intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 011)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 011)" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 011)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I  TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH NĂM HỌC 2022­2023  MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 ĐỀ CHÍNH THỨC  (Đề có 4 trang)  Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) Họ tên : ...................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 011 Câu 1:  Do không làm chủ tốc độ  khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào  ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị  ngã. Anh X là người bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng   quát tháo, liền lao vào đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can   ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử  lí.  Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A.  Ông L và anh X. B.  Anh K và anh X.  C.  Anh K và ông L. D.  Anh X, chị H và chị P. Câu 2:  Ông A trôn thuê trong hoat đông san xuât, kinh doanh cua minh la  ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ̀không thực hiên ̣   hinh th ̀ ưc th ́ ực hiên phap luât nao ̣ ́ ̣ ̀  sau đây? A.  Áp dụng pháp luật. B.  Thi hành pháp luật. C.  Sử dụng pháp luật. D.  Tuân thủ pháp luật. Câu 3:  Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến   pháp, Luật Giáo dục khẳng định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín   ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị  xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về  cơ  hội học tập”. Sự  phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể  hiện đặc trưng nào  của pháp luật? A.  Quy phạm phổ biến.   B.  Quy phạm pháp luật. C.  Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D.  Quyền lực, bắt buộc chung. Câu 4:  Luật Giao thông đường bộ  quy định tất cả  mọi người tham gia giao thông phải   chấp hành chỉ  dẫn của tín hiệu đèn giao thông là thể  hiện đặc trưng nào dưới đây của  pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về hình thức B.  Tính quy phạm phổ biến.  C.  Tính thống nhất.    D.  Tính nghiêm minh. Câu 5:  Tự  ý chuyển nhượng ô tô thuộc sở  hữu chung của vợ, chồng là vi phạm quyền   bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A.  Hôn nhân và gia đình. B.  Gia đình và xã hội. C.  Tài sản và lợi nhuận. D.  Đạo đức và ứng xử. Câu 6:  Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ A.  các lợi ích cá nhân. B.  các giá trị đạo đức. C.  các giá trị tinh thần. D.  các lợi ích của Nhà nước. Câu 7:  Vợ chông tôn trong gi ̀ ̣ ữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cua nhau. Đi ̉ ều đó thê hiên ̉ ̣   Trang 1/4 ­ Mã đề 011
  2. nội dung quyên binh đăng trong quan hê ̀ ̀ ̉ ̣ A.  tinh cam. ̀ ̉ B.  nhân thân. C.  xa hôi. ̃ ̣ D.  hôn nhân. Câu 8:  Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi  phạm A.  cần bảo mật lí lịch cá nhân. B.  phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. C.  cần chủ động đăng kí nhân khẩu. D.  phải khai báo tạm trú, tạm vắng. Câu 9:  Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A.  nộp thuế đầy đủ theo quy định. B.  sử dụng vũ khí trái phép. C.  bảo vệ an ninh quốc gia. D.  thực hiện nghĩa vụ bầu cử. Câu 10:  Pháp luật vừa mang bản chất của giai cấp vừa mang bản chất của A.  chính trị. B.  kinh tế. C.  xã hội. D.  văn hóa. Câu 11:  Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật A.  chỉ định. B.  cấm. C.  cho phép. D.  yêu cầu. Câu 12:  Áp dụng pháp luật la cac can bô công ch ̀ ́ ́ ̣ ức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào   quy định của pháp luật để  đưa ra quyết định lam phát sinh ch ̀ ấm dứt hoặc thay đổi nội  dung nào dưới đây của công dân? A.  Nghia v ̃ ụ công dân. B.  Ý thưc công dân. ́ C.  Quyên va nghia vu. ̀ ̀ ̃ ̣ D.  Trach nhiêm phap li. ́ ̣ ́ ́ Câu 13:  Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và A.  trao đổi hàng hóa. B.  chuyển nhượng tài sản. C.  giao dịch dân sự. D.  công vụ nhà nước.  Câu 14:  Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo,  giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung bình đẳng về A.  nghĩa vụ và trách nhiệm. B.  quyền và nghĩa vụ. C.  nghĩa vụ pháp lý. D.  trách nhiệm pháp lí. Câu 15:  Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì   cho rằng chị O ở nhà ăn bám chồng nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc   chi tiêu, mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không cần hỏi ý kiến  của chị O. Ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A.  Chị O và anh V. B.  Anh V và bà D.  C.  Bà D và chị O. D.  Chị O, anh V và bà D. Câu 16:  Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự  ý  thực hiện hành vi nào sau đây? A.  Tổ chức hoạt động khủng bố. B.  Mua bán người qua biên giới. C.  Chiếm dụng hành lang giao thông. D.  Sản xuất vũ khí quân dụng. Câu 17:  Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ  anh đã   thuyết phục con mình bí mật nhờ  chị  K vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S   sống chung như vợ chồng với chị K là do bà G sắp đặt, chị  H vợ anh đã tự  ý rút toàn bộ  số  tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ  đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ  chị  H sang nhà  thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong   Trang 2/4 ­ Mã đề 011
  3. hôn nhân và gia đình? A.  Bà G, anh S, bà T và chị H. B.  Bà G, chị K và anh S. C.  Bà G, anh S, chị H và chị K. D.  Bà G, anh S và chị H. Câu 18:  Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận   với công ty B và bị  công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử  lý vi   phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng  nào dưới đây của pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B.  Tính quyền lực, bắt buộc chung. C.  Tính quy phạm phổ biến.  D.  Tính thực tiễn xã hội. Câu 19:  Vợ  chồng cùng bàn bạc và thống nhất cách giáo dục con là thể  hiện nội dung   quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong A.  phạm vi gia tộc. B.  định hướng nghề nghiệp. C.  môi trường xã hội. D.  quan hệ nhân thân. Câu 20:  Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại  học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K,   anh M đã làm đơn tố  cáo nên bị  anh K thuê anh N là người làm nghề  tự  do đánh trọng  thương. Những ai dưới đã vi phạm nội dung quan hệ  công vụ  nhà nước khi thực thi  nhiệm vụ? A.  Anh P, anh N và ông H. B.  Ông H, anh P và anh K. C.  Anh K và anh N. D.  Ông H và anh P. Câu 21:  Do mâu thuẫn với chồng, chị B đã mang theo con trai tên D mười tháng tuổi về  nhà mẹ  ruột. Bức xúc, bà C mẹ  chồng chị  B bí mật đưa cháu D đến gửi tại nhà người   quen nhiều ngày để gây sức ép với con dâu, đồng thời bà làm đơn đề nghị giám đốc doanh   nghiệp nơi chị B công tác đuổi việc chị. Bà C đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân  trong lĩnh vực nào dưới đây? A.  Lao động công vụ. B.  Sản xuất và kinh doanh. C.  Nhân phẩm, danh dự. D.  Hôn nhân và gia đình. Câu 22:  Thực hiện pháp luật là hành vi A.  hợp pháp của cá nhân trong xã hội. B.  không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C.  hợp pháp của cá nhân, tổ chức.   D.  trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. Câu 23:  Các anh A, B, C, D cùng nộp hồ  sơ  lên cơ  quan chức năng để  được cấp giấy  phép đăng ký kinh doanh. Sau khi xem xét hồ sơ, anh M cán bộ cơ quan chức năng đã cấp   phép đăng ký kinh doanh cho anh A và anh B. Do còn thiếu một số giấy tờ theo quy định,  hồ  sơ  của anh C và anh D chưa được cấp phép. Việc làm này thể  hiện đặc trưng nào   dưới đây của pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B.  Tính đề cao quyền lực cá nhân. C.  Tính quy phạm phổ biến. D.  Tính áp đặt cưỡng chế. Trang 3/4 ­ Mã đề 011
  4. Câu 24:  Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? A.  Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B.  Tính quyền lực, bắt buộc chung.  C.  Tính thực tiễn xã hội. D.  Tính quy phạm phổ biến.  Câu 25:  Cán bộ  Sở X là chị K bị tòa án tuyên phạt tù về tội vi phạm quy định về đầu tư  công trình xây dựng gây thiệt hại ngân sách nhà nước ba tỉ đồng. Chị K đã phải chịu trách  nhiệm pháp lí nào sau đây? A.  Hình sự và kỉ luật. B.  Hình sự và hành chính. C.  Hành chính và dân sự. D.  Hành chính và kỉ luật. Câu 26:   Việc cơ  quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ  vào pháp luật để  ra các quyết   định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là A.  tuân thủ pháp luật. B.  sử dụng pháp luật. C.  giáo dục pháp luật. D.  áp dụng pháp luật. Câu 27:   Bât ki ai trong điêu kiên hoan canh nhât đinh cung phai x ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ̣ ̃ ̉ ử  xự  theo khuôn mâu ̃  được phap luât quy đinh phan anh đăc tr ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ưng cơ ban nao cua phap luât? ̉ ̀ ̉ ́ ̣ A.  Tinh xac đinh chăt che vê hinh th ́ ́ ̣ ̣ ̃ ̀ ̀ ưc. ́ B.  Tinh quy ph ́ ạm phô biên. ̉ ́ C.  Tinh c ́ ưỡng chế. D.  Tinh quyên l ́ ̀ ực bắt buộc chung. Câu 28:  Hệ  thống quy tắc xử  sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm   bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây? A.  Pháp luật. B.  Quy tắc. C.  Quy định. D.  Quy chế. Câu 29:  Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực   hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A.  Tuân thủ pháp luật. B.  Thi hành pháp luật. C.  Áp dụng pháp luật. D.  Sử dụng pháp luật. Câu 30:  Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt   cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C với ý định chiếm đoạt số tiền đó, ông đã cùng   vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh   Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Ông D đồng thời phải chịu các loại  trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A.  Dân sự và hình sự. B.  Hành chính và hình sự. C.  Hành chính và dân sự. D.  Dân sự và hành chính. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 011
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2