Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh do rối loạn dinh dƣỡng
lượt xem 3
download
Đề cương ôn thi này nhắc lại những kiến thức trọng tâm của môn học "Bệnh do rối loạn dinh dưỡng" như: Ngộ độc HCN ở động vật nuôi và cách điều trị? Bệnh bò điên trên bò (BSE) và biện pháp phòng chống? Một số bệnh do thiếu vitamin nhóm B trên gà nuôi công nghiệp? Bệnh Ascitis trên gà thịt nuôi công nghiệp?... Đây là tài liệu hữu ích giúp người học ôn tập và củng cố các phần lý thuyết đã học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh do rối loạn dinh dƣỡng
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Bệnh do rối loạn dinh dƣỡng Học kỳ II năm học 2012-2013 1. Ngộ độc HCN ở động vật nuôi? Cách điều trị? a. Đặc điểm: HCN có chứa trong 1 số loại thực phẩm như trong sắn, măng tươi, cao lương,cỏ su đăng, dầu cao su với hàm lượng HCN như sau + Sắn củ: 10 – 490 mg/kg, nhiều nhất 785 mg/kg + Lá sắn tươi: 14,4 - 442,3 mg/kg + Thân lá cao lương: 17,8 - 20,8 mg/kg b. Cơ chế gây độc (nếu có): HCN kết hợp với Fe2+ -> cyanohemoglobin -> làm cho hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxi Ngăn chặn sự hoạt động của các enzym đặc hiệu Ngừng sản xuất ATP, các bào quan trong mô bào mất chức năng -> chết - Trong cơ thể, cyanogen dưới tác dụng của men nên giải phóng cyanide - Nhóm cyanide tác dụng vào hệ thống men hô hấp nội bào của hồng cầu (Cytochrome oxydase) tạo thành hợp chất mất khả năng vận chuyển oxy làm cho máu có màu đen rồi ngạt thở. - GS non mẫn cảm với cyanide hơn con vật trưởng thành - Khả năng gây độc của cyanide phụ thuộc vào: + Lượng cyanide trong thức ăn + Tốc độ giải phóng cyanide khỏi dạng liên kết + Khả năng hấp thu cyanide của con vật + Độ mẫn cảm của từng loài - Gan có chức năng giải độc cyanide (biến HCN thành SCN - thyocyanate) dễ gây bướu cổ. c. Triệu chứng: *Thể cấp tính: - Co giật, sùi bọt mép; hôn mê, giăn đồng tử, tiểu tiện bừa bãi. - Niêm mạc mắt, mũi, miệng tím tái - Dịch nhày chảy ở miệng, mũi - Lượng cyanide ăn vào lớn chết sau vài phút đến vài giờ trong tình trạng ngạt thở. - Ngừng thở trước khi tim ngừng đập. * Thể mạn tính: - Thức ăn thường xuyên chứa cyanide với lượng thấp làm con vật gầy, yếu; gan dễ bị nhiễm độc (do gan là cơ quan giải độc).
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Thyocyanate (sản phẩm của quá t nh giải độc) tích trong cơ thể s ức chế đồng hóa, hấp thu iod của tuyến giáp gây bướu cổ. d. Tác hại đối với con người và vật nuôi: Trên người : đau đầu thần kinh ataxic nhiệt đới, gây bướu cổ, mất myelin của thần kinh thị giác, thính giác và ống thần kinh ngoại vi. Động vật : thoái hóa ống thần kinh, không tự tiểu tiện, viêm bàng quang, dị tật bẩm sinh e. Phòng và điều trị: Kiểm soát băi chăn thả, đảm bảo không có các thực vật độc hại, nếu có cần di dời đàn GS đến nơi an toàn và loại bỏ các cây có độc tố. - Sử dụng các thực vật chứa cyanide cần có nghiên cứu, áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý. - HCN tập trung hàm lượng cao trong vỏ nên cho ăn sắn tươi cần bóc vỏ. - HCN dễ ha tan trong nước nên ngâm nước s làm giảm chất này trong sắn - HCN dễ bay hơi nên đun, luộc chín (mở vung) hoặc phơi khô s làm giảm độc tố. - Có thể ủ chua lá sắn làm thức ăn cho trâu, bò (sau 1 tuần giảm 86% lƣợng HCN). - Truyền tĩnh mạch 75 - 150 ml dung dịch NaNO3 1% và Thiosulfate Natri 25%. - Đưa dung dịch Thiosulfate Natri 30% và Natri nitrit 2% vào dạ dày để khử HCN với Lượng: ĐGS: 30 - 50 ml/con. TGS: 10 - 20 ml/con. 2. Bệnh bò điên trên bò (BSE)? Biện pháp phòng chống? a. Đặc điểm, tác hại gây ra ở động vật: - Là bệnh truyền nhiễm - Gây thoái hóa thần kinh và não - Gây chết gia súc - Thời gian ủ bệnh kéo dài 4-5 năm - Khi phát bệnh có thể chết sau vài tuần hoặc vài tháng - Bệnh lây lan qua đường ăn uống , động vật hoặc con người - Khó phát hiện lúc mới bị bệnh - Bò có thay đổi bất thường : hay đá người vắt sữa. - Thỉnh thoảng bị co giật nhẹ, lắc đầu, đi hụt bước, phối hợp chân không nhịp nhàng. - Hay nghiêng đầu kêu rống - Khi bệnh nặng s làm giảm sữa, gầy yếu, trở nên hung dữ, chạy lung tung, húc đầu vào tường rào. b. Nguồn gốc - Dịch tễ học ở Anh - Thức ăn của bò được chế biến từ mô bò đã bị nhiễm BSE c. Nguyên nhân - BSE có trong não gây ảnh hưởng tới não, tủy sống gia súc.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Tổn thương đặc trưng bởi những thay đổi làm cho mô não như bọt biển - Tác nhân gây bệnh là prion = protein + ion - Prion là các protein truyền nhiễm xuất hiện để tái tạo bằng cách chuyển đổi 1 protein của tế bào tình thường thành bản sao của các prion này - Thức ăn được chế biến từ động vật bị bệnh : bột thịt, bột xương - Tác nhân bền khi bị đông lạnh , sấy khô, đun nấu ở nhiệt độ nấu ăn bình thường thậm trí cả khi sử dụng chất khử trùng thông thường. d. Biện pháp ngăn chặn sự lây lan - Năm 2001, EU đã cấm sử dụng bột thịt xương cho tất cả các động vật. - Năm 1996 Không cho bán thức ăn và thực phẩm có thịt bò từ Anh. - Bò phải liên tục được giám sát BSE. - Cấm nhập khẩu bò sống, sản phẩm bột thịt, bột xương từ các nước đang có dịch BSE. - Giết và giám địnhnão những con nghi bị BSE. - Kiểm tra tất cả bò từ 30 tháng tuổi chở lên = sinh thiết tổ chức não. 3. Một số bệnh do thiếu vitamin nhóm B trên gà nuôi công nghiệp? Nguồn bổ sung? * Vitamin B1: Bênh điển hình Beri Beri a. Triệu chứng khi thiếu: - Làm cho gà bị gầy mòn - Giảm sản lượng trứng - Viêm đa dây thần kinh - Thoái hóa hệ thần kinh - Làm liệt cơ cổ gây nghoẹo cổ, ngửa mặt lên trời. b. Nguồn cung cấp: - Động vật : lòng đỏ trứng, gan , thận, cơ của lợn - Thực vật: Ngũ cốc, hạt có dầu, cỏ - Tổng hợp : Thiamin - Các sản phẩm lên men * Vitamin B2: a. Triệu chứng khi thiếu: - Gây viêm lưỡi. - Loét miệng. - Bong da. - Mắt bị cương tụ kết mạc. - Viêm giác mạc , chảy nước mắt. - Gà đẻ : gan sưng to, gan nhiễm mỡ, giảm tỉ lệ ấp nở. - Gà con : chậm lớn, yếu ớt, ỉa chạy,da khô, chân co cứng, bại liệt. b. Nguồn cung cấp:
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Động vật : gan, bơ, sữa. - Thực vật: cỏ xanh non, cỏ 3 lá. - Tổng hợp : riboflavin tổng hợp. - Các sản phẩm lên men : Nấm men 4. Bệnh Ascitis trên gà thịt nuôi công nghiệp? Biện pháp hạn chế? a. Loài ảnh hƣởng: - ảnh hưởng chủ yếu trên gà thịt nuôi công nghiệp đặc biệt là gà Broiler ở giai đoạn sinh trưởng nhanh. b. Phân bố: - Xảy ra trên toàn thế giới đặc biệt là vùng cao c. Nguyên nhân - Môi trường thông thoáng kém, vùng cao. Nuôi mật độ đông => thiếu oxi, không khí không đảm bảo, nhiều khí độc :NH3,CO,CO2 - Do tiến bộ di truyền về giống tạo giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao. - Nhu cầu các chất dinh dưỡng và thức ăn lớn -> trao đổi chất mạnh -> tăng oxi - Phổi gia cầm kém giãn nở nên ko đáp ứng được trong giai đoạn sinh trưởng tăng cao. d. Triệu chứng: Bệnh báng nƣớc - Chết đột ngột ở những con đang phát triển. - Gà khó thở, thở hổn hển do các túi khí trong bụng bị chèn ép. - Kèm theo hơi thở hổn hển là tiếng nước róc rách do tích dịch trong xoang bụng. - Chúi đầu, xù lông. - Xanh tím trên da và mào gà. e. Mổ khám: - Thấy hiện tượng đỏ sẫm ở mô cơ. - Tim phình to. - Trong bụng có nhiều dịch lỏng. - Gan sưng to. f. Điều trị: - Bổ sung vitamin C liều lượng 500 ppm. - Giới hạn thức ăn. - Thông thoáng khí. g. Phòng bệnh. - Tạo điều kiện thông khí, thông thoáng chuồng nuôi. - Hạn chết thức ăn trong 3 tuần tuổi đầu gà broiler vì gà có tốc độ sinh trưởng nhanh -> dễ mắc bệnh -> cần giảm cung cấp thức ăn -> giảm trao đổi chất -> giảm oxi -> giảm mắc bệnh.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Giảm giờ chiếu sáng -> giảm thu nhận thức ăn. - Cho ăn cách nhật. 5. Một số bệnh do thiếu một số chất khoáng vi lƣợng trên động vật nuôi? Nguồn bổ sung? (Fe/Cu/Mn/Zn/Co/I...) Nội dung Fe Cu Zn Bệnh khi thiếu, Bệnh thiếu máu Anemia - Gây thiếu máu Da hóa sừng triệu chứng - Giảm tính thèm ăn - Mất màu lông và tóc (parakeratosis) trên lợn - Giảm sinh trưởng - Cong chân,sưng khớp, - rụng lông - Lông thô, ỉa chảy yếu chân - biếng ăn - Niêm mạc lợi, miệng, mí - Gãy xương đột ngột - mệt mỏi mắt nhợt nhạt - ỉa chảy Nguyên nhân - Do thiếu sắt trong khẩu - Do thiếu Cu trong khẩu - Do thiếu Zn trong phần hoặc không đáp ứng đủ. phần hoặc không đáp ứng khẩu phần hoặc không - Giai đoạn đầu đời cơ thể đủ. đáp ứng đủ. phát triển mạnh nhưng sữa mẹ không áp ứng đủ và chưa có nguồn thức ăn khác. Nguồn cung cấp - Động vật : thịt có màu đỏ - Thực vật : Mầm ngũ - Động vật : cá hồi, gan - Thực vật : lá , vỏ hạt có màu cốc động vật xanh - Tổng hợp : ZnCO3, - Thực vật : Lạc , đậu - Tổng hợp : Dextran - Fe ZnSO4.6H2O tương, cỏ 4-5mg/kg VCK - Tổng hợp : CuSO4.5H2O 6. Bệnh do thiếu và thừa vitamin D trên động vật nuôi? a. Bệnh do thiếu : - Con non : Còi xương ( thiếu vita D => ruột hấp thu Ca,P chậm) - Con trưởng thành : mềm xương, xốp xương, loãng xương. - Chân bị biến dạng. - Gây suy thận - Gia cầm : + giảm tỉ lệ ấp nở + giảm chất lượng vỏ trứng + giảm khả năng sinh trưởng b. Bệnh do thừa : - Gây tăng hấp thu Ca,P Hàm lượng Ca,P trong máu tăng cao Gây sỏi đường tiết niệu
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Lắng đọng muối Ca ở thành động mạch và các nội quan. c. Nguồn cung cấp. - Động vật : dầu, gan cá, lòng đỏ trứng, sữa - Thực vật: cỏ khô, nấm men. - Tổng hợp : Vitamin D3 tổng hợp - Tắm nắng. 7. Bệnh do độc tố nấm mốc gây ra trên động vật nuôi? Biện pháp bảo quản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi? a. Bệnh do độc tố nấm mốc gây ra trên lợn và gia cầm *Khi nhiễm độc tố nấm mốc Aflatoxin sẽ có 2 thể: - Thể cấp tính: + con vật có thể chết ngay + tỷ lệ chết rất cao Theo quy định của bộ NN & PTNN 2001 không sử dụng các loại thức ăn có chứa Aflatoxin > 30ppb - Thể mãn tính: + con vật kém ăn, bỏ ăn , rối loạn trao đổi chất. + tổn thương tổ chức nội tạng gây u và nhiều bệnh khác. + gia súc có chửa gây sẩy thai hoặc chết thai. + gia cầm giảm năng suất trứng. b. Các biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. o Chế biến, xử lý và bảo quản Tốt nhất nên bảo quản nguyên liệu để hạn chế sự phát triển của nấm mốc. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát có quạt thông gió, không để thời gian lưu kho quá lâu. o Hạn chế và khử độc độc tố bằng các biện pháp hóa học Sử dụng 1 số chất chống mốc : Acid propionic, CuSO4, Mycofix,Biotronic o Biện pháp kiểm soát. Giảm tối thiểu hạt bị xước. Giảm tác hại côn trùng trước và sau khi thu hoạch. Trồng các giống cây kháng bệnh. 8. Độc tố có nguồn gốc thực vật trong thức ăn chăn nuôi? - HCN : sắn , măng tươi, cao lương. - Mimosine : lá , hạt, các bộ phận cây họ đậu Leucaena, lá keo dậu - Solanidine : mầm củ khoai tây - Gossypol : có trong hạt bông
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Cyanogenic glycosid : khoai lang, đào, mơ, mận viên đường tiêu hóa. - Glycosinolates : lạc đậu tương gây bướu cổ, giảm khả năng hấp thu iod - Phenol : rau, ngũ cốc, phá hủy tiền tố vitamin B 9. Một số bệnh do thiếu một số chất khoáng đại lƣợng trên động vật nuôi? Nguồn bổ sung? (Ca/P,...) Canxi a. Triệu chứng khi thiếu Ca : - Còi xương ( rickets) chỉ ở động vật non - Mềm xương, nhuyễn xương( osteomalacia), Loãng xương,xốp xương( osteoporosis ở con trưởng thành. - Sinh trưởng chậm - Co giật - Ca huyết giảm trầm trọng - Cơ yếu, nằm 1 chỗ, nhiệt độ không được bình thường, co cơ, bại liệt và chết nếu không được điều trị . - Gây sốt sữa ở bò: + liệt sau khi đẻ hoặc lúc gần đẻ. + xuất hiện 8,9% ở bò sữa tại Mỹ. + bò già , giống jersey bị nhiều nhất. + kết hợp với bệnh viêm vú và xeton huyết. b. Nguyên nhân - Bò tiết sữa => mất nhiều Ca ngoại bào => huy động lượng Ca dự trữ từ xương => loãng xương,... - Khẩu phần ăn dẫn tới sốt sữa do : thiếu Ca, Vitamin D c. Phòng và điều trị : - Trước 2 tuần cho ăn < 100g Ca/ ngày . Tỉ lệ Ca:P < 2.5:1 - Bò cạn sữa 600kg ~ 40g Ca/ngày, P~ 28-30g/ ngày - Tiêm vitamin D trước khi đẻ 7 ngày. d. Nguồn cung cấp. - Động vật : sữa, bột xương, bột vỏ sò, hến, mai mực - Thực vật: hạt họ đậu, lá màu xanh - Khoáng : Đá vôi CaCO3 : 38% Ca - Dicalcium phosphate: Ca2 PO4 : 23,55 %Ca, 18,21% P 10. Bệnh liệt dạ cỏ ở bò sữa? a. Loài ảnh hƣởng: - Bò sữa,... b. Nguyên nhân - Ngoại cảnh:
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + thay đổi về thời tiết, khẩu phần ăn, khai thác gia súc quá mức. + với bò sữa thường do thiếu vận động và ăn quá nhiều thức ăn tinh. - Do kế phát từ các quá trình bệnh lý làm giảm nhu động như : sốt cao,cảm nắng, cảm nóng, viêm màng bụng... c. Triệu chứng: - Giảm ăn hay bỏ ăn. - Giảm nhai lại, không ợ hơi - Khát nước, miệng hôi, khô, có bựa lưỡi,... - Vùng dạ cỏ mềm khi ấn vào như ấn vào túi cháo đặc có để lại vết lõm. - Táo bón. - Nếu kéo dài con vật sốt cao do bị viêm ruột cấp. d. Điều trị: - Nguyên tắc: làm tăng nhu động dạ cỏ và giảm chất chứa. - Khi mới mắc cho gia súc nhịn ăn 1-2 ngày, không hạn chế uống nước, sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu, cho ăn ít và chia làm nhiều lần trong ngày. - Xoa bóp kích thích nhu động dạ cỏ + Các tinh dầu thực vật , ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15p + Sử dụng thuốc làm tăng nhu động dạ cỏ như Pilocarpin 0,2-0,3g/con, tiêm dưới da Strychnine sulfat 0,05-0,1g/con - Thải trừ các chất chứa - Ức chế sự lên men vsv dạ cỏ - Dùng các thuốc trợ tim, trợ sức. 11. Nguyên nhân gây ngộ độc urê ở trâu bò? Cách điều trị? a. Đặc điểm, ứng dụng: - Ure : (NH2)2CO - ứng dụng trong ngành nông nghiệp : phân bón - thức ăn cho gia súc nhai lại lượng ít. - Nguồn nito Phi protein chiếm 46% b. Nguyên nhân: - Dư thừa Ure trong khẩu phần ăn - Trộn không đều Ure trong khẩu phần - TĂ lỏng trộn ure => ure lắng đọng xuống dưới. - Uống nhiều nước rửa máng ăn có hàm lượng Ure cao. - Ăn nhiều ure từ tảng đá liếm. c. Cơ chế gây độc: - Dạ cỏ : Ure + H2O NH3 + CO2 + nhiệt độ thích hợp : 39 độ C + pH = 7.7-8.0 - NH3 trong dạ cỏ máu gan
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - NH3 trong máu : 1-2mg% Ngộ độc d. Triệu chứng ngộ độc - Khó chịu và khó thở - Tiết nhiều nước bọt - Run rẩy, co giật - Có thể gây chết e. Điều trị. - Cho uống dấm 0,5% + dầu lạc hoặc dầu vừng - Mục đích cho uống dấm làm giảm nhiệt độ dạ cỏ, hòa loãng dịch dạ cỏ, ức chế hoạt tính men ureaza , hạn chế thêm sự hình thành NH3 - Uống nhiều nước lạnh 12. Ngộ độc sắn và cách giải độc? a. Đặc điểm: - Trong sắn có nhiều axit cyanhydric, nhất là ở vỏ. Bệnh xảy ra do cho GS ăn nhiều sắn không đƣợc xử lư cẩn thận. - Do GS đói lâu ngày, đột nhiên cho ăn nhiều sắn. b. Cơ chế gây độc (nếu có): - Chất acid cyanhydric tồn tại trong thực vật dƣới dạng glycosid, khi vào cơ thể s kết hợp với men cytocrom, cytocrom oxydaza là những men chuyển điện tử trong quá trình hô hấp của tế bào. Do đó làm cho quá t nh oxy hóa trong tổ chức bị đnh trệ nên thiếu oxy, nghiêm trọng nhất là hiện tượng thiếu oxy của năo làm cho con vật khó thở, co giật rồi chết. c. Triệu chứng - Bệnh thường thể hiện ở dạng cấp tính, xảy ra sau khi ăn 10 - 20 phút. - Con vật tỏ ra không yên, lúc đứng, lúc nằm, toàn thân run rẩy, đi loạng choạng, mồm chảy dăi, có khi nôn mửa. - Con vật khó thở, tim đập nhanh và yếu, có lúc loạn nhịp, thân nhiệt thấp hoặc bnh thường, 4 chân và cuống tai lạnh. - Cuối cùng con vật hôn mê, đồng tử mắt mở rộng, co giật rồi chết. - Bệnh ở thể nặng con vật chết sau 30 ph - 2 giờ, bệnh nhẹ sau 4 - 5 giờ con vật có thể khỏi. d. Phòng và điều trị: - Nếu cho GS ăn sắn tươi phải xử lư cẩn thận (loại bỏ vỏ, ngâm sắc vào nước trước khi nấu, khi nấu nên để hở vung để HCN có thể theo hơi nước thoát ra ngoài) - Khi dùng thức ăn là sắn, không cho GS ăn no ngay, trong khẩu phần nên phối hợp nhiều loại, không cho ăn sắn với số lượng lớn. - Để GS nơi yên tĩnh với tư thế đầu cao, đuôi thấp, với trâu, bò cần tháo hơi dạ cỏ.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Dùng phương pháp thụt rửa dạ dày gây nôn bằng apomorfin tiêm dưới da: ĐGS: 0,02 - 0,05g, TGS: 0,01 - 0,02 - Dùng xanh methylen 1% tiêm dưới da, liều 1ml/kg - Cho GS uống nước đường, mật hoặc tiêm dung dịch glucoza đẳng trương, ưu trương kết hợp với cafein hay long não để trợ tim. 13. Bệnh do kim loại năng gây ra ở vật nuôi? (Thủy ngân (Hg)/Catmi (Cd)/Asen (As)/chì (Pb)/đồng (Cu)/k m (Zn)/thiếc (Sn)/ Crom (Cr)/Niken (Ni) gây ra ở vật nuôi: Cadimi a. Khái niệm: kim loại nặng là tất cả các hợp chất kim loại có khối lượng nguyên tử > 20 đvC b. Cơ chế tác động của Cd: - Tranh chấp với k m,canxi trong calmodulin -> gây tổn thương về xương. - Các ion cadimi tự do liên kết với protein tạo thành metallothionein. - Cadimi liên kết với nhóm thiol của protein trong ti thể.-> stress oxy -> tế bào bị hoại tử. c. Sự nhiễm Cd : - Gây ô nhiễm do đốt than đá, dầu và các chất thải của nhà máy d. Ngộ độc và tác hại của Cd: * Ngộ độc cấp tính: Trong vòng 4 -24 giờ s gây 1. Đau thắt ngực, 5. Nhịp tim chậm, 2. Khó thở, 6. Buồn nôn, nôn, 3. Tím tái, 7. Đau bụng tiêu chảy. 4. Sốt cao, 8. Chết do bí tiểu tiện . *Ngộ độc mạn tính: - thai bị dị tật bẩm sinh. - Gây vàng men răng. - giảm sự đồng hóa Vitamin C, - Rối loạn chức năng gan (tăng D dễ gãy xương enzym). - gãy xương dài và đau cơ. - Đau xương. Ngộ độc Cadimi đặc biệt nguy - Thiếu máu. hiểm, vòng đời sinh học - Tăng huyết áp. cadimi 33 năm. - Dị dạng thai. e. Nguyên nhân: - Do ăn thức ăn được trồng ở đất bị nhiễm. - Sử dụng gan thận động vật giết mổ. f. Biện pháp phòng và khử độc Cd: - Không có thuốc chữa trị ngộ độc Cd đặc hiệu. - Vì vậy, tốt nhất là đừng để Cd có điều kiện tiếp xúc. - Không có thuốc đối kháng.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Sử dụng EDTA(Ethylendiamin Tetraacetic Acid) truyền tĩnh mạch. - Khám phát hiện cadimi sớm. Trong máu
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Bò sữa: viêm vú, chất lượng sữa giảm, năng suất sữa giảm. - Gia cầm : tỉ lệ chết cao, sinh trưởng chậm - Lợn : khô mắt, mù, giảm tính thèm ăn, sinh trưởng chậm. Lợn nái động dục giảm. Lợn nuôi chăn thả khả năng thiếu vitamin A ít. - Cừu : “quáng gà” cừu con đẻ ra yếu hoặc chết. - Cá bị bong vảy, da mất màu. c. Nguồn cung cấp: - Động vật : gan cá, lòng đỏ trứng, bơ, mỡ, sữa. - Thực vật: các loại quả đỏ, cam , xanh, ớt, gấc. - Tổng hợp : Tiền Vitamin A 16. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng xơ trong khẩu phần ăn đối với tiêu hoá dạ cỏ và bệnh acidosis? Biện pháp hạn chế bệnh acidosis? a. Loài ảnh hƣởng: Bò sữa... b. Phân bố - Bò thịt, bò sữa,cừu... c. Nguyên nhân - Vi khuẩn sản sinh acid lactic - Thay đổi đột ngột khẩu phần ăn : cỏ cao - Khẩu phần năng lượng cao => hệ vsv dạ cỏ tạo acid lactic. - Tăng tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần và sự thay đổi đột ngột từ một khẩu phần ăn thô được lên men rất tốt sang khẩu phần nhiều thức ăn tinh là nguyên nhân gây bệnh thường gặp trong sản xuất và con vật rơi vào tình trạng rất nguy hiểm. d. Triệu chứng: - Sức sản xuất giảm. - Dạ cỏ mất sự đàn hồi. - Cấp tính : viêm mô mỏng - Sốc - Dạ cỏ trở lên không nhu động. - Hôn mê => có thể chết. - Nhiệt độ trực tràng thay đổi. e. Xử lí, kiểm soát, ngăn chặn: - Xử lý : di rời các chất chứa, sử dụng kháng sinh, natri bicarbonate, các chất kháng histamine. - Kiểm soát: tránh cho ăn đột ngột, thay đổi dần, thêm muối vào khẩu phần ăn. - Khi thay đổi khẩu phần phải tiến hành từ từ (8 - 10 ngày) - Ngăn chặn : giảm dần lượng thức ăn cỏ khô thay đổi bằng ngũ cốc. - Ngoài ra, có thể sử dụng một dung dịch đệm cho những khẩu phàn có tỷ lệ tinh cao, đó là dung dịch muối bicarbonat. Dung dịch đệm này có tác dụng ổn định pH dạ cỏ nên làm tăng lượng ăn vào. Lượng bicarbonat cho ăn với tỷ lệ 0,5 đến 0,75% VCK của khẩu phần.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Nếu phải dùng nhiều thức ăn tinh để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa cao nên rải thức ăn tinh ra làm nhiều bữa, cho ăn nhiều bữa làm pH dạ cỏ ít biến động hơn cho ăn hai bữa trong ngày. Tốt nhất nên áp dụng chế độ nuôi theo khẩu phần hỗn hợp cả thức ăn tinh và thô. 17. Stress nhiệt độ cao và bệnh acidosis trên bò sữa? Biện pháp hạn chế? a. Loài ảnh hƣởng: - Bò sữa... b. Nguyên nhân: - Môi trường nhiệt độ quá cao , nắng,... c. Triệu chứng: - Dấu hiệu đầu tiên của stress nhiệt xuất hiện ở nhiệt độ 200C, đó là bò đổ mồ hôi và thở dốc. - Sản lượng sữa có thể giảm 10%. - Các nghiên cứu cho thấy stress nhiệt vào cuối thời gian mang thai s làm giảm trọng lượng của bê và sau đó là giảm sản lượng sữa. d. Xử lí, kiểm soát, ngăn chặn: - Che mát cho bò - Trồng cây bóng mát - Lều có mái che - Sử dụng hệ thống quạt gió và phun xương trong nhà mái che - Áp dụng các biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. 18. Bột thịt xƣơng của trâu bò và bệnh bò điên? Điều cần chú ý khi sử dụng bột thịt xƣơng của loài nhai lại trong chăn nuôi? a) Bột thịt xƣơng của trâu bò và bệnh bò điên: - Bột thịt xương được chế biền từ thịt , xương của động vật hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ sau khi nước và mỡ được chiết xuất ra khỏi phế phụ phẩm = quá trình chế biến thông thường. - Bột thịt xương nhiễm BSE s gây bệnh BSE cho động vật sử dụng nó đặc biệt trên bò gây bệnh bò điên Là bệnh truyền nhiễm Gây thoái hóa thần kinh và não Gây chết gia súc Thời gian ủ bệnh kéo dài 4-5 năm Khi phát bệnh có thể chết sau vài tuần hoặc vài tháng Bệnh lây lan qua đường ăn uống , động vật hoặc con người Khó phát hiện lúc mới bị bệnh Bò có thay đổi bất thường : hay đá người vắt sữa.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Thỉnh thoảng bị co giật nhẹ, lắc đầu, đi hụt bước, phối hợp chân không nhịp nhàng. Hay nghiêng đầu kêu rống Khi bệnh nặng sẽ làm giảm sữa, gầy yếu, trở nên hung dữ, chạy lung tung, húc đầu vào tường rào. b) Những điều cần chú ý khi sử dụng bột thịt xƣơng của loài nhai lại trong thức ăn chăn nuôi. - Bột thịt xương được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật nhai lại ko được sử dụng trong Khẩu phần ăn của bò , cừu , dê và các gia súc nhai lại khác để ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh bò điên. - Chỉ sử dụng cho lợn, gia cầm, chó , mèo các động vật dạ dày đơn. - Năm 2001, EU đã cấm sử dụng bột thịt xương cho tất cả các động vật. - Năm 1996 Không cho bán thức ăn và thực phẩm có thịt bò từ Anh. - Cấm nhập khẩu bò sống, sản phẩm bột thịt, bột xương từ các nước đang có dịch BSE. 19. Tác hại của bột thịt xƣơng bị thối trên động vật nuôi? Tốc độ xâm nhiễm của các vi sinh vật và các dạng hư hỏng thịt gây ra ảnh hưởng gì đến chất lượng thịt, các loại vi khuẩn, nấm mốc... gây bệnh trên người và động vật. Tác hại của bột thịt xương thối cũng tương tự như tác hại của bột cá ươn vì chúng đều có bản chất như nhau và cùng là bột thịt từ động vật. Trong thịt xương thối s chứa nhiều NH3 khi cho ăn nhiều NH3 lớn thì gan và thận phải làm việc nhiều hơn do đó gây ra các bệnh về gan,thận như bị suy, nhũn Trong thịt xương thối s chứa nhiều loại vi khuẩn như : Bacillus Subtilis, Clostridium, E.coli, Salmonella là những vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Khả năng nhiễm các bệnh do E.coli, Salmonella,… s gây phó thương hàn đối với lợn, gây tiêu chảy ở lợn. Rối loạn tiêu hóa , tiêu chảy, xuất huyết đường tiêu hóa Sử dụng trong thời gian dài thức ăn ko đảm bảo chất lượng gan không có năng lực giải độc Suy thận Các vsv gây bệnh s làm tổn thương đến hệ tiêu hóa các cơ quan trong cơ thể vật nuôi
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 20. Tác hại của độc tố nấm mốc trên động vật nuôi? Chất khử độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi? a. Tác hại của nấm mốc trên động vật nuôi : Ochratoxin - Trâu bò ít mẫn cảm - Lợn : gây các bệnh về thận, giảm sinh trưởng - Gia cầm : tổn thương gan, thận. Gà con giảm sinh trưởng. Gà đẻ : giảm sản lượng trứng, giảm tăng trọng cơ thể. T-2 Toxin - Gây độc đối với bê ngừng nhu động dạ cỏ. - Lợn : bỏ ăn, nôn mửa, ỉa chảy, suy giảm miễn dịch Giảm sinh trưởng - Gà : rũ cánh, chân yếu, lảo đảo triệu chứng về thần kinh. Zearalenon - Trâu, bò : giảm khả năng sinh sản, sưng, phù cơ quan sinh sản. - Lợn : rối loạn sinh sản, nếu nhiễm từ 1-8ppm s gây viêm âm hộ , âm đạo. - Lợn cái con : sưng tuyến vú. Aflatoxin chủ yếu là Aflatoxin B1 : Độc với tất cả các loài vật nuôi. - Trâu, bò : giảm tăng trọng, lông dựng, da xù xì,… - Lợn : suy nhược cơ thể, yếu, run rẩy, bỏ ăn, chảy máu trực tràng chết, vàng da, ủ rũ, chán ăn. - Gia cầm : gan sưng to, vàng, giảm khả năng miễn dịch, ủ rũ , có thể chết nếu trúng độc liều cao. b. Chất khử độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi? Chất hấp phụ - Than hoạt tính - HSCAS - Sodium bentonite Acid hữu cơ Acid Phosphoric Acid acetic Acid propionic Kiềm mạnh, acid mạnh như : Na2SO3, NaHSO3, NH3 Dung môi chiết độc tố : Aceton, benzen, cloroform Chất Oxi hóa : O3, H2O2 Các chất khử độc tố như : Biotronic, Mycofix
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh ngoại khoa thú y
28 p | 142 | 18
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Vi sinh vật đại cương
27 p | 144 | 14
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 2
45 p | 94 | 14
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Ngoại khoa thú y thực hành
14 p | 112 | 13
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh lý học thú y 1
35 p | 101 | 13
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Miễn dịch học thú y
39 p | 71 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Dịch tễ học thú y
6 p | 90 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ngoại khoa thú y thực hành
51 p | 74 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Dược liệu thú y
26 p | 82 | 11
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh truyền nhiễm thú y 1
32 p | 91 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Dược lý học lâm sàng thú y
10 p | 75 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Sinh lý động vật 2
49 p | 92 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Chẩn đoán bệnh thú y
41 p | 74 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 p | 103 | 9
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Dược lý học lâm sàng
15 p | 47 | 5
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Vệ sinh thú y 1
53 p | 61 | 4
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1
56 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Bệnh lý học thú y II
46 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn