intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Chúc các em thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 – HỌC KÌ II Năm học 2018 - 2019 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. PHẦN ĐỌC HIỂU - HS nắm vững 6 CẤP ĐỘ HIỂU + Nắm được các thông tin chính của văn bản, nằm trong văn bản, tức là trả lời câu hỏi văn bản ấy nói (viết) về vấn đề gì? + Hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt (nghệ thuật) được sử dụng trong văn bản. + Hiểu được những ẩn ý sâu xa (mục đích của tác giả) được gửi gắm phía sau những câu chữ của văn bản, nhất là với các văn bản văn học, văn hình tượng. + Phát hiện những nội dung, ý nghĩa vượt ra ngoài văn bản và cả ý đồ tác giả, do vốn sống, hoàn cảnh và điều kiện riêng của người đọc… + Nhận diện và đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản. + Biết vận dụng những gì mình hiểu vào giải quyết các tình huống tương tự trong học tập và cuộc sống. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP 1. Nếu hỏi về nội dung, nhan đề văn bản - Văn bản đề cập đến điều gì? - Đặt nhan đề cho văn bản: phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay, dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, nội dung hay ý nghĩa văn bản. Một văn bản nên đặt hai tên (không trúng cái này thì trúng cái kia). Ở giữa hai tên gọi có chữ hoặc. 2. Hỏi về phong cách ngôn ngữ: Khi trả lời phong cách ngôn ngữ nào thì phải giải thích phong cách ngôn ngữ đó mới đạt điểm tuyệt đối. Giải thích thì dựa trên đặc trưng của phong cách ngôn ngữ. 3. Hỏi về các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật. a. Lưu ý 1: Câu hỏi sẽ là: (a). Chỉ ra các biện phá p tu từ trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó? (b). Chỉ ra biện phá p tu từ chính trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó? Ta chú ý hai chỗ gạch chân sẽ thấy hai câu hỏi khác nhau. Các biện pháp tu từ thì được phép trả lời từ 2 trở lên, nhưng đã là biện phá p tu từ chính thì chỉ được chọn 1 mà thôi. b. Lưu ý 2 : Đề yêu cầu chỉ ra biện pháp tu từ, thì phải chỉ ra bằng cách: gọi tên phép tu từ ấy và chỉ ra nó nằm ở hình ảnh, câu văn, từ ngữ nào. Và phải làm như vậy mới có điểm. 1
  2. c. Lưu ý 3: Trong trường hợp mà câu hỏi yêu cầu chỉ ra một số phép tu từ thì lần lượt chỉ ra các phép tu từ đó, sau đó mới nêu tác dụng cho tất cả các phép ấy. d. Lưu ý 4: Khi câu hỏi có cụm từ Nêu hiệu quả nghệ thuật của một phép tu từ cụ thể: phải trả lời đúng với từng phép sau đây với những từ khoá cụ thể có trong mỗi phép tu từ. * Phép So sánh: Hiệu quả tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của người nghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc. * Phép ẩn dụ: Hiệu quả tăng sức gợi hình, mang lại tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc về (….hình ảnh gì đó. * Các phép điệp nói chung: Điệp từ/ngữ/cấu trúc tác dụng: tạo nên nhịp điệu, giọng điệu, nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm. 4. Đề hỏi về thao tác lập luận * Lưu ý: - Nếu đoạn đó có phép so sánh thì nó là thao tác so sánh. - Nếu đoạn có đưa ra một khái niệm và lý giải thì đó là giải thích - Nếu đoạn có lập luận để không công nhận một cái gì đó không đúng thì đó là thao tác bác bỏ. 5. Hỏi về phương thức biểu đạt - Nếu hỏi phương thức biểu đạt chính của văn bản + Là thơ thì thường là: biểu cảm + Là văn xuôi thường là: tự sự (nếu đó là truyện) hoặc miêu tả (nếu đó là tuỳ bút) + Nếu hỏi về các phương thức biểu đạt (các hoặc những thì là từ 2 trở nên): khi gặp các câu hỏi như thế về văn bản thơ và văn xuôi thì trả lời hết ba phương thức biểu đạt sau vào: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trả lời như thế là có thể đúng cả hoặc chỉ đúng 2 trong 3 phương thức nhưng vẫn được chấm điểm tuyệt đối. - Khi nào có đoạn văn bản mà thấy có sử dụng số liệu, nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích. Đó dứt khoát là thuyết minh - Khi nào có đoạn văn mà bàn luận về một vấn đề gì đó liên quan đến chính trị, xã hội, đạo đức thì đó chính là thao tác nghị luận. - Đôi lúc thao tác thuyết minh vẫn gắn với tự sự hoặc nghị luận gắn với thuyết minh hoặc nữa là nghị luận gắn với tự sự. 6. Hỏi về ý nghĩa một câu thơ hoặc câu văn nào đó hoặc hỏi về ý nghĩa của một số từ ngữ. - Khi làm bài lưu ý câu trả lời sẽ phải bảo đảm được hai phần rất rõ ràng: nội dung và nghệ thuật. Nếu câu đó không có nghệ thuật thì thôi không trả lời. Nhưng hầu như câu nào cũng có nghệ thuật cả nên các em lưu ý điểm này. - Khi hỏi về ý nghĩa của một số từ ngữ thì các em phải đặt từ ngữ đó trong chỉnh thể của nội dung văn bản đó từ đó suy ra câu trả lời. 2
  3. 7. Hỏi về các loại câu (trong ngoặc kép là để nhận biết) Câu chia theo mục đích nói: - Câu tường thuật (câu kể - câu này thường dẫn một sự việc) - Câu cảm thán (câu cảm có dấu!) - Câu nghi vấn (có dấu hỏi) - Câu khẳng định - Câu phủ định. (Có chữ không) Câu chia theo cấu trúc ngữ pháp - Câu đơn (Chỉ có 1 cụm chủ vị) - Câu ghép/ Câu phức (2 cụm chủ vị trở lên) - Câu đặc biệt. (Câu cực ngắn) 8. Hỏi về lỗi ngữ pháp - Có hai loại lỗi sau: Lỗi diễn đạt (Lỗi này do sai chính tả, dùng từ không đúng văn cảnh nói và viết, lỗi ngữ pháp- câu không có chủ vị). Lỗi lập luận (lỗi lôgic thường sai dấu chấm phẩy do đặt tuỳ tiện) 9. Hỏi về các phương thức trần thuật - Có hai hình thức ngôn ngữ là ngôn ngữ trực tiếp và ngôn ngữ nửa trực tiếp. + Ngôn ngữ trực tiếp gồm: Ngôn ngữ nhân vật (ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật với nhau trong truyện, hoặc chỉ là những lời độc thoại nội tâm của nhân vật); ngôn ngữ của người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật). + Ngôn ngữ nửa trực tiếp: Ngôn ngữ đan xen giữa lời của nhân vật với lời của người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật nửa trực tiếp). - Nhận diện các phương thức trần thuật (xem lại phần lí thuyết) 10. Các hình thức lập luận (Các phương pháp lập luận) của đoạn văn - Phương pháp diễn dịch (câu chốt, câu nêu ý khái quát đạt ở đầu đoạn); - Phương pháp quy nạp (câu chốt, câu nêu ý khái quát đạt ở cuối đoạn); phương pháp song hành (không có câu chốt, câu chủ đề, tất cả các câu cùng tập trung hướng tới một chủ đề chung); - Phương pháp móc xích; phương pháp tổng – phân – hợp (có hai câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn nhưng hai câu này không giống nhau). 11. Nhận diện các thể thơ - Lục bát (một câu sáu tiếng, một câu tám tiếng tạo thành một cặp . Ví dụ Việt Bắc – Tố Hữu) - Lục bát biến thể (thường biến thể ở câu tám có thể biến thể thành 9 đến 13 tiếng – xuất hiện trong ca dao) - Song thất lục bát (hai câu 7 tiếng và một cặp lục bát – cứ thế sánh đôi cho đến hết bài) - Thơ tự do (số tiếng trong mỗi dòng thơ không đều nhau – câu dài câu ngắn; Số dòng không quy định.) 3
  4. Ví dụ: đoạn trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm; Đàn ghita của Lorca. * Lưu ý: khi không biết đó là thể thơ gì thì ngồi đếm chữ, đếm ra số chữ trên một câu và đếm cho hết đoạn sẽ ra thể thơ. 2. LÀM VĂN 2. 1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản - Đoạn văn - Liên kết và lập luận trong văn bản: Phép liên kết: Phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép lặp, phép liên tưởng. - Các thao tác lập luận: Diễn dịch, quy nạp, song hành. 2.2. Các kiểu văn bản - Văn bản tự sự. - Văn bản thuyết minh. - Văn bản nghị luận. 3. VĂN HỌC 3.1. VĂN BẢN VĂN HỌC - Truyện hiện đại Việt Nam - Kí hiện đại Việt Nam - Truyện hiện đại nước ngoài - Thơ trữ tình Việt Nam và nước ngoài hiện đại - Kịch hiện đại Việt Nam - Văn nghị luận hiện đại Việt Nam và nước ngoài II. PHẦN LÀM VĂN 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung sau: - Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. - Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu. - Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định đối với những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch). 2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một hiện tượng đời sống cần đảm bảo các nội dung sau: - Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận. - Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tượng (tốt - xấu, đúng - sai, lợi - hại). - Lí giải các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. - Bày tỏ thái độ, ý kiến đối với hiện tượng đời sống đó. Đề xuất giải pháp đối với hiện tượng đời sống đó. 4
  5. - Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân. 3. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần: - Nắm vững nội dung và giá trị của tác phẩm văn học (hoặc văn bản có chứa đựng một vấn đề xã hội cần nghị luận). - Tìm hiểu về vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học. - Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị luận nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc. 4. Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần đảm bảo các bước sau: - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. - Bàn về những giá trị nội dung (vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp hình tượng, giá trị tư tưởng); giá trị nghệ thuật (bút pháp nghệ thuật, thủ pháp nghệ thuật, hình ảnh, giọng điệu, màu sắc thẩm mĩ...) của đoạn thơ, bài thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó. 5. Bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi cần đảm bảo các bước sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật cần nghị luận. - Phân tích những khía cạnh nổi bật về nhân vật (hoàn cảnh sống, ngoại hình, nội tâm, hành động, tính cách, số phận...) để làm rõ về vẻ đẹp của nhân vật (hoặc các giá trị được thể hiện qua nhân vật). - Đánh giá về thành công của tác giả qua xây dựng nhân vật (nghệ thuật xây dựng nhân vật, thể hiện được tư tưởng, đề tài văn học...). 6. Bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cần đảm bảo các bước sau: - Giải thích ý kiến - Làm sáng tỏ ý kiến bằng thao tác chứng minh, phân tích - Đánh giá về ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. * Bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cần chú ý về hình thức: - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc, lập luận thuyết phục. - Bố cục chặt chẽ, logich. - Dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phong phú. 7. Bài nghị luận dạng so sánh văn học: - Giai đoạn văn học 5
  6. - Khuynh hướng sáng tác - Đề tài - Chủ đề - Chất liệu - Thủ pháp nghệ thuật - Nhân vật - Đặc điểm văn phong 8. Các bài Đọc hiểu *Đối với các bài Đọc văn: Cần nhớ chính xác tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời. Nắm được nội dung của văn bản (đề tài, chủ đề, cốt truyện, chi tiết, hệ thống nhân vật…) và hình thức của văn bản (đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ngôn ngữ), ý nghĩa văn bản; nhất thiết phải nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm: - HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài - VỢ NHẶT - Kim Lân - RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành - NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - Nguyễn Thi - CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu - NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC -Trần Đình Hượu - THUỐC - Lỗ Tấn - SỐ PHẬN CON NGƯỜI - M. Sô-lô-khốp - ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Ơ-nít Hê-minh-uê *Với các bài đọc hiểu, HS ôn tập theo Vở học trên lớp và Tài liệu lưu hành nội bộ môn Ngữ văn lớp 12. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI Thi theo đề chung của Sở, thời gian làm bài 120 phút, đề thi gồm hai phần: - Phần đọc hiểu (3,0đ) - Phần làm văn: gồm hai câu: + Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm) + Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm) C. ĐỀ THAM KHẢO Phần 1. Đọc hiểu (3 điểm) 6
  7. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Thử nói về hạnh phúc Những tình yêu thật thường không ồn ào Chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt Chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan Bằng chén cơm ăn mắm ruốc Bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc Bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân Có những thằng con trai mười tám tuổi Chưa từng biết nụ hôn người con gái Chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời Câu nói đượm nhiều hơi sách vở Khi nằm xuống Trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời Hạnh phúc nào cho tôi Hạnh phúc nào cho anh Hạnh phúc nào cho chúng ta Hạnh phúc nào cho đất nước Có những thằng con trai mười tám tuổi Nhiều khi cực quá, khóc ào Nhiều khi tức mình chửi bâng quơ Phanh ngực áo và mở trần bản chất Mỉm cười trước những lời lẽ quá to Nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc Với những thằng con trai mười tám tuổi Đất nước là nhịp tim có thể khác thường Là một làn mây mỏng đến bâng khuâng Là mùi mồ hôi thật thà của lính Đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội Hay một bữa cơm rau rừng Chúng tôi không muốn chết vì hư danh Không thể chết vì tiền bạc Chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng Những liều thân vô ích Đất nước đẹp mênh mang Đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt 7
  8. Chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết. (Thanh Thảo, 1972) Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên ? Câu 2. Những hình ảnh nào cho thấy người lính đã phải hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình ? Trước những hy sinh đó, thái độ của người lính ra sao? Câu 3. “Chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết” . Từ Người trong câu thơ trên được anh/chị hiểu như thế nào ? Câu 4. Qua bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về hạnh phúc của người lính trong thời điểm đất nước đang khốc liệt. Từ đó hãy thử nói về hạnh phúc của bản thân và thế hệ trẻ trong thời đại đất nước đang phát triển. Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về “hạnh phúc”. Câu 2. (5,0 điểm). Bóng tối và tia sáng ấm lòng trong Vợ nhặt của Kim Lân. HẾT 8
  9. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1