
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, BR-VT
lượt xem 1
download

Với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, BR-VT” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, BR-VT
- 1 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ II Năm học 2024-2025 PHẦN I. NỘI DUNG, ĐỊNH HƯỚNG ÔN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Phần Đọc hiểu: 1.1. Văn bản nghị luận: - Mục đích. - Các dạng văn nghị luận. - Các yếu tố đặc điểm văn nghị luận và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện qua văn bản (đoạn trích) cụ thể: luận đề; luận điểm; lý lẽ; bằng chứng; cách trình bày vấn đề khách quan; cách trình bày vấn đề chủ quan. + Những văn bản ở “Bài 6” (tên văn bản, tên tác giả) ở SGK Ngữ văn 9, sách Chân trời sáng tạo. 1.2. Văn bản văn học: Thể loại thơ (thơ hiện đại): - Thể thơ. Tác giả, tác phẩm. - Các yếu tố thể hiện đặc điểm thể loại thơ: + Ngôn ngữ thơ (vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ - xác định, nêu ý nghĩa/tác dụng của chúng trong văn bản/ khổ-đoạn/ các khổ-đoạn). + Yếu tố miêu tả, tự sự và vai trò của chúng (khi kết hợp với biểu cảm). + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ. + Những văn bản ở “Bài 10” (SGK Ngữ văn 9, sách Chân trời sáng tạo) cùng thể loại. - Tình cảm, cảm xúc của người viết; chủ đề, thông điệp. 1.3. Tiếng Việt: - Biện pháp tu từ - Câu rút gọn, câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng; - Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới. 2. Phần Viết: - Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một khía cạnh chủ đề; phân tích một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (tác phẩm thơ – thơ hiện đại). - Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu: 4.0 điểm - Văn bản thuộc thể loại thơ, văn bản (đoạn trích) nghị luận: Chọn ngữ liệu ngoài SGK. - Tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Câu rút gọn, câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng; Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới. + Thể loại. + Tìm văn bản (tác giả) cùng thể loại, cùng chủ điểm, cùng đề tài.
- 2 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn + Nhận diện thể thơ; ngôn ngữ thơ; yếu tố miêu tả, tự sự và ý nghĩa/ tác dụng của chúng; cảm hứng chủ đạo; tình cảm, cảm xúc của người viết; chủ đề; thông điệp. + Nhận diện dạng nghị luận; luận đề; luận điểm; lý lẽ; bằng chứng; cách trình bày vấn đề khách quan; cách trình bày vấn đề chủ quan và mối quan hệ (vai trò/tác dụng) giữa chúng; mục đích, thông điệp. + Liên hệ được nội dung trong văn bản với đời sống thực tiễn. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. + Tiếng việt: ⬞ Biện pháp tu từ: xác định, nêu tác dụng, đặt câu. ⬞ Xác định và nêu tác dụng của câu rút gọn (khôi phục các thành phần rút gọn), câu đặc biệt trong ngữ cảnh; dấu hiệu nhận biết; viết đoạn hội thoại ngắn sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt. ⬞Nhận diện hai cách phát triển của từ vựng và cách thức thực hiện ở từng cách; tìm từ ngữ mới theo mô hình cấu tạo; giải nghĩa từ và nhận diện từ ngữ được dùng theo nghĩa mới; sự độc đáo của việc dùng từ ngữ theo nghĩa mới (kết hợp với từ ngữ khác) trong ngữ cảnh. 2. Viết: 6.0 điểm Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích một khía cạnh chủ đề; phân tích một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (tác phẩm thơ – thơ hiện đại). Câu 2 (4.0 điểm). Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. PHẦN II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Đọc phần trích sau: [1] Là cội nguồn. Tổ quốc là một tình yêu bắt nguồn từ mọi tình yêu. Là sự thân thiết, gần gũi. Tổ quốc là nhà. Người Việt mình dùng từ “nhà” chung cho cả hai khái niệm “house” và “home”. Những người con đi học xa Tổ quốc thường hỏi nhau không biết tình hình ở nhà thế nào rồi? Là sẻ chia, là sương, là nắng, là sự sống, là rất nhiều chữ “s” trong dải đất hình chữ S này. [2] Tổ quốc có hương. Mùa hạ hương lúa, mùa thu hương cốm. Mùi lá mùi già đêm giao thừa. Dù ở đâu xa, nghe hương Tổ quốc, có thể nhận ra dáng hình một tình yêu. Tổ quốc có màu. Màu xanh của núi, của cây. Màu vàng của rơm của rạ. Màu đỏ của đất Tây Nguyên. Màu trắng của động cát Quảng Bình, của đồng muối Năm Căn... Tổ quốc mình còn có vị. Vị của Tổ quốc là vị mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ hôi, mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này. Ngay cả tình yêu cũng mặn nồng. [3] Từ Đồng bào được viết hoa, vì đó là danh từ riêng chỉ có Tổ quốc ta mới có. Yêu Đồng bào là thương những đôi chân lam lũ. Là yêu những cái tên người ấp ủ hy vọng, là Hạnh, là Phúc, là Thịnh, là Vượng. Những cái tên người có ký ức xót xa, ký ức tự hào, là Thống là Nhất, là Quốc là Khánh... [4] Tổ quốc, Đồng bào là tình yêu, là trách nhiệm. Mỗi người hãy mở một ngăn “thư mục” trong trái tim để chứa rất nhiều file của tình yêu nặng trĩu này. Để rồi mình tự nghĩ,
- 3 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương? Khi chữ S nằm ngang nhìn tứ phía ngoài Tổ quốc sẽ là một dấu tương đương. Là trăn trở khi nào thì mới ngang hàng “sánh vai” với nhiều nước khác? [5] Ngày hôm nay, yêu Đồng bào là yêu cả bạn bè của Đồng bào mình nữa, để hội nhập kinh tế, để làm bạn với năm châu. Để nâng giá thương hiệu “Việt Nam” trong mắt bạn bè quốc tế. (Trích “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào, từ nhận thức đến hành động”- Đoàn Công Lê Huy) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Phần trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 2. Nêu mục đích của phần trích trên. Câu 3. Trong đoạn [2], xác định một lý lẽ và bằng chứng cho lý lẽ đó. Câu 4. Em hiểu như thế nào về lời của tác giả: “Tổ quốc mình còn có vị. Vị của Tổ quốc là vị mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ hôi, mặn nước mắt, mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này”? Câu 5. Xác định và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn [2], câu rút gọn trong đoạn [3]. Câu 6. “Mỗi người hãy mở một ngăn ‘thư mục’ trong trái tim để chứa rất nhiều file của tình yêu nặng trĩu này.” Giải nghĩa từng từ in đậm và cho biết sự phát triển từ vựng của mỗi từ diễn ra theo cách nào và tác dụng của việc sử dụng chúng? Câu 7. Trong phần trích trên, tác giả có đặt ra những câu hỏi: “[…] ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?” Em hãy trả lời những câu hỏi trên (khoảng 5 dòng). Bài 2. Đọc văn bản sau: Mẹ và cỏ Khi mẹ cầm cây cuốc Cỏ trốn chui trốn nhủi ngoài đồng Nhưng mẹ vừa quay lưng Cỏ lại trùng trùng xông tới Mẹ chiến tranh với Cỏ suốt đời Nay mẹ yên nghỉ rồi Cỏ bỗng đến đắp chăn lên mộ mẹ Năm bốn mùa Nắng Mưa Lạnh Gió Che nấm đất mẹ nằm Là Cỏ Mẹ ơi! (Lê Huy Mậu)
- 4 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Gọi tên và nêu tác dụng kiểu câu ở dòng in đậm. Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong văn bản. Câu 4. Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp trong đoạn thơ thứ hai. Câu 5. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “Cỏ” trong văn bản. Câu 6. Văn bản đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết? Nêu thông điệp của văn bản. Câu 7. Từ nhan đề văn bản “Mẹ và Cỏ”, gợi em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống? Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích cảm xúc về người mẹ được thể hiện ở đoạn thơ thứ nhất của văn bản. Câu 9. Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc về nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngắt nhịp của văn bản. PHẦN III. ĐỀ THAM KHẢO: ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm). Đọc văn bản sau: Những ngọn gió đồng Rời phố phường tôi gặp ngọn gió quê Gió thổi một thổi đôi thổi như dắt tôi đi giữa những bầy gió chạy Tôi đông cứng gió thổi tôi mềm lại Để như sông dào dạt phía ruộng đồng Tôi trở về gặp buổi chiều mẹ vục bóng vào sông Gió thổi áo nâu mềm lại ngày muối mặn Thổi buốt tháng năm thổi tràn ký ức Thổi mát những đau buồn còn nằm khuất đâu đây Những vạt cỏ vơi hương gió thổi lại đầy Ôi mùi hương của cỏ gầy tinh khiết Đời đất cát lên hương từ đất cát Nên mới thơm chân thật đến ngọt ngào Gió chẳng bao giờ thổi tới trăng sao Nhưng gió biết thổi cho nhau biết tự mình mở lối Ôi những ngọn gió quê muốn gim tôi vào đồng nội Tôi bước ngược cánh đồng gió lại thổi ngược tôi. (Bình Nguyên, 8.2012) * Chú thích: Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh năm 1959. Quê: Phường Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình. Ông là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, chủ tịch hội Văn học
- 5 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn nghệ thuật tỉnh Ninh Bình, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bài thơ Những ngọn gió đồng được viết vào tháng 8 năm 2012. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Trong văn bản trên, hình ảnh “ngọn gió đồng” (ngọn gió quê, gió thổi, gió) được nhắc lại nhiều lần. Nêu ý nghĩa của hình ảnh đó. Câu 3 (1.0 điểm). Văn bản trên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của người viết? Câu 4 (1.0 điểm). Từ in đậm (mềm) trong khổ thơ thứ nhất được dùng theo nghĩa mới. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ này? Câu 5 (1.0 điểm). Từ tình cảm của người viết trong văn bản trên, theo em, mỗi người nên có thái độ, cách cư xử như thế nào với “ngọn gió đồng” của mình? II. VIẾT (6.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hình ảnh “ngọn gió đồng” trong khổ thơ thứ hai của văn bản trên. Câu 2 (4.0 điểm). Hiện nay có một bộ phận bạn trẻ vô tư đón nhận sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ nhưng thờ ơ, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi vất vả, khó nhọc của cha mẹ, không quan tâm đến người thân. Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp giúp các bạn trẻ khắc phục lối sống vô cảm trong gia đình. ĐỀ 2. I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm). Đọc phần trích sau: Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm “Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre. Ta như chim trong tiếng Việt như rừng. Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê. Óng tre ngà và mềm mại như tơ. […] Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi Mây trắng đời tôi, 1989) Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời. * Chú thích: Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là cố nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà văn tiên phong của nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Quê gốc của nhà thơ Lưu Quang Vũ ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng nhưng nơi sinh của ông lại ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Thực hiện các yêu cầu sau:
- 6 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Câu 1 (1.0 điểm). Phần trích trên thuộc thể thơ 8 chữ. Nêu hai đặc điểm của thể thơ ấy được thể hiện qua phần trích. Câu 2 (1.0 điểm). Nêu hai nét đẹp của tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ đầu. Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Ta như chim trong tiếng Việt như rừng”. Câu 4 (1.0 điểm). Từ phần trích trên, theo em, là người dân Việt, mọi người nên có thái độ và hành động như thế nào với tiếng Việt? II. VIẾT (6.0 điểm). Câu 1 (2.0 điểm). Chọn một trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tình yêu tiếng Việt được thể hiện qua khổ thơ: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Trường hợp 2. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích đặc sắc về nghệ thuật sử dụng từ láy, biện pháp tu từ trong văn bản phần Đọc hiểu. Câu 2 (4.0 điểm). Từ văn bản trên, có thể thấy tiếng Việt của ta rất đẹp, rất hay, là linh hồn của quốc gia, dân tộc. Thế nhưng hiện nay vẫn còn không ít người trẻ chưa yêu tiếng nói dân tộc, chưa có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy cần làm như thế nào để khắc phục tình trạng trên? Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi trên. - HẾT -

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p |
192 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
145 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
85 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p |
165 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
129 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
71 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
177 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
224 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
202 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
62 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
44 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
12 p |
78 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
113 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
142 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p |
153 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
248 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bùi Thị Xuân
14 p |
49 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
