Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2017-2018
lượt xem 1
download
Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2017-2018 sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này được trình bày hệ thống, logic và chú trọng vào những điểm trọng tâm cần ôn tập trong chương trình Công nghệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2017-2018
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ 7 NĂM HỌC 2017 2018 Câu 1. Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. Câu 2. Thế nào là chọn phối cùng giống, khác giống. Cho ví dụ? Nhân giống thuần chủng là gì. Cho ví dụ? Câu 3. Nhân giống thuần chủng là gì? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? Câu 4. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi? Câu 5. Như thế nào là thức ăn giàu protein, và thức ăn thô xanh ? Cho ví dụ thức ăn giàu protein và thức ăn thô xanh có ở địa phương Câu 6. Cho biết các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Câu 7. Vai trò của chuồng nuôi? Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh? Câu 8. Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. Câu 9. Vật nuôi bị bệnh là do những nguyên nhân chủ yếu nào? Thế nào là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Cho ví dụ? Câu 10. Vắc xin là gì? Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin? Đ ÁP ÁN Câu 1. Vai trò của giống trong chăn nuôi. Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi. * Vai trò của giống trong chăn nuôi: Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi: trong cùng điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc thì các giống khác nhau sẽ cho năng suất chăn nuôi khác nhau. Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ví dụ: tỉ lệ mỡ trong sữa của giống trâu Mu ra l à 7,9%, giống bò Hà Lan là 3,8 đến 4%, giống bò Sin là 4 đến 4,5%. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn. * Điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi: Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc; Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau; Có tính di truyền ổn định; Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng. Câu 2. Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. Chọn phối cùng giống: là chọn và ghép đôi con đực với con cái của cùng 1 giống cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó lên. Ví dụ: Gà Ri x Gà Ri Chọn phối khác giống: là chọn và ghép đôi con đực với con cái thuộc giống khác nhau tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai giống khác nhau.
- Ví dụ: Gà Ri x Gà Rốt > Gà Rốt Ri Nhân giống thuần chủng: Chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Ví dụ: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái Câu 3. Nhân giống thuần chủng là gì? Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả? Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả phải: + Có mục đích rõ ràng + Chọn được nhiều cá thể đực và cái cùng giống thuần chủng tham gia ghép đôi giao phối + Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi. Câu 4. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi? Vai trò: Cung cấp năng lượng để hoạt động và phát triển Cung cấp dinh dưỡng để vật nuôi tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, v.v.. Chú ý: Cho vật nuôi ăn tốt và đầy đủ sẽ cho nhiều sản phẩm và chống được bệnh tật Câu 5. Như thế nào là thức ăn giàu protein, và thức ăn thô xanh ? Cho ví dụ thức ăn giàu protein và thức ăn thô xanh có ở địa phương Thức ăn giàu Protein là thức ắn có hàm lượng protein > 14 %. Ví dụ: Đậu tương, khô dầu lạc, bột cá Hạ Long,... Thức ăn có hàm luợng xơ >30% thuộc lọai thức ăn thô. Ví dụ : Rơm lúa, cỏ,…) Câu 6. Cho biết các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? * Phương pháp chế biến thức ăn: Phương pháp hóa học: Kiềm hóa Phương pháp vật lí: Cắt ngắn, nghiền nhỏ Phương pháp vi sinh: Ủ men Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp. * Dự trữ : Phương pháp làm khô: Rơm, rạ Phương pháp ủ xanh: Thức ăn xanh Câu 7. Vai trò của chuồng nuôi? Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh? * Vai trò của chuồng nuôi: Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi * Chuồng nuôi hợp vệ sinh gồm: Nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè) Độ ẩm trong chuồng (khoảng 60 – 75%)
- Độ thông thoáng tốt Độ chiếu ánh sáng phù hợp với từng loại vật nuôi Câu 8. Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nêu nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi. * Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi. * Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi: Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền) Yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi) +Cơ học (chấn thương) +Lí học (nhiệt độ.) +Hoá học (ngộ độc.) +Sinh học: Kí sinh trùng Vi sinh vật : Vi rút, vi khuẩn. Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm hai loại: Bệnh truyền nhiễm : do các vi sinh vật (như vi rut, vi khuẩn...)gây ra, lây lan nhanh thành dịch và làm tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi(như bệnh dịch tả lợn, dịch bệnh toi gà...) Bệnh không truyền nhiễm do vật k í sinh như giun sán, ve... gây ra. Các bệnh không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh thành dịch, không làm ch ết nhiều vật nuôi gọi là bệnh thông thường. Câu 9. Vật nuôi bị bệnh là do những nguyên nhân chủ yếu nào? Thế nào là bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Cho ví dụ? * Nguyên nhân sinh ra bệnh: Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống của vật nuôi +Cơ học (chấn thương) +Lí học (nhiệt độ.) +Hoá học (ngộ độc.) +Sinh học: Kí sinh trùng Vi sinh vật : Vi rút, vi khuẩn. * Hai loại bệnh: Bệnh truyền nhiễm: Do các vi sinh vật như virút, vi khuẩn gây ra và có khả năng lây lan nhanh thành dịch bệnh. Ví dụ: Bệnh toi gà, heo tai xanh, dịch tả lợn,.. Bệnh không truyền nhiễm: Do vật kí sinh gây ra và không có khả năng lây lan thành dịch. Ví dụ: Bệnh giun, sán, ve,... Câu 10. Vắc xin là gì? Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin?
- Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi. Vắc xin được chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng ngừa. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc xin: + Chỉ sử dụng cho vật nuôi khỏe + Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. + Vắc xin đã pha phải dùng ngay. + Sau khi tiêm vắc xin xong phải theo dõi sức khỏe của vật nuôi 2 – 3 giờ tiếp theo. + Thấy vật nuôi dị ứng thuốc phải cho vật nuôi uống thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời. Chánh Phú Hòa, ngày 25 tháng 03 năm 2018 Duyệt của TTCM Người ra đề Hồ Thị Thửa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
8 p | 110 | 8
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2018
5 p | 160 | 6
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn tiếng Anh 8
18 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018
4 p | 56 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử 6
4 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2017-2018
4 p | 71 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018
6 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2018
6 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018
6 p | 78 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2018
5 p | 71 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
7 p | 76 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
7 p | 79 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
23 p | 84 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
6 p | 89 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 110 | 0
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
20 p | 84 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn