Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
lượt xem 3
download
Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên được chia sẻ dưới đây, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài sẽ giúp bạn dễ dàng ôn tập cũng như củng cố vững chắc kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập thật tốt để làm bài kiểm tra học kì đạt điểm cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Võng Xuyên
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 A Văn bản 1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể ) Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi a) Nghệ thuật : Phương thức biểu đạt: kể chuyện + miêu tả Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, … Lời văn: giàu hình ảnh, cảm xúc b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiêu căng, xốc nổi nên đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. 2. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi a) Nghệ thuật : Phương thức biểu đạt: miêu tả + thuyết minh Miêu tả từ bao quát đến cụ thể Sử dụng hiệu quả các phép tu từ Từ ngữ: gợi hình, chính xác b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. 3. Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh Nhân vật chính: người anh + Kiều Phương Nhân vật trung tâm: người anh Kể theo ngôi thứ nhất (người anh kể ) Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó. a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt: kể chuyện + miêu tả Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy: tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị. 4. Vượt thác – Võ Quảng Nhân vật chính: Dượng Hương Thư Phương thức biểu đạt chính: miêu tả a) Nghệ thuật : Miêu tả: cảnh thiên nhiên + con người Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa Các chi tiết miêu tả: đặc sắc, tiêu biểu Ngôn ngữ: giàu hình ảnh, biểu cảm, gợi nhiều liên tưởng b) Nội dung văn bản : Văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên trên sông Thu Bồn theo hành trình vượt thác vừa êm đềm vừa uy nghiêm. Nổi bật trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ ấy là hình ảnh dượng Hương Thư mạnh mẽ, hùng dũng khi đang vượt thác. “Vượt thác” là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ đó đã nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. 5. Buổi học cuối cùng – Anphôngxơ Đôđê Nhân vật chính: Phrăng + Thầy Hamen Kể theo ngôi thứ nhất (Phrăng kể ) Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng Thầy Hamen là người yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc, yêu nước. a) Nghệ thuật : Kể chuyện theo ngôi thứ nhất Xây dựng tình huống truyện độc đáo Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình Ngôn ngữ: tự nhiên Sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán, các hình ảnh so sánh b) Ý nghĩa văn bản : Văn bản kể về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở một lớp học vùng Andat bị quân Phổ chiếm đóng. Truyện xây dựng thành công nhân vật thầy Hamen và
- cậu bé Phrăng.Qua đó, truyện cho thấy: Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. Tác giả thật sự là một người yêu nước, yêu độc lập, tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. 6. Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ Nhân vật trung tâm: Bác Hồ Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ. a) Nghệ thuật : Thể thơ: thơ năm chữ Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm Lời thơ: giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ b) Ý nghĩa văn bản : Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, văn bản thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, nhân dân ta với Bác. 7. Lượm – Tố Hữu a) Nghệ thuật : Thể thơ: thơ bốn chữ Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta. b) Ý nghĩa văn bản : Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. .......................... B. Tiếng việt 1. Phó từ:
- a. Khái niệm phó từ : Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ b. Các loại phó từ: Có 2 loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng 2. So sánh: a. Khái niệm so sánh : So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Môi đỏ như son. 2. Cấu tạo của phép so sánh : Mô hình phép so sánh: gồm 4 phần Vế A Vế B (Sự vật Phương diện (Sự vật Từ so sánh được so so sánh dùng để so sánh) sánh.) Môi đỏ như son VD: Da trắng như tuyết. (1) (2) (3) (4) c. Các kiểu so sánh : Căn cứ vào các từ so sánh ta có hai kiểu so sánh: So sánh ngang bằng (Từ so sánh: như, giống, tựa, y hệt, y như, như là, …) So sánh không ngang bằng (Từ so sánh: hơn, thua, chẳng bằng, khác hẳn, chưa bằng, …) d. Tác dụng: Giúp sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động. Giúp thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác giả. 3. Nhân hóa: a. Khái niệm nhân hóa : Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu:
- a/ Dùng những từ vốn gọi người à để gọi vật VD: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà Lão Miệng. b/ Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người à để chỉ hoạt động, tính chất của vật VD: Con mèo nhớ thương con chuột. c/ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người VD: Trâu ơi. Ta bảo trâu này. 4. Ẩn dụ: a. Khái niệm ẩn dụ : Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp. Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 5. Hoán dụ: a. Khái niệm hoán dụ : Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. b. Các kiểu hoán dụ. Có 4 kiểu: Lấy bộ phận để gọi toàn thể Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng c. So sánh phép tu từ ẩn dụ và phép tu từ hoán dụ : * Giống nhau : Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Khác nhau : Ẩn dụ Hoán dụ ∙ Dựa vào nét tương đồng ∙ Dựa vào quan hệ gần về: gũi:
- + Bộ phận với toàn thể + Hình thức + Cụ thể với trừu tượng + Cách thức + Dấu hiệu của sự vật + Phẩm chất với sự vật + Chuyển đổi cảm giác + Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng 6. Các thành phần chính của câu: a. Phân biệt TPC với TPP của câu. Thành phần chính: là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. ( CN + VN ) Thành phần phụ: là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu ( trạng ngữ, … ) b. Vị ngữ: Là thành phần chính của câu Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian ở phía trước. Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Là gì? Làm sao? Như thế nào? Cấu tạo: động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. c. Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu Nêu tên của sự vật, hiện tượng, … được nói đến ở vị ngữ. Trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Cấu tạo: danh từ hoặc cụm danh từ, động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ. Trong câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. 7. Câu trần thuật đơn: * Câu trần thuật đơn : Cấu tạo: Là loại câu do một cụm C – V tạo thành (Câu đơn ) ( Lưu ý: câu có 1 CN và nhiều VN hoặc câu có nhiều CN và 1 VN đều được xem là câu đơn ) Chức năng: Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 8. Câu trần thuật đơn có từ là: a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” : Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (CDT) tạo thành. Ngoài ra, có thể kết hợp với động từ (cụm động từ ), tính từ (cụm tính từ ).
- Khi biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các cụm từ “không phải, chưa phải”. b. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : Một số kiểu đáng chú ý: Câu định nghĩa Câu miêu tả Câu đánh giá Câu giới thiệu 9. Câu trần thuật đơn không có từ là: a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là” : ∙ Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các từ không, chưa. b. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”: Câu miêu tả: CN VN VD: Con chim / đang bay. Câu tồn tại: VN CN VD: Trong nhà, có / khách. 10. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ: a. Câu thiếu chủ ngữ: Nguyên nhân sai: Lầm trạng ngữ với chủ ngữ. Sửa: Thêm chủ ngữ Biến trạng ngữ à chủ ngữ b. Câu thiếu vị ngữ: Nguyên nhân: Lầm định ngữ là vị ngữ. Sửa: + Thêm vị ngữ: + Biến định ngữ là chủ ngữ Nguyên nhân: Lầm phần phụ chú là vị ngữ. Sửa: + Thêm vị ngữ + Thay dấu phẩy bằng từ là c. Câu thiếu cả chủ ngữ. + Nguyên nhân: chưa phân biệt được trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ. Cách chữa lỗi. Bổ sung nòng cốt chủ vị.
- d. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu Nguyên nhân: sắp xếp các thành phần câu không hợp lý. Cách chữa lỗi. Viết lại cho đúng với trật tự ngữ pháp, ngữ nghĩa. C. Tập làm văn 1. Văn tả cảnh : Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả Thân bài: + Tả khái quát + Tả chi tiết: tả theo trình tự thời gian, không gian Lưu ý: Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa, … và dùng tất cả các giác quan để cảm nhận, miêu tả. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh được tả 2. Văn tả người : * Tả chân dung: Mở bài: Giới thiệu người định tả Thân bài: + Tả ngoại hình: Tuổi? Khuôn mặt? Nụ cười? Giọng nói? Làn da? Mái tóc? Bàn tay? Vóc dáng? …. + Tả tính tình: Hiền; sở thích? Thương người, thương yêu động vật, thiên nhiên? Nghiêm khắc? Chăm chỉ? Biết quan tâm giúp đỡ mọi người? Lưu ý: Tả tính tình qua cử chỉ, lời nói, hành động, việc làm… Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, … Kết bài: Cảm nghĩ về người được tả + mong ước của em. * Tả người đang hoạt động, làm việc: Mở bài: Giới thiệu người với công việc của họ đang làm mà em sẽ tả (Ai? Em thấy lúc nào? Họ đang làm gì? Ở đâu? ) Thân bài: + Tả ngoại hình: Tuổi? Khuôn mặt? Nụ cười? Giọng nói? Làn da? Mái tóc? Bàn tay? Vóc dáng? …. Lưu ý: Cần lựa chọn những chi tiết phù hợp với công việc họ đang làm. Ở trên chỉ là những gợi ý chung chứ không phải riêng từng hành động + Tả trình tự việc làm của người đó: Làm gì trước? Làm gì sau? Kết quả việc làm của họ? (Vận dụng so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, … để bài văn hay hơn ) Kết bài: Cảm nghĩ về người được tả
- * Một số đề Tập làm văn và dàn ý minh họa Bài 1. Tả lại một đêm trăng đẹp trên quê hương em. a. MỞ BÀI Giới thiệu vầng trăng tròn xuất hiện trên bầu trời khi màn đêm bắt đầu buông xuống b. THÂN BÀI Tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Ánh trăng vàng dịu nhẹ soi sáng khắp vạn vật Con đường như được dát ánh trăng vàng Cây cối tắm mình trong ánh trăng Dòng sông là dòng sông trăng, bóng trăng in bóng xuống mặt nước Con người say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Mọi người ngồi trên chiếc chõng tre trước nhà vừa ngắm trăng vừa uống nước chè Người đi ngoài đường cũng phải dừng lại vài giây, ngẩn ngơ trước đêm trăng sáng Lũ trẻ con vui đùa dưới ánh trăng c. KẾT BÀI Nêu cảm nhận về đêm trăng đẹp: khung cảnh đêm trăng tạo cho lòng người cảm giác yên bình và dâng lên tình yêu quê hương tha thiết. Bài 2. Hãy tả khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời theo quan sát, tưởng tượng của em. * Gợi ý dàn bài a. Mở bài: Giới thiệu khu vườn ( Ở đâu, vào lúc nào? dịp nào?) hoặc lý do tả. b. Thân bài: tả khu vườn theo trình tự đã chọn Tả khái quát khu vườn: không gian, màu sắc, cây cối Tả chi tiết khu vườn theo trình tự thời gian, không gian + Lúc sáng sớm: Cây ướt đẫm sương đêm.. + Khi mặt trời lên cao: > Không gian của khu vườn: Ánh nắng, gió, tiếng chim, cây cối... > Miêu tả các loài cây trong vườn theo trình tự không gian:... c. Kết bài: Tình cảm của em với khu vườn, với gia đình với quê hương, với kỉ niệm tuổi thơ của mình. Bài 3. Tả bác lao công làm việc tại trường em.
- * Dàn ý Tả bác lao công trường em 1. Mở Bài: Giới thiệu về bác lao công làm việc tại trường em. 2. Thân Bài: a) Ngoại hình. Dáng người cân đối. Làn da ngăm đen. Khuôn mặt trái xoan. Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng ( cắt ngắn…) b) Trang phục. Bác mặc bộ quần áo màu xanh đội mũ, đi giày. Bác đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị thương và vi khuẩn bám... c) Hoạt động Bác nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác, lá cây vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí. Bác làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa. 3. Kết Bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân với bác lao công ấy. Ý thức bảo vệ môi trường của em. Bài 4. Tả lại một đêm trăng đẹp trên quê hương em. a. MỞ BÀI Giới thiệu vầng trăng tròn xuất hiện trên bầu trời khi màn đêm bắt đầu buông xuống b. THÂN BÀI Tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Ánh trăng vàng dịu nhẹ soi sáng khắp vạn vật Con đường như được dát ánh trăng vàng Cây cối tắm mình trong ánh trăng Dòng sông là dòng sông trăng, bóng trăng in bóng xuống mặt nước Con người say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Mọi người ngồi trên chiếc chõng tre trước nhà vừa ngắm trăng vừa uống nước chè
- Người đi ngoài đường cũng phải dừng lại vài giây, ngẩn ngơ trước đêm trăng sáng Lũ trẻ con vui đùa dưới ánh trăng c. KẾT BÀI Nêu cảm nhận về đêm trăng đẹp: khung cảnh đêm trăng tạo cho lòng người cảm giác yên bình và dâng lên tình yêu quê hương tha thiết. Bài tập 5: Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và trí tưởng tưởng tượng và hiểu biết của bản thân, em hãy tả hình ảnh Bác Hồ khi tham gia chỉ huy chiến dịch. 1. Yêu cầu của đề Kiểu bài: miêu tả sáng tạo Đối tượng: Bác Hồ khi tham gia chỉ huy chiến dịch Biên Giới 1950. 2. Dàn ý: a. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Bài thơ đã miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc. b. Thân bài * Tả bao quát Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày. * Tả chi tiết * Ngoại hình: Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim dấu tích thời gian chống giặc lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
- “Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời” Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề. Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước. * Miêu tả hoạt động, tính cánh: Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng. Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân (điều này cho thấy Bác là người…) nhạy bén, nhìn xa trông rộng. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối. Miêu tả tâm tư của Bác và lí do Bác không ngủ được : Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng. c. Kết bài Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác với chiến sĩ và dân tộc. Để từ đó chúng ta thêm yêu kính vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bài tập 6 : Với những hiểu biết của cá nhân em về Hương Thư trong “ Vượt thác” và trí tưởng tượng của em, hãy tả lại vẻ đẹp của Hương Thư chéo thuyền vượt thác dữ. * Dàn ý : a) MB : Dượng Hương Thư là ai? Giới thiệu sơ qua và Dượng Hương Thư Cảm xúc của em về nhân vật b) TB : Miêu tả về vẻ đẹp của DHT khi đang vượt thác : Dượng Hương Thư Như một pho tượng đồng đúc Các bắp thịt cuồn cuộn Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào Giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. => Khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vảng dạ dạ, thực chất đã mang lạ i hiệu quả bất ngờ. > Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách. c) KB :
- Nêu được vẻ đẹp dũng mãnh, kiên cường của con người khi chiến đấu với thiên nhiên để có cái ăn cái mặc Cảm xúc của em. Bài 7: Với những hiểu biết của cá nhân em về chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên và kết hợp với trí tưởng tượng của em, hãy tả hình ảnh chú bé Lượm. I. Mở bài Giới thiệu về các anh hùng dân tộc, nổi bật với cậu bé Lượm. II. Thân bài 1. Ngoại hình Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. => Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. 2. Tính cách, phẩm chất Vui vẻ, yêu đời: lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ. Dũng cảm, không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Một ngày, Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát. III. Kết bài Cảm nghĩ về nhân vật Lượm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 39 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn