ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG SỰ ĐIỆN LI
HÓA HỌC 11
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:
Trích dẫn trắc nghiệm Sự điện li
Câu 1: Trong số chất sau, chất nào là chất điện li mạnh
A. KCl; Fe(N03)2; Ba(OH)2 B. KCl; Ba(OH)2; BaSO3
C. KCl; Fe(N03)2; CuS D. Fe(N03)2; BaSO3; CuS
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3 thì có hiện tượng:
A. Xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí. B. Xuất hiện kết tủa
B. Sủi bọt khí D. Không xảy ra phản ứng
Câu 3: Cho V lit dung dịch X có pH = 4. Muốn tạo dung dịch có pH = 5 cần thêm vào lượng nước có thể tích tính theo V là:
A. 1 V B. 3 V C. 9 V D. 10 V
Câu 4: Hidroxit sau đây không có tính lưỡng tính là:
A. Pb(OH)2 B. Al(OH)3 C. Cr(OH)2 D. Zn(OH)2
Câu 5: Định nghĩa axit và bazơ theo thuyết Bronstet:
- Axit là chất cho proton H+ và bazơ là chất cho OH-
- Axit là chất cho proton H+ và bazơ là chất nhận proton H+
- Axit là chất chứa nguyên tử hidro H trong phân tử và bazơ là chất chứa nhóm hidroxit OH- trong phân tử
- Axit có vị chua và bazơ có vị nồng như vôi.
Câu 6: Trộn 100ml dung dịch A (gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 100ml dung dịch B (gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D (gồm H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch C thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 82,4 và 2,24 B. 4,3 và 1,12 C. 43 và 2,24 D. 3,4 và 5,6
Câu 7: Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch :
A. Cu2+ ; Cl- ; Na+ ; OH- ; NO3- B. NH4+ ; CO32- ; HCO3- ; OH- ; Al3+
C. Fe2+ ; NH4+ ; K+ ;OH- ;NO3- D. Ca2+ ; Cl- ; Fe2+ ; Na+ ; NO3-
Câu 8: Muối nào sau đây không phải muối axit:
A. NaHPO3 B. NaHCO3 C. NaHSO4 D. NaH2PO3
Câu 9: Muối nào bị phân huỷ tạo dung dịch có muôi trường pH > 7:
A. KCl B. Na2S C. NH4Cl D. NaNO3
Câu 10: Cho 400 ml dung dịch HCl 0,7 M vào 160 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,08 M và KOH 0,04M. Trộn hai dung dịch được dung dịch có pH là bao nhiêu?
A. 12 B. 10 C. 8 D. 6
Câu 11: Thứ tự tăng dần của pH trong các dung dịch cùng nồng độ sau: H2SO4; CH3COOH; HCl là
A. CH3COOH; HCl ; H2SO4 B. HCl; H2SO4; CH3COOH
C. H2SO4; HCl; CH3COOH D. H2SO4; CH3COOH; HCl
Câu 12: Cặp chất sau đây tồn tại trong cùng một dung dịch:
A. Fe2O3 + HNO3 B. MgCO3 + HCl
C. MgSO4 + KOH D. CuCl2 + Na2SO4
Câu 13: Cho dung dịch H2SO4 0,05M ; Ba(OH)2 0,005M và CH3COOH 0,2M có pH lần lượt là:
A. 1; 12; 2 B. 2; 12; 7 C. 1; 13; 2 D. 1; 10; 2
Câu 14: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+; SO42-; NH4+; Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lit khí (đktc) và 1,07gam kết tủa.
- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:
A. 3,73 B. 7,04 C. 7,46 D. 3,52