intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh lớp 8 - Tài liệu tham khảo

Chia sẻ: Nguyen Thi B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

776
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phíĐề cương ôn tập học kì II môn Sinh lớp 8 - Tài liệu tham khảo tham khảo các dạng bài ra thi, cũng như thu thập kiến thức về cách làm và ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì II môn Sinh lớp 8 - Tài liệu tham khảo

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH BÀI: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG, NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN I. Nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể: - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc lứa tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, lao động II. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn: - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở: + Thành phần các chất + Năng lượng chứa trong đó - Cần phối hợp đủ các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể III. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần: - Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày - Nguyến tắc lập khẩu phần: + Phù hợp đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình trạng sức khỏe, giới tính, lao động + Đảm bảo cân đối thành phần các chất ?1. Vì sao cần xây dựng khẩu phần ăn cho mỗi người? - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể ?2. Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình? - Nguyên tắc lập khẩu phần - Cần tạo không khí vui vẻ… BÀI: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT I. Bài tiết: - Giúp cơ thể thải các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra và các chất dư thừa - Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan thận, ống dẫn nước tiểu, ống đáy, bóng đáy - Thận gồm 2 quà với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng - Đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận để lọc máu và hình thành nước tiểu ?1. Sản phẩm chủ yếu của cơ thể và cơ quan nào đảm nhiệm? - Phổi bài tiết CO2 - Thận bài tiết nước tiểu - Da bài tiết mồ hôi BÀI: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Tạo thành nước tiểu: * Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận gồm 3 quá trình: - Quá trình lọc máu ở cầu thận tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận - Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận - Quá trình bài tiết tiếp các chất thừa chất thải tạo thành nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu II. Thải nước tiểu: - Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận theo ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đáy rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái và cơ bụng ?1. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? - Lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc hại, chất dư thừa để duy trì ổn định môi trường trong ?2. Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn? - Do máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận - Nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái đủ 1 lượng khoảng 200ml làm căng bóng đái, cảm giác buồng tiểu xuất hiện -> thải ra ngoài BÀI: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: 1. Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: - Các vi khẩu gây bệnh - Các chất độc trong thức ăn
  2. - Khẩu phần ăn không hợp lí 2. Một số bệnh thường gặp: sỏi thận, viêm đường tiết niệu, viêm bằng quang 3. Cách phòng tránh: - Khẩu phần ăn uống hợp lí - Không nhịn tiểu quá lâu - Giữu vệ sinh cơ thể II. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết: - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu: -> Hạn chế vi sinh vật gây bệnh - Khẩu phần ăn uống hợp lí: + Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi -> Không để thận làm việc nhiều và hạn chế tạo sỏi + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại -> Hạn chế tác hại chất độc + Uống đủ nước -> Quá trình lọc máu thuận lợi - Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu -> Tạo nước tiểu liên tục và hạn chế tạo sỏi BÀI: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA I. Cấu tạo của da: 3 lớp - Lới biểu bì: gồm tầng sừng và tầng tế bào sống - Lớp bì: cấu tạo từ các sợi mô liên kết bệnh chặt, có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu - Lớp mỡ: gồm các tế bào mỡ II. Chức năng của da: - Lớp biểu bì: bảo vệ - Lớp bì: tiếp nhận kích thích, điều hòa thân nhiệt, làm da mềm mại - Lớp mỡ: dự trữ và cách nhiệt - Ngoài ra còn có chức năng làm đẹp ?1. Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không? Vì sao? - Không nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn vì kem phấn có thể làm bít lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn tạo điều kiện cko vi khuẩn hoạt động - Không nên nhổ bỏ lông mày vì khi ta nhổ lông mày sẽ không ngăn cản được mồ hôi và nước chảy xuống mắt ?2. Da có những chức năng gì? - Tạo nên vẻ đẹp của con người và bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt - Cảm giác và bài tiết BÀI: VỆ SINH DA I. Bảo vệ da: - Da bẩn là môi trường cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi - Da bị xây xát dễ nhiễm trùng - Cần giữ gìn da sạch, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và tránh làm da bị xây xát II. Rèn luyện da: - Cơ thể là 1 khối khoáng chất, rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da - Các hình thức rèn luyện: + Tắm nắng lúc 8-9 giờ + Tập chạy buổi sáng + Tham gia thể thao buổi chiều + Xoa bóp + Lao động chân tay vừa sức - Nguyên tắc rèn luyện: + Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng + Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người + Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương
  3. BÀI: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ BÀI TIẾT - Chức năng của hệ thần kinh: điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với môi trường I. Các bộ phận của hệ thần kinh: 1. Theo cấu tạo: có 2 phần chính - Trung ương gồm: + Não: trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não + Tủy sống - Ngoại biên gồm dây thần kinh và hạch thần kinh 2. Theo chức năng: 2 phân hệ - Phân hệ thần kinh vận động: điều hòa hoạt động của các cơ vân, hoạt động có ý thức - Phân hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, hoạt động không có ý thức ?1. Cấu tạo và chức năng của nơron: - Cấu tạo: + Mỗi nơron gồm 1 thân nhiều sợi nhánh và 1 sợi trục, sợi trục thường có bao miêlin. Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời - Chức năng + Cảm ứng và dẫn truyền ?2. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng: Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng - Điều khiển hoạt động của - Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ cơ vân quan sinh sản - Là hoạt động có ý thức - Là hoạt động không có ý thức BÀI: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG TỦY SỐNG 1. Cấu tạo và chức năng của tủy sống: a. Cấu tạo: - Cấu tạo ngoài: + Vị trí: nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II + Hình dạng: hình trụ dài 50cm có 2 phần phình là cổ và thắt lưng + Màu sắc: màu trắng bóng + Màng tủy: 3 lớp: màng cứng, màng nhện, màng nuôi: bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống - Cấu tạo trong: + Chất xám nằm trong + Chất trắng nằm ngoài b. Chức năng: - Chất xám là căn cứ của các phản xạ không điều kiện - Chất trắng là đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ BÀI: DÂY THẦN KINH TỦY I. Cấu tạo của dây thần kinh tủy: - Có 31 đôi dây thần kinh tủy - Mỗi dây thần kinh tủy gồm 2 rễ: + Rễ trước: rễ vận động + Rễ sau: rễ cảm giác - Các rễ tủy đi qua khe giữa 2 đốt sống nhập lại thành dây thần kinh tủy II. Chức năng của dây thần kinh tủy: - Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh vận động - Rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác - Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động nhập lại nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau nên dây thàn kinh tủy là dây pha BÀI: TRỤ NÃO, TIỂU NÃO, NÃO TRUNG GIAN I. Vị trí và các thành phần của não bộ: - Não bộ kể từ dưới lên gồm: trụ não, não trung gian, đại não, tiểu não nằm phía sau trụ não II. Cấu tạo và chức năng của trụ não: - Cấu tạo: chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong
  4. - Chức năng: + Chất xám: điều hòa hoạt động của nội quan + Chất trắng: dẫn truyền gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động) - Có 12 đôi dây thần kinh não gồm 3 loại: dây cảm giác, vận động, dây pha III. Não trung gian: - Vị trí: nằm giữa trụ não và đại não - Cấu tạo: gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị - Chức năng: + Đồi thị: chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới lên não + Vùng dưới đồi thị (các nhân xám): điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt IV. Tiểu não: - Cấu tạo: + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não + Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền - Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể ?1. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi? - Ngăn cản, ức chế sự dẫn truyền qua xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não khiến sự phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng của cơ thể bị ảnh hưởng ?2. Vị trí chức năng của tủy sống và trụ não: Tủy sống Trụ não Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng Bộ phận Chất ở trong Trung khu của phản ở trong Điều khiển hoạt trung xám xạ ko điều kiện động của các nội ương quan Chất ở ngoài Là các đường dẫn ở ngoài Dẫn truyền trắng truyền Bộ phận ngoài biên 31 đôi dây, thuộc loại dây pha 12 đôi dây gồm 3 loại: cảm giác, (dây thần kinh) vận động. dây pha BÀI: ĐẠI NÃO I. Cấu tạo đại não: 1. Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa - Rãnh sau chia bán cầu não thành 4 thùy: trán, đỉnh, chẩm, thái dương - Khe và các khúc cuộn não làm tăng bề mặt não 2. Cấu tạo trong: - Chất xám ở ngoài làm thành vỏ não dài 2-3mm gồm 6 lớp - Chất trắng ở trong là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống II. Sự phân vùng chức năng của đại não: - Đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện và dẫn truyền - Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng - Các vùng có ở người và động vật: cảm giác, vận động, vị giác, thính giác, thị giác - Vùng chức năng chỉ có ở người: vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ ?1. Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú: - Khối lượng não ở người lớn hơn động vật - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của não - Ở người, ngoài các trung khu giống động vật còn có trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết) vùng hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết BÀI: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG I. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng: - Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau đối với các hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng - Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng ?1. So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
  5. Các phân hệ Giao cảm Đối giao cảm Tác động lên Tim Tăng lực và nhịp cơ Giảm lực và nhịp cơ Phổi Dãn phế quản nhỏ Co phế quản nhỏ Ruột Giảm nhu động Tăng nhu động Mạch máu ruột Co Dãn Mạch máu đến cơ Dãn Co Mạch máu da Co Dãn Tuyến nước bọt Giảm tiết Tăng tiết Đồng tử Dãn Co Cơ bóng đáy Dãn Co BÀI: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC I. Cơ quan phân tích: * Cơ quan phân tích gồm: - Tế bào thụ cảm - Dây thần kinh - Bộ phận phân tích ở trung ương * Ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường * Mối liên hệ: sự tổn thương 1 trong 3 bộ phận sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng II. Cơ quan phân tích thị giác: * Cơ quan phân tích thị giác gồm: - Té bào thụ cảm thị giác - Dây thần kinh thị giác (dây số II) - Vùng thị giác ở thùy chẩm 1. Cấu tạo cầu mắt: - Các phần phụ của mắt: cơ vận động mắt, lông mày, lông mi - Cầu mắt: 3 lớp: + Màng cứng: phía trước là màng giác + Màng mạch: phía trước là lông đen + Màng lưới: chứa các tế bào thụ cảm thị giác gồm 2 loại tế bào nón và tế bào que - Môi trường trong suốt: màng giác, thủy tinh, thể thủy tinh, dịch thủy tinh 2. Cấu tạo của màng lưới: - Chứa các tế bào thụ cảm thị giác gồm 2 loại tế bào nón và tế bào que - Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc - Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu - Điểm vàng: nơi tập trung chủ yếu các tế bào nón. Ảnh của vật rơi vào điểm vàng nhìn rõ nhất - Điểm mù: nơi đi ra các sợi trục của tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác. Ảnh của vật rời vào điểm mù không nhìn thấy gì 3. Sự tạo ảnh ở màng dưới: - Thể thủy tinh có khả năng điều chế để nhìn rõ vật - Ánh sáng phản chiếu từng vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh nhỏ -> kích thích tế bào thụ cảm -> dây thần kinh thị giác -> vùng thị giác ở thùy chẩm ?1. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng nhìn rõ nhất? - Ở điểm vàng tập trung chủ yếu các tế bào nón, mà tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc - Ở điểm vàng, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào 2 cực, nhung nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác ?2. Quan sát đồng tử của bạn em khi dọi và không dọi đèn pin vào mắt - Khi dọi đèn, đồng tử co hẹp lại, nhỏ hơn trước khi dọi ánh sáng quá mạnh làm lóa mắt - Khi không dọi, đồng tử dãn rộng, để có đủ năng lượng ánh sáng mới nhìn rõ ràng, sự co dãn của đồng tử nhằm điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới ?3. Tế bào thụ cảm thị giác nằm ở trên màng lưới của thị giác BÀI: VỆ SINH MẮT I. Các tật của mắt: 1. Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
  6. a. Nguyên nhân: - Bẩm sinh: cầu mắt dài - Thể thủy tinh quá phồng khi không giữ vệ sinh khi đọc sách b. Cách khắc phục: đeo kính cận (kính mặt lõm) 2. Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa a. Nguyên nhân - Bẩm sinh: cầu mắt ngắn - Thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được b. Cách khắc phục: đeo kính lão (kính mặt lồi) 3, Cách phòng tránh tật về mắt: giữ đúng vệ sinh khi đọc sách ?1. Tại sao người già thường phải đeo kính lão - Vì cầu mắt ngắn, thể thủy tinh bị lão hóa ?2. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe khi xóc nhiều? - Vì nhìn không rõ vật, mắt mở to, thể thủy tinh quá phồng, cấu mắt dài, lâu ngày dẫn đến cận thị BÀI: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC Cơ quan phân tích thính giác gồm: - Tế bào thụ cảm thính giác - Dây thần kinh thính giác (dây số 8) - Vùng thính giác ở thùy thái dương I. Cấu tạo của tai: 1. Tai ngoài gồm: - Vành tai hứng sóng âm - Ống tai hướng sóng âm - Màng nhĩ khuếch đại âm 2. Tai giữa gồm: - Chuỗi xương tai (xương búa, đe, bàn đạp) truyền sóng âm - Vòi nhĩ cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ 3. Tai trong: - Bộ phận tuyền đình và các ống bán khuyên: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động cơ thể trong không gian - Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm. Gồm ốc tai màng và ốc tai xương. Trong ốc tai màng có màng cơ sở chứa cơ quan Coocti trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác II. Chức năng thu nhận sóng âm: sóng âm -> vành tai -> ống tai -> màng nhĩ -> chuỗi xương tai -> cửa bầu -> chuyển động ngoại dịch và nội dịch -> rung màng cơ sở -> kích thích tế bào thụ cảm thính giác -> xuất hiện xung thần kinh -> vùng thính giác ở thùy thái dương III. Vệ sinh tai: - Bảo vệ tai: + Không dùng vật sắt nhọn ngoáy tai + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai + Có biện pháp chống giảm tiếng ồn ?1. Tế bào thụ cảm thính giác nằm ở cơ quan Coocti -> trên màng cơ sở -> trong ốc tai màng -> ốc tai -> ốc tai trong BÀI: PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ CÓ ĐIỀU KIỆN 1. Phân biệt: - PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập Ví dụ: - Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại - Khi ra trời nắng, ánh sáng chiếu vào mắt -> mắt tự nhắm lại - PXCĐK là phản xạ được hình thành qua quá trình học tập rèn luyện Ví dụ: - Khi chạy nhiều -> mệt -> dừng lại nghỉ - Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng xe trước vạch kẻ 2. So sánh tính chất: T/c phản xạ không điều kiện T/c phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay các 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có kích thích không điều kiện điều kiện (đã được kết hợp với kích thích có điều 2. Bẩm sinh kiện một số lần)
  7. 3. Bền vững 2. hình thành trong đời sống 4. Có tính chất duy truyền, mang tính chủng 3. Dễ mất đi khi không củng cố loại 4. Không di truyền mang tính cụ thể 5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định 6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7. Trung ương ở đại não * Ý nghĩa: - Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi - Hình thành các thói quen tập quán tốt đối với con người BÀI: VỆ SINH HỆ THẦN KINH I. Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe: - Ngủ là quá trình ức chế của não bộ đảm bảo sự phục hồi kịp thời của hệ thần kinh sau khi làm việc - Giấc ngủ làm giảm mọi hoạt động cơ thể, tiết kiệm được năng lượng - Điều kiện để có giấc ngủ tốt: + Tạo phản xạ có điều kiện trước khi đi ngủ (đánh răng,…) + Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ (ăn quá no, tiếng ồn,…) + Điều kiện quần áo, chăn màn, giường chiếu không tốt ảnh hưởng đến giấc ngủ II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí: - Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh - Các tác nhân ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh: + Chế độ làm việc và nghỉ ngơi ko hợp lí + Ngủ không đủ + Các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh - Biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: + Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí + Hạn chế tiếng ồn + Đảm bảo giấc ngủ hợp lí + Giữ cho tâm hồn thanh thản + Không lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh III. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh Loại chất Tên chất Tác hại Chất kích thích - Rượu - Hoạt động vỏ não bị rối loạng, trí nhớ kém - Nước chè - Kích thích hệ thần kinh, gây khó ngủ Chất gây nghiện - Thuốc lá - Có thể suy yếu dễ ung thư phổi - Ma túy - Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách BÀI: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT I. Đặc điểm hệ nội tiết: - Nhờ hoocmôn hệ nội tiết góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể II. Phân biệt tuyến nội với tuyến ngoại tiết: 1. Tuyến ngoại tiết - Cấu tạo: chất tiết đổ vào ống dẫn đưa đến cơ quan tác động - Vai trò: tiết ra các sản phẩm tiết - Ví dụ: mồ hôi, tuyến lệ, nước bột 2. Tuyến nội tiết: - Cấu tạo: chất tiết hòa thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích - Vai trò: tiết ra hoocmôn - Ví dụ: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp * Một số tuyến vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết (tuyến pha): tuyến tụy, tuyến sinh dục III. Hoocmôn 1. Tính chất: - Tính đặc hiệu - Có hoạt tính sinh học rất cao - Không mang tính đặc trưng cho loài 2. Vai trò: - Duy trì được tính ổn định của môi trường trong
  8. - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường BÀI: TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP I. Tuyến yên: - Vị tri: nằm ở nền sọ có liên quan đến vùng dưới đồi - Cấu tạo gồm 3 thùy: trước, giữa, sau - Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thần kinh - Vai trò: + Tuyến hoocmôn kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác + Tuyến hoocmôn ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lí, trao đổi đường, chất khoáng, nước và co thắt các cơ trơn II. Tuyến giáp: - Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản nặng 20-25g - Hoocmôn: tirôxin (TH) - Vai trò: + Có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào + Cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong điều hòa trao đổi canxi và phốtpho trong máu * Phân biệt bệnh bazơđô và bệnh bướu cổ - Bệnh bazơđô: + Do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh + Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi + Do bản thân tuyến giáp hoạt động mạnh - Bệnh bướu cổ: + Thiếu iốt trong khẩu phần ăn, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém + Do tuyến yên thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh BÀI: TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN I. Tuyến tụy: * Tuyến tụy vừa làm chức năng nội tiết, vừa làm chức năng ngoại tiết - Ngoại tiết: tiết ra dịch tụy - Nội tiết: tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu do các tế bào đảo tụy thực hiện - Trong đảo tụy có 2 loại tế bào: + Tế bào : tiết glucagôn + Tế bào : tiết insulin - Vai trò của các hoocmôn: + Insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng (glucozơ insulin glicozen) + Glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm ( glicozen glucugôn glucozơ) -> Nhờ tác dụng đối lập của 2 hoocmôn này giúp tỉ lệ đường huyết luôn ổn định, đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường II. Tuyến trên thận - Vị trí gồm 2 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận - Cấu tạo: + Phần vỏ: có 3 lớp: lớp cầu, lớp sợi, lớp lưới + Phần tủy: BÀI: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết: - Các tuyến nội tiết được sự điều khiển của các hoocmôn tuyến yên - Các hoocmôn do các tuyến nội tiết khác tiết ra sẽ tăng cường hay kìm hãm hoạt động của tuyến yên -> Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông ngược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2