intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức

  1. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 1. Các quyền tự do cơ bản của công dân. 1a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân ( Từ khóa xâm phạm: bắt, giam, giữ, nhốt, giam lỏng, giữ con tin uy hiếp...) * Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. * Nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. - Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người chỉ vì do nghi ngờ không có căn cứ pháp luật. Tự tiện bắt và giam, giữ người tráp pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật. - Theo quy định của pháp luật, chỉ được bắt người trong 3 trường hợp sau đây, nhưng phải theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định: - Trường hợp 1: Việc bắt người chỉ được tiến hành khi có quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. (bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội). - Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Cần phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát sau khi tiến hành bắt). (+)Khi có căn cứ khẳng định người đó đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (+)khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt để người đó không trốn được (+) khi thấy ở người hoặc chỗ ở của người đó có dấu vết tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn người đó trốn. - Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang và đang bị truy nã + Bắt người đang bị truy nã (người đang có lệnh truy nã của Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát - những cơ quan nhà nước có thẩm quyền): ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến Cơ quan công an, Viện kiểm sát, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. + Bắt người đang phạm tội quả tang: ai cũng có quyền bắt mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan nhà nước. 1b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm * Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? - Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. * Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân - Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.( Từ khóa xâm phạm: Đánh, chém, giết, đập, đe dọa giết người, bắn, gây thương tích, làm tử vong, đầu độc, hạ độc...) Pháp luật nước ta quy định: + Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người. + Nghiêm cấm những hành vi đánh người, đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.( Từ khóa xâm phạm: Chửi bới, xúc phạm, hạ uy tín,bôi nhọ, ghép ảnh xúc phạm, nhổ nước bọt...) - Xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó. - Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái đạo đức xã hội, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
  2. 1c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. ( Từ khóa: lẻn vào nhà, xông vào nhà, tự ý vào nhà, sang nhà, đột nhập, trèo vào...) * Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? - Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Về nguyên tắc, việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. - Theo quy định của pháp luật, chỉ được phép khám xét chỗ ở của công dân trong hai trường hợp: + Trường hợp 1: Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện, tài liệu liên quan đến vụ án đó. + Trường hợp 2: Việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẩn tránh ở đó. - Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới có quyền ra lệnh khám, người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. 1d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.( Từ khóa xâm phạm: Đọc trộm, xem trộm, nghe trộm, tiêu hủy thư tín, điện tín, sao chép tin nhắn, giao nhầm người...) - Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác. Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Quyền này của công dân là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội.Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới. 1e. Quyền tự do ngôn luận. ( Từ khóa xâm phạm: Cắt ngang lời, cấm phát biểu, không cho nói) - Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng các hình thức khác nhau và ở phạm vi khác nhau: + Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. + Công dân có thể viết bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội. - Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở (hoặc công dân có thể viết thư cho các đại biểu trên). 2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân. ( đọc thêm) BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. 1a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử. - Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi quyền dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 1b. Nội dung quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Người có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân là: - Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Công dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử (trừ một số người vi phạm pháp luật thuộc trường hợp mà Luật bầu cử quy định không được thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử) *Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
  3. - Quyền bầu cử của công dân: được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. - Quyền ứng cử của công dân: được thực hiện bằng 2 con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Các công dân đủ 21 tổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri đều có thể tự ứng cử hoặc được cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội giới thiệu ứng cử (trừ các trường hợp do luật định không được ứng cử). 2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. 2a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến nghị với các cơ qua n nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. 2b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. * Ở phạm vi cả nước: - Nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách: + Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân, như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật giáo dục, Luật Hôn nhân và gia đình,… + Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. * Ở phạm vi cơ sở: - Dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. - Bằng cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, nhân dân được thông tin đầy đủ về cuộc sống, pháp luật của nhà nước, trên cơ sở đó bàn bạc và trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người dân ở ngay cơ sở nơi họ sinh sống. 3. Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. 3a. Khái niệm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. - Quyền khiếu nại: là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. ( Khiếu nại khi cá nhân, tổ chức đó bị oan hoặc nhận được quyết dịnh hành chính chưa thỏa đáng) - Quyền tố cáo: là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của nhà nước, tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. ( Tố cáo khi cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật ) 3b. Nội dung quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. *Người có quyền khiếu nại, tố cáo. - Người khiếu nại: Cá nhân (công dân), tổ chức đều có quyền khiếu nại. - Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo. * Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Giải quyết khiếu nại: là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. - Giải quyết tố cáo: là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lí của người giải quyết tố cáo. - Người giải quyết khiếu nại: là cơ quan, tổ chức, cá nhân, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Nhưng trước hết, người đứng đầu cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi hành chính của chính mình và của cán bộ công chức do mình quản lí. - Người giải quyết tố cáo: là cơ quan, tổ chức, cá nhân, có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. ** Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. * Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Bước 1: Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật định. Bước 3: Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành. (Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết thì họ có quyền: hoặc
  4. tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã bị khiếu nại lần đầu; hoặc kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân). Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại. (Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định, họ có quyền khởi kiện ra Tòa Hành chính thuộc Tòa án nhân dân). * Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo: Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bước 2: Trong thời hạn luật định, người giải quyết tố cáo phải tiến hành các việc xác minh và phải ra quyết định về giải quyết nội dung tố cáo. Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn luật định. Bảng phân biệt khiếu nại và tố cáo: Khiếu nại Tố cáo Người có Cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp Bất cứ cá nhân nào. quyền bị xâm hại. Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật Mục Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của làm xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tổ đích chính người khiếu nại đã bị xâm phạm. chức và cá nhân. - Người đứng đầu cơ quan hành chính có - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại ; người bị tố cáo; người đứng đầu cơ quan, tổ Người có người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người thẩm của cơ quan hành chính có quyết định, hành bị tố cáo. quyền vi hành chính bị khiếu nại. - Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra giải - Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, thủ Chính phủ. quyết trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra - Các cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, Tòa Chính phủ. án) nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự. BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. 1a. Quyền học tập của công dân. * Khái niệm: - Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. * Nội dung: - Mọi công dân có quyền học không hạn chế: từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục, thông qua các kì thi tuyển sinh hoặc xét tuyển. - Công dân có thể học bất cứ nghành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình. - Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau. - Mọi công dân đều được đối xử bình dẳng về cơ hội học tập. Quyền này của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế. 1b. Quyền sáng tạo của công dân. * Khái niệm: - Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. * Nội dung: - Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ.
  5. 1c. Quyền được phát triển của công dân. * Khái niệm: - Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo dức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. * Nội dung: - Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. - Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. B. THỰC HÀNH Câu 1: Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người? A. Phòng điều tra tội phạm, an ninh trật tự tỉnh. B. Tòa án, Viện Kiểm Sát, Cơ quan điều tra các cấp. C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông. D. Công an thi hành án cấp huyện. Câu 2: Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Bắt đối tượng bị truy nã B. Bắt cóc con tin C. Trấn áp bằng bạo lực D. Điều tra tội phạm Câu 3: Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng: A. chỗ ở của người khác. B. danh dự người khác. C. uy tín của người khác. D. nhân phẩm người khác. Câu 4: Biết tin anh A chồng mình đang bị anh K là cán bộ kiểm lâm bắt giam tại một hạt kiểm lâm về tội tổ chức phá rừng trái phép nhưng vì đang nằm viện nên ba ngày sau chị P mới đến thăm chồng. Chứng kiến cảnh anh K đánh đập chồng, chị P đã xúc phạm anh K nên bị đồng nghiệp của anh K là anh M giam vào nhà kho. Hai ngày sau, khi đi công tác về, ông Q là Hạt trưởng hạt kiểm lâm mới biết chuyện và báo cho cơ quan công an thì chị P mới được thả. Những ai dưới đây vi phạm quyên bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh K, anh M và ông Q B. Anh M và ông Q C. Anh K, anh M và anh A D. Anh K và anh M Câu 5: Theo quy định pháp luật, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Trấn áp tội phạm. B. Bắt người đòi nợ. C. Đe dọa giết người. D. Làm nhục người khác. Câu 6: Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng A. chỗ ở của người khác. B. danh dự người khác. C. uy tín của người khác. D. nhân phẩm người khác. Câu 7: N và H trèo vào nhà ông K ăn trộm. Ông K và vợ là bà S bắt được H còn N chạy thoát. Ông K nhốt H vào nhà kho rồi sai hai con là M và T xuống canh chừng. Vì tức giận nên M và T đã xông vào đánh H bị thương nặng. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. M, T, ông K, bà S. B. Ông K và bà S. C. H và N. D. M và T. Câu 8: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm A. ngăn chặn hành vi vô cớ đánh người giữa công dân với nhau. B. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật. C. bảo vệ về mặt tinh thần, danh dự, nhân phẩm của mỗi công dân. D. bảo vệ sức khỏe cho công dân theo quy định của pháp luật. Câu 9: Việc làm nào sau đây là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác? A. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài. B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà. C. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung. D. Đánh người gây thương tích. Câu 10: Anh P và chị H thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau nhưng bố mẹ anh P là ông Q và bà G đã không đồng ý và ra sức ngăn cản vì lí do chị H là người theo đạo. Chị H đã nhờ bố mẹ mình là ông U và bà T can thiệp để hai người được kết hôn. Sau khi ông bà U thuyết phục không xong, đã có
  6. những lời lẽ xúc phạm, lăng mạ đến ông bà Q. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm? A. Ông U, bà T. B. Ông Q, bà G. C. Anh P, chị H. D. Ông U, bà G. Câu 11: Cá nhân nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm cần thiết cho xã hội là thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Tham vấn. B. Thẩm định. C. Thanh tra. D. Sáng tạo Câu 12: Sau khi biết anh N được cấp chứng nhận bản quyền sáng chế máy lọc nước mặn cho người dân vùng ngập mặn, anh M đã bí mật sao chép, tự nhận mình là người tạo nên mẫu thiết kế và sản xuất ra máy đó rồi bán cho người tiêu dùng. Anh M đã vi phạm quyền sáng tạo cùa công dân ở nội dung nào sau đây? A. Quyền tác giả. B. Chuyển giao kĩ thuật. C. Nâng cấp sản phẩm. D. ứng dụng công nghệ. Câu 13: Trường hợp hình dạng, kiểu dáng võng xếp Duy Lợi được pháp luật bảo hộ nhưng vẫn bị các công ty khác vẫn làm nhái sản phẩm là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền phát triển. B. Quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp. C. Quyền phát học tập. D. Quyền sáng tạo. Câu 14: Trường X thường xuyên bổ sung nhiều loại sách trong thư viện để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trường X đã tạo điều kiện để các em hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây? A. Hưởng dịch vụ truyền thông. B. Bảo trợ quyền tác giả. C. Được cung cấp thông tin. D. Nhận chế độ ưu đãi. Câu 15: Nhà nước áp dụng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em là tạo điều kiện để các em hưởng quyền được A. tự quyết. B. tham vấn. C. giám định. D. phát triển. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, việc công dân được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng là thể hiện nội dung quyền A. tự do ngôn luận. B. được phát triển. C. được phán quyết. D. tự do đàm phán. Câu 17: Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người học giỏi, có năng khiếu được phát triển là A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp. B. thực hiện công bằng trong giáo dục. C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu. D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bòi dưỡng tài năng. Câu 18: Lãnh đạo thành phố X đã chỉ đạo lắp đặt hệ thống lọc nước biển theo công nghệ hiện đại nhằm cung câp nước sạch cho người dân. Lãnh đạo thành phố X đã tạo điều kiện để người dân hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào sau đây? A. Có mức sổng đầy đủ về vật chất. B. Thay đổi đồng bộ kết cấu hạ tầng. C. Sử dụng nguồn quỹ bào trợ xẫ hội. D. Chủ động xử lí công tác truyền thông. Câu 19: Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả là A. ban hành chính sách pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp. B. thực hiện công bằng trong giáo dục. C. khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu. D. bảo đảm các điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng tài năng. Câu 20: Sau khi tập thơ của anh K được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh K có hành vi vi phạm bản quyền nên chị P đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh K vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng chế. B. Chuyển giao công nghệ, C. Tác giả. D. Sở hữu công nghiệp. Câu 21: Chị V say mê âm nhạc, thỉnh thoảng có sáng tác một vài ca khúc. Nhưng không giao cho ca sĩ hát, chị thường chia sẻ những ca khúc của mình với những người bạn cùng nhóm, trong đó có anh Z. Anh Z bàn với L đã sao chép lại nhạc và lời một số ca khúc của chị V để L sửa lại tựa đề bài hát, cùng một số câu trong ca khúc rồi đưa X phổ nhạc để Z đi biểu diễn mà không xin phép chị V. Những ai đã vi phạm quyền tác giả? A. L, Z, X B. Anh Z, L C. Chị V, anh Z, X D. X, N, K Câu 22: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Người làm nhiệm vụ chuyển thư. B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  7. C. Lực lượng bưu chính viễn thông D. Đội ngũ phóng viên báo chí Câu 23: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B đã chủ động cự tuyệt và kiên quyết không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần tìm gặp đều bị người yêu từ chối, anh A đã đột nhập vào phòng riêng của chị B và để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ giết chị B nếu chị B tiếp tục không cho gặp. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở; bất khả xâm phạm về thân thể B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở; bảo hộ về nhân phẩm, danh dự C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở; bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở; bất khả xâm phạm về tính mạng Câu 24: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. hoạt động tôn giáo B. tội phạm lẩn trốn C. tranh chấp tài sản D. người lạ tạm trú Câu 25: Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A, vì bị ông A chống đối và xúc phạm nên cán bộ T đã đập vỡ bình gốm cổ của gia đình ông, rồi tiếp tục lăng mạ và đánh ông A gây thương tích. Trong trường hợp này, cán bộ T không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được bảo hộ về danh dự. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Được bảo hộ về sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về tài sản cá nhân. Câu 26: Hành vi tự tiện bóc mở, tiêu hủy thư tín, điện tín của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? A. Dân sự hoặc hình sự. B. Hành chính hoặc hình sự. C. Hành chính hoặc dân sự. D. Kỉ luật hoặc hình sự. Câu 27: Theo quy định pháp luật, kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm, thời gian tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá A. 36 giờ. B. 12 giờ. C. 6 giờ. D. 48 giờ. Câu 28: Chị Y đã nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của chị Y có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự và nhờ X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu đẹp, K và X đã được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân? A. Anh K và công ty Z. B. Anh K, X và công ty Z. C. Anh K. D. Anh K và anh X. Câu 29: Thấy chị M hàng xóm phát hiện việc mình đánh hai nhân viên bị thương nặng, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Anh K rủ thêm H cùng bắt giam rồi bỏ đói cháu nhỏ con của chị M một ngày. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Ông X và anh H. B. Ông X và anh K. C. Ông X, anh K và anh H. D. Anh K và anh H. Câu 30: Bất kỳ công dân nào cũng có quyền bắt người trong trường hợp một người nào đó A. đã từng thực hiện hành vi phạm tội. B. có dấu vết của tội phạm. C. đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. D. đang thực hiện hành vi phạm tội. Câu 31: Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân được quy định trong văn bản pháp luật nào? A. Luật Hình sự. B. Luật Dân sự. C. Luật Tố tụng dân sự. D. Luật Tố tụng hình sự. Câu 32: Trường hợp nào dưới đây việc khám xét chỗ ở của công dân không đúng theo quy định của pháp luật? A. Cần bắt người đang có lệnh truy nã. B. Nghi ngờ có người phạm tội lẩn trốn. C. Có căn cứ khẳng định chứa phương tiện gây án. D. Khẳng định có tài liệu liên quan đến vụ án. Câu 33: Trong giờ sinh hoạt lớp, do bị lớp trưởng phê bình vì thường xuyên làm mất trật tự trong các buổi học nên K đã phản đối gay gắt và cho rằng lớp trưởng không được phép nói xấu mình trước mặt tập thể. Trong trường hợp này, K đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân? A. Tự do phê bình. B. Tố cáo. C. Tự do ngôn luận. D. Khiếu nại. Câu 34: Ông T cần tiền để kinh doanh nên đã vay lãi nặng của anh Đ số tiền là 100 triệu đồng và hẹn 6 tháng sau sẽ trả. Việc vay nợ có giấy biên nhận và chữ kí đầy đủ. Đến ngày hẹn, anh Đ cùng hai người bạn là M và N đến đòi nợ nhưng ông T chưa có nên hẹn 1 tháng sau sẽ trả. Anh Đ không đồng ý và lớn tiếng đe dọa giết nên hai bên đã xô xát với nhau. Anh Đ bị ông T dùng thanh gỗ đánh vào đầu gây thương tích
  8. nặng phải vào viện cấp cứu. Thấy vậy, M và N liền bắt trói ông T lại rồi dẫn giải đến công an xã bàn giao. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân? A. Ông T và anh Đ. B. Anh Đ, M và N. C. Ông T. D. M và N. Câu 35: Cửa hàng bán vật liệu xây dựng của chị V đang mở thì bị anh H đại diện cơ quan thuế và đại diện Phòng Thương mại đến yêu cầu cửa hàng đóng cửa với lí do đã quá hạn nộp thuế 05 tháng, mặc dù đã được nhắc nhở mấy lần. Chị V chửi mắng anh H , chồng chị V lấy cây gỗ đánh đuổi anh H bị thương. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Chị V và chồng B. Chị V và anh H C. Chồng và Anh H D. Chồng chị V Câu 36: M đã lập facebook giả mạo tên của T , sau đó dùng tài khoản này đăng một số tin bịa đặt để người khác hiểu xấu về T . Hành vi này của M xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm B. Bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại C. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D. Bất khả xâm phạm về thân thể Câu 37: Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ tình cảm với thư ký riêng, chị A đã đến nơi làm việc của chồng lăng mạ , sỉ nhục thư ký riêng của anh. Chị A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư. B. Được pháp luật bảo đảm về tình cảm C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm D. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe Câu 38: Vì chị H thường xuyên bị ông M lãnh đạo cơ quan gây khó dễ nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc về việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích . ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận? A. Anh P và ông M B. Anh P , ông M và chị T C. Ông M và chị H D. anh P , ông M và chị H Câu 39: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại đọc tin nhắn. Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại của của công dân. C. Quyền tự do dân chủ của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 40: Những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật dưới đây nào? A. Luật Hình sự. B. Luật Tố tụng dân sự. C. Luật Dân sự. D. Luật Tố tụng hình sự. Câu 41: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe, tính mạng của công dân? A. Buôn bán động vật hoang dã. B. Hút thuốc lá nơi công cộng. C. Sử dụng lãng phí tài nguyên. D. Giao hàng không đúng chất lượng. Câu 42: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung Câu 43: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ A. gián tiếp. B. tập trung. C. trực tiếp. D. đại diện. Câu 44: Nhân dân xã A biểu quyết công khai việc xây dựng nhà văn hóa với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền công khai minh bạch. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 45: Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết A. khiếu nại. B. tố cáo. C. Việc làm. D. rắc rối. Câu 46: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe. B. Bị thu hồi giấy phép kinh dọanh. C. Nhận tiền bồi thường chưa thỏa đáng. D. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
  9. Câu 47: Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sản xuất xăng trái phép, giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyên nào sau đây? A. Truy tố. B. Thẩm định. C. Tố cáo. D. Khiếu nại. Câu 48:: Nghi ngờ nhà bà X có chứa tội phạm đang bị truy nã, ông A đã báo cho ông C là công an xã. Ông C lập tức tới và xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ, bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông G đã giấu đứa bé vào nhà kho. Sau hơn một ngày tìm kiếm không được, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Ông A và bà X. B. Ông C, ông G và bà X. C. Ông A, ông G và bà X. D. Ông A và ông G. Câu 49: Ông C là giám đốc, chị N là kế toán và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Lo sợ anh S biết việc mình sử dụng xe ô tô của cơ quan cho thuê để trục lợi, ông C chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống anh S làm thất thoát tài sản của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên anh S nhờ anh M viết bài công khai bí mật đời tư của chị N trên mạng xã hội. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của anh S. Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo? A. Ông C và chị N. B. Chị N, anh M và anh S. C. Anh S và anh M. D. Ông C, chị N và anh M. Câu 50: Chị H là giáo viên hợp đồng của trường THPT X. Do gia đình có việc bận chị đã viết đơn xin nghỉ làm 5 ngày và đã được hiệu trưởng nhà trường đồng ý. Sau 5 ngày nghỉ trở lại làm việc, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường với lí do đã bố trí đủ giáo viên. Chị H không đồng ý với quyết định đó làm đơn khiếu nại. Ai sẽ là người giải quyết khiếu nại lần đầu của chị? A. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh. B. Công đoàn trường THPT X. C. Chủ tịch UBND tỉnh. D. Hiệu trưởng trường THPT X. Câu 51: Bà H dựng xe máy ở vỉa hè để vào cửa hàng A mua một số hàng hóa, lúc thanh toán tiền mới biết mình quên không mang túi xách vào. Bà H hốt hoảng chạy ra nhưng túi xách đã mất, bên trong túi xách có hơn mười triệu đồng và một số tài sản có giá trị. Bà H nghi ngờ em T lấy trộm vì lúc dựng xe ở vỉa hè bà thấy em T (lớp 8) đang chơi gần đó. Bà H gọi anh N (con trai) và chồng bà (ông Q) cùng vào nhà T để nói chuyện nhưng bố mẹ em không có nhà nên anh N và ông Q đã vào các phòng để tìm. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Anh N và ông Q. B. Ông Q và bà H. C. Bà H, em T và anh N. D. Bà H, anh N và ông Q. Câu 52: Theo quy định, người già yếu, tàn tật không thể đến nơi bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri bỏ phiếu. Việc này thể hiện nguyên tắc A. bình đẳng. B. phổ thông. C. trực tiếp. D. công khai. Câu 53: Mục đích của quyền khiếu nại nhằm A. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khiếu nại. C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật. Câu 54: Theo quy định pháp luật, người có quyền bầu cử có độ tuổi là A. từ đủ 18 tuổi trở lên B. từ đủ 21 tuổi trở lên C. từ đủ 20 tuổi trở lên D. từ đủ 16 tuổi trở lên Câu 55. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Phổ thông B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp Câu 56. Quyền bầu cử, quyền ứng cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 57. Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để công dân thực hiện A. cơ chế “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. B. hình thức dân chủ trực tiếp trong xã hội. C. việc tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước. D. việc xây dựng các cơ quan quyền lực nhà nước. Câu 58. Bố bạn N có việc bận nên đã nhờ bạn N đi bầu cử Quốc hội và HĐND. Việc làm của bố con bạn N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 59. Ông H bị ngã gãy chân phải nằm viện để bó bột nên không đi lại được, đến ngày bầu cử Quốc hội và HĐND ông H cần làm gì cho phù hợp với quy định của pháp luật?
  10. A. Đề nghị được bỏ phiếu sau khi lành bệnh. B. Nhờ người khác đi bỏ phiếu hộ là được. C. Không tham gia bỏ phiếu vì đang phải điều trị. D. Đề nghị người mang hòm phiếu lưu động để bỏ phiếu. Câu 60: Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở A. phạm vi cả nước. B. phạm vi cơ sở. C. mọi phạm vi. D. Phạm vi địa phương. Câu 61: Công dân góp ý xây dựng luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội ở phạm vi A. cả nước. B. cơ sở. C. địa phương. D. trung ương. Câu 62: Anh A và chị B là hàng xóm liền vách với nhau. Khi anh A phá nhà cũ đi để xây nhà mới, chị B cho rằng anh A đã lấn sang nhà chị 5 m2 đất. Chính quyền xã xuống giải quyết công nhận 5m2 đất đó thuộc quyền sở hữu của gia đình anh A; Mặc dù vậy, trong quá trình anh A xây nhà, chị B vẫn tiếp tục ngăn chặn, cản trở không cho anh sử dụng phần đất đó. Ủy ban nhân dân xã đã xuống hòa giải hai lần nhưng không thành. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình anh A có quyền A. khởi kiện. B. tố cáo. C. khiếu nại. D. tranh chấp. Câu 63: Công dân được khiếu nại trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị A. xâm phạm. B. phát tán. C. ảnh hưởng. D. thu hồi. Câu 64: Ông Q trưởng công an xã đã đình chỉ việc thi công và yêu cầu gia đình ông N tháo dỡ công trình đang xây với lí do tự ý xây dựng trái phép. Ông N không tháo dỡ vì cho rằng trưởng công an xã lợi dụng quyền hạn để ép buộc gia đình ông. Ông N đã viết đơn kiện trưởng công an xã lên Tòa án nhân dân huyện. Việc ông N viết đơn kiện anh Q là A. không tuân theo đúng quy trình khiếu nại và tố cáo. B. vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. C. thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. D. hoàn toàn hợp lí, đúng quy trình khiếu nại, tố cáo. Câu 65: Giám đốc công ti H nhận được đơn khiếu nại gồm: Chị A khiếu nại về việc công ti bố trí chị làm việc theo giờ hành chính 8 giờ/ ngày mặc dù chị đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Anh B khiếu nại việc trưởng phòng nhân sự nhận tiền hối lộ khi tuyển dụng cán bộ của công ti. Chú C khiếu nại việc một nhóm thanh niên đánh bài ăn tiền trong giờ hành chính bị kỉ luật. Em D khiếu nại việc bị hạ một bậc lương do đi khám thai về muộn hai lần. Những ai dưới đây đã thực hiện đúng quyền khiếu nại? A. Anh B và chị A B. Chị A và em D C. Em D và chú C D. Chú C và anh B Câu 66: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông . C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 67: Trường hợp nào sau đây không được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đã được tham gia ứng cử B. Người có năng lực hành vi dân sự. C. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. D. Người đang bị tạm giam. Câu 68. Trường hợp nào sau đây được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đã được xóa án. B. Người không có năng lực hành vi dân sự. C. Người nước ngoài đang ở Việt Nam. D. Người vị tuổi chưa thành niên. Câu 69. Quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân là hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ xã hội. Câu 70. Việc công dân được tự do, độc lập thể hiện sự lựa chọn của mình trong quá trình bầu cử là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào? A. Phổ thông B. Bình đẳng. C. Trực tiếp D. Bỏ phiếu kín Câu 71: Theo quy định của pháp luật khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là ai? A. Tổng thanh tra Chính phủ. B. Người đứng đầu cơ quan cấp trên của cơ quan hành chính bị khiếu nại. C. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định hành chính bị khiếu nại. D. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Câu 72: Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện điều gì? A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Bất bình đẳng trong giáo dục. C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục. Câu 73: Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về điều kiện gì?
  11. A. Điều kiện chăm sóc về thể chất. B. Điều kiện học tập không hạn chế. C. Điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. Điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa. Câu 74: Do không đủ điều kiện để theo học đại học chính quy sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế. C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học từ thấp đến cao. Câu 75: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. Quyền học tập thường xuyên. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 76: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được A. cấp học bổng. B. miễn học phí. C. học vượt cấp. D. học suốt đời. Câu 77: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên tùy thuộc vào điều kiện, công việc của mỗi người là thể hiện quyền học A. không hạn chế của công dân. B. bất cứ ngành, nghề nào của công dân. C. từ thấp đến cao của công dân. D. thường xuyên, suốt đời của công dân. Câu78: Sau khi tốt nghiệp THPT, bạn H tiếp tục vào học Ðại học chuyên ngành X. Vậy bạn H ðã thực hiện quyền nào của công dân? A. Học khi có đủ điều kiện. B. Học ở nhiều hình thức khác nhau. C. Học tập không hạn chế. D. Học thường xuyên, học suốt đời. Câu 79: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Giám sát quy hoạch đô thị. B. Hợp lý hóa sản xuất. C. Sử dụng dịch vụ truyền thông. D. Kiểm tra sản phẩm. Câu 80: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Bảo hành trọn gói sản phẩm. B. Sử dụng hộp thư điện tử. C. Chuyển quyền nhân thân. D. Đưa ra phát minh, sáng chế. Câu 81: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây? A. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm. B. Lựa chọn hình thức học phù hợp. C. Có mức sống đầy đủ về vật chất. D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Câu 82: Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Đại học về ngành Dược sỹ. P đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền tự do học tập. C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. D. Quyền được phát triển toàn diện. Câu 83: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo. C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội. Câu 84: Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua đại biểu đại diện bằng hình thức thực hiện quyền A. kiểm tra, giám sát. B. khiếu nại, tố cáo. C. bầu cử, ứng cử. D. quản lí nhà nước. Câu 85: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. tìm hiểu thông tin ứng cử viên. B. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. C. chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu. D. theo dõi kết quả bầu cử. Câu 86: Hình thức dân chủ với những quy chế thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định các công việc của cộng đồng, của nhà nước là A. dân chủ trực tiếp. B. dân chủ gián tiếp. C. dân chủ tập trung. D. dân chủ xã hội. Câu 87: Trong quá trình bầu cử, việc cử tri không thể tự mình viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử ? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Câu 88: Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ những trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc nào sau đây? A. Phổ thông. B. Trực tiếp. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 89: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
  12. A. cả nước. B. lãnh thổ. C. cơ sở. D. quốc gia. Câu 90: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết. ------------------HẾT -----------------
  13. TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 I. LÝ THUYẾT * BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1. Chính sách dân số. a. Tình hình dân số ở nước ta hiện nay. ( Đọc thêm) b. Mục tiêu và phương hướng thực hiện chính sách dân số. * Mục tiêu: - Giảm tỉ lệ tăng dân số - Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí - Nâng cao chất lượng dân số. * Phương hướng: - Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí trong việc thực hiện chính sách dân số. - Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục - Nâng cao sự hiểu biết của người dân bằng nhiều con đường, biện pháp. - Nhà nước đầu tư đúng mức cho công tác dân số. c. Trách nhiệm công dân - Chấp hành chính sách, pháp luật về dân số . - HS: Không nên yêu sớm, không quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2. Chính sách giải quyết việc làm. a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Thiếu việc làm ở cả thành thị và nông thôn. b. Mục tiêu và phương hướng * Mục tiêu: - Tập trung giải quyết việc làm cả ở thành thị và nông thôn. - Phát triển nguồn nhân lực. - Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo. * Phương hướng: - Thúc đấy phát triển sản xuất và dịch vụ. - Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. c. Trách nhiệm công dân: - Chấp hành chính sách việc làm và pháp luật về lao động. - Chủ động tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. - HS: + Tích cực học tập và rèn luyện + Có định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của thị trường. * BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. (Đọc thêm) 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. a. Mục tiêu. - Sử dụng hợp lí tài nguyên. - Bảo vệ môi trường. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. b. Phương hướng. - Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ TW đến địa phương, - Thường xuyên giáo dục tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. - Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế khu vực. - Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. - Khai thác, sử dụng hợp lí tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
  14. - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình hoạt động. - Vận động mọi người cùng thực hiện chống các hành vi vi phạm pháp luật về TN&BVMT. *BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ 1. Chính sách giáo dục và đào tạo a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo *Tầm quan trọng của gd - đt - Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người. - Đảng Nhà nước ta xác định gd - đt là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho gd - đt là đầu tư cho phát triển. *Nhiệm vụ của gd - đt là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, phải giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, có cs đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. - Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển gd - đt, xd cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng. - Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xd xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân. - Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực gd tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới. 2. Chính sách khoa học và công nghệ a) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ Đảng và Nhà nước ta coi KH và CN o là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước. - Nhiệm vụ của KH và CN o : + Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. + Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc dân. + Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động KH và CN o . b) Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ - KH và CNo cần phát triển theo 4 phương hướng cơ bản: + Đổi mới cơ chế quản lí KH và CN o . + Tạo thị trường cho KH và CN o . + Xây dựng tiềm lực cho KH và CN o . + Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. - Đổi mới cơ chế quản lí KH và CN o nhằm: + Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận. + Đầu tư ngân sách vào các trương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới. + Huy động nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. - Tạo thị trường cho KH và CN o nhằm: + Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ KH và CN o . + Đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhan tài. - Xây dựng tiềm lực cho KH và CN o nhằm: + Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. + Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
  15. + Tăng cường cơ sở vc-kt, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KH- CNo . - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhăm: + Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội. + Ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. 3. Chính sách văn hoá a) Nhiệm vụ của văn hoá -Văn hoá là toàn bộ những giá trị do con người tạo ra, bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. - VH là nền tảng tinh thần của xh, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT- XH, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. VH khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tinh thần. - Nhiệm vụ VH: Xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. - Nền VH tiên tiến: Không chỉ ở nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải về nội dung. Thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dt và CNXH của CN M-LN và tư tưởng Hồ Chí Minh; vì hạnh phúc con người... - Nền Vh đậm đà bản sắc dân tộc: Bởi vì “gốc của VH là dân tộc” xu hướng toàn cầu hoá đang tác động, thì ý thức về cội nguồn dt, về độc lập, tự chủ phải được coi trọng; mới bảo đảm hội nhập mà không hoà tan, mất đi bản sắc dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động... b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc * Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. + CN M- LN giúp ta nhận thức đúng đắn các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xh mới. + Tư tưởng HCM là sự vận dụng sáng tạo CN M- LN vào đk cụ thể nước ta và trở thành những giá trị tinh thần, tài sản quí báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xd, bảo vệ Tổ quốc và xd nền VH mới. *Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc. + Phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, vh, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc. + Phải coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản vh và danh lam thắng cảnh của đất nước. * Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. + Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu của nhân loại để làm giàu cho trí tuệ, tâm hồn người VN. + Ngăn chặn sự xâm nhập của vh độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn, kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. * Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân. + Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo vh, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn. + Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới. KL: Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, chúng ta sẽ từng bước xd được nền vh tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sức dân tộc trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. 4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá Sgk- học sinh tự liên hệ Bài 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1. Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh a) Vai trò của quốc phòng và an ninh Có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. b) Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh - Xây dựng nền QP toàn dân và AN nhân dân vững mạnh toàn diện. - Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của TQ. - Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. - Bảo vệ an ninh chính trị, AN kinh tế, AN văn hoá - tư tưởng. - Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
  16. - Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ. 2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.Vì: +Nền QP của ta là nền QP toàn dân và AN nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nên phát huy được sức mạnh của dt và sức mạnh thời đại. + đó là khối đại đoàn kết toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Kết hợp sức mạnh dan tộc với sức mạnh thời đại. + Sức mạnh dt bao gồm truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dt. + Sức mạnh thời đại là sức mạnh của KH và CN o , sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. - Kết hợp quốc phòng với an ninh. + Là kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận của QP với sức mạnh của lực lượng và thế trận của an ninh. + Lực lượng QP toàn dân và AN nhân dân bao gồm: con người, phương tiện vc và khả năng khác của dt. + Thế trận của QP và AN nhân dân là việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn cả nước, từng địa phương. - Kết hợp KT – XH với quốc phòng và an ninh. + Ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ CL xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tất yếu phải kết hợp KT với QP và AN. + CL phát triển KT – XH phải gắn liền với CL QP và AN, CL QP và AN phục vụ cho CL KT – XH. - Trong tình hình hiện nay, xd QĐND và CAND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với QĐND và CAND là một đòi hỏi khách quan của nước ta. 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh - Tin tưởng vào chính sách QP và AN của Đảng và Nhà nước. - Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. - Chấp hành PL về QP và AN, giữ gìn trật tự, AN quốc gia. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực QP và AN ở nơi cư trú. II. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là tăng cường công tác lãnh đạo và A. tổ chức. B. giáo dục. C. quản lí. D. vận động. Câu 2: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Nâng cao đời sống nhân dân. B. Tăng cường nhận thức, thông tin. C. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. D. Nâng cao sự hiểu biết của người dân. Câu 3: Để giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp A. Bảo vệ người lao động. B. Tạo ra nhiều sản phẩm. C. Tăng thu nhập cho người lao động. D. Tạo ra nhiều việc làm mới. Câu 4: Theo em hiện tượng nào sau đây làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi trường? A. Đào đường mắc ống nước. B. Té nước ra mặt đường. C. Trồng cây ở bờ ruộng. D. Chặt cây rừng để đốt than. Câu 5: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của A. Các cơ quan chức năng B. Thế hệ trẻ C. Đảng và nhà nước ta D. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức Câu 6: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường? A. Trồng cây gây rừng B. Quản lí chất thải C. Khai thác gỗ bừa bãi D. Phân loại rác Câu 7: Bộ luật Lao động nâng mức thời gian nghỉ thai sản dành cho lao động nữ là góp phần thực hiện mục tiêu nào dưới đây của chính sách dân số? A. Giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Ổn định quy mô dân số C. Ổn định cơ cấu dân số D. Nâng cao chất lượng dân số. Câu 8: Học sinh tích cực tham gia truyền thông tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên là góp phần thực hiện phương hướng nào sau đây của chính sách dân số? A. Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý. B. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số
  17. C. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số. D. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền. Câu 9: Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động là góp phần thực hiện mục tiêu nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm? A. Phát triển nguồn nhân lực. B. Mở rộng thị trường lao động. C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn D. Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ. Câu 14: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân? A. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số. B. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí. C. Tranh thủ sự trợ giúp của Liên hợp quốc. D. Xã hội hóa công tác dân số. Câu 16: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Đào cây cổ thụ trong rừng để làm cảnh. B. Chặt đào rừng để về chơi tết. C. Sử dụng nhiều túi ni lông. D. Hưởng ứng chương trình Giờ trái đất. Câu 17: Việc làm nào sau đây của công dân là góp phần thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? A. Đổ hóa chất xuống lòng sông. B. Tái chế rác thải sinh hoạt. C. Săn bắt động vật quý hiếm. D. Xả rác không đúng quy định. Câu 18: Việc học sinh tích cực tham gia chương trình “ đổi giấy lấy cây” là góp phần thực hiện tốt chính sách nào dưới đây? A. Dân số. B. Giải quyết việc làm. C. Giáo dục – đào tạo. D. Tài nguyên – môi trường. Câu 19: H luôn tỏ ra mình là người sành điệu nên thường mặc những bộ đồ hàng hiệu không phù hợp với tác phong học sinh khi đến trường. Nếu là bạn của H em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây để khuyên H? A. Mặc kệ, không quan tâm. B. Khuyến khích H mặc các trang phục đó. C. Nói với thầy, cô giáo để phạt H. D. Khuyên H nên chọn trang phục phù hợp Câu 20: Thấy M và G thường xuyên đổ rác thải không đúng nơi quy định nên H báo với nhà trường. Bực tức, M đã nhờ T đánh H. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách về bảo vệ môi trường? A. T, G và H. B. M, G và T. C. M và G. D. T và H. Câu 21: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay là A. diện tích rừng đang bị thu hẹp. B. diện tích rừng tăng lên nhanh chóng. C. tỉ lệ che phủ rừng tăng. D. rừng không bị khai thác. Câu 22: Lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại A. Khoa học và công nghệ. B. Giáo dục và đào tạo. C. Dân số. D. Văn hoá. Câu 25: Cuộc thi robocon nhằm thực hiện phương hướng nào của chính sách khoa học và công nghệ? A. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ. B. Phát triển khoa học công nghệ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. C. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. D. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. Câu 26: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là nâng cao A. đạo đức. B. tinh thần. C. thể lực. D. dân trí. Câu 27: Việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phải được thực hiện trên cơ sở nào ? A. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. B. Chất lượng và hiệu quả. C. Hài hoà và toàn diện. D. Đáp ứng nguồn lao động có trình độ cao. Câu 28: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước. B. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. C. Phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. D.Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Câu 29: Học sinh K tham gia thi tìm hiểu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của trường là góp phần thực hiện chính sách nào dưới đây? A. Chính sách giáo dục và đào tạo. B. Chính sách dân số. C. Chính sách giải quyết việc làm. D. Chính sách văn hóa. Câu 30: Anh B tham gia lớp học nghề để đi lao động ở nước ngoài. Anh B đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm? A. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. C. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn. D. Khuyến khích làm giàu.
  18. Câu 31: Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường là biểu hiện của phương hướng nào dưới đây của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước B.Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên D. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền Câu 32: Theo báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo, tính đến năm 2023 tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15- 60 ở Việt Nam đạt gần A. 96% B. 97% C. 98% D. 99% Câu 33: Việt Nam hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với chủ đề: A. “Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ Trái đất” B. “Lên tiếng vì thiên nhiên” C. “Kiến tạo tương lai – bây giờ hoặc không bao giờ” D. “Tiết kiệm điện – thành thói quen” Câu 34: Ở nước ta, chính sách dân số và giải quyết việc làm được xem là A. chính sách xã hội cơ bản. B. nhân tố quan trọng để phát triển đất nước. C. chính sách xã hội quan trọng. D. giải pháp căn bản cho phát triển bền vững. Câu 35: Nền quốc phòng và an ninh nước ta là A. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. B. Nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. C. Nền quốc phòng và an ninh nhân dân. D. Nền quốc phòng đạt chuẩn khu vực. Câu 36: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn là vấn đề A. Bức xúc ở cả nông thôn và thành thị. B. Luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. C. Luôn được các nhà đầu tư quan tâm. D. Được chính quyền các địa phương quan tâm. Câu 37: Anh H tích cực tham gia hoạt động bảo vệ an ninh tại nơi cư trú. Điều này thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Nêu cao tinh thần phòng, chống tội phạm. B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. C. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Sẵn sàng tham gia hoạt động an ninh và quốc phòng. Câu 38: Đối với nước ta hiện nay, để có thị trường khoa học và công nghệ đòi hỏi nhà nước phải thúc đẩy nội dung nào dưới đây? A. Ứng dụng, chuyển giao công nghệ. B. Nhà nước đầu tư ngân sách. C. Tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm. D. Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Câu 39: Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách nào của nhà nước ta? A. Chính sách khoa học và công nghệ. B. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. C. Chính sách bảo vệ và phát triển tài nguyên. D. Chính sách bảo tồn thiên nhiên. Câu 40: Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm A. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. B. Khai thác nguồn vốn của địa phương C. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. D. Tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội Câu 41: Trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta coi khoa học và công nghệ là A. quốc sách hàng đầu. B. cơ sở để phát triển đất nước . C. nhân tố quyết định sự phát triển bền vững. D. điều kiện để phát triển đất nước. Câu 42: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa A. chứa đựng tục lệ, lối sống của từng dân tộc. B.bảo tồn các tập tục đặc trưng của dân tộc. C. bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc. D. bảo tồn mọi nét văn hóa của dân tộc. Câu 43: Biện pháp nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm? A. Mở rộng các hình tức trợ giúp người nghèo. B. Mở rộng hệ thống trường lớp. C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí. D. Nâng cao trình độ người lao động. Câu 44: Việc mở rộng quy mô giáo dục ở nước ta cần phải được thực hiện trên cơ sở nào? A. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. B. Chất lượng và hiệu quả. C. Hài hòa và toàn diện. D. Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực Câu 45: Thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay như thế nào? A. Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. B. Khoáng sản rất nhiều về trữ lượng. C. Khoáng sản phong phú. D. Khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. Câu 46: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu vào đất. C. Đổ tập trung vào bãi rác. D. Phân loại và tái chế. Câu 47: Sự kiện “Giờ Trái đất” lần đầu tiên được tổ chức vào năm nào, ở đâu? A. 2006, Paris. B. 2007, Sydney. C. 2008, Roma. D. 2009, Madrid
  19. Câu 48: Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Đổi mới cơ chế quản lí. B. Nâng cao trình độ quản lí. C. Nâng cao trình độ dân trí. D. Phát triển nguồn nhân lực. Câu 49: Luật Giáo dục quy định Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để người có năng khiếu phát triển tài năng. Điều này thể hiện nội dung nào dưới đây của phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. C. Thực hiện công bằng trong giáo dục. D. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục. Câu 50: Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, tại nhà ông K có một tốp người lạ mặt đang có hoạt động tuyên truyền trái phép đạo pháp luân công. Ông M cán bộ văn hóa cùng ông N xuống kiểm tra. Sau khi kiểm tra, ông M yêu cầu ông K dừng ngay hoạt động truyền đạo trái phép thì bị ông K phản ứng quyết liệt, cho rằng các hoạt động của mình không trái pháp luật. Thấy ông M có thái độ quyết liệt, chị H một người tham gia truyền đạo tại nhà ông K đã tố cáo vợ ông M thường xuyên thu tiền tổ chức các khóa lễ cho người dân một cách bất hợp pháp. Những ai dưới đây đã vi phạm chính sách văn hóa của nhà nước ta? A. Ông K, chị H và vợ ông M. B. Vợ chồng ông M. C. Ông M và chị H. D. Ông M và ông N. Câu 51: Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của: A. ngành giáo dục. B. mọi công dân. C. cơ quan nhà nước. D. Nhà nước và toàn dân. Câu 52:Việc làm nào dưới đây là góp phần bảo tồn di tích lịch sử? A. Tu bổ, phục hồi giá trị di tích lịch sử B. Tháo dỡ, phá hủy di tích lịch sử C. Cải tạo, thay thế di tích lịch sử D. Giữ nguyên hiện trạng di tích lịch sử Câu 53: Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá như thế nào? A. Có nội dung xã hội chủ nghĩa. B. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. C. Mang bản sắc dân tộc. D. Có tính chất tiên tiến. Câu 54: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo là A. mục tiêu của văn hóa. B. vai trò của văn hóa. C. ý nghĩa của văn hóa. D. nhiệm vụ của văn hóa. Câu 55: Các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào A. đất nước hòa bình, tài nguyên giàu có. B. Nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư. C. sử dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ. D. quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Câu 56: Giải đáp kịp thời những vấn đề về lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra là nói đến A. vai trò của khoa học, công nghệ. B. nhiệm vụ của khoa học, công nghệ. C. phương hướng phát triển khoa học, công nghệ. D. trách nhiệm của khoa học, công nghệ. Câu 57: Tại lễ hội văn hóa làng DT có nhiều trò chơi cờ bạc, đỏ đen, anh M công an viên và chị Y cán bộ văn hóa xã đã xuống kiểm tra. Tại đây chị Y đề nghị cụ G trưởng ban có biện pháp dẹp bỏ các trò chơi này nhưng cụ đã phản đối quyết liệt vì cho rằng đây là những trò chơi truyền thống có từ lâu đời. Sau khi yêu cầu anh T và anh N ngừng tổ chức các trò chơi cờ bạc, đỏ đen không được, anh M đã lập biên bản và tịch thu phương tiện nên bị phản ứng quyết liệt, trong lúc lời qua tiếng lại, anh T đã đánh anh M gãy tay. Những ai dưới đây đã thực hiện chưa đúng chính sách văn hóa? A. Anh X, chị T, cụ G. B. Anh X, anh M, chị T. C. Anh T, anh N và cụ G. D. Anh T, anh M và anh N Câu 58: Ngày dân số thế giới là ngày nào sau đây? A. 26 – 12. B. 11 – 7. C. 31 – 5. D. 1 – 12. Câu 59: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường? A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải đúng nơi quy định. B. Chôn chất thải độc hại vào đất C. Đốt các loại chất thải. D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải Câu 60: Nhà nước quy định mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuế là nhằm: A. Hạn chế sử dụng tài nguyên B. Sử dụng hợp lí tài nguyên C. Tăng ngân sách nhà nước D. Ngăn chặn khai thác tài nguyên Câu 61: Bảo vệ tài nguyên môi trường là trách nhiệm của: A. Nhà nước và công dân. B. Các cơ quan chức năng. C. Mọi công dân, cơ quan, tổ chức. D. Thế hệ trẻ Việt Nam. Câu 62: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
  20. A. Kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm B. Sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt C. Dùng điện để đánh bắt thủy sản. D. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Câu 63: Các quốc gia trên thế giới hiện nay đang đối mặt với loại ô nhiễm nào có xu hướng ngày càng nghiêm trọng? A. Ô nhiễm không khí. B. Ô nhiễm nước. C. Ô nhiễm nhựa. D. Ô nhiễm tiếng ồn. Câu 64: Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 với thông điệp: A. Tiết kiệm điện –Thành thói quen. B. Vì một hành tinh xanh. C. Kiến tạo tương lai ngay bây giờ. C. Hôm nay tôi sống xanh hơn. Câu 65: Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Báo với thầy, cô giáo để thầy cô xử lý. B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường C. Góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng quy định. D. Báo với Hiệu trưởng và bảo vệ nhà trường. Câu 66: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền. B. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội. C. Ngăn chặn việc góp ý, phê bình D. Giám sát việc giải quyết khiếu nại. Câu 67: Thực trạng về môi trường ở nước ta hiện nay là: A. không bị ô nhiễm. B. ô nhiễm trầm trọng ở khắp nơi. C. trong lành, sạch đẹp. D. ô nhiễm ngày càng nặng nề. Câu 68: Phát triển kinh tế – xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được xem là hai yếu tố: A. tồn tại độc lập. B. song song tồn tại. C. không thể tách rời. D. tác động ngược chiều. Câu 69: Ở nước ta, lực lượng nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là: A. Đảng và Nhà nước. B. Toàn thể nhân dân. C. Đảng, Nhà nước và nhân dân D. Quân đội nhân dân, công an nhân dân Câu 70:Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây? A. 31/05. B. 11/07. C. 05/06. D. 01/12. Câu 71: Nội dung nào sau đây không thuộc về mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay? A. Sử dụng hợp lí tài nguyên. B. Bảo tồn đa dạng sinh học. C. Nâng cao chất lượng môi trường. D. Giáo dục ý thức trách nhiệm cho nhân dân. Câu 72: Nội dung nào sau đây là một trong những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Đồng loạt miễn, giảm học phí. C. Kìm hãm phát triển văn hóa. D. Hạn chế hợp tác quốc tế. Câu 73: Một trong những vai trò của giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay là gì? A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Đào tạo nhân lực. C. Giữ gìn, truyền bá văn minh nhân loại. D. Nâng cao dân trí Câu 74: Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là: A. quốc sách hàng đầu. B. nhân tố quan trọng của chính sách quốc gia. C. quốc sách chiến lược. D. yếu tố then chốt để phát triển đất nước. Câu 75: Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta được thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. tăng cường công tác lãnh đạo của nhà nước. B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. C. duy trì mọi phương thức sản xuẩt. D. chấm dứt mọi quan hệ dân sự. Câu 76: Để đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ, Nhà nước huy động các nguồn lực đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng A. trí tuệ nhân tạo. B. công nghệ cao. C. giá trị văn hóa. D. lực lượng sản xuất. Câu 77: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân? A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí. B. Tranh thủ sự trợ giúp của Liên hợp quốc. C. Xã hội hóa công tác dân số. D. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số. Câu 78: Để tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, Nhà nước ta thực hiện một trong những chủ trương nào sau đây? A. Trọng dụng nhân tài. B. Đề cao tinh thần khởi nghiệp. C. Huy động các nguồn lực. D. Ưu tiên công nghệ tiên tiến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2