intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2017-2018

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2017-2018 cung cấp cho các bạn những kiến thức tóm tắt và những câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức và có thêm tài liệu học tập và ôn thi. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi HK 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2017-2018

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II LỊCH SỬ 8 Câu 1: Em hãy trình bày tình hình chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858­1859?  Tại sao Pháp lại tấn công Đà Nẵng trước?  Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858­1859 Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ­ Từ  giữa thế kỷ  XIX, các nước tư  bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương   Đông để mở rộng thị trường, vơ vét thuộc địa.  ­ VN có vị trí thuận lợi, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.  Chiến sự ở Đà Nẵng: ­ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp – Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.  ­ Ngày 1­9­1858, Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.  ­ Quân ta dưới sự  chỉ  huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng  chống trả.  ­ Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ  chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế  hoạch đánh  nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.  Pháp tấn công Đà Nẵng trước, vì: ­ Đà Nẵng là 1 cảng nước sâu, vì vậy tàu chiến của Pháp có thể dễ dàng hoạt  động.  ­ Đà Nẵng giáp với Quảng Nam rộng lớn và trù phú.  ­ Là nơi Pháp xây dựng cơ sở giáo dân và chờ sự giúp đỡ của giáo dân.  ­ Sau khi chiếm được Đà Nẵng, dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công triều  đình Huế…  Câu 1: Những đề nghị cải cách ở Việt nam vào nữa cuối thế kỷ XIX diễn ra  như thế nào ? Vì sao những đề nghị cải cách ở Việt nam vào nữa cuối thế kỷ  XIX không thực hiện được? ­ Hoàn cảnh: + Đất nước ngày càng nguy khốn.  + Các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo ra thực lực cho đất nước chống lại  bọn xâm lược.  ­ Nội   dung:   Các   nhà   cải   cách   tiêu   biểu:   Nguyễn   Trường   Tộ,   Nguyễn   Lộ  Trạch...    +  Kinh tế: phát triển các ngành kinh tế,  áp dụng KHKT,  mở  cửa giao lưu  buôn bán với nước ngoài.  + Chính trị: Chấn chỉnh bộ máy quan lại.  + Giáo dục: Cải cách toàn diện theo hướng thực tế, dạy cả các môn KHTN  và KHXH.  + Quân sự: Xây dựng quân đội chính quy, hiện đại theo kiểu Phương Tây.  ­ Kết quả: Các cải cách không được nhà Nguyễn chấp nhận.  ­ Ý nghĩa: + Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều đình.  + Thể hiện trình độ nhận thức mới của người VN hiểu biết, thức thời.  ­ Những đề nghị cải cách ở VN vào nữa cuối TK XIX không thực hiện  được, vì: 1
  2. + Các cải cách duy tân chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, còn lẻ tẻ.  + Nhà Nguyễn bảo thủ.  Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn  biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa  Yên Thế?  Vì sao khởi nghĩa Yên thế bị thất bại? ­ Nguyên nhân:  + kinh tế nông nghiệp sa sút.  +Pháp bình định Yên Thế.  ­ Diễn biến +  Giai đoạn( 1884 – 1892):Lãnh đạolà Đề Nắm, hoạt động riêng lẻ.  +   Giai đoạn (1893 – 1908): Lãnh đạo là Đề  Thám, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa  xây dựng cơ sở.  + Giai đoạn(1909 – 1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên  Thế, lực lương nghĩa quân hao mòn dần.   ­ Kết quả: 10 / 2 / 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào  tan rã.  ­ Ý nghĩa:  ­ Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân.   ­ Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.  * Cuộc khởi nghĩa thất bại, vì:  ­ Bó hẹp trong 1 địa phương.  ­ Lực lượng chênh lệch. ­ Chưa có sự lãnh đạo của 1 g/c tiên tiến. ­ Bế tắc về đường lối. Câu 2: Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp  (1897 – 1914), xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào?   Các vùng nông thôn: ­ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực  dân Pháp. Tuy nhiên, có 1 bộ phận vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.  ­ Giai cấp nông dân số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề, họ sẵn  sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất  ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.   Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: ­ Tầng lớp tư sản xuất hiện, có nguốn gốc từ các nhà thầu  khoán, chủ xí  nghiệp...bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.  ­ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức  cấp thấp và những người làm nghề tự do.  ­ Công nhân: phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền,  hầm mỏ... lương thấp, đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh  mẽ. 2
  3. Câu 3: Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ như thế nào?  ­ Chiều 18/8/1883, Pháp tấn công Thuạn An, đến ngày 20/8, Pháp đổ  bộ lên khu vực  này. ­ Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác­măng.  ­ Nội dung: thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. ­ Sau Hiệp ước Hác­măng, Pháp chiếm các tỉnh: Bắc Ninh, Tuyên Quang… ­ Ngày 6/6/1884, Pháp buộc triều đính Huế kí Hiệp ước Patơnốt => Nhà nước phong  kiến Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.  Câu 3: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm như thế nào?  Âm mưu của Pháp: ­ Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kỳ, biến  nước ta thành thuộc địa.  ­ Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với  nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần hai.  Diễn biến: ­ Ngày 3/4/1882, quân Pháp do Ri­vi­e chỉ huy kéo ra Hà Nội khiêu khích.  ­ Ngày 25/4/1882, Ri­vi­e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu buộc  phải nộp thành. Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm  thành Hà Nội. Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.  ­ Sau đó, pháp chiếm 1 số nơi như Hòn Gai, Nam Định… Câu 4: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885­1986)?  ­ Địa bàn: huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) và lan ra nhiều tỉnh khác.  ­ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.  ­ Từ 1885 – 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí… ­ Từ 1889 – 1895, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét của địch.  ­ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã.  ­ Mặc dù thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình  độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.  ­ Phong trào yêu nước dưới ngọn cờ  Cần Vương, chịu ãnh hưởng của hệ  tư  tưởng  phong kiến đã hoàn toàn thất bại.  ­ Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.  Câu 4: Trình bày cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại khinh thành Huế  (7/1885)?  a.Nguyên nhân:  ­ Phe chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp : tích trữ lương thực,  vũ khí, đưa Hàm Nghi lên ngôi.  ­ Pháp lo sợ quyết tâm tiêu diệt phe chủ chiến.  b.Diễn biến: 3
  4. ­ Đêm mồng 4 rạng sáng 5­7­1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở  đồn Mang Cá và toà Khâm sứ.  ­ Nhờ  có  ưu thế  về  vũ khí, Pháp chiếm kinh thành, cướp bóc, tàn sát dã man hàng  trăm người dân vô tội.  4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2