intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA Môn: GDCD 11 - Năm học: 2022- 2023 BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Dân chủ là gì? A. Quyền lực thuộc về nhân dân. B. Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội. C. Quyền lực cho giai cấp thống trị. D. Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội. Câu 2: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì? A. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử. B. Phát triển cao nhất trong lịch sử. C. Tuyệt đối nhất trong lịch sử. D. Hoàn bị nhất trong lịch sử. Câu 3: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. B. Kinh tế, chính trị, văn hóa. C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần. D. Chính trị, văn hóa, xã hội. Câu 4: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. C. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội. D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 5: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. B. Người thừa hành trong xã hội. C. Giai cấp công nhân. D. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Câu 6: Dân chủ XHCN gắn liền với A. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. B. Đạo đức, phong tục, tập quán. C. Hiến pháp, pháp luật, chính sách. D. Pháp luật, chính sách, kỉ cương. Câu 7: Nền dân chủ XHCN dựa trên cở sở kinh tế như thế nào ? A. Chế độ công hữu về TLSX. B. Chế độ tư hữu về TLSX. C. Kinh tế XHCN. D. Kinh tế nhiều thành phần. Câu 8: Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào ? A. Hệ tư tưởng Mac – Lênin. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp nông dân. D. Giai cấp tư sản.
  2. Câu 9: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì ? A. Quyền lực thuộc về nhân dân. B. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước. C. Nhà nước quản lí mọi mặt của xã hội. D. Nhà nước làm chủ. Câu 10: Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì ? A. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. B. Pháp luật, kỉ luật. C. Pháp luật, nhà tù. D. Pháp luật, quân đội. Câu 11: Một yếu tố để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì ? A. Nền dân chủ là của nhân dân lao động. B. Nền dân chủ là của tầng lớp tri thức. C. Nền dân chủ là của người nắm quyền lực. D. Nền dân chủ là của giai cấp cầm quyền. Câu 12: Nội dung cơ bản của nền dân chủ XHCN trong lĩnh vực kinh tế là gì? A. Quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với tư liệu sản xuất. B. Quyền được tham gia tổ chức và quản lý sản xuất. C. Quyền tự do mua bán, sản xuất kinh doanh. D. Quyền có việc làm và thu nhập. Câu 13: Đấu tranh với tệ nạn mê tín, dị đoan là biểu hiện của dân chủ ở lĩnh vực nào? A. Văn hóa. B. Tư tưởng. C. Chính trị. D. Tinh thần. Câu 14: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ nào? A. Dân chủ đại diện. B. Dân chủ trực tiếp. C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ tập trung. Câu 15: Dân chủ là quyền lực thuộc về ai? A. Nhân dân. B. Lãnh đạo. C. Giai cấp thống trị. D. Giai cấp bị trị.
  3. BÀI 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì ? A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư. C. Tiếp tục giảm quy mô dân số. D. Tiếp tục tăng chất lượng dân số. Câu 2: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì ? A. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số. B. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số. C. Sớm ổn định mức tăng tự nhiên. D. Sớm ổn định cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. Câu 3: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo duc. B. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền. C. Làm tốt công tác tuyên truyền. D. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Câu 4: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào? A. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị. B. Việc là thiếu trầm trọng. C. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều. D. Việc làm đã được giải quyết hợp lí. Câu 5: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì? A. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động B. Phát triển nguồn nhân lực C. Mở rộng thị trường lao động D. Xuất khẩu lao động Câu 6: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì? A. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị và nông thôn B. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn C. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị D. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp Câu 7: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý để pháp triển nhanh và bên vững thì phải làm như thế nào ? A. Có chính sách dân số đúng đắn. B. Khuyến khích tăng dân số. C. Giảm nhanh việc tăng dân số. D. Phân bố lại dân cư hợp lý. Câu 8: Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây ? A. Yếu tố thể chất, trí tuệ, tinh thần. B. Yếu tố thể chất, tinh thần. C. Yếu tố thể chất. D. Yếu tố tinh thần. Câu 9: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì? A. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề B. Giảm tỉ lệ thất nghiệp
  4. C. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Câu 10: Hãy chỉ ra mục tiêu của chính sách dân số nước ta ? A. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực. B. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực. C. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực. D. Nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực Câu 11: Chỉ ra đâu là phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì ? A. Nâng cao hiểu biết của người dân. B. Nâng cao hiệu quả đời sống của người dân. C. Tăng cường nhận thức, thông tin. D. Nâng cao đời sống nhân dân. Câu 12: Một trong những trách nhiệm của công dân trong chính sách dân số và giải quyết việc làm là gì? A. Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kỹ thuật. B. Là việc làm của nhà nước. C. Không cần phải tìm tòi sáng tạo. D. Không quan tâm, là việc làm của nhà nước. Câu 13: Mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì? A. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị và nông thôn. B. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn. C. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị. D. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp. Câu 14: Để thực hiện chính sách giải quyết việc là nước ta cần có mục tiêu gì? A. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề. B. Giảm tỉ lệ thất nghiệp. C. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề. D. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Câu 15: Nếu thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm sẽ có tác dụng như thế nào đối với đất nước? A. Ổn định đời sống, thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển. B. Không thay đổi gì đối với đời sống, vẫn còn nghèo. C. Đời sống ổn định nhưng vẫn là một nước nghèo. D. Thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển, nhưng không ổn định đời sống. BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên thường chia làm mấy loại? A. Ba loại; không thể phục hồi, có thể phục hồi và vô tận. B. Ba loại: khoáng sản, đất đai, động thực vật. C. Ba loại: không thể phục hồi, có thể phục hồi và khoáng sản. D. Ba loại: đất đai, động vật, thực vật. Câu 2: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để?
  5. A. Chống ô nhiễm môi trường. B. Vấn đề dân số trẻ. C. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ. D. Đô thị hóa và việc làm. Câu 3: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Phân loại và tái chế. B. Chôn sâu. C. Đổ tập trung vào bãi rác. D. Đốt và xả khí lên cao . Câu 4: Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững? A. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ. B. Phát triển chăn nuôi gia đình. C. Phát triển đô thị. D. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ. Câu 5:Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, điều nào thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều loại quý hiếm, biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý. B. Đất đai màu mỡ, rừng có nhiều loại quý hiếm C. Biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý D. Không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào Câu 6: Một trong những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ? A. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê. B. Gắn lợi ích và quyền. C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Xử lí kịp thời. Câu 7: Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do đâu? A. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới. B. Mưa lũ, hạn hán, đốt rừng làm nương rẫy. C. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới. D. Chặt phá rừng, thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới. Câu 8: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì? A. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững. B. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế. C. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. D. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường. Câu 9: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay? A. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. B. Giữ nguyên hiện trạng. C. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn. D. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  6. Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào? A. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên. B. Gắn lợi ích và quyền. C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Xử lí kịp thời. Câu 11: Môt trong những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ? A. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê. B. Gắn lợi ích và quyền. C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Xử lí kịp thời. Câu 12: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào? A. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trườ B. Gắn lợi ích và quyền C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ D. Xử lí kịp thời Câu 13: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì? A. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt. B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng C. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên D. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững Câu 14: Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là gì? A. Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và nộp thuế và trả tiền thuê để phát triển bền vững. B. Không được khai thác. C. Khai thác một cách tiết kiệm để phát triển lâu dài. D. Khai thác bao nhiêu cũng được, miễn là nộp thuế, trả tiền thuê một cách đầy đủ. Câu 15: Đối với tài nguyên có thể phục hồi, chính sách của Đảng và nhà nước là gì? A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ, tái tạo và phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ. B. Khai thác tối đa C. Khai thác đi đôi với bảo vệ BÀI 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Vì sao sự nghiệp giáo dục – đào taọ nước ta được coi là quốc sách hàng đầu? A. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH. B. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh. C. Là điều kiện để phát huy nguồn lực. D. Là điều kiện quan trọng để phát triển đất nước.
  7. Câu 2: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì? A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. B. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. D. Đào tạo nguồn nhân lực. Câu 3: Để phát triển giáo dục đào tạo, nhà nước cần phải có chính sách như thế nào? A. Nâng cao chất lượng hiệu quả, mở rộng quy mô, ưu tiên đầu tư, thực hiện công bằng, tăng cường hợp tác quốc tế. B. Nhận thức đúng đắn về vị trí ”quốc sách hàng đầu” của giáp dục và đào tạo. C. Bảo đảm quyền học tập của nhân dân, huy động mọi nguồn lực cho giáo dục. D. Phát triển nhiều hình thức giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học. Câu 4: Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào? A. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực. B. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục. C. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Câu 5: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào? A. Tiến bộ. B. Thể hiện tinh thần yêu nước. C. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết . D. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết. Câu 6: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì? A. Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. B. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa. C. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa. D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển. Câu 7: Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo đòi hổi chúng ta phải làm gì? A. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta. B. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới. C. Tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới. D. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới. Câu 8: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là gì? A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. B. Điều kiện để phát triển đất nước. C. Tiền đề để xây dựng đất nước. D. Mục tiêu phát triển của đất nước. Câu 9: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc phải có phương hướng gì? A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. B. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa C. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa
  8. D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển Câu 10: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào? A. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. B. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc C. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống. Câu 11: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì? A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. B. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng. C. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. D. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học. Câu 12:Nhờ đâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ? A. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của KHCN. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú . C. Nguồn nhân lực dồi dào. D. Không có chiến tranh. Câu 13: Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo? A. Quốc sách hàng đầu. B. Quốc sách. C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước. D. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia. Câu 14: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc? A. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. B. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. C. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam. D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam. Câu 15: Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta? A. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng. B. Đảm bảo quyền của công dân. C. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân. D. Để công dân nâng cao nhận thức. BÀI 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Quốc phòng và an ninh có vai trò ? A. Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. B. Trực tiếp giữ gìn và xây dựng vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. C. Trực tiếp giữ gìn vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. D. Trực tiếp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Câu 2: Một trong những phương hướng nhăm tăng cường quốc phòng và an ninh ?
  9. A. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng. D. Phát huy sức mạnh của toàn dân. Câu 3: Một trong những phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh ? A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thế giới. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh Châu Á. D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh khu vực. Câu 4: Hãy chỉ ra một trong những phương hướng nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh ? A. Kết hợp quốc phòng với an ninh. B. Kết hợp quốc phòng với kinh tế. C. Kết hợp quốc phòng với chính trị. D. Kết hợp quốc phòng với xã hội. Câu 5: Chỉ ra một trong những trách nhiệm của công dân với chính sách quốc phòng và an ninh ? A. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của nhà nước. B. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của quốc gia. C. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng của xã hội. D. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng của thế giới. Câu 6: Một trong những trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh. A. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. B. Người dân không cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. C. Là việc của lực lượng quốc phòng và an ninh. D. Trong xa hội hòa bình không cần phải cảnh giác. Câu 7: Lực lượng nồng cốt làm nhiệm vụ quốc phòng ? A. Quân đội nhân dân. B. Toàn thể nhân dân. C. Đảng và nhà nước. D. Bộ trưởng bộ quốc phòng. Câu 8: Lực lượng nồng cốt làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh ? A. Công an nhân dân. B. Toàn thể nhân dân. C. Đảng và nhà nước. D. Bộ trưởng bộ công an. Câu 9: Lực lượng nào đang làm nhiệm vụ canh giữ nơi đảo xa ? A. Hải quân . B. Biên phòng. C. Công an. D. Toàn dân. Câu 10: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ lấy lực lượng nào làm nồng cốt ?
  10. A. Quân đội nhân dân và công an nhân dân. B. Toàn dân. C. Quân đội. D. Công an. Câu 11: Em hiểu “ Sức mạnh dân tộc ” trong chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước ta gì? A. Sức mạnh của văn hóa, tinh thần, của truyền thống và sức mạnh vật chất của dân tộc. B. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết các dân tộc. C. Sức mạnh của sự kết hợp giữa lịch sử và thời đại. D. Sức mạnh của quân đội chính quy, hiện đại. Câu 12: Một trong những trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh ? A. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Sẵn sàng tham gia lao động sản xuất. C. Tuyên truyền chính sách quốc phòng. D. Tham gia hoạt động xây dựng quân đội. Câu 13: Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ? A. 22/12/1944. B. 22/12/1945. C. 22/12/1946. D. 22/12/1947. Câu 14: Ai là người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ? A. Võ Nguyên Gíap. B. Trần văn Trà. C. Phùng Quang Thanh. D. Phạm Xuân Ẩn. Câu 15: Chiến dịch “ Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” của quân và dân ta ? A. Điện Biên Phủ. B. Biên giới. C. Viêt Bắc. D. Đồng khởi. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1 (2,0 điểm): Anh A đang có ý định làm nhà nên đã quyết định vào rừng để khai thác gỗ chuẩn bị cho việc xây dựng ngôi nhà của mình. a. Em có nhận xét gì về việc làm trên của anh A ? b. Qua đó rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? c. Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia ở trường và ở gia đình? Câu 2 (1,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh không nhất thiết phải học lên đại học. Các bạn có thể tham gia học nghề và phát triển ngành, nghề truyền thống của địa phương. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Câu 3 (2,0 điểm): Khi đi chơi công viên, em nhìn thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. a. Em có nhận xét gì về việc làm của một nhóm bạn trên? b. Qua đó rút ra được trách nhiệm của bản thân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
  11. Câu 4: Em hiểu như thế nào là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc? Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa? (3,0 điểm) Câu 5: (2 điểm) N năm nay 18 tuổi. Đầu năm 2023 N nhận được giấy báo gọi nhập ngủ nhưng bố của N là ông K không muốn N tham gia nghĩa vụ quân sự nên đã ra sức ngăn cản. a. Nếu là N em sẽ làm gì để khuyên bố mình là ông K để được tham gia nghĩa vụ quân sự ? b. Trình bày trách nhiệm của bản thân đối với chính sách quốc phòng và an ninh ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0