạn của ngành sản xuất công nghiệp là do A. trình độ sản xuất. B. đối tượng lao động. C. máy móc, thiết bị. D. trình độ lao động Câu 6. Nhân tố nào sau đây giúp ngành công nghiệp phân bố ngày càng hợp lí hơn? A. Dân cư và nguồn lao động. B. Thị trường.
- C. Đường lối chính sách. D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. Câu 7. Nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí. C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng. Câu 8. Ý nào sau đây đúng với vai trò của ngành sản xuất công nghiệp? A. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. C. Là cơ sở để phát triển ngành chăn nuôi. D. Tạo ra mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương, các nước. Câu 9. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp? A. Vị trí địa lí. B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. C. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Thị trường Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn. B. Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. C. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ. D. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp? A. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. B. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế. C. Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế. D. Luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP. Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với tính chất tập trung cao độ của công nghiệp? A. Tập trung tư liệu sản xuất. B. Thu hút nhiều lao động. C. Tạo ra khối lượng lớn sản phẩm. D. Cần không gian rộng lớn. Câu 13. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng. B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường. C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Câu 14. Ý nào sau đây chưa chính xác về đặc điểm của ngành công nghiệp? A. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp. B. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. C. Sản xuất công nghiệp được phân công tỉ mỉ. D. Có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Câu 15. Ngành sản xuất công nghiệp khác với ngành nông nghiệp ở chỗ A. đất trồng là tư liệu sản xuất.
- B. cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. C. phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. D. ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Câu 16. Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước là A. tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. C. tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp. D. tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Câu 17. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. Dân cư, nguồn lao động. B. Thị trường. C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. D. Đường lối chính sách. Câu 18. Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp vì A. công nghiệp là tập hợp các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm. B. công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. C. công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp. D. công nghiệp có hai giai đoạn sản xuất. Câu 19. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là A. Nâng cao đời sống dân cư. B. Cải thiện quản lí sản xuất. C. Xoá đói giảm nghèo. D. Công nghiệp hoá nông thôn. Câu 20. Trình độ phát triển công nghiệp hoá của một nước biểu thị ở A. Trình độ phát triển và sự lớn mạnh về kinh tế. B. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. C. Trình độ lao động và khoa học kĩ thuật của một quốc gia. D. Sức mạnh an ninh, quốc phòng của một quốc gia. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu 1. Ý nào không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm? ( Biết ) A. Dệt may, da giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh. C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát. Câu 2. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây? A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí. B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than. C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện. D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực. Câu 3. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây? ( Biết ) A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương. Câu 4. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho ( Biết ) A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim
- C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân. Câu 5. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia? ( Biết ) A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan. Câu 6. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại ( Biết ) A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm. C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm. Câu 7. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm: ( Biết ) A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy. B. dệt may, chế biến sữa, sành sứ thủy tinh. C. nhựa, sành sứ thủy tinh, nước giải khát. D. dệt may, da giày, nhựa, sành sứ thủy tinh. Câu 8. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản. C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản. Câu 9. Ý nào sau đây không phải vai trò của ngành công nghiệp điện lực? ( Hiểu ) A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật. B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại. C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người. D. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước. Câu 10. Ngành được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là ( Hiểu ) A. công nghiêp cơ khí. B. công nghiệp điện tử tin học. C. công nghiệp năng lượng. D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 11. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử tin học? ( Hiểu ) A. Không yêu cầu cao về trình độ lao động. B. Ít gây ô nhiễm môi trường. C. Không chiếm diện tích rộng. D. Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện , nước. Câu 12. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào sau đây? ( Hiểu ) A. Luyện kim. B. Xây dựng. C. Nông nghiệp. D. Khai khoáng. Câu 13. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi ( Hiểu ) A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém. C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 14. Ý nào dưới đây không phải vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? (Hiểu)
- A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống. C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu. Câu 15. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây? ( Vận dụng thấp ) A. Máy tính. B. Thiết bị điện tử. C. Điện tử tiêu dùng. D. Điện tử viễn thông. Câu 16. Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông? ( Vận dụng thấp ) A. Cơ khí B. Sản xuất hàng tiêu dùng C. Hóa chất D. Năng lượng Câu 17. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh ( Vận dụng thấp ) A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 18. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng ( Vận dụng thấp ) A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 19. Ngành công nghiệp nao sau đây có kh̀ ả năng giai quyêt viêc lam cho ng ̉ ́ ̣ ̀ ươì ̣ lao đông, nhât la lao đông n ́ ̀ ̣ ữ? ( Vận dụng cao ) A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp dệt. C. Công nghiệp hóa chất. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 20. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước? (Vận dụng cao) A. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông lâm thủy sản. BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Câu 1. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là A. điểm công nghiệp. B. vùng công nghiệp. C. trung Tâm công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung. Câu 2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò A. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động. B. nhằm hạn chề tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra. C. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng. D. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thuộc về khu công nghiệp tập trung? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Các xí nghệp, không có mối liên kết nhau. C. Có ranh giới rõ ràng, được đặt nơi có vị trí thuận lợi. D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. Câu 4. Các trung tâm công nghiệp được phân bố ở những nơi:
- A. Thị trường lao động rẻ. B. Giao thông thuận lợi. C. Nguồn nguyên liệu phong phú. D. Những thành phố lớn. Câu 5. Hình thức cơ bản nhất để tiến hành hoạt động công nghiệp là A. vùng công nghiệp. B. điểm công nghiệp. C. khu công nghiệp. D. trung tâm công nghiệp. Câu 6. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp. C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp. Câu 7. Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao là đặc điểm của A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 8. Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm trung tâm công nghiệp? A. Là một điểm dân cư trong đó có vài xí nghiệp công nghiệp. B. Không gian rộng lớn, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp với chức năng khác nhau. C. Có ranh giới rõ ràng, có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta. D. Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với một đô thị có quy mô từ vừa đến lớn. Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp? A. Đồng nhất với một điểm dân cư. B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp. C. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản. D. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. Câu 10. Cơ sở hạ tầng thiết yếu của một khu công nghiệp là có A. các loại hình giao thông. B. nhiều nhà máy xí nghiệp. C. bãi kho, bến cảng và hệ thống giao thông. D. điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc. Câu 11. Ý nào sau đây không thuộc khu công nghiệp tập trung? A. Có vị trí thuận lợi gần bến cảng, sân bay. B. Gồm nhiều nhà máy xí nghiệp có quan hệ với nhau. C. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ. D. Gắn liền với đô thị vừa và lớn. Câu 12. Ý nào sau đây là đặc điểm chính của vùng công nghiệp? A. Có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi. B. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa. C. Tập trung ít xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau.
- D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu Câu 13. “Điểm công nghiệp” được hiểu là A. một đặc khu kinh tế, có cơ sở hạ tầng thuận lợi. B. một điểm dân cư có 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp, gần vùng nguyên liệu. C. một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp. D. một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Câu 14. Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa, đó là đặc điểm nổi bật của A. trung tâm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. điểm công nghiệp D. vùng công nghiệp. Câu 15. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp tập trung. C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp. Câu 16. Ý nào sau đây đúng nhất khi so sánh điểm khác nhau cơ bản giữa khu công nghiệp và điểm công nghiệp? A. quy mô rộng lớn, ranh giới rõ ràng, được đặt ở vị trí thuận lợi. B. quy mô rộng lớn, đồng nhất với điểm dân cư, nằm gần nguồn nguyên liệu, nông sản. C. có ranh giới rõ ràng, gồm 1 đến 2 xí nghiệp công nghiệp không có mối liên hệ với nhau. D. đồng nhất với điểm dân cư, gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp có mối liên hệ sản xuất với nhau . Câu 17. Điểm khác nhau giữa trung tâm công nghiệp với vùng công nghiệp là A. có nhiều xí nghiệp công nghiệp. B. vùng công nghiệp có quy mô lớn hơn trung tâm công nghiệp. C. có các nhà máy, xí nghiệp bổ trợ phục vụ. D. sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. Câu 18. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất về giá trị sản xuất công nghiệp? A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. TP.H ồ Chí Minh. D. Vũng Tàu. Câu 19. Khu công nghiệp tập trung phổ biến ở nhiều nước đang phát triển vì A. thúc đẩy đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế. B. phù hợp với điều kiện lao động và nguồn vốn. C. có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. D. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 20. Ở Việt Nam phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. B. đạt được hiệu quả kinh tế cao. C. có cơ sở hạ tầng khá phát triển.
- D. có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống NỘI DUNG 2: DỊCH VỤ Câu 1. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm của ngành dịch vụ: A. Số người hoạt động trong các ngành dịch vụ giảm nhanh trong những năm gần đây. B. Số người hoạt động trong các ngành dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. C. Số người hoạt động trong các ngành dịch vụ trong những năm gần đây không tăng. D. Tất cả các ý trên Câu 2. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải được tính bằng: A. Số hàng hoá và hành khách đã được luân chuyển B. Số hàng hoá và hành khách đã được vận chuyển C. Số hàng hoá và hành khách đã được vận chuyển và luân chuyển D. Tổng lượng hàng hoá và hành khách cùng vận chuyển và luân chuyển Câu 3. Các nước phát triển có số người làm việc trong các ngành dịch vụ: A. trên 90% B. trên 70% C. trên 60% D. trên 80% Câu 4. Điểm nào sau đây không đúng với ngành ngoại thương A. góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước B. các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn C. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ D. gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn Câu 5. Từ khi đưa vào sử dụng đến tháng 6 năm 1956, kênh đào Xuy – ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc phương Tây, mà chủ yếu là đế quốc A. Đức B. Tây Ban Nha C. Anh D. Pháp Câu 6. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là: A. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm B. Xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục C. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải D. Mở rộng diện tích trồng rừng Câu 7. Các trung tâm lớn nhất ở nước ta về các loại dịch vụ là: A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa C. Hải Phòng, Đà Nẵng D. Cần Thơ, Hà Nội Câu 8. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với: A. Các ngành kinh tế mũi nhọn B. Các vùng kinh tế trọng điểm C. Các trung tâm công nghiệp D. Sự phân bố dân cư Câu 9. Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ vì: A. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của cả nước. B. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn
- C. Các thành phố thường là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của cả nước, địa phương D. Tất cả các ý trên Câu 10. Ở nước ta tàu thuyền có thể qua lại dễ vào mùa nào? A. Mùa khô B. Mùa đông C. Mùa nước lớn D. Mùa mưa lũ Câu 11. Vị trí địa lí có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở A. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải B. Hoạt động của các phương tiện vận tải C. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải D. Tất cả các ý Câu 12. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển ngành giao thông vận tải đường sông? A. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế B. Sự phân bố dân cư C. Địa hình D. Khí hậu, thuỷ văn Câu 13. Ngoại thương có vai trò A. điều tiết sản xuất B. là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng C. hướng dẫn tiêu dùng. D. gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới. Câu 14. Loại phương tiện không chuyển dịch trong quá trình vận tải, có cước phí rất rẻ là: A. Đường sắt B. Đường biển C. Đường ống D. Đường ô Câu 15. Ở nước ta vào mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vân tải nào gặp nhiều khó khăn? A. Đườn biển. B. Ô tô và dường sắt C. Đường ống. D. Đường hàng không Câu 16. Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao nhất trên thế giới là: A. Tây Á B. Đông Phi C. Nam Á D. Bắc Mỹ Câu 17. Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến: A. Hình thức tổ chức mạng lưới nghành dich vụ B. Hiệu quả ngành dịch vụ C. Mức độ tập trung ngành dịch vụ D. Trình độ phát triển ngành dịch vụ Câu 18. Đâu là ưu điểm của giao thông vận tải đường ống. A. Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định. B. Chuyên chở các chất lỏng, dầu mỏ. C. Chở hàng nặng, kồng kềnh. D. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình Câu 19. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ công? A. Y tế, giáo dục, thể dục thể thao. B. Hoạt động đoàn thể, hành chính công. C. Hoạt động buôn, bán lẻ. D. Thông tin liên lạc.
- Câu 20. Ở xứ lạnh, Mùa đông tại sao tàu thuyền không đi lại được? A. Do tuyết quá dày B. Do bị mắc cạn C. Do nước sông đóng băng. D. Do quá lạnh Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương A. gần thị trường trong nước với quốc tế B. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ C. phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân trong xã hội D. tạo ra thị trường thống nhất trong nước Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới: A. Các thành phố lớn đồng thời là các trung tâm dich vụ lớn B. Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước Đông Nam Á cao hơn so với các nước Mĩ la tinh C. Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ chỉ thường dưới 50% D. Bắc Mĩ và Tây Âu có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao nhất thế giới Câu 23. Kênh đào Xuy ê nối liền giữa Địa Trung Hải với: A. Biển đen B. Biển Ban Tích C. Bạch Hải D. Biển Đỏ Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải: A. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km B. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình D. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hoá Câu 25. Vai trò không phải của ngành giao thông vận tải là A. Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường B. Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân C. Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới D. cung cấp tài nguyên cho các ngành kinh tế. Câu 26. khu vực có tỉ trọng buôn bán nội vùng lớn nhất A. Trung và Nam Mĩ B. Châu Á C. Châu Âu D. Bắc Mĩ Câu 27. Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc ảnh hưởng dến ngành giao thông vận tải nào? A. Đường biển B. Đường thủy C. Đường sông D. Đường ống Câu 28. Phương tiện vận tải nào sau đây có khả năng phối hợp được với hoạt động của hầu hếtcác loại phương tiện khác. A. Ô tô B. B.Tàu thủy C. Máy bay D. Tàu hỏa Câu 29. Ngành giao thông vận tải trẻ tuổi, có tốc độ phát triển nhanh, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật là: A. Hàng không B. Đường biển C. Đường ống D. Đường ôtô
- Câu 30. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh? A. Tài chính, bảo hiểm. B. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. C. Buôn bán bất động sản. D. Hoạt động buôn, bán lẻ. Câu 31. Đâu là ưu điểm của giao thông vận tải đường hàng không. A. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình B. Chạy trên tuyến đường xa với tốc độ nhanh. C. Thực hiện mối giao lưu quốc tế, tốc độ nhanh D. Chở hàng nặng, kồng kềnh. Câu 32. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước có nền kinh tế kém phát triển là A. nông, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản B. sản phẩm công nghiệp chế biến C. hàng tiêu dùng D. máy móc Câu 33. Điều nào sau đây là đúng khi cung lớn hơn cầu A. kích thích nhà sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh B. giá cả có xu hướng tăng lên C. sản xuất có nguy cơ đình trệ D. hàng hóa khan hiếm Câu 34. Quốc gia đã thay thế Pháp tổ chức đào kênh từ năm 1904 là A. Hoa Kì B. Canada C. Đức D. Nhật Câu 35. Nhân tố nào sau đây bổ sung lao động cho nghành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế, năng xuất lao động xã hội B. Quy mô, cơ cấu dân số. C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. D. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Câu 36. Ngành giao thông vận tải đường sắt có nhược điểm nào sau đây? A. Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định. B. Tốc độ nhanh C. Ổn định, giá rẻ D. Chở hàng nặng trên những tuyến đường xa. Câu 37. Điều nào sau đây là không đúng về tiền tệ A. là một loại hình hàng hóa đặc biệt B. là thước đo giá trị của hàng hóa, dịch vụ C. có tác dụng là vật ngang giá chung D. có tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng Câu 38. Khi lựa chọn loại hình vận tải và thiết kế công trình giao thông vận tải, điều cần chú ý đầu tiên là: A. Điều kiện kĩ thuật B. Nguồn vốn đầu tư C. Điều kiện tự nhiên. D. Dân cư Câu 39. Thị trường được hiểu là A. nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua B. sự cung cấp về mặt hàng hóa, dịch vụ ở các quy mô khác nhau C. nơi trao đổi hàng hóa và dịch vụ
- D. tất cả đều đúng Câu 40. Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là A. Giao thông vận tải thành phố B. Giao thông công cộng C. Đi bộ trên các tuyến phố D. Tàu điện trên không Câu 41. Sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là A. Vận tải bằng xe máy B. Vận tải bằng ô tô C. Vận tải bằng xe buýt D. Vận tải bằng tàu điện ngầm Câu 42. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành đường hàng không: A. Có cước phí vận chuyển đắt nhất trong các phương tiện giao thông. B. Có tốc độ vận chuyển nhanh nhất trong các loại hình giao thông C. Có trọng tải người và hàng hoá lớn D. Đảm nhận chủ yếu việc giao thông trên các tuyến đường xa, những mối giao lưu quốc tế Câu 43. Quốc gia có hệ thống đường ống dài nhất trên thế giới hiện nay là: A. Thổ Nhĩ Kỳ B. Hoa kì C. Nga D. Arập Xêúp Câu 44. Hãng hàng không Airbus – một trong các hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới – thuộc: A. Hoa kì B. EU C. Pháp D. Anh Câu 45. Đối với các việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là: A. Sự phân bố các điểm dân cư B. Trình độ phát triển kinh tế C. Cơ sở vật chất, hạ tầng D. Sự phân bố tài nguyên du lịch Câu 46. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến hình thức tổ chức mạng lưới của nghành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế, năng xuất lao động xã hội. B. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. C. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. D. Quy mô, cơ cấu dân số. Câu 47. Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp các loại dịch vụ là: A. New York, London, Paris B. New York, London, Tokyo C. Oasinton, London, Tokyo D. Singapore, New York, London, Tokyo Câu 48. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự thất bại trong đào kênh Panama của người Pháp là A. sai lầm về thiết kế B. khó khăn về địa hình C. khó khăn về nhân lực D. khó khăn về lương thực Câu 49. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu của nghành dịch vụ? A. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. B. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. C. Trình độ phát triển kinh tế, năng xuất lao động xã hội.
- D. Mức sống và thu nhập thực tế. Câu 50. Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi giao thông cần đi trước một bước vì A. Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi B. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi C. Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi D. Tất cả các ý trên Câu 51. Phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới tập trung ở: A. Bờ đông Thái Bình Dương B. Hai bờ Đại Tây Dương C. Phía nam Ấn Độ Dương D. Ven bờ tây Thái Bình Dương Câu 52. Ngành giao thông vận tải đường sông có nhược điểm nào sau đây? A. Chở hàng nặng trên những tuyến đường xa. B. Gía thành rẻ, không cần nhanh. C. Vào mùa cạn không thể hoạt động được D. Chở hàng cồng kềnh, không cần tốc độ nhanh. Câu 53. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là: A. Du lịch B. Hoạt động đoàn thể C. Thông tin liên lạc D. Bảo hiểm, ngân hàng Câu 54. Ngành giao thông vận tải đường sông có ưu điểm nào sau đây? A. Vào mùa cạn không thể hoạt động được. B. Chở hàng nặng trên những tuyến đường xa. C. Chở hàng cồng kềnh, không cần tốc độ nhanh D. Chỉ hoạt động trên những tuyến đường cố định. Câu 55. Ở các nước đang phát triển, dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng: A. dưới 50% trong cơ cấu GDP B. trên 60% cơ cấu GDP C.50% trong cơ cấu GDP D. tất cả đều sai Câu 56. Vật ngang giá hiện đại dùng để đo giá trị hàng hóa và dịch vụ là A. vàng B. đá quý C. sức lao động D. tiền Câu 57. Ngành giao thông vận tải đường ô tô có nhược điểm nào sau đây? A. Chở hàng nặng trên những tuyến đường xa. B. Gây ô nhiễm môi trường, ách tác giao thông, tai nạn giao thông C. Chở hàng cồng kềnh, không cần tốc độ nhanh. D. Gía thành rẻ, không cần nhanh. Câu 58. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ: A. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất B. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên C. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động D. Các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh Câu 59. Là cường quốc trên thế giới nhưng lại nhập siêu (năm 2004) là quốc gia A. Canađa B. Nhật Bản C. Hoa Kì D. CHLB Đức Câu 60. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường thế giới
- A. quyền kiểm soát thuộc về các nước phát triển B. ngày càng tỏ ra chặt hẹp với các nước phát triển C. ổn định và ít biến đổi D. là một hệ thống toàn cầu, phát triển ngày càng phức tạp Câu 61. Đâu là ưu điểm của giao thông vận tải đường ô tô. A. Chạy trên tuyến đường xa với tốc độ nhanh. B. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình C. Thực hiện mối giao lưu quốc tế. D. Chở hàng nặng, kồng kềnh. Câu 62. Những tiến bộ của ngành vận tải đã tác động to lớn làm thay đổi: A. Sự phân bố dân cư B. Sự phân bố sản xuất trên thế giới C. Cả hai câu đều sai D. Cả hai câu đều đúng Câu 63. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng? A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. B. Thể dục thể thao. C. Y tế, giáo dục. D. Hoạt động buôn, bán lẻ. Câu 65. Ở xứ lạnh, Mùa đông tại sao các sân bay nhiều khi phải ngưng hoạt động ? A. Do có nhiều sưng mù B. Do tuyết rơi quá dày C. Do nước sông đóng băng D. Do thời tiết quá lạnh Câu 66. Kênh đào Panama là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương với A. Đại Tây Dương B. Bắc Băng Dương C. Ấn Độ Dương. D. Ý A và C đúng Câu 67. Một khách yêu cầu vận chuyển một thùng hàng khô nặng 10kg từ Việt Nam sang Hoa Kì với thời gian là 4 ngày. Theo em ngành giao thông vận tải nên lựa chọn loại hình giao thông vận tải nào là hợp lí nhất? A. Đường ống. B. Đường sắt C. Đường biển D. Đường hàng không Câu 68. Thời gian và trọng tải tối đa qua kênh đào Xuyê là A. 12 13 giờ và 250 nghìn tấn B. 11 12 giờ và 250 nghìn tấn C. 11 – 12 giờ và 205 nghìn tấn D. 10 11 giờ và 250 nghìn tấn Câu 69. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng: A. Thông tin liên lạc. B. Hoạt động buôn, bán lẻ. C. Hoạt động đoàn thể. D. Hành chính công. Câu 70. Ở các nước phát triển, nghành dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng: A.50% trong cơ cấu GDP B. 4050% trong cơ cấu GDP C. trên 60% cơ cấu GDP D. 40% trong cơ cấu GDP Câu 71. Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh? A. Hoạt động đoàn thể, hành chính công. B. Y tế, giáo dục, thể dục thể thao. C. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc. D. Hoạt động buôn, bán lẻ. Câu 72. Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ: A. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. B. Phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt
- C. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường Câu 73. Loại hình giao thông có ưu điểm rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh là: A. Đường biển B. Hàng không C. Đường sắt D. Đường ôtô Câu 74. Phát triển ngành du lịch cho phép A. Tạo ra nhiều việc làm, bảo tồn các giá trị văn hoá và bảo vệ môi trường B. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch C. Tăng nguồn thu ngoại tệ D. Tất cả các ý trên Câu 75. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến cơ cấu và nhịp độ phát triển của nghành dịch vụ? A. Trình độ phát triển kinh tế, năng xuất lao động xã hội. B. Quy mô, cơ cấu dân số. C. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. D. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư. Câu 76. Ở nước ta, để đi du lịch từ Hà Nội lên các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, khách hàng là những người cao tuổi nên chọn loại phương tiện vân tải nào? A. Xe máy B. Tàu điện C. Ô tô D. Xe đạp Câu 77. Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới là A. Hoa Kì, Nga, Nhật Bản B. Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc C. Nhật Bản, Trung Quốc, Nga D. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản Câu 78. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta ảnh đến ngành giao thông vận tải đường ô tô là: A. Chở được ít hành khách B. Gía thành vận chuyển cao C. Chi phí lớn cho xây dựng cầu cống. D. Chở được ít hàng hóa Câu 79. Tổng chiều dài của kênh đào Panama là A. 46km B. 74km C. 64km D. 47km Câu 80. Ngành dịch vụ nào dưới đây không thuộc nhóm dịch vụ công? A. Dịch vụ hành chính công. B. Hoạt động đoàn thể. C. Dịch vụ công chứng. D. Hoạt động buôn, bán lẻ Câu 81. Khu vực có tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP thấp nhất trên thế giới là: A. Đông Phi B. Nam Á C. Tây Á D. Tây Phi Câu 82. Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tâp trung vào các nước A. đang phát triển B. kém phát triển C. tư bản chủ nghĩa phát triển D. tất cả đều đúng Câu 83. Đâu là ưu điểm của giao thông vận tải đường biển. A. Chở hàng nặng, kồng kềnh. B. Thực hiện mối giao lưu quốc tế, tốc độ chậm, chở hàng nặng. C. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình D. Chạy trên tuyến đường xa với tốc độ nhanh.
- Câu 84. Hậu quả nghiêm trọng nhất do việc bùng nổ sử dụng phương tiện ôtô là: A. Tai nạn giao thông B. Dầu mỏ, khí đốt C. Ách tắc giao thông D. Ô nhiễm môi trường Câu 85. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến: A. Mức độ tập trung ngành dịch vụ B. Tổ chức dich vụ C. Hiệu quả ngành dịch vụ D. Trình độ phát triển ngành dịch vụ Câu 86. Kênh đào Xuy ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương với A. Ấn Độ Dương B. Bắc Băng Dương C. Thái Bình Dương D. Ý B và C đúng Câu 87. Đâu là nhược điểm của giao thông vận tải đường biển. A. Thực hiện mối giao lưu quốc tế, tốc độ nhanh B. Đảm nhiệm giao lưu vận tải quốc tế. C. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình D. Gây ô nhiễm môi trường biển, gặp nhiều rủi ro khi có bão Câu 88. Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi: A. Dưới tuổi lao động B. Trong tuổi lao động C. Trong tuổi lao động và trên tuổi lao động D. Trên tuổi lao động Câu 89. Loại phương tiện vân tải nào sau đây đặc trưng của vùng hoang mạc? A. Xe máy B. Ô tô tải C. Xe ngựa D. Lạc đà Câu 90. Đâu là nhược điểm của giao thông vận tải đường hàng không. A. Thực hiện mối giao lưu quốc tế, tốc độ nhanh B. Không chở hàng nặng, giá thành cao C. Hiệu quả cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bìnhD. Chạy trên tuyến đường xa với tốc độ nhanh. Câu 91. Quy luật hoạt động của thị trường là A. tương hỗ B. cạnh tranh C. cung – cầu D. trao đổi Câu 92. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng A. thúc đẩy ngành thương mại phát triển B. chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp C. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển D. chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Câu 93. Ngành vận tải đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hoá quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới: A. Đường biển B. Đường ôtô C. Đường sắt D. Đường hàng không Câu 94. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu của nghành dịch vụ? A. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư B. Mức sống và thu nhập thực tế. C. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. D. Tài nguyên thiên, di sản văn hóa, lịch sử. Câu 95. Các cường quốc về xuất khẩu chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới là A. Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 31 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 56 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 35 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 35 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p | 22 | 1
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn