intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn lớp 10 - Mã đề C4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

426
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn lớp 10 - Mã đề C4 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 2 môn ngữ văn lớp 10 - Mã đề C4

  1. KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THỜI GIAN 90 PHÚT (Không kể phát đề) MÃ ĐỀ : C4 I/TRẮC NGHIỆM (3đ): Chọn một đáp án đúng 1. Chọn phương án có từ thích hợp điền vào chỗ trống để thành định nghĩa đúng: “...là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (người nói) trong bài văn nghị luận?” A. Luận đề B. Luận điểm C. Luận cứ D. Luận chứng 2. Hãy chon một câu đối chặt chẽ cho câu: “Tết đến, cả nhà vui như tết” A. Xuân về, én liệng đẹp trời xuân B. Xuân về, chim bướm lượn vườn xuân C. Xuân về, muôn hoa rực sắc xuân D. Xuân về, khắp nước trẻ tựa xuân 3. Quan niệm: “Trăm lời nói hay không bằng một việc làm nhanh tốt”, thể hiện thái độ ứng xử của nhân vật nào trong HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích TAM QUỐC DIỄN NGHĨA của La Quan Trung) ? A. Trương Phi B. Tào Tháo C. Lưu Bị D. Quan Công 4. Trong ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ, Nguyến Trãi đã nêu ra lập trường chính nghĩa của cuộc kháng Minh về mặt pháp lý ở những tiêu chuẩn nào? A. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có nhân nghĩa và truyền thống yêu nước, có xưng đế một phương và có hào kiệt B. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có đất đai hiểm trở, có phong tục riêng biệt, có xưng đế một phương và có hào kiệt C. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có lãnh thổ được phân chia, có phong tục riêng biệt, có xưng đế một phương và có hào kiệt D. Có tất cả các tiêu chuẩn pháp lí nêu ra ở A, B, C 5. Ở phần cuối bài PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG, Trương Hán Siêu không viết dòng phú nào sau đây: A. Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh B. Anh minh hai vị thánh quân C. Những người bất nghĩa tiêu vong D. Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi 6. Đoạn văn sau dùng phương pháp lập luận nào là chính: “Ngọc không mài giũa không thành vật báu, người không học không hiểu đạo lí. Như vậy việc học tập có vai trò quyết định trong sự lập thân của mỗi người” A. Diễn dịch B. Quy nạp C. So sánh D. Phân tích nhân quả 7. Ở văn bản dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh cụ thể nào “Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc trái đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của mặt trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của mặt trời lọt qua làm cho khí hậu của trái đất nóng lên.Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính” (Trong KCT-Trí thức là sức mạnh, số 5-1997) A. Sử dụng phương pháp so sánh và chú thích B. Sử dụng phương pháp phân loại và liệt kê C. Sử dụng phương pháp định nghĩa và so sánh D. Sử dụng phương pháp liệt kê và nêu số liệu
  2. 8. Chỉ ra nguyên nhân sai của câu sau: “Thạch Sanh, một chàng trai khôi ngô tuấn tú, một chàng trai với gánh củi trên vai” A. Nhầm trạng ngữ với vị ngữ B. Nhầm phần phụ chú với vị ngữ C. Nhầm trạng ngữ với chủ ngữ D. Có cả ba nguyên nhân trên 9. Ý nào sau đây không đúng với nhân vật Diêm Vương trong CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Trích TRUYỀN KÌ MẠN LỤC của Nguyễn Dữ) ? A. Người đại diện cao nhất cho công lí ở cõi âm nhưng cũng quan liêu, xa rời dân B. Người đã ra lệnh bắt hồn Tử Văn về Minh Ty xét hỏi C. Người đã tiến cử Tử Văn làm chức Phán sự đền Tản Viên D. Người đã phán xử và kết tội, trị tội hồn ma tướng Minh 10. Đâu không phải là đặc trưng của phong cách nghệ thuật? A. Tính cụ thể B. Tính cá thể hóa C. Tính hình tượng D. Tính truyền cảm 11. Điền từ đúng với văn bản gốc cho câu thơ sau trong đoạn trích TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ ( Trích CHINH PHỤ NGÂM của Đoàn Thị Điểm): “Mối sầu.............tựa miền biển xa” A. Đằng đẳng B. Đau đáu C. Dằng dặc D. Thăm thẳm 12. Trong TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP, Hoàng Đức Lương có dẫn giải những nguyên nhân khách quan nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau? A. Do nhà nước (Triều đình nhà vua) không khuyến khích in ấn (khắc ván) văn thơ, chỉ in kinh Phật B. Do sức phá hủy của thời gian và sức thiêu hủy của chiến tranh hỏa hoạn đối với một số thơ văn C. Vì người có học, người làm quan thì bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn D. Vì chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp trừu tượng của thơ văn II/ TỰ LUẬN (7đ) Hãy thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2