Đề cương ôn thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
lượt xem 2
download
Đề cương ôn thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC NĂM HỌC 2017 2018 THỌ MÔN: NGỮ VĂN Khối: 10 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1.Hình thức: Tự luận 2.Thời gian làm bài: 90 phút. II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ II Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) +Nghị luận xã hội (2,0 điểm) +Nghị luận văn học (5,0 điểm) III.NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Văn học Bài 1: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu + Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả. + Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những đặc sắc của bài phú sông Bạch Đằng. Bài 2. Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi + Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược. + Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Bài 3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ. + Thấy được tấm gương dũng cảm, trọng công lý, chống gian tà của Ngô Tử Văn và qua đó thấy được tinh thần yêu nước của người trí thức nướcViệt. + Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả ( kết cấu giàu kịch tính, đan xen thế giới thực và ảo…) Bài 4. Trao duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) + Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Thúy Kiều trong đoạn trích, qua đó thấy được những phẩm chất của Kiều. + Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du. Bài 5. Chí khí anh hùng ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) + Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.
- + Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật anh hùng của ND. Bài 6. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) + Cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích. + Thấy được sự hài hòa tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. 2.Tiếng Việt Bài 1. Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt Nắm được những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt, có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng Tiếng Việt theo những yêu cầu đó. Bài 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Nắm được khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. + Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt. Bài 3. Các phép tu từ + Củng cố và nâng cao kiến thức về các phép tu từ. + Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm nghệ thuật. + Bước đầu biết sử dụng các phép tu từ khi cần thiết. IV. ĐỀ MINH HỌA Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. […] Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình […]
- Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình. […] Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng. […] Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua. (Trích bài phát biểu Sống trọn vẹn từng ngày của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola; Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 3. Anh, chị hiểu thế nào về câu sau: Cuộc đời không phải là đường chạy. Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua (2,0 điểm) Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau: “Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.” (Trích: Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn) ĐÁP ÁN
- Phầ Nội dung Câu Điểm n ĐỌC HIỂU(3 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị 1 0,5 luận Chỉ ra được 2 biện pháp nghệ thuật chính: + So sánh (cuộc đời như một trò chơi tung hứng, công việc là quả bóng cao su, gia đình, sức khỏe, bạn 0,5 2 bè và tinh thần là những quả bóng bằng thủy tinh) + Điệp cấu trúc (bạn … chớ để/ chớ đặt/ chớ quên….. I Cuộc đời không phải là một đường chạy thẳng liên tục và bằng phẳng để chúng ta có thể dễ dàng đến đích hay vội vàng băng qua. Cuộc đời là một lộ trình bao gồm nhiều chặng đường dài: có thể là chặng đường đang sống, có thể 3 là chặng đường đã qua, cũng có thể là chặng đường 2 ta định tới: có vui – buồn, có khổ đau – hạnh phúc, có thành công thất bại, thậm chí phải trả giá bằng máu và nước mắt. Để có một cuộc đời trọn vẹn ta phải suy ngẫm “thưởng thức”, “nhấm nháp” lần lượt tất cả những điều đó. II LÀM VĂN (7 điểm) 1 Yêu cầu về kỹ năng: 0,25 Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai 0,5 vấn đề nghị luận thành đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; khuyến khích sáng tạo; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo một số ý chính sau: 1. Giải thích – Để cuộc sống trôi qua kẽ tay: Lãng phí thời gian,
- tuổi trẻ, khiến cuộc sống buồn tẻ – Đắm mình trong quá khứ: là tôn thờ quá khứ, coi quá khứ là những gì tốt đẹp nhất. – Ảo tưởng về tương lai: vẽ ra tương lại rực rỡ như ý. => Nó là lời nhắc nhở mỗi bạn trẻ không nên lãng phí tuổi trẻ, lãng phí cuộc đời mình vì những điều đã qua hoặc những gì chưa tới mà phải sống hết mình với hiện tại, tận hiến, tận hướng để cuộc đời mình có ý nghĩa. ý kiến này là lời khuyên hết sức đúng đắn và ý nghĩa. 2. Bàn luận vấn đề 0,25 – Quá khứ là những gì đã qua, không bao giờ quay lại. Vì vậy nếu cứ đắm chìm trong quá khứ, ru mình giữa vinh quang hay đau khổ trách móc bản thân, nuối tiếc quá khứ ấy sẽ khiến chúng ta lãng quên, bỏ 0.25 lỡ những cơ hội, những điều tốt đẹp hiện tại. – Tương lai là cái chưa đến, sắp đến và sẽ đến. Tương lại phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của mỗi chúng ta ở hiện tại. Nếu chúng ta biết nắm bắt thời cơ, không ngừng phấn đấu ở hiện tại sẽ được 0.25 hưởng thành quả trong tương lai. – Sống, cống hiến, học tập và lao động cũng cần đi liền với hưởng thụ. Biết nâng niu, trân trọng những giá trị vật chất cũng như tinh thần của cuộc sống 0.5 hiện tại cũng là điều quan trọng và cần thiết. 3. Bài học nhận thức và hành động: – Không chủ quan dựa vào quá khứ, không ảo tưởng trông chờ vào tương lai may mắn. – Cống hiến hết mình cho hiện tại, xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho tương lai.
- 2 Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: tác giả, nội dung tác 0,5 phẩm, nội dung đoạn thơ. Thân bài: 4,0 Hình ảnh ước lệ tượng trưng: gió đông là gió xuân mang theo hơi ấm, sức sông cho cỏ cây, vạn vật sau một mùa đông lạnh lẽo, gió xuân tươi mát làm dịu đi cảnh vật và lòng người người chinh phu vẫn xa xôi. Non Yên là núi Yên Nhiên ở Mông Cổ: tượng trưng cho nơi xa xôi, địa danh người chồng chinh chiến, vùng biên thùy cách xa hai ngàn dặm về phía bắc. Người chinh phụ muốn nhờ gió đưa tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi, nguy hiểm, nơi non Yên nghìn trùng, nơi người chồng chinh chiến vất vả hiểm nguy: Không gian mênh mông, sự cô đơn đáng sợ: Ôm yên gối trống dã chồn, Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh. Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp: Nỗi nhớ triền miên trong thời gian dài được cụ thể hoá bằng độ dài không gian (đường lên bằng trời). + đằng đẵng: nỗi nhớ mãi, nhớ nhiều, nhớ lâu, luôn hiện diện, kéo dài triền miên vô hạn. Từ láy => Dằng dặc cả một trời thương nhớ mênh mông, theo thời gian ngày đêm, năm tháng không nguôi. + ''thăm thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được. Nàng than thân trách phận. Vừa diễn tả sự xa cách nghìn trùng vời vợi. + Đau đáu: Từ láy gợi nỗi nhớ sâu sắc, áy náy day dứt khôn nguôi, nặng nề luôn giày vò tâm can người chinh phụ, sự cô đơn bao vây, bủa chặt. => miêu tả thành công những biến thái tinh tế, những thương nhớ đau buồn cụ thể, sống động. + “Cảnh buồn người thiết tha… mưa phun”: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Nỗi thương nhớ triền miên liên tục suốt ngày đêm, càng cô đơn càng thao thức cùng tiếng trùng kêu rả rích thâu canh. Cảnh buồn
- lạnh lẽo khiến lòng đau như cắt, như bị chà xát (thiết tha lòng). Truyện Kiều có câu: Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?) => Tâm trạng sầu thảm làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt. Khao khát được hưởng hạnh phúc đôi lứa, đoàn tụ gia đình. => Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng. Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn. NT: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ. Lời thơ đẹp, ngôn ngữ trau chuốt, nhịp điệu thơ song thất réo rắt triền miên như nỗi buồn cô đơn dằng dặc, đằng đẵng của người chinh phụ được sử dụng tài tình để khắc học nội tâm người vợ trẻ chốn phóng khuê thời chiến tranh loạn lạc. Kết bài: Khẳng định lại vị trí của khổ thơ. 0,5 Khái quát lại những cảm nhận chung của bản thân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
8 p | 112 | 9
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2018
5 p | 163 | 7
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn tiếng Anh 8
18 p | 75 | 4
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018
4 p | 58 | 4
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử 6
4 p | 95 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2017-2018
10 p | 90 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018
6 p | 79 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2018
6 p | 103 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Hóa học lớp 10
9 p | 80 | 3
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2018
5 p | 74 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
7 p | 77 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Toán lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
23 p | 85 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018
6 p | 81 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018
4 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 10
7 p | 113 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
6 p | 96 | 1
-
Đề cương ôn thi HK 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
20 p | 87 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn