Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi học kì 2 sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức môn học. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
- UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƢỜNG THCS LÊ QUANG CƢỜNG ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 8 - HỌC KỲ II Năm học: 2022-2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Công cơ học. - Chỉ có công cơ học khi lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển theo phương của lực. - Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và quãng đường vật di chuyển. - Công thức tính công: A = F.s Trong đó : A là công của lực , đơn vị là J, F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N. s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét). 1J=1Nm, 1kJ=1000J. 2. Định luật về công. - Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bao nhiêu lần về đường đi và ngược lại. A1 - Công thức tính hiệu suất khi có ma sát: H = .100% A2 Trong đó: A1= P.h là công trực tiếp (công có ích) A2 = F.s là công khi dùng máy cơ đơn giản (công toàn phần) 3. Công suất. - Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian (1s) - Công thức tính công suất : P = Trong đó : + A là công thực hiện (J). + t là thời gian thực hiện công (s). + P là công suất (W) (1W = 1 J/s, 1kW = 1000W , 1MW = 1000000W ). - Ý nghĩa các số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. Ví dụ: Số ghi công suất trên quạt máy là 35W có nghĩa là khi quạt làm việc bình thường thì trong 1s nó thực hiện được một công là 35J
- 4. Cơ năng. - Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của 1 vật bằng tổng thế năng và động năng của nó Cơ năng có 2 dạng: Thế năng và động năng. * Thế năng có 2 dạng gồm: + Thế năng trọng trƣờng (thế năng hấp dẫn) là cơ năng do vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với 1 vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Vật có trọng lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Vd: Quả bóng, quả dừa (chưa rơi) ở độ cao h so với mặt đất có thế năng trọng trường. + Thế năng đàn hồi là cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật. Vd: Treo một vật vào lò xo thì lò xo giãn 1 đoạn, ta nói lò xo có thế năng đàn hồi. * Động năng là cơ năng của vật do chuyển động mà có. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Vd: Viên bi đang lăn từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng xuống dốc có động năng. 5. Các chất đƣợc cấu tạo nhƣ thế nào? Chuyển động phân tử và nhiệt độ. - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt rất nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 6. Nhiệt năng. - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Khi nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. + VD về thực hiện công: cọ xát miếng kim loại xuống sàn nhà, một lúc sau miếng kim loại nóng lên. Điều đó chứng tỏ rằng, động năng của các phân tử đồng tăng lên. Ta nói, nhiệt năng của miếng đồng tăng. + VD về truyền nhiệt: Nhúng cái muỗng nhôm vào cốc nước nóng, một lúc sau cái muỗng nóng lên. Nhiệt năng của thìa tăng chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt từ nước sang thìa nhôm. - Nhiệt lƣợng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Nhiệt lương kí hiệu là Q (Đơn vị đo J) 7. Dẫn nhiệt - Đối lƣu - Bức xạ nhiệt. + Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của cùng một vật hay truyền từ vật này sang vật khác. (hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn)
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt (nhất là kim loại), chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Dẫn nhiệt không xảy ra trong chân không. VD: Nung nóng một đầu thanh sắt, một lúc sau đầu còn lại cũng nóng lên. + Đối lƣu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Đối lưu không xảy ra trong chân không. VD: Ống thông gió tròn đặt trên mái nhà tạo sự đối lưu không khí. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt xảy ra kể cả ở trong chân không. Những vật càng sẫm mầu và bề mặt càng xù xì thì hấp thụ bức xạ nhiệt càng tốt. VD: Ánh sáng mặt trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức bức xạ nhiệt. 8. Nhiệt lƣợng thu vào-Phƣơng trình cân bằng nhiệt. - Nhiệt lượng vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc ba yếu tố: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật. - Công thức tính nhiệt lƣợng thu vào: Qthu = m.c.t0 Trong đó: m: khối lượng (kg) c: nhiệt dung riêng (J/kg.K) 0 0 t = t 2 – t01: độ tăng nhiệt độ(0C, 0K) (t01: nhiệt độ ban đầu, t02: nhiệt độ sau cùng) Q: nhiệt lượng thu vào (J). Chú ý: Đơn vị của nhiệt lượng là J hoặc Calo: 1 calo = 4,2J; 1J = 0,24Calo; 1kJ = 1000J * Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền để cho 1kg chất đó tăng thêm 0 1 C (hoặc 1K) VD: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K điều này cho biết để 1kg nước tăng thêm 10C thì cần cung cấp 1 nhiệt lượng là 4200J. * Nguyên lí truyền nhiệt + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. - Phƣơng trình cân bằng nhiệt : Qtoả ra = Qthu vào. Trong đó nhiệt lượng toả ra được tính bằng CT: Qtỏa = m.c. t0 = m.c.(t01 – t02) Trong đó: t0 = t01 – t02: độ giảm nhiệt độ; (t01: nhiệt độ ban đầu, t02: nhiệt độ sau cùng) B. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 30oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.
- Bài 2: Một thỏi thép nặng 12 kg đang có nhiệt độ 200C. Nếu khối thép này nhận thêm một nhiệt lượng 44,16 kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K. Bài 3: Khi cung cấp nhiệt lượng 91,2 kJ cho 4kg của một chất thì nhiệt độ của chất này tăng thêm 60oC. Chất này là chất gì? Bài 4: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 4,3kg ở nhiệt độ ban đầu 270C vào nước có khối lượng 1,5kg. Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 320C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K; của nước là 4200J/kg.K (chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau) a) Tính nhiệt lượng thu vào của quả cầu. b) Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Bài 5: Để xác định nhiệt dung riêng của chì, người ta thả một miếng chì có khối lượng 300g được nung nóng tới 1000C vào 250g nước ở nhiệt độ 58,50C làm cho nước nóng tới 600C. a) Tính nhiệt lượng của nước thu vào. ( Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200J/kg.K) b) Tính nhiệt dung riêng của chì. Bài : Thả một quả cầu nhôm khối lượng 150g được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25oC. Coi chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết cnước = 4200J/kg.K và cnhôm = 880J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. b) Tính khối lượng nước trong cốc. Bài 7: Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cũng một bếp thì nước trong ấm nào sôi nhanh hơn? Đun sôi nước xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao? Bài 8: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày? Bài 9: Tại sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu trắng sáng mà không sơn màu tối? Bài 10: Tại sao khi đun nước ta phải đun từ phía dưới lên? -------- CÔ CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO! --------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p | 54 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 34 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
2 p | 25 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn