Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 1
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Quang Cường
- TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP TỔ: NGỮ VĂN-SỬ-ĐỊA-CD KIỂM TRA HKII - NGỮ VĂN - LỚP 8 Năm học 2023 – 2024 I. Kiến thức trọng tâm 1. Đọc hiểu văn bản: 1.1.Truyện (Bài 7. Yêu thương và hi vọng). - Đặc điểm thể loại truyện: nhận biết chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong truyện cụ thể; nhận biết chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm đến người đọc. - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản cụ thể. 1.2.Truyện lịch sử (Bài 9. Âm vang của lịch sử) Nhận biết đặc điểm của truyện lịch sử qua một văn bản (đoạn trích) cụ thể: đề tài, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ và chi tiết tiêu biểu; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả. * Chú ý: + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm, cùng đề tài. + Nhận biết các yếu tố của truyện: chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, chủ đề, tư tưởng, thông điệp. + Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả. + Hiểu ý nghĩa chi tiết, sự việc trong văn bản. + Bài học rút ra cho bản thân. 2. Tiếng Việt:Các kiểu câu: - Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; - Câu khẳng định, câu phủ định. Kiểu câu Chức năng Đặc điểm Câu kể Kể, miêu tả, Thường kết thúc bằng dấu chấm (.). (câu trần thông báo, nhận thuật) định,… Câu hỏi Dùng để hỏi. - Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì (câu nghi vấn) sao, bao giờ...) - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Câu cảm Biểu lộ cảm xúc - Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, của người nói chà, trời…hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: (hoặc người quá, lắm, thật… viết) - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).
- Câu khiến Yêu cầu, đề - Sử dụng các từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, nghị, ra lệnh,… chớ, đi, nào… - Thường kết thúc bằng dấu chấm than (!). Kiểu câu Chức năng Đặc điểm Câu khẳng Khẳng định các - Thường không có phương tiện diễn đạt riêng. định hành động, trạng - Có thể bắt gặp trong câu khẳng đinh cấu trúc như: thái, tính chất, không phải không, không thể không, không ai đối tượng trong không,… câu. Câu phủ định Phủ nhận các - Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, hành động, trạng chưa, chẳng, không phải, chẳng phải, chả… thái, tính chất, - Có thể bắt gặp trong câu phủ định cấu trúc: làm đối tượng trong gì…, mà… câu. VD: Nó làm gì mà biết. *Chú ý: - Nhận biết các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; câu khẳng định, câu phủ định và dấu hiệu nhận biết. - Đặt câu (một kiểu câu cụ thểtrong các kiểu câu:câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; câu khẳng định, câu phủ định) theo yêu cầu. 3. Tập làm văn:Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Phân tích tác phẩm thơ). *Chú ý: -Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ (Những bài thơ: Nam quốc sơn hà; Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà; Đề đền Sầm Nghi Đống). - Viết đúng thể loại nghị luận tác phẩm văn học thơ - Chọn đúng bài thơ theo yêu cầu, phù hợp chủ đề, đề tài. - Viết đúng đủ bố cục 3 phần: a. Mở bài: -Giới thiệu khái quát tên bài thơ, thể loại, tên tác giả (nếu có) - Nêu khái quát nét đặc sắc của tác phẩm (đề tài, yếu tố hình thức nổi bật, cảm xúc chung về bài thơ…). b. Thân bài: - Phân tích đặc điểm chủ đề, nội dung tác phẩm tác phẩm: + Phân tích hình tượng thơ (hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người…). +Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
- + Khái quát chủ đề của bài thơ. -Phân tích giá trị của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: + Cách sử dụng thể thơ (theo mô hình chuẩn hay có sự cách tân…). + Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc câu thơ, biện pháp tu từ…) *Lưu ý: Khi phân tích, cần sử dụng các bằng chứng có trong tác phẩm. Sử dụng các phương tiện liên kết các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng. c. Kết bài: -Khẳng định lại một vài nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. -Nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của cá nhân hoặc bài bọc mà bản thân rút ra từ tác phẩm. II. Đề tham khảo ĐỀ 1. I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Doanh nhân và cậu bé ăn xin Một cậu bé ăn xin bị mù cả hai mắt đang ngồi ở bậc thềm của một toà nhà, phía trước cậu là một cái mũ, trong đó có vài đồng tiền lẻ. Một tấm biển được viết bằng những dòng chữ nguệch ngoạc ngay bên cạnh chiếc mũ: “Tôi mù, làm ơn giúp tôi.” Một doanh nhân đi qua. Anh ta lấy trong ví của mình mấy đồng rồi để vào trong mũ cậu bé. Sau đó, anh lấy tấm biển, quay ngược nó lại, viết lên đó mấy chữ và để nó vào vị trí cũ. Chẳng mấy chốc mà chiếc mũ của cậu bé đã đầy tiền. Ngày càng nhiều người để ý đến cậu và cho cậu nhiều tiền hơn. Buổi chiều hôm đó doanh nhân nọ quay lại chỗ cậu bé mù xem mọi việc tiến triển ra sao.Cậu bé nghe bước chân và nhận ra đó là người đã thay đổi tấm biển của cậu, cậu liền hỏi: “Có phải ông là người đã viết gì đó lên tấm biển của tôi không? Ông đã viết gì thế?” Người đàn ông chậm rãi: “Tôi chỉ viết sự thật thôi. Tôi viết lại ý mà cậu đã viết nhưng cách diễn đạt khác hơn.” Bạn có đoán được doanh nhân này đã viết gì không? Câu trả lời là: “Hôm nay là một ngày đẹp trời và tôi không thể nhìn thấy nó.”. (Nguồn Internet) Câu 1.Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu tên một văn bản có cùng thể loại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2, Chân trời sáng tạo. Câu 2. Câu 3. Xác định chủ đề của văn bản và nêu hai căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.
- Câu 4. Chỉ ra một câu cầu khiến trong đoạn trích và nêu dấu hiệu nhận biết. II. Vận dụng: (6.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm). Đặt một câu khẳng định nêu ý kiến của em về giá trị một bộ phim mà em yêu thích. Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn (khoảng 400-500 chữ) phân tích một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 (Sách Chân trời sáng tạo). -Hết- ĐỀ 2. I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một năm đã qua. Thế rồi một hôm, Hoài Văn đang luyện tập với sáu trăm gã hào kiệt, thì có tin đồn thái tử nhà Nguyên là Trần Nam Vương Thoát Hoan, thống lĩnh năm mươi vạn binh mã, đã phạm vào cửa ải. Quan quân đã giao chiến với giặc. Sáu trăm người hoa chân múa tay, xin Hoài Văn gấp gấp lên đường. Một buổi sáng tháng chạp rét như cắt. Mây xám phủ đầy trời. Gió rít lên từng trận. Giữa bãi tập, lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng tung bay ngạo nghễ, xua tan không khí ảm đạm. Trên đàn đất đắp cao bày một hương án. Trên hương án, trầm hương toả khói thơm. Hai bên đàn, sáu trăm gã hào kiệt đứng nghiêm chỉnh, chống những cây giáo thẳng, đều tăm tắp, mũi nhọn sáng ngời. Mọi người đều nín thở. Trong im lặng, chiêng trống bỗng rung lên. Khăn áo chỉnh tề, Hoài Văn bước lên đàn cao, quỳ trước hương án. Người tướng già thắp thêm hương, đốt thêm trầm. Hoài Văn lầm rầm khấn trời đất phù hộ nước Nam, và dõng dạc đọc lời thề, phỏng theo những lời thề mà chàng đã nghe quan gia đọc ở đền Đồng Cổ tại kinh thành: - Chúng tôi, sáu trăm nghĩa sĩ, tình như ruột thịt, nghĩa tựa keo sơn, thề đồng tử đồng sinh, đuổi giặc cứu dân. Ai bất nghĩa, bất trung, xin trời tru đất diệt! Sáu trăm hào kiệt đọc lời thề: - Ai bất nghĩa, bất trung, xin trời tru đất diệt! … Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất. Đêm hôm ấy, đã khuya lắm, người ta vẫn còn nghe thấy những tiếng mài gươm … Hoài Văn Hầu mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm gia truyền, ngồi trên một con ngựa trắng phau. Chàng giữ vẻ uy nghi của một vị chỉ huy. Theo sau Hoài Văn là người tướng già, mặt sạm đen vì sương gió, chòm râu dài trắng như cước. Tiếp sau là
- sáu trăm gã hào kiệt, nón nhọn giáo dài. Đoàn quân hùng hổ ra đi trên con đường cái nhỏ, hai bên là đồng không mông quạnh. Tiếng chiêng tiếng trống rập rình. Đoàn quân đã đi xa. Bà con ra tiễn vẫn còn trông thấy lá cờ đỏ đề sáu chữ vàng mở đường đi trước. Lá cờ căng lên vì ngược gió. (Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng ) Câu 1.Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu tên một văn bản có cùng thể loại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2, Chân trời sáng tạo. Câu 2.Đoạn trích trên đã kể về sự việc có liên quan đến sự kiện lịch sử nào của đất nước ta?Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Câu 3.Qua hình ảnh nhân vật chính trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay? Câu 4. Chỉ ra một câu khiến trong văn bản và nêu dấu hiệu nhận biết. II. Vận dụng: (6.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm). Đặt một câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của em về giá trị một cuốn sách mà em yêu thích. Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn (khoảng 400-500 chữ) phân tích bài thơ“Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan- Ngữ Văn 8 (Bộ sách Chân trời sáng tạo). -Hết- CHÚC CÁC EM LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 120 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn