intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. Trường THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH Tổ: Văn- Sử- GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI CUỐI KỲ II- MÔN GDCD 7 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Ôn tập các bài: Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường Bài 8: Quản lí tiền Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. B. CÂU HỎI MINH HOẠ I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả? A. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí, không chi tiêu C. Mua những thứ mình không cần cho cuộc sống. phung phí. B. Mua tất cả những thứ mình thích. D. Sống keo kiệt, chi li từng đồng. Câu 2: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? A. Chi tiêu có kế hoạch. C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền. B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn. D. Lãng phí thức ăn, điện, nước Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả? A. Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi người rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý. B. Những nhà giàu thì không cần quản lý tiền. C. Quản lý tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều. D. Học sinh chỉ cần tập trung vào học tập, không nên quan tâm đến tiền bạc. Câu 4: Chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách nào? A. Kiểm soát các chi tiêu, không chi tùy tiện C. Lấy tiền tiết kiệm của người khác. B. Đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán, D. Tham gia khoá học “Tiết kiệm tiền”. Câu 5: Để quản lí tiền có hiệu quả, chúng ta cần làm gì? A. Lập kế hoạch chi tiêu và thực hiện theo kế hoạch B. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình. C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học. D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến. Câu 6: Là một học sinh, chúng ta không nên kiếm tiền bằng cách nào sau đây? A. Làm đồ thủ công để bán B. Làm phụ giúp bố mẹ C. Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng nếu có tiền dư thừa D. Bỏ học ở nhà đi làm thêm Câu 7: T được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, T có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho? A. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.
  2. B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm. C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ. D. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có. Câu 8: Chủ thể nào dưới đây chi tiêu hợp lí? A. Chị N thường vay tiền của bạn bè để mua sắm. B. Anh M dùng tiền lương mỗi tháng để chơi cá độ. C. Chị V có đam mê mua quần áo mặc dù không dùng hết. D. Anh K quy định mỗi tháng để ra một khoản tiền tiết kiệm. Câu 9: Khi ai đó hỏi vay tiền, bạn sẽ làm như thế nào? A. Cho vay ngay mà không hỏi lí do C. Hỏi bạn vay làm gì, nếu lí do hợp lí mới cho vay. B. Khuyên họ không nên vay tiền D. Không cho vay. Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả? A. Hay đi chợ để nợ cho con. C. Ăn phải dành, có phải kiệm. B. Tốt vay dày nợ. D. Của đi thay người. Câu 11: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp? A. Vay bạn bè xung quanh để mua. C. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền. B. Nói dối bố mẹ xin tiền học. D. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua. Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện khả năng quản lí tiền tốt? A. Cứ đến giữa tháng là chị V tiêu hết tiền lương. B. Mỗi dịp các cửa hàng sale, H đặt rất nhiều đồ dù không cần đến. C. Mỗi lần nhận lương, anh K thường lập trước một bảng kế hoạch thu chi phù hợp. D. Anh L thường đi chơi cùng các bạn, ăn uống, mua sắm. Kết quả chưa đến 2 tuần, anh đã tiêu hết số tiền bố mẹ gửi dùng cho 1 tháng cho khi đi học đại học. Câu 13: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là gì? A. tệ nạn xã hội. B. vi phạm đạo đức. C. vi phạm quy chế. D. vi phạm pháp luật. Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội? A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí. C. Cản trở sự phát triển của đất nước. B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình. D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. Câu 15: Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS? A. Cờ bạc. B. Ma túy và mại dâm. C. Rượu chè. D. Thuốc lá. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội? A. Nghe lời bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo. B. Do pháp luật có nhiều quy định. C. Ảnh hưởng xấu từ cách giáo dục không đúng cách của cha mẹ. D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ. Câu 17: Lựa chọn nào sau đây không phải là tác hại của tệ nạn ma túy?
  3. A. Làm rối loạn trật tự xã hội. C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội. B. Là một nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS. D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Câu 18: Hành vi là đúng với quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc. B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý. C. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá. D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý Câu 19: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội? A. Bố mẹ nuông chiều con cái. C. Kinh tế kém phát triển. B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội. D. Lười làm, ham chơi, đua đòi. Câu 20: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Hành nghề mê tín, dị đoan. B. Mua bán trái phép chất ma túy. C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh. D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Câu 21: Theo em, đâu là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Ít tuyên truyền, giáo dục người dân kiến thức về tệ nạn xã hội. B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội. C. Chỉ cảnh cáo nhẹ với những hành vi phạm tội. D. Không vận động người dân tố cáo những người có hành vi vi phạm pháp luật. Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội. B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Sống giản dị, lành mạnh. D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái. Câu 23: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội. B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội. C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân. D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS. Câu 24: Em tán thành với ý kiến nào sau đây? A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao. B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy. C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết. D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
  4. Câu 25: Khi một người bạn rủ em vào quán chơi điện tử ăn tiền. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Đồng ý vào chơi cùng bạn. B. Chỉ xem bạn chơi chứ mình không chơi. C. Từ chối và khuyên bạn không nên chơi vì đó cũng là một hình thức đánh bạc. D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác trong lớp cùng tham gia. Câu 26: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? A. Sử dụng chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật. B. Người vận chuyển ma tuý không vi phạm pháp luật. C. Hành vi mại dâm chỉ vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. D. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an. Câu 27: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào ? A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù. B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt. C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình. D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt. Câu 28: Nhân vật nào dưới đây đã thể hiện đúng trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội? A. Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy cho mình. B. H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói. C. Bạn L rủ các bạn trong lớp cùng chơi cá cược bóng đá. D. Bạn S rủ các bạn cùng lớp chơi đánh bài ăn tiền. Câu 29: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường A. Sự tác động của các trò chơi bạo lực. B. Sự chênh lệch về kết quả học tập. C. Giáo dục gia đình. D. Sự quan tâm của bố mẹ đến con cái. Câu 30: Đâu không phải và biểu hiện của bạo lực học đường A. Cô lập bạn cùng lớp. B. Chế giễu, bắt nạt bạn cùng lớp. C. Chép bài tập về nhà của bạn cùng lớp D. Đánh đập bạn cùng lớp. Câu 31: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do A. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi. B. sự thiếu hụt kĩ năng sống. C. mong muốn thể hiện bản thân. D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực. Câu 32: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân của bạo lực học đường? A. Do thiếu thốn tình cảm. B. Do sự tác động của các trò chơi bạo lực. C. Do thiếu sự giáo dục từ phía gia đình. D. Do thiếu hụt kĩ năng sống. II. TỰ LUẬN Câu 1:
  5. a. Có ý kiến cho rằng: “Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? b. Bản thân em cần có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tệ nạn xã hội? Câu 2: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai? Vì sao? a. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau. b. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra. Câu 3: Cho tình huống sau: Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể nên người thân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà. a. Em có đồng tình với việc làm của thầy mo không? Vì sao? b. Những việc làm của thầy mo sẽ gây ra những hậu quả như thế nào? c. Nếu là A trong tình huống trên, e sẽ xử lí như thế nào? Câu 4: Có ý kiến cho rằng “ Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Câu 5: Bạn N sinh ra trong một gia đình có điều kiện và là con một nên được bố mẹ chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của N. N đua đòi ăn chơi, tập tành hút thuốc và sa ngã vào con đường nghiện ngập. a. Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao? b. Là một học sinh em sẽ làm gì để tránh sa vào các tệ nạn xã hội? ( Nêu ít nhất 4 việc sẽ làm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2