intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập tin học cơ sở

Chia sẻ: Nguyen Duc Thien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

504
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Hãy làm rõ mối liên hệ giữa các khái niệm thông tin, tin hiệu, dữ liệu ? 2. Tìm một ví dụ minh hoạ có thông tin nghĩa là giảm độ bất đinh. 3. Một lớp có 48 sinh viên trong đó có 36 nam và 12 nữ. Trong một cuộc thi học sinh giỏi tin học của trường một sinh viên của lớp được giải nhất. Người ta muốn biết người đó là ai. Sau đó người ta được thông báo thêm, người đoạt giải cũng đã từng nhận giải nhì trong một cuộc thi cắm hoa của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập tin học cơ sở

  1. Module 1.htm Module 2.htm Module 3.htm Module 4.htm Module 5.htm Module 6.htm Module 7.htm Module 8.htm Module 9.htm Module 10.htm Module 11.htm Module 12.htm Module 13.htm Module 14.htm Module 16.htm
  2. Module 1: Thông tin và xử lý thông tin Câu hỏi và bài tập 1. Hãy làm rõ mối liên hệ giữa các khái niệm thông tin, tin hiệu, dữ liệu ? 2. Tìm một ví dụ minh hoạ có thông tin nghĩa là giảm độ bất đinh. 3. Một lớp có 48 sinh viên trong đó có 36 nam và 12 nữ. Trong một cuộc thi học sinh giỏi tin học của trường một sinh viên của lớp được giải nhất. Người ta muốn biết người đó là ai. Sau đó người ta được thông báo thêm, người đoạt giải cũng đã từng nhận giải nhì trong một cuộc thi cắm hoa của nữ sinh tổ chức nhân ngày 8/3. Tính lượng tin nhận được trong thông báo trên. 4. Đơn vị đo tin là bít. Nhưng bít chính lại là chữ viết tắt của cụm từ chữ số nhị phân "Binary Digit". Hãy lý giải mối liên hệ giữa hai điều này. 5. Tại sao nói xử lý thông tin không làm tăng lượng tin 6. Hãy nêu vai trò của thông tin trong cuộc sống . Câu hỏi trắc nghiệm Thời gian: Không giới hạn Hướng dẫn: Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 Chọn định nghĩa chính xác nhất về thông tin A. Là tin tức thu nhận được qua các phương tiện truyền thông B. Là tất cả những gì mang lại cho con người hiểu biết C. Là dữ liệu của máy tính D. Là các tín hiệu vật lý Câu 2 Chọn câu chính xác nhất trong định nghĩa về bit sau đây A. Là đơn vị thông tin có thể thể hiện qua một chữ số nhị phân trong một mã hoá nhị phân B. Là chữ số C. Là các ký hiệu để mã hoá thông tin dưới dạng số thường dùng trong máy tính điện tử Câu 3 Có một tập 500 đối tượng. Trong mã hoá nhị phân cần bao nhiêu bít để có thể mã hoá được các đối tượng của tập hợp này A. 6 B. 9 C. 10 D. Còn tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể
  3. Câu 4 Có một tập 200 đối tượng. Trong mã hoá nhị phân cần bao nhiêu bít để có thể mã hoá được các đối tượng của tập hợp này A. 8 B. 9 C. 10 D. Còn tùy vào từng hòan cảnh cụ thể Câu 5 Cần bao nhiêu bít để mã hoá các trạng thái của một con xúc sắc 6 mặt A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 Câu 6 Chọn phương án đúng nhất. Một bit là A. Một số có 1 chữ số B. Đơn vị đo khối lượng kiến thức C. Là chính chữ số 1 D. Là đơn vị thông tin Câu 7 Dữ liệu là A. Các số liệu B. Chính là thông tin về đối tượng được xét C. Là hình thức thể hiện của thông tin trong mục đích lưu trữ, truyền và xử lý thông tin D. Là mã hoá của thông tin Câu 8 Định nghĩa nào đúng nhất về đơn vị Byte : A. Là lượng tin đủ để mã hoá được một chữ trong một bảng chữ cái nào đó B. Là lượng tin 8 bít C. Là một đơn vị đo dung lượng bộ nhớ của máy tính D. Là một đơn vị quy ước theo truyền thống về đơn vị đo lượng tin Câu 9 Chọn câu đúng và đầy đủ nhất trong định nghĩa về byte sau đây A. Là một dãy 8 chữ số B. Là một bội số của đơn vị đo thông tin C. Là một đại lượng đo thông tin bằng 8 bit D. Là lượng thông tin đủ để mã hoá một chữ
  4. Câu 10 1 kilobyte là lượng tin bằng A. 1024 byte B. 213 bit C. A, B đều đúng D. A, B đều sai Câu 11 Trong những điều sau đây nói về về Kilobyte (KB), điều nào đúng A. Đơn vị đo lượng tin bằng 1000 byte B. Đơn vị đo lượng tin lớn hơn 1000 byte C. Đơn vị đo dung lượng bộ nhớ tính theo 1000 ký tự D. Đơn vị đo tốc độ của máy tính Câu 12 Tin học là gì? A. Máy tính và các công việc liên quan đến chế tạo máy tính điện tử B. Khoa học xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử C. Lập chương trình cho máy D. áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin Câu 13 Định nghĩa nào xác đáng nhất về Công nghệ thông tin A. Là tập hợp các phương pháp xử lý thông tin bằng máy tính điện tử. B. Là tin học, điện tử và viễn thông Là viễn thông dựa trên nền tảng của tin học nhằm khai thác tốt các nguồn tin trong môi trường C. mạng máy tính Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật - chủ yếu là kỹ thuật D. máy tính và viễn thông và tự động hoá- nhằm tổ chức và khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin. Câu 1 Tín hiệu là A. Hình thức vật lý của thông tin B. Hình thức vật lý của dữ liệu C. Hình thức vật lý của giá mang thông tin Câu 1 Độ dài là thông tin A. Liên tục B. Rời rạc
  5. Câu 1 Điện áp là thông tin A. Liên tục B. Rời rạc Câu 1 Danh sách học sinh của một lớp là thông tin A. Liên tục B. Rời rạc Câu 1 Thông tin liên tục có thể mã hoá bằng một bảng chữ hữu hạn được không A. Được B. Không được Câu 1 Điều nào đúng trong các tuyên bố sau: A. Thông tin rời rạc có thể mã hoá được B. Thông tin rời rạc không thể có vô hạn giá trị C. Mọi thông tin rời rạc đều là thể hiện cụ thể của các thông tin liên tục Câu 1 Phương án trả lời nào đúng nhất Giá mang tin là A. Tất cả các phương tiện có thể lưu trữ thông tin B. Bộ nhớ của máy tính điện tử C. Các cấu trúc vật chất D. Năng lượng Câu 1 Cùng một tín hiệu trong những hoàn cảnh khác nhau có thể chuyển tải các thông tin khác nhau A. Đúng B. Sai
  6. Câu 1 Nhiều tín hiệu khác nhau có thể chuyển tải một nội dung thông tin A. Đúng B. Sai Câu 1 Dữ liệu là hình thức thể hiện thông tin trong mục đích lưu trữ, xử lý và chuyển tải thông tin. Có thể thể hiện thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau hay không A. Có B. Không Câu 1 Mục đích của xử lý thông tin để nhận đựơc thêm lượng tin đúng hay sai A. Đúng B. Sai Câu 1 Điều nào sai khi nói về xử lý thông tin là A. Tìm ra những hình thức thể hiện mới của thông tin B. Tăng thêm lượng tin C. Có căn cứ cho các quyết định Câu 1 Trong định nghĩa CNTT trong bộ luật CNTT của Việt nam có nói: "Công nghệ thông tin là tập hợp các các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số." Bạn hiểu thế nào là thông tin số A. Là các thông tin có bản chất là số B. Là các thông tin được mã hoá dưới dạng số trong máy tính điện tử Kết quả làm bài Số câu hỏi trắc nghiệm: Tổng số điểm: Số câu trả lời đúng: Điểm:
  7. Tỉ lệ trả lời đúng:
  8. Module 2: Cấu trúc máy tính Câu hỏi và bài tập 1. Hãy nêu kiến trúc chung của một máy tính 2. Lý do của việc phân biệt khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi 3. Thế nào là thiết bị ra, thế nào là thiết bị vào. Có thiết bị nào có chức năng của cả thiết bị ra và cả thiết bị vào. 4. Phân biệt bộ nhớ ROM và RAM 5. Tại sao nói đĩa là thiết bị truy nhập trực tiếp, hay truy nhập ngẫu nhiên. Câu hỏi trắc nghiệm Thời gian: Không giới hạn Hướng dẫn:Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 Màn hình là thiết bị loại nào: A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 2 Bàn phím là thiết bị A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 3 CPU là thiết bị A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 4 Bộ nhớ trong là thiết bị: A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai
  9. Câu 5 Ổ đĩa cứng là thiết bị A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 6 Chuột là thiết bị : A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 7 Modem là thiết bị : A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 8 Máy in là thiết bị : A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 9 Ổ đĩa CD ROM là thiết bị : A. Vào B. Ra C. Cả vào và ra D. Cả A, B, C đều sai Câu 10 Lý do đúng đắn nhất phân biệt thiết bị thuộc khu vực ngoại vi và thiết bị thuộc khu vực trung tâm của máy tính là: A. Thiết bị khu vực trung tâm đắt hơn, thiết bị ngoại vi rẻ hơn B. Thiết bị khu vực trung tâm hoạt động nhanh hơn, của khu vực ngoại vi chậm hơn Thiết bị ở khu vực trung tâm được dùng để xử lý dữ liệu còn thiết bị ở khu vực ngoại vi là trao đổi C. dữ liệu giữa máy tính và môi trường tính toán D. Thiết bị thuộc khu vực trung tâm là thiết bị điện tử còn khu vực ngoại vi là thiết bị cơ
  10. Câu 11 Loại phím nào trên bàn phím mà tác dụng của nó được xác định tuỳ thuộc vào các phần mềm cụ thể : A. Phím soạn thảo B. Phím số C. Phím chức năng D. Phím điều khiển Câu 12 Chọn câu trả lời chính xác nhất về chức năng của CPU A. Thực hiện các phép tính số học và logic B. Điều khiển, phối hợp các thiết bị để máy tính thực hiện đúng chương trình đã định C. Điều khiển thiết bị ngoại vi D. Cả A và B E. Cả A và C Câu 13 Câu trả lời đúng nhất cho chức năng của bộ nhớ RAM: A. Ghi nhớ dữ liệu và chương trình trong thời gian máy làm việc B. Ghi nhớ chương trình trong thời gian máy làm việc C. Ghi nhớ dữ liệu để lưu trữ lâu dài D. Cả B và C E. Cả A và C Câu 14: Bộ nhớ ROM được dùng để A. Ghi nhớ dữ liệu sinh ra trong thời gian máy làm việc B. Lưu trữ dữ liệu trước khi máy làm việc C. Ghi nhớ chương trình sẵn sàng để làm việc mà không phải nạp lại D. B và C E. Cả A và C Câu 15: Trong những năm gần đây, xuất hiện bộ nhớ flash cắm rời theo đường USB. Đây là bộ nhớ bán dẫn nhưng vẫn được coi là bộ nhớ ngoài. Theo bạn thì vì lý do gì A. Vì các phần tử nhớ không có địa chỉ B. Không tương tác trực tiếp với bộ xử lý C. Vì nó để bên ngoài máy D. Vì tốc độ giao tiếp chậm Câu 16: Độ phân giải của màn hình thể hiện bởi A. Kích thước của màn hình
  11. B. Số điểm ảnh có thể thể hiện được C. Số lượng sắc màu có thể thể hiện được Câu 17: Ở siêu thị người ta dùng đầu đọc mã vạch để nhận mã hàng hoá. Đó có phải là thiết bị vào của máy tính hay không A. Có B. Không Câu 18: Trên đĩa từ, các bít được thể hiện bằng các vùng có chiều từ thông khác nhau, một chiều cho bít 0, chiều ngược lại cho bit 1. Điều đó đúng hay sai A. Đúng B. Sai Câu 19: Các bản mạch cắm qua các khe cắm mở rộng có phải là thiết bị vào hoặc ra hay không A. Đúng B. Sai C. Tuỳ từng trường hợp Câu 20: Có thể ghi vào bộ nhớ ROM được không A. Ghi được B. Không được C. Có một số loại ROM ghi được bằng các phương tiện chuyên dụng Kết quả làm bài Số câu hỏi trắc nghiệm: Tổng số điểm: Số câu trả lời đúng: Điểm: Tỉ lệ trả lời đúng:
  12. Module 3: Nguyên lý làm việc của máy tính điện tử Câu hỏi và bài tập 1. Chức năng của CPU và các thành phần trong CPU. 2. Nêu cấu trúc lệnh và tại sao có thể dùng các lệnh có 1 thành phần địa chỉ trong khi nhiều phép toán thông thường có nhiều đối tượng tham gia tính toán. 3. Mô tả hoạt động xử lý lệnh của CPU. 4. Pipeline là gì. 5. Thế nào là cơ chế siêu vô hướng. 6. Nêu ý nghĩa của nguyên lý điều khiển theo chương trình. 7. Nêy ý nghĩa của nguyên lý truy nhập theo địa chỉ. Câu hỏi trắc nghiệm Thời gian: Không giới hạn Hướng dẫn:Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 Trong các lý do dùng bộ nhớ ROM sau đây, lý do nào xác đáng nhất A. Để ghi các phần mềm được sử dụng nhiều, đỡ mất công nạp chương trình Giá thành rẻ, tốc độ truy cập tuy không nhanh bằng RAM nhưng nhanh hơn bộ nhớ ngoài rất nhiều B. nên dùng rất có hiệu quả Do ROM có thể nhớ được mà không cần nguồn điện, nên dùng để ghi sẵn các chương trình cho C. các máy tính không có thiết bị nạp chương trình Nhớ được thông tin không cần nguồn điện và không ghi lại được bằng cách ghi thông thường nên D. thường được dùng ghi các chương trình điền khiển và các tham số hoạt động cơ sở của máy. Câu 2 Các sinh viên tranh luận về lý do dùng bộ nhớ ngoài ý kiến 1. Khi khối lượng dữ liệu lớn ý kiến 2. Khi phải lưu trữ lâu dài ý kiến 3. Khi không cần truy xuất dữ liệu nhanh ý kiến 4. Khi ít tiền, không thể mua RAM nhiều mà bộ nhớ ngoài rẻ hơn RAM rất nhiều tính theo khối lượng lưu trữ Theo bạn các ý kiến nào xác đáng nhất A. ý kiến 1 và ý kiến 3 B. ý kiến 3 và ý kiến 4 C. ý kiến 1 và ý kiến 2 D. ý kiến 1 và ý kiến 4
  13. Câu 3 Đĩa được gọi là bộ nhớ ngoài truy nhập trực tiếp (direct access) vì lý do nào A. Thời gian truy cập (access time) dữ liệu rất nhanh, dường như đọc được ngay lập tức Có thể tính trước địa chỉ vùng dữ liệu cần đọc để đặt đầu đọc (đầu từ) trực tiếp vào vùng dữ liệu, vì B. thế không phải duyệt qua các vùng dữ liệu đứng trước để đi tới vùng cần đọc Đọc trực tiếp bằng đầu đọc trên vùng ghi dữ liệu, không chuyển dữ liệu qua một nơi trung gian C. khác rồi mới đọc Câu 4 Một sinh viên đưa ra những điểm tương đồng giữa một máy vi tính (mico computer) với một máy tính bỏ túi (calculator). Điều nào sai A. Đều có bộ nhớ B. Đều có mạch thực hiện các phép tính số học C. Đều có thiết bị vào ra D. Đều có CPU Câu 5 Tốc độ đồng hồ của máy tính đuợc tính theo A. giây và các bội của nó B. hertz và các bội của nó C. byte và các bội của nó Câu 6 Chọn phát biểu sai về CPU trong các phát biểu sau A. Là hộp máy của máy vi tính, trong đó có bộ số học - lôgic và bộ nhớ. B. Có tốc độ làm việc cực nhanh C. Có thể tính toán và điều khiển việc chạy chương trình D. Là thiết bị trung tâm của máy tính. Câu 7 Một người bật công tắc máy tính thấy máy không chạy gì cả, màn hình tối om, không nghe thấy tiếng quạt làm nguội máy. Bật tắt công tắc máy tính nhiều lần, vẫn như vậy. Đèn trong phòng vẫn sáng. Điều gì có khả năng nhất A. Máy bị virus B. Máy không cắm điện C. Màn hình hay card điều khiển màn hình bị hỏng Câu 8 Một người bật công tắc máy tính thấy máy không chạy gì cả, màn hình hiện ra các thông báo kiểm tra bộ nhớ tốt, sau đó máykhông làm gì nữa. Bật tắt công tắc máy tính nhiều lần, vẫn như vậy. Điều gì có khả năng nhất: A. Máy bị virus hay hỏng đĩa khởi động B. Máy nối nguồn không tốt, tiếp xúc xấu C. Màn hình hay card màn hình bị hỏng D. Bản mạch chính của máy tính bị hỏng
  14. Câu 9 Các sinh viên phát biểu: nguyên lý Von Neumann nói rằng Sv1 : Mọi dữ liệu (chữ, số, âm thanh, hình ảnh ...) đều phải được mã hoá dưới dạng nhị phân Sv2 : Máy tính phải có thiết bị điều khiển Sv3 : Máy tính hoạt động theo chương trình nạp sẵn trong bộ nhớ Sv4 : Máy tính truy nhập dữ liệu theo địa chỉ Các phát biểu nào đúng ? A. SV1 B. SV1 và SV2 C. SV2 và SV3 D. SV3 và SV4 Câu 10 Cách trả lời đúng nhất về nguyên lý điều khiển theo chương trình: A. Máy tính chỉ hoạt động theo các chỉ dẫn của chương trình được nạp vào trong bộ nhớ B. Cách giải quyết bài toán cần được mã hoá bằng chương trình C. Người sử dụng máy cần phải lập chương trình D. Máy tính điện tử có thể chạy các chương trình Câu 11 Cách trả lời đúng nhất về nguyên lý truy nhập theo địa chỉ: A. Bộ nhớ trong được tổ chức theo các ngăn (ô) dữ liệu có địa chỉ Chương trình cũng được đưa vào bộ nhớ và bản thân các lệnh cũng có địa chỉ giúp cho việc tìm B. lệnh để nạp lên CPU Chương trình chỉ định dữ liệu thông qua địa chỉ của dữ liệu trong bộ nhớ chứ không theo giá trị C. của dữ liệu D. ở bộ nhớ ngoài dữ liệu cũng được đưa vào các vùng có địa chỉ để có thể tìm kiếm được Câu 12 Điều nào là nguyên lý Von Neumann Dữ liệu được xác định qua địa chỉ trong bộ nhớ và để xử lý máy tính được điều khiển theo chương A. trình nạp vào trong bộ nhớ Bộ nhớ được phân chia thành các vùng có địa chỉ và chương trình nạp vào bộ nhớ trong một vùng B. liên tục kể từ một địa chỉ nào đó Cách thức giải một bài toán cần được mã hoá thành các mã nạp vào bộ nhớ của máy tính dưới C. dạng một dãy các mệnh lệnh mà máy tính có thể thi hành. Máy tính chỉ thực hiện theo chương trình đã có sẵn trong bộ nhớ của máy để đảm bảo cho máy có D. thể xử lý thông tin một cách tự động Câu 13: Các phép toán số học thường liên quan đến 3 toán hạng (ví dụ tính x = y +z) Trả lời câu hỏi : tại sao người ta không chế tạo loại máy tính có cơ cấu lệnh 3 địa chỉ, có những câu trả lời như sau. Câu trả lời nào không xác đáng Vì tương tác cũng không nhanh hơn, đằng nào cũng phải tải dữ liệu lên các thanh ghi, dù có nhiều A. hơn thành phần địa chỉ thì vẫn phải đọc dữ liệu lần lượt
  15. Vì số lệnh có 3 toán hạng thực ra không nhiều (chỉ có các phép tính số học mới dùng các lệnh như B. vậy), phần lớn các lệnh đều ít hơn 3 toán hạng. Sử dụng các lệnh có 3 thành phần địa chỉ nói chung sẽ không tối ưu. C. Vì tốn bộ nhớ lưu trữ lệnh Câu 14: Pipeline là kiến trúc cho phép A. Có nhiều bộ xử lý đồng thời trong CPU B. Song song hoá các công đoạn trong xử lý vài lệnh đồng thời C. Tăng cường bộ nhớ trực tiếp trong bộ xử lý để có thể lưu trữ nhiều lệnh chờ xử lý Câu 15: Bộ nhớ cache trong CPU dùng để Nạp trước lên CPU cả khối lệnh lên giúp cho việc tính toán nhanh hơn, giảm thời gian truy nhập A. bộ nhớ B. Để lấy sẵn dữ liệu dự phòng bus dữ liệu bị nghẽn C. Để dự phòng khi khối lượng dữ liệu lớn Kết quả làm bài Số câu hỏi trắc nghiệm: Tổng số điểm: Số câu trả lời đúng: Điểm: Tỉ lệ trả lời đúng:
  16. Module 4: Số học nhị phân Câu hỏi và bài tập 1. Hãy đổi các số thập phân sau đây ra hệ nhị phân (chú ý rằng trong tin học ta thường dùng cách viết số theo kiểu Anh, dấu phân cách giữa phần nguyên và phần lẻ là dấu chấm chứ không phải dấu phảy) 5, 9, 17, 27, 6.625 2. Hãy đổi các số nhị phận sau đây ra hệ thập phân: 11, 111, 1001, 1101, 1011.110 3. Vì sao người ta sử dụng hệ nhị phân để biểu diễn thông tin cho MTĐT? Trả lời: Hầu hết các linh kiện vật lý dùng để biểu diễn thông tin đều có hai trạng thái. Thực hiện các phép tính trong hệ đếm nhị phân rất đơn giản và hệ đếm nhị phân thể hiện các giá trị logic mà người ta có thể xây dựng các mạch logic để xử lý các dữ liệu nhị phân 4. Đổi các số nhị phân sau đây ra hệ 16 11001110101, 1010111000101, 1111011101.1100110 5. Đổi các số hệ 16 ra hệ nhị phân 3F8, 35AF, A45 Câu hỏi trắc nghiệm Thời gian: Không giới hạn Hướng dẫn:Chọn phương án trả lời tốt nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 Biểu diễn nhị phân của số thập phân 123 là : A. 11010110 B. 1111011 C. 10111011 D. 1111010 Câu 2 Kết quả nào là đúng khi đổi số thập phân 87 ra hệ nhị phân A. 11010111 B. 10010110 C. 1010111 D. 1010111011 Câu 3 Kết quả nào là đúng khi đổi số thập phân 59 ra hệ nhị phân A. 101111 B. 100011 C. 111011
  17. D. 111010 Câu 4 Kết quả nào là đúng khi đổi số thập phân 0.125 ra hệ nhị phân lấy đến 4 chữ số lẻ A. 0.0011 B. 0.0101 C. 0.0010 D. 0.1111 Câu 5 Kết quả nào là đúng khi đổi số thập phân 0.423 ra hệ nhị phân lấy đến 6 chữ số lẻ A. 0.011001 B. 0.011011 C. 0.110011 D. 0.001101 Câu 6 Kết quả nào là đúng khi đổi số nhị phân 10011011 ra hệ thập phân A. 39 B. 211 C. 155 D. 198 Câu 7 Kết quả nào là đúng khi đổi số nhị phân 101011 sang số thập phân A. 39 B. 98 C. 15 D. 43 Câu 8 Kết quả nào là đúng khi đổi số nhị phân 1011011.011 ra hệ Hexa (16) A. 26.2 B. 5B.6 C. 5B.3 D. A1.4 Câu 9 Kết quả nào là đúng khi đổi số Hexa FA.32 ra hệ nhị phân A. 11111010.0011001 B. 10110110.11100011 C. 100110.1111 D. 11110011.1101
  18. Câu 10 Kết quả nào là đúng khi đổi số Hexa 2A3 ra hệ thập phân A. 239 B. 518 C. 675 D. 1022 Câu 11 Kết quả nào là đúng khi đổi số hệ hệ thập phân 675 ra Hexa (16) A. 3F1 B. 2A3 C. 981 D. E32 Câu 12 Biểu diễn số nhị phân 1011 0111 101 trong hệ 16 là : A. 5AC B. B7A C. 5BD D. C7B Câu 13 Biểu diễn hệ 16 của số nhị phân 10011011110 là A. 9B6 B. 26F C. 4CD D. 4DE Câu 14 Biểu diễn nào là biểu diễn đúng của số 7E9 trong hệ nhị phân A. 1110100111 B. 11111011001 C. 11111101001 D. 011111111101 Câu 15 Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất về dạng nhị phân của số thập phân 0.65 là (nhóm số đặt trong hai dấu ngoặc đơn là nhóm tuần hoàn vô hạn): A. 0.10(1001) B. 0.110011(001) C. 0.101(0010) D. 0.10011001
  19. Kết quả nào đúng khi đổi từ hệ đếm cơ số 10 sang hệ đếm cơ sô 2 Câu 16: 265 A. 100101110 B. 110011101 C. 100001101 D. 100001001 Câu 17: 314 A. 100111010 B. 100011100 C. 111000101 D. 111100010 Câu 18: 3781 A. 111001010111 B. 111011000101 C. 110011000101 D. 100011010111 Kết quả nào đúng khi đổi từ hệ 2 sang 10 Câu 19: 100001001 A. 327 B. 137 C. 651 D. 265 Câu 20: 100111010 A. 314 B. 246 C. 512 D. 216 Câu 21: 111011000101
  20. A. 2567 B. 3781 C. 3571 D. 6543 Kết quả nào đúng khi đổi từ 10 sang 16 Câu 22: 3579 A. A98 B. DEF C. DFB D. 9FE Câu 23: 2468 A. CD5 B. 8AF C. 9B0 D. 9A4 Câu 24: 963 A. 4CE B. 3C3 C. 2FD D. 3DF Kết quả nào đúng khi đổi từ hệ 16 sang hệ 10 Câu 25: 1357 A. 4951 B. 4855 C. 5123 D. 3987 Câu 26: ABC A. 2756 B. 2748
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2