intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để được đánh giá cao trong công việc

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

155
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được đánh giá cao trong công việc là điều nhân viên nào cũng mong muốn. Bạn sẽ được mọi người kính nể và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở. Do đó, hãy không ngừng nỗ lực để đạt được điều đó bằng cách: 1. Biết nhận lỗi và sửa sai Nhân viên phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc hàng ngày và phạm lỗi là một trong số đó. Sai lầm đó có thể khiến đồng nghiệp và sếp nổi cáu nhưng họ sẽ thất vọng hơn nếu bạn cố gắng che giấu nó hoặc tìm cách đổ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để được đánh giá cao trong công việc

  1. Để được đánh giá cao trong công việc Được đánh giá cao trong công việc là điều nhân viên nào cũng mong muốn. Bạn sẽ được mọi người kính nể và cơ hội thăng tiến cũng rộng mở. Do đó, hãy không ngừng nỗ lực để đạt được điều đó bằng cách: 1. Biết nhận lỗi và sửa sai Nhân viên phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc hàng ngày và phạm lỗi là một trong số đó. Sai lầm đó có thể khiến đồng nghiệp và sếp nổi cáu nhưng họ sẽ thất vọng hơn nếu bạn cố gắng che giấu nó hoặc tìm cách đổ lỗi cho người khác. Thừa nhận mình đã làm sai là việc khó khăn nhưng bạn sẽ được mọi người đánh giá cao vì tính trung thực và có thể hành động đúng đắn một cách nhanh chóng để khắc phục tình huống. Nhân viên được coi trọng lạc quan nhưng cũng thực tế. Họ nhận thức và giải quyết vấn đề với thái độ tích cực. 2. Không e ngại khi thay đổi vai trò Kiên định là một đức tính tốt nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu bạn biết điều chỉnh, thích nghi đúng lúc. Những nhân viên thành công không khuất phục trước những thử thách họ chưa từng trải qua, họ sẽ tiếp cận chúng từ nhiều khía cạnh khác nhau để tìm ra giải pháp. Bạn cũng nên làm như vậy. Ví dụ, nếu ngân sách cho hoạt động marketing của bạn đột ngột bị cắt giảm. Thay vì thụ động chờ đợi như mọi lần,
  2. bạn có thể tìm nhiều cách để thúc đẩy công việc của mình như điều chỉnh chiến lược hoặc kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác. Hãy nhớ rằng những nhân viên được đánh giá cao sẽ tìm cách thích nghi với vai trò, tình hình mới chứ không kêu ca, phàn nàn hay suy tính được hơn. khi phải thay đổi. Do đó, khi người quản lí phổ biến một công việc mới, hãy tập trung vào cách bạn có thể làm để hoàn thành nó. 3. Phát triển khả năng đưa ra quyết định Nhân viên được đánh giá cao phải là người thường đưa ra ý kiến hay, quyết định chính xác vì họ nắm rõ mục tiêu lớn của công ty. Vì vậy, hãy xem xét lại cách bạn tiếp cận vấn đề phức tạp và đưa ra ý kiến. Hãy thông kê, thu thập càng nhiều thông tin càng tốt và cân nhắc trước khi hành động. Đồng thời, nếu bạn có thể duy trì sự bình tĩnh và thông thái kể cả khi khó khăn, nhiều áp lực, mọi người sẽ đánh giá bạn càng cao.
  3. 4. Cư xử một cách chuyên nghiệp Nhân viên tốt thể hiện sự chuyên nghiệp trong mọi tình huống. Có thể bạn không là bạn thân với tất cả thành viên trong nhóm nhưng hay hãy cư xử với mọi người trong công ty từ tiếp tân tới giám đốc với bằng sự tôn trọng, thân ái. Đừng tỏ ra ganh ghét khi đồng nghiệp thành công mà hãy chúc mừng họ một cách chân thành. Thêm nữa, bạn nên hạn chế “ buôn” chuyện nơi công sở bởi nó có thể nhấn chìm tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc trong nhóm. 5. Giúp đỡ mọi người Nếu đồng nghiệp đang phải “ vật lộn” với phần công việc nặng nhọc, hãy tình nguyện giúp đỡ khi có thể. Điều đó thể hiện tinh thần đồng đội của nhóm và nuôi dưỡng mối quan hệ trong công việc. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để bạn mở rộng kĩ năng của mình từ khía cạnh khác và chứng tỏ cho sếp thấy bạn là nhân viên tràn đầy năng lượng, sẵn sàng làm thêm ngoài phần trách nhiệm của mình. Ngoài ra, đồng nghiệp cũng sẽ nhiệt tình giúp đỡ khi bạn gặp tình huống tương tự. 6. Thiết lập “câu lạc bộ người hâm mộ” Đó là những người ủng hộ bạn trong công việc. Dĩ nhiên, bạn sẽ được đánh giá cao khi có nhiều người hâm mộ. Để xây dựng nền tảng này, bạn cần thực hiện một số chiến lược PR bản thân nội bộ. Hãy tích cực phát biểu trong cuộc họp, đưa ra ý kiến, giải pháp. Cập nhật thường xuyên với sếp về dự án cũng như thành cong của bạn. Nhiệt tình tham gia các hoạt động của công ty để xây dựng mạng lưới quan hệ trong tổ chức. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được chú ý nếu ủng hộ tích cực cho các nhóm khác, hiểu được nỗ lực của cả nhóm và đánh giá cao sự cố gắng của từng cá nhân.
  4. Cuối cùng, nhân viên xuất sắc cố gắng để đạt được tất cả những gì mình đặt ra và làm nó cơ sở cho những cấp độ phát triển cao hơn. Hãy đặt ra mục tiêu dài hạn để khỏi lệch hướng trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Với cách tiếp cận vấn đề đúng đăn, bạn sẽ khiến mình nổi bật so với đồng nghiệp và sếp sẽ nhìn nhận bạn như một thành viên không thể thiếu trong nhóm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2