intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

82
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018 tóm tắt bội dung trọng tâm của từng chương học và bài tập giúp các bạn hệ thống lại kiến thức môn Vật lí, ôn tập và luyện thi đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi HK 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LÝ 8 ­ HK2 ( 2017 – 2018) I. TRẮC NGHIỆM: (12 CÂU )  Gồm các bài 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 ( Tổng cộng 9 bài) II. TỰ LUẬN: (4 CÂU ) Gồm: CÂU 1: Bài 19, 20.  Giải thích hiện tượng.(1,5đ) Ví dụ như một số câu sau đây: Bài 1. Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước  nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng? Trả lời:  Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên các phân tử thuốc tím và các phân tử nước  chuyển động chậm hơn (hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn). Bài 2. Tại sao khi muối dưa cà, muối có thể thấm vào dưa cà? Trả lời: Do giữa các phân tử cấu tạo nên dưa, cà có khoảng cách. Vì vậy khi muối dưa cà thì  các phân tử muối đã len vào những khoảng cách này nên thấm vào dưa. (khuyếch tán  vào dưa). Bài 3. Giải thích hiện tượng: Khi mở một lọ nước hoa trong lớp học, sau một thời  gian cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm.  Trả lời: Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra  khắp lớp học ( Hay do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học). Bài 4. Giải thích tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? Trả lời: Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn, các phân tử đường và các phân tử nước  chuyển động nhanh hơn  nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. CÂU 2: Bài 22, 23. Các hình thức truyền nhiệt. (1,5đ) Câu hỏi: Nêu các hình thức truyền nhiệt, cho ví dụ. Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 1
  2. Trả lời: + Có 3 hình thức truyền nhiệt là: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt. + Dẫn nhiệt: Ví dụ: Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán  thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình  thức dẫn nhiệt. + Đối lưu: Ví dụ: Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy  bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. + Bức xạ nhiệt: Ví dụ: Mặt Trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống  Trái Đất bằng bức xạ nhiệt làm Trái Đất nóng lên. CÂU 3.  Bài 15. Công suất. Tính công A và tính công suất P. (2đ) Ví dụ như một số bài tập sau: Bài 1. Một người đi xe đạp trên mặt đường nằm ngang. Khi đạp xe, người này tạo ra   một lực kéo F = 60 N và xe chuyển động thẳng đều với vận tốc 10,8 km/h. Hãy tính   công suất của người này. Bài 2. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 300N và đi được   quãng đường dài 125m trong thời gian 50 giây. a/ Tính công thực hiện được của con ngựa.  b/ Tính công suất của ngựa.  Bài 3. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 300N và đi được   quãng đường dài 3,9km trong thời gian 16 phút. a/ Tính công thực hiện được của con ngựa.  b/ Tính công suất của ngựa.  Bài 4. Một cần cẩu nâng một contennơ 16 tấn lên cao 10m, mất 40 giây.         a/ Tính công thực hiện được của cần cẩu. b/ Tính công suất của cần cẩu.  Bài 5. Một người đẩy một xe với một lực không đổi bằng 200N làm cho xe chuyển   động trên đường nằm ngang với vận tốc 18 km/h. a/ Tính công mà người thực hiện được.  b/ Tính công suất của người đó thực hiện.  Bài 6. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người  ấy phải   dùng một lực F= 180N. a/ Tính công thực hiện được của người đó.  b/ Tính công suất của người đó.  Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 2
  3. CÂU 4. Bài tập nhiệt lượng. (2đ). Bài 24, 25. Tính m, c, Δt. a/ Tính Q. b/ Tính m hoặc c hoặc Δt có sử dụng phương trình cân bằng nhiệt. Ví dụ như một số bài tập sau: Bài 1/ Người ta thả  một miếng đồng khối lượng 600g  ở  nhiệt độ  100oC vào 2,5kg   nước. Nhiệt độ  khi có cân bằng nhiệt là 30oC, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình   nước và môi trường bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K và của   nước là 4200J/kg.K. Hỏi: a/ Nhiệt lượng đồng tỏa ra là bao nhiêu? b/ Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Bài 2/ Một học sinh thả 300g chì ở  nhiệt độ  1000C vào 250g nước  ở nhiệt độ  58,50C  làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. a) Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu?  b) Tính nhiệt lượng nước thu vào? c) Tính nhiệt dung riêng của chì? Bài 3/ Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng  nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu  và nóng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh.  Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K. Bài 4/ Nung nóng một miếng đồng nặng 15kg đang ở nhiệt độ 20 oC lên tới nhiệt độ  150oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng. b) Thả miếng đồng đang ở 150oC này vào nước đang ở 28oC thì khi cân bằng nhiệt,  nhiệt độ của chúng là 66oC. Bỏ qua sự hóa hơi và hao phí nhiệt, tìm khối lượng nước.  Cho nhiệt dung riêng của nước 4200 J/(kg.K. Bài 5/ Người ta thả một miếng nhôm có khối lượng 500g ở nhiệt độ 180oC vào nước  ở 30oC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 45oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là  880J/kg.K,  nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và xem như chỉ có nhôm và nước  trao đổi nhiệt cho nhau. a) Tính nhiệt lượng nhôm tỏa ra. Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 3
  4. b) Tính khối lượng nước thu vào và thể tích nước ban đầu. GIẢI CÂU 4. Bài 24, 25 Giải Bài 1: Tóm tắt: 0,25đ  a/ Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra: Qđ = mđ cđ(  tđ – t) = 0,6. 380.(100 ­ 30) = 15960 ( J) b/ Nhiệt lượng nước thu vào: Qn = mn.cn. Δtn = 2,5. 4200. Δtn  Vì nhiệt lượng đồng tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên:              Qđ = Qn = 15960 J Δt =  =  = 1,52oC ≈ 1,5oC. Nước nóng thêm lên: 1,5oC. Giải Bài 2: Tóm tắt: 0,25đ a) Nhiệt độ cuối của nước chính là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt giữa nước và chì  nên nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt là 60 oC. b) Nhiệt lượng của nước thu vào: Qthu = m2 c2(  t – t2) = 0,25. 4200.(60 – 58,5) =1575(J) c) Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào:  Qtỏa = Qthu =1575 (J) Nhiệt dung riêng của chì là: c1 = =  = 131,25(J/kg.K) Vì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và môi trường xung quanh. Đáp số: a) 60 oC; b) 1575(J); c) 131,25(J/kg.K) Giải Bài 3: Tóm tắt: 0,25đ Giải:  a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra: Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 4
  5.             Q1= m1 c1(  t1 – t2) = 0, 5. 380.(80 ­ 20) = 11400 ( J) b)Nhiệt lượng nước thu vào đúng bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:              Q2 =Q1 = 11400 J Độ tăng nhiệt độ của nước: Δt =  =  = 5,4oC Đáp số: a) 11400 ( J) ;   b) 5,4oC Giải Bài 4:Tóm tắt: 0,25đ a) Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng là: Qthu= m1 c1(  t2 – t1) = 15. 380.(150 – 20) =741000(J) b) Khi thả miếng đồng vào nước thì: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 150 oC xuống 66 oC Q1= m1 c1(  t1 – t) = 15. 380.(150 ­ 66) = 478800 ( J) Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 28 oC lên 66 oC là: Q2= m2 c2(  t – t2) = m2. 4200.(66 – 28) = 159600.m2 Bỏ qua sự hóa hơi và hao phí nhiệt. Ta áp dụng phương trình cân bằng  nhiệt: Q1 = Q2  478800 ( J) =159600.m2  => m2 = 3,01(kg) Đáp số: a) 741000(J)  ; b) 3,01(kg) Bài 5:Tóm tắt: a) Nhiệt lượng nhôm tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ 180 oC xuống 45 oC Qtỏa = m1 c1(  t1 – t) = 0, 5. 880.(180 ­ 45) = 59400 ( J) b) Nhiệt lượng do nước thu vào là: Qthu = m2 c2(  t – t2) = m2. 4200.(45 ­ 30) = 63000.m2 Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 5
  6. Vì  Nhiệt lượng nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng nước thu vào nên Qtỏa = Qthu  59400 = 63000m2  => m2 = 0,94(kg) Thể tích nước: Ta có D=1kg/m3 m=0,94 kg  => V = 0,94(lít) Đề cương ôn tập vật lí 8 ­ HK2 Page 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2