intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 Ngữ văn 9 - Sở GDĐT Quảng Bình (2008-2009) - Đề 1

Chia sẻ: Trần Văn được | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

424
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2008-2009, dành cho các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 Ngữ văn 9 - Sở GDĐT Quảng Bình (2008-2009) - Đề 1

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009 Trường: MÔN NGỮ VĂN-LỚP 9 Họ tên: Thời gian: 90phút (không kể thời gian giao đề) Số Báo danh: Đề có 01 trang, gồm có 07 câu. MÃ ĐỀ: 01 (Học sinh ghi rõ chữ MÃ ĐỀ 01 vào sau chữ BÀI LÀM của tờ giấy thi) Phần I. Trắc nghiệm (2.0 điểm; mỗi câu 0,5 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng vào bài làm. Câu 1 Ai là tác giả của văn bản Con chó Bấc ? A.Đe-ni-ơn Đi-phô C. Guy đơ Mô-pa-xăng B. Giắc Lân-đơn D. Ra-bin-đra-nat Ta-go Câu 2 Những thông tin sau nói về tác giả nào ? - Sinh năm 1924, mất năm 2003, quê ở Hà Nội. - Là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến 1989. - Hoạt động văn nghệ khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. - Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. A. Hữu Thỉnh C. Thanh Hải B. Nguyễn Đình Thi D. Viễn Phương Câu 3 Các câu văn sau, câu nào có thành phần khởi ngữ ? A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân, Làng) B. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân, Làng) C. Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) D. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh-và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
  2. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 4 Cho dàn bài chung : 1. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. 2. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. 3. Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. Dàn bài đã cho thuộc kiểu bài nghị luận nào? A.Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) B.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống D. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí Phần II. Tự luận (8.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm): Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Câu 2 (1.0 điểm): Nêu ngắn gọn giá trị nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê; Ngữ văn 9 - Tập 2) Câu 3(5.0 điểm): Phân tích hai khổ thơ sau để thấy rõ ước nguyện của nhà thơ : … “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.”… (Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải; Ngữ văn 9 - Tập 2)
  3. -----------------------------Hết-------------------------------- SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2008-2009 Trường: MÔN NGỮ VĂN-LỚP 9 Họ tên: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Số Báo danh: Đề có 01 trang, gồm có 07 câu. MÃ ĐỀ: 02 (Học sinh ghi rõ chữ MÃ ĐỀ 02 vào sau chữ BÀI LÀM của tờ giấy thi) Phần I. Trắc nghiệm (2.0 điểm; mỗi câu 0,5 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án đúng vào bài làm. Câu 1 Ai là tác giả của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ? A.Đe-ni-ơn Đi-phô C. Guy đơ Mô-pa-xăng B. Giắc Lân-đơn D. Ra-bin-đra-nat Ta-go Câu 2 Những thông tin sau nói về tác giả nào ? - Sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. - Vào binh chủng Tăng-Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ. - Tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá III, IV, V. - Là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam từ năm 2000 đến nay. A. Viễn Phương C. Thanh Hải B. Nguyễn Đình Thi D. Hữu Thỉnh Câu 3 Các câu văn sau, câu nào có thành phần gọi đáp ? A. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân, Làng) B. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. (Kim Lân, Làng)
  4. C. Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) D. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh-và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 4 Cho dàn bài chung: 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưỏng, đạo lí cần bàn luận. 2. Thân bài: - Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng,đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. 3. Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. Dàn bài đã cho thuộc kiểu bài nghị luận gì? A.Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) B.Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống D. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Phần II. Tự luận (8.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm): Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Câu 2 (1.0 điểm): Nêu ngắn gọn giá trị nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê; Ngữ văn 9 - Tập 2) Câu 3(5.0 điểm): Phân tích hai khổ thơ sau để thấy rõ ước nguyện của nhà thơ : … “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ
  5. Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.”… (Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải; Ngữ văn 9 - Tập 2) -----------------------------Hết-------------------------------- SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 HƯỚNG DẪN CHUNG: -Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. -Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5 …cho đến tối đa là 10 HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: I/ Trắc nghiệm: 2.0 điểm Yêu cầu và cho điểm: Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Mã đề 01 B B C C Mã đề 02 A D B D II/ Tự luận: 8.0 điểm (Cho cả hai đề) Câu 1 : (2.0 điểm) Học sinh nêu được các biện pháp liên kết câu và đoạn văn sau: - Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ) (0.5 điểm) - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng) (0.5 điểm)
  6. - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế) (0.5 điểm) - Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối) (0.5 điểm) * Học sinh có thể chỉ nêu tên các phép liên kết (phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối) cũng cho điểm tối đa. Câu 2: (1.0 điểm) - Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Câu 3: (5.0 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ. - Bài viết chặt chẽ, hợp lí. Bố cục rõ ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài. - Diễn đạt chính xác, trôi chảy, giàu hình ảnh, cảm xúc. - Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Các yêu cầu về nội dung và cho điểm: 1. Mở bài : - Biết cách dẫn dắt vấn đề hợp lí. (0.5 điểm) 2. Thân bài: Học sinh phân tích được các ý sau: - Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước như con chim, cành hoa dệt nên mùa xuân đất trời. (0.5 điểm) - Đó là khát vọng được sống có ích, được dâng hiến cho đời những gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất- dù nhỏ bé của mình cho đất nước, như con chim mang tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, như một nốt nhạc xao xuyến trong bản hoà ca. (1.0 điểm)
  7. - Đó là khát vọng được sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình góp vào mùa xuân lớn của đất nuớc, của cuộc đời chung nhưng lại rất khiêm nhường như nốt nhạc trầm trong bản hoà tấu chung, như mùa xuân nhỏ lặng lẽ góp vào mùa xuân lớn của dân tộc. (1.0 điểm) - Đó là khát vọng được cống hiến sức lực của mình suốt cả cuộc đời, từ tuổi hai mươi đến khi tóc bạc. (0.5 điểm) - Đó là một ước nguyện chân thành vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của tự nhiên (con chim, cành hoa, mùa xuân) để thể hiện. Ngôn ngữ thơ trong sáng, biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo. Đặc biệt hình ảnh thơ mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện mới mẻ, sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. (1.0 điểm) 3. Kết bài: - Biết cách kết thúc vấn đề hợp lí. (0.5 điểm) * Lưu ý: Các ý trong bài viết của học sinh có thể được sắp xếp, trình bày, tách gộp theo những cách khác nhau, miễn là nói được những nội dung trên. Giám khảo cần cân nhắc khi cho mức điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0