Đề kiểm tra học kỳ Ngữ Văn 6
lượt xem 12
download
6 Đề kiểm tra học kỳ Ngữ Văn 6 này bao gồm những câu hỏi liên quan đến: thơ Người cha mái tóc bạc, cụm danh từ, cụm tính từ,...sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức để đạt được điểm tốt trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra học kỳ Ngữ Văn 6
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? A. Người kể chuyện B. Chị Cốc C. Dế Mèn D. Dế Choắt 2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai ? A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi 3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì ? A. Kênh rạch bủa giăng chi chít B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ C. Chợ nổi trên sông D. Kết hợp cả A, B và C. 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và ““Sông nước Cà Mau” là: A. tả cảnh sông nước B. tả người lao động C. tả cảnh sông nước miền Trung D. tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc. 5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai ? A. Chú bé Phrăng B. Thầy giáo Ha – men C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de. 1
- 6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao” ? A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa 7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký ? A. Sự việc B. Lời kể C. Người kể chuyện D. Cốt truyện 8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ? A. Kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Truyện thơ 9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì ? A. Định nghĩa B. Đánh giá C. Giới thiệu D. Miêu tả 10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào ? A. là + một cụm danh từ B. là + một cụm động từ C. là + một cụm tính từ D. là + một kết cấu chủ vị 11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào ? A. Đánh giá B. Định nghĩa C. Miêu tả D. Tồn tại 2
- 12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với: A. động từ và danh từ B. động từ và tính từ C. động từ và số từ D. động từ và lượng từ 13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì ? A. Chỉ quan hệ thời gian B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự C. Chỉ mức độ D. Chỉ khả năng 14. Trong hai câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì ? A. Sai về nghĩa B. Thiếu chủ ngữ C. Thiếu vị ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ II. Tự luận (6 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Tả một người mà em yêu thương. Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời. 3
- TRƯỜNG THCS ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II CÁT TIÊN –LÂM ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ? A. Kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Truyện thơ 2. “Bức tranh của em gái tôi” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 3. Bài thơ nào dưới đây là thơ bốn chữ ? A. Đêm nay Bác không ngủ B. Mưa C. Lượm D. Tre Việt Nam 4. “Sông nước Cà Mau” của tác giả nào ? A. Tạ Duy Anh B. Vũ Tú Nam C. Tô Hoài D. Đoàn Giỏi 5. Tác phẩm nào dưới đây nêu lên ý nghĩa: “Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng để giữ nền độc lập.” ? A. Lao xao B. Lòng yêu nước C. Cây tre Việt Nam D. Buổi học cuối cùng 6. Khổ thơ đầu tiên trong bài “Lượm” có vần chân. Nhận xét này đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 1
- 7. Câu văn: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.” sử dụng loại so sánh nào ? A. Người với người B. Vật với người C. Vật với vật D. Cái cụ thể với cái trừu tượng 8. Dòng nào là vị ngữ của câu: “Tre là cánh tay của người nông dân .” ? A. là B. là cánh tay C. cánh tay của người nông dân D. là cánh tay của người nông dân 9. Câu “Tre là cánh tay của người nông dân” là câu trần thuật đơn theo kiểu nào ? A. Câu định nghĩa B. Câu giới thiệu C. Câu đánh giá D. Câu miêu tả 10. Tổ hợp từ nào không phải là cụm động từ ? A. Chèo thoát qua kênh Bọ Mắt B. Xuôi về Năm Căn C. Đổ ra sông Cửa Lớn D. Tính nết nhu mì 11. Câu thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ 12. Phần nào dưới đây không nhất thiết phải có trong đơn ? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ B. Ai gửi đơn, đơn gửi ai, gửi để làm gì C. Thời gian, địa điểm viết đơn D. Chữ ký của người viết đơn. II. Tự luận (7 điểm). Em hãy tả một người thân của em. 2
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II DIÊN KHÁNH –KHÁNH HOÀ MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Thời gian làm bài 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 8 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Văn bản “Sông nước Cà Mau”của Đoàn Giỏi sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Vị trí quan sát của người miêu tả trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là ở đâu ? A. Tại một địa điểm nhất định B. Từ trên cao bao quát toàn cảnh C. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch D. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch 3. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Nhận xét này đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai 4. Hai câu thơ: “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” đã sử dụng nghệ thuật gì ? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. So sánh D. Hoán dụ 5. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì ? A. Kí B. Hồi kí C. Truyện ngắn D. Truyện thơ 1
- 6. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện những phẩm chất của cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” là gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 7.Nhận xét nào đúng cho câu: “Giữa hồ, nơi có một toà tháp Rùa cổ kính.” ? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ 8. Văn bản “Động Phong Nha” đặt ra vấn đề gì ? A. Cần phải có tình cảm với quê hương đất nước B. Cần phải biết nâng niu trân trọng với các di tích lịch sử C. Bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường D. Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh và phát triển du lịch II. Tự luận (6 điểm) Đã lâu lắm rồi em mới có dịp trở lại thăm ngôi trường cũ. Trường đã thay đổi nhiều nhưng vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ em. Hãy tả lại ngôi trường ấy. 2
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 6 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận Thông Vận dụng Tổng biết hiểu Lĩnh vực nội ThÊp Cao dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Phương C1 1 học thức biểu đạt Nội dung C3 1 Nghệ C2 C 2 thuật 11 Tiếng Biện pháp C6 1 Việt tu từ Cấu tạo từ C4 1 Từ mượn C5 1 Các loại C7 1 câu Dấu câu C8 1 Tập Những C9 1 làm vấn đề văn chung về văn bản Đơn C10 1 Viết bài C12 1 văn miêu tả Tổng số câu 2 8 1 1 12 Trọng số điểm 0,5 2 1,5 6 10 Mỗi câu trắc nghiệm 0,25 điểm. Câu 11 được 1,5 điểm. Câu 12 được 6 điểm. 1
- B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm; 10 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. • Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn." ( Bài học đường đời đầu tiên, Ngữ văn 6, tập 2) 1. Nhận xét nào đúng về phương thức biểu đạt của đoạn văn trên ? A. Tự sự kết hợp với nghị luận B. Tự sự kết hợp với miêu tả C. Tự sự kết hợp với biểu cảm D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm 2. Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai? A. Nhà văn B. Dế Mèn C. Dế Trũi D. Chị Cốc 3. Nhận xét nào phù hợp với đoạn trích? A. Tái hiện được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn B. Tái hiện được ngoại hình và nội tâm của nhân vật Dế Mèn 2
- C. Tái hiện được ngoại hình và hành động của nhân vật Dế Mèn D. Tái hiện được hành động và nội tâm của nhân vật Dế Mèn 4. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. điều độ B. phanh phách C. hủn hoẳn D. rung rinh 5. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. thanh niên B. cường tráng C. lợi hại D. mẫm bóng 6. Phép tu từ nổi bật trong câu văn "Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" là gì? A. Nhân hoá B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 7. Câu " Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. " thuộc loại câu gì? A. Câu đơn B. Câu đặc biệt C. Câu rút gọn D. Câu ghép 8. Dấu phẩy trong câu " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." nhằm đánh dấu ranh giới nào? A. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của nó B. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau 3
- C. Giữa một bộ phận của câu với phần chú thích của nó D. Giữa hai vế của một câu ghép 9. Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A. Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Trình bày diễn biến sự việc D. Nêu nhận xét, đánh giá 10. Yêu cầu nào không nhất thiết phải có trong đơn? A. Đơn viết phải có nội dung cụ thể, rõ ràng B. Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoa hoặc viết chữ in to C. Đơn phải được trình bày sáng sủa, cân đối D. Phải ghi rõ địa điểm viết đơn II. Tự luận (7,5 điểm) 11. (1,5 điểm): Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn văn dẫn ở phần trắc nghiệm trên. 12. (6 điểm): Em hãy tả để làm rõ các nét đáng yêu của một em bé mà em quý mến. 4
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 6 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận Thông Vận dụng Tổng biết hiểu ThÊp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Lĩnh vực nội dung Văn Phương C1 1 học thức biểu đạt Nội dung C2 3 C10 C12 Tiếng Từ loại C5 C9 2 Việt Cấu tạo từ C 3 C8 2 Từ mượn C6 1 Nghĩa của C4 C7 3 từ C11 Tập Viết bài C13 1 làm văn tự sự văn Tổng số câu 2 8 2 1 13 Trọng số điểm 0,5 2 0,5 7 10 Mỗi câu trắc nghiệm 0, 25 điểm Câu tự luận 13 được 7 điểm 1
- B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. • Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: "Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm, Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !". Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh." (Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1) 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Đoạn trích trên kể lại nội dung gì ? A. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm của Long Quân B. Lê Lợi nhặt được chuôi gươm của Long Quân C. Lê Lợi dùng gươm của Long Quân đánh giặc D. Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trả gươm 2
- 3. Trong các từ sau, từ nào là từ láy ? A. gươm giáo B. mỏi mệt C. che chở D. le lói 4. Trong câu "người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh ", từ "le lói" được dùng với nghĩa nào ? A. Ánh sáng mạnh, chói chang B. Ánh sáng nhỏ nhưng mạnh C. Ánh sáng nhỏ, yếu D. Ánh sáng dịu, ưa nhìn 5. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ ? A. một con rùa lớn B. đã chìm đáy nước C. sáng le lói dưới mặt hồ xanh D. đi chậm lại • Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 11: “Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” (Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1) 6. Từ nào là từ Hán Việt ? A. lưỡi búa B. gia tài C. khôn lớn D. gốc đa 3
- 7. Từ nào dưới đây có thể thay thế thích hợp nhất cho từ "gia tài" trong đoạn văn trên ? A. của cải B. gia sản C. tài sản D. vật chất 8. Từ nào sau đây là từ láy ? A. thiên thần B. thần thông C. lủi thủi D. Thạch Sanh 9. Trong cụm danh từ "mọi phép thần thông", từ nào là từ trung tâm ? A. thần thông B. phép C. mọi D. thần 10. Trong đoạn trích trên, nhân vật Thạch Sanh được giới thiệu như thế nào ? A. Cậu bé mồ côi, cô đơn B. Gia đình nghèo khổ C. Nghèo khổ, có tài năng D. Con trai Ngọc Hoàng 11. Nghĩa đúng nhất của từ "lủi thủi " trong đoạn trích trên là gì? A. Chỉ có một mình B. Cô đơn, buồn tủi, vất vả, đáng thương C. Đói nghèo, khổ sở, đáng thương D. Vất vả, lam lũ, cực nhọc 4
- 12. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ? A. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí C. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng D. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán II. Tự luận (7 điểm) 13. Kể lại truyện "Sự tích hồ Gươm" với ngôi kể là nhân vật Lê Lợi. 5
- ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 6 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mứ c đ ộ Nhận biết Thông hiểu Vận dung Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn Thể C1, 2 loại C3 học Phương C6 1 thức biểu đạt Nội C7, 2 dung C9 Nghệ C2, C8 2 thuật Tiếng Cấu tạo C12 1 từ Việt Dùng C4 1 từ Từ C10 1 mượn Chữa C5 1 lỗi về từ Cụm C 11 1 từ Tập Viết C13 1 làm bài văn văn tự sư Số câu 3 8 1 1 13 Trọng số điểm 0,75 2 0,25 7 10 Mỗi câu trắc nghiệm 0, 25 điểm. Câu tự luận 13 được 7 điểm. 1
- B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0, 25 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Truyện nào sau đây là truyện ngụ ngôn? A. Sọ dừa B. Ông lão đánh cá và con cá vàng C. Đeo nhạc cho mèo D. Lợn cưới, áo mới 2. Nghệ thuật nổi bật nhất của truyện cười là gì? A. Kể chuyện hấp dẫn B. Tạo tình huống gây cười C. Xây dựng nhân vật D. Xây dựng ngôn ngữ đối thoại 3. Dòng nào dưới đây nêu đặc điểm nổi bật của truyền thuyết? A. Nhân vật là thần, thánh hoặc người anh hùng B. Những chuyện xa xưa được truyền miệng từ đời này sang đời khác C. Những chuyện tưởng tượng có liên quan đến các nhân vật lịch sử D. Những chuyện chân thực về lịch sử của dân tộc 4. Từ nào dưới đây điền vào cả hai chỗ trống của đoạn văn sau là phù hợp nhất ? “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ ………. nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một lễ cưới …………như thế.” A. sôi nổi B. sôi động C. tưng bừng D. đông đúc 2
- 5. Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ ? A. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. B. Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi. C. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người lớn lên. D. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh. * Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 6 đến 12). Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. (Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1) 6. Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 7. Ý nào nêu chính xác nội dung đoạn văn trên? A. Sự ra đời của Gióng B. Sự kỳ lạ của Gióng C. Hoàn cảnh gia đình Gióng D. Giai đoạn lịch sử khi Gióng được sinh ra 3
- 8. Chi tiết nào dưới đây là chi tiết kỳ ảo? A. Hai ông bà ao ước có một đứa con B. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai C. Bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô D. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói 9. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân? A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó D. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc 10. Từ nào dưới đây không phải từ Hán Việt? A. chăm chỉ B. khôi ngô B. tuấn tú C. phúc đức 11. Trong các cụm từ sau, đâu là cụm động từ? A. đời Hùng Vương thứ sáu B. hai vợ chồng ông lão C. chăm chỉ làm ăn D. một đứa con 12. Từ nào dưới đây là từ láy? A. vuông vức B. mặt mũi C. mồm mép D. ao ước 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ Văn 6 (Kèm đáp án)
10 p | 3489 | 656
-
6 đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 7 - (Kèm Đ.án)
15 p | 2815 | 522
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ văn 6 (Kèm đáp án)
15 p | 950 | 179
-
6 Đề kiểm tra HK 1 Ngữ Văn 6,7,8 - THCS Ngô Quyền (2011- 2012)
11 p | 629 | 63
-
6 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn Lớp 6
20 p | 541 | 57
-
Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 6 (2011-2012)
29 p | 1188 | 57
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 6 - GDĐT Lâm Đồng
19 p | 329 | 37
-
Đề kiểm tra học kì 2, lớp 6 môn: Ngữ văn - Đề số 1
4 p | 187 | 25
-
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
5 p | 188 | 19
-
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN NGỮ VĂN 6
2 p | 219 | 17
-
Đề kiểm tra học kì 1, lớp 6 môn: Ngữ văn - Đề số 1
5 p | 83 | 12
-
Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 6 - Phòng GD&ĐT Nam Trà My
20 p | 351 | 11
-
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: Ngữ văn 6 - Phòng Giáo dục Bảo Lộc, Lâm Đồng
4 p | 239 | 11
-
2 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn 6 - THCS Trà Cang
6 p | 182 | 8
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 có đáp án môn: Ngữ văn 6 - Trường THCS Trung Sơn
2 p | 112 | 6
-
Đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Quảng Định
2 p | 44 | 3
-
20 đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án
25 p | 19 | 3
-
Đề kiểm tra học kỳ 1 có đáp án môn: Ngữ văn 6 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Duy Xuyên (Năm học 2011-2012)
2 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn