intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra KSCL Ngữ Văn 7 (Hướng dẫn chấm)

Chia sẻ: Nguyễn Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

706
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nội dung hoán dụ, tả 1 người bạn thân thiết của em, chép thơ Lượm của Tố Hữu, tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình, chủ ngữ và vị ngữ,...trong 5 đề kiểm tra KSCL Ngữ Văn 7 (Hướng dẫn chấm) giúp bạn nâng cao kỹ năng giải các bài tập. Đồng thời đề thi này cũng giúp cho các thầy cô có thêm tài liệu để tham khảo chuẩn bị ra đề hoặc giúp đỡ học sinh ôn tập hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra KSCL Ngữ Văn 7 (Hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÒNG GD & ĐT ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014 – MÔN: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 :(2 điểm ) Hoán dụ là gì ? Nêu những kiểu hoán dụ thường gặp ? Lấy 1 ví dụ và cho biết nó thuộc kiểu hoán dụ nào Câu 2 : ( 1 điểm ) Dưới đây là 1số câu mở đầu các truyện đã học . Em hãy cho biết nó thuộc loại câu nào và có tác dụng gì ? a ) Có một con ếch lâu ngày trong một cái giếng ( Ếch ngồi đáy giêng ) b) Bà đỡ Trần là người huyện Đông triều ( Con hổ có nghĩa ) Câu 3 : ( 1 điểm ) Nội dung chủ yếu trong văn bản : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đề cập đến vấn đề gì ? Câu 4 : ( 6 điểm ) Hãy tả lại người bạn thân thiết của em .
  2. PHÒNG GD & ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2013-2014 – MÔN: Ngữ văn 7 Câu 1 -Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng , khái niệm này bằng tên của sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt ( 0,5 đ ) - Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp : ( Trả lời đúng 1 ý cho 0,25 đ ) + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Lấy được 1 ví dụ và chỉ rõ nó thuộc kiểu hoán dụ nào ( 0,5 đ ) Câu 2 Các câu trên thuộc kiểu câu trần thuật đơn .( 0,5 đ ) Nó có tác dụng để giới thiệu nhân vật ( 0,5 đ ) Câu 3 Nội dung chủ yếu trong văn bản : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ” đặt ra được một vấn đề bức xúc , có ý nghĩa to lớn với cuộc sống hiện nay của toàn nhân loại là : Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên , phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình Trả lời đúng mỗi ý cho 0,5 đ Câu 4 : 1 Yêu cầu chung : - Biết viết một bài văn hoàn chỉnh với các đoạn có câu mở đầu , sau đó là những câu văn tả chi tiết và cuối cùng là câu két lại đoạn văn - Phải nêu được các chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp , tả có thứ tự , diễn đạt trôi chảy , trong sáng , không mắc lỗi chính tả , lỗi ngữ pháp thông thường 2 Yêu cầu cụ thể : - Mở bài : Giới thiệu được người bạn thân - Thân bài : Tả dược các chi tiết , hình ảnh tiêu biểu của người bạn thân theo một thứ tự hợp lý ( Ngoại hình, hành động , cử chỉ , ngôn ngữ , những kỷ niệm giữa bạn với em ….) - Kết bài : Nêu tình cảm của em đối với bạn *BIỂU ĐIỂM - Điểm 5,5-6 : Bài làm hoàn chỉnh đạt yêu câu một cách tối đa - Điểm 4,5-5: Bài viết đạt các yêu cầu trên song một đôi chỗ thứ tự miêu tả chưa hợp lý - -- - Điểm 3-4 : Nội dung không đầy đủ , thứ tự miêu tả còn lộn xộn - Điểm 1-2 : Chưa hiểu đề , miêu tả lộn xộn,, mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp
  3. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn: Ngữ văn – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) (Đề chính thức) Họ và tên học sinh:................................................Lớp:............Điểm....................... Nhận xét GV: ........................................................................................................... ĐỀ BÀI: Câu 1. (2 điểm) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” – Tố Hữu Câu 2. (8 điểm) Hãy tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, Bà, Cha, Mẹ,…) Bài làm: 1
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn: Ngữ văn – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) (Đề chính thức) Câu Nội dung Điểm 1 HS chép thuộc khổ thơ Lượm. 2 Ngày Huế đỗ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú, cháu Gặp nhau hàng bè Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh (Tố Hữu) 2 *Mở bài.( 1,5 điểm) 1,5 Giới thiệu người mà mình sẽ tả. *Thân bài.( 5 điểm) 5 Tả chi tiết chân dung của người đó + Hình dáng + Khuôn mặt + Nước da + Lời nói + Hành động + Tính tình - Có thể tả người đó trong một hoạt động nào đó mà em thích * Kết bài.( 1 điểm) - Em thích nhất đặc điểm gì ở người đó? - Tình cảm của em và người đó như thế nào? 1,5 2
  5. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn: Ngữ văn – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) (Đề dự bị ) Họ và tên học sinh:................................................Lớp:............Điểm....................... Nhận xét GV: ........................................................................................................... ĐỀ BÀI: Câu 1.(2điểm) Tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: a) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại. b) Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con. Câu 2.(8 điểm) Hãy tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, Bà, Cha, Mẹ,…) Bài làm 3
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Môn: Ngữ văn – Lớp: 7 Thời gian: 60 phút (không kể phát đề) ( Đề dự bị ) Câu Nội dung Điểm 1 2) Đằng cuối bãi, hai cậu bé con / tiến lại. 1 TN CN VN 1 Đằng cuối bãi, tiến lại / hai cậu bé con. TN VN CN 2 *Mở bài.( 1,5 điểm) 1,5 Giới thiệu người mà mình sẽ tả. *Thân bài.( 5 điểm) 5 Tả chi tiết chân dung của người đó + Hình dáng + Khuôn mặt + Nước da + Lời nói + Hành động + Tính tình - Có thể tả người đó trong một hoạt động nào đó mà em thích * Kết bài.( 1 điểm) - Em thích nhất đặc điểm gì ở người đó? - Tình cảm của em và người đó như thế nào? 1,5 4
  7. Trường THCS .............................. Thứ … ngày … tháng … năm Lớp 7 2012 Họ và tên:...................................... KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN: NGỮ VĂN Điểm Lời phê Câu 1: (5đ) Cho đoạn văn: " Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhăn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người." a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai? b. Chép lại câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên. c. Dấu phẩy trong đoạn văn chủ yếu dùng để làm gì? d. Chép lại một câu trần thuật đơn trong đoạn văn trên, phân tích chủ ngữ và vị ngữ của câu vừa được chép lại. Câu 2. (5đ) Em hãy tả lại quang cảnh một buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. Hết. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. .............................................................................................................................
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT VĂN 7 NĂM HỌC 2011-2012 Câu 1: a. Đoạn văn trên trích từ văn bản: "Cây tre Việt Nam": 0,5đ Tác giả: Thép Mới: 0,5đ b. Câu văn có sử dụng phép so sánh: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người: 1đ c. Dấu phẩy trong đoạn văn chủ yếu dùng để tách các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu: 1đ d. Chép đúng câu trần thuật đơn ( 1 trong 2 câu cuối đoạn văn ) 1đ e. Phân tích đúng chủ-vị ( cụm chủ-vị ): 1đ “Tre/ trông thanh cao, giản dị, chí khí như người." CN VN Câu 2: Mở bài:Giới thiệu khái quát về buổi lễ chào cờ (0.5điểm) Thân bài (3điểm): - Quang cảnh trên sân trường trước buổi lễ chào cờ (0.5điểm) - Hoạt động của học sinh và giáo viên các lớp trước khi làm lễ chào cờ (1điểm) - Miêu tả cảnh làm lễ chào cờ (1điểm) - Phần tổng kết của thầy (cô) tổng phụ trách và lời nhận xét dặn dò của thầy hiệu trưởng.(1điểm) - Kết thúc buổi lễchào cờ(0.5điểm) Kết bài : Cảm nghĩ của em về buổi lễ(0.5điểm) *Cách chấm: Tùy theo mức độ bài viết chấm theo khung điểm. Điểm 4-5: - Viết đúng chủ đề, có miêu tả, có bộc lộ cảm xúc. - Bài văn trôi chảy, dùng từ trong sáng, dùng câu chính xác, ít sai chính tả. Điểm 2-3.5: Đạt yêu cầu như thang điểm 4-5 nhưng ít bộc lộ cảm xúc. Điểm 0.5-1.5: Bài viết còn sơ sài. Điểm 0 những bài sai những yêu cầu trên./.
  9. Họ và tên: ………………………………………………………..Lớp: 7… ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 45 phút. ĐỀ BÀI: Câu 1. ( 3 điểm ). Chép đúng 3 câu tục ngữ mà em đã học ?. Câu 2. ( 2 điểm ). THế nào là liệt kê ?. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp liệt kê ?. Câu 3. ( 5 điểm ). Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ?. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  10. ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  11. TRƯỜNG THCS ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, HÈ 2013 TÂN TRƯỜNG Năm học: 2013 – 2014 Ngày 18/8/2012 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (5 điểm) Cho đoạn trích: Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia. Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cũng những tiếng đàn réo rắt, du dương. a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác? Các địa danh: Thiên Mụ; tháp Phước Duyên thuộc vùng đất nào của đất nước ta? b. Tìm câu đặc biệt trong được dùng trong đoạn văn? Tác dụng của câu đặc biệt đó? c. Phân tích cấu tạo của câu văn: Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. d. Tìm phép liệt kê trong câu văn: “Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cũng những tiếng đàn réo rắt, du dương.” Và cho biết liệt kê theo cách nào? Câu 2 (2 điểm) Cho đoạn văn: Tục ngữ, ca dao dân ca diễn tả sâu sắc, gợi cảm tình yêu thương đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc. Trong gia đình thân thuộc thì “Chị ngã em nâng”. Bà con xóm giềng thì “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Trong cảnh cơ hàn hoạn nạn, nhân dân ta bằng tình thương, bằng đạo lí đã hết lòng giúp đỡ lẫn nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau trên tình cảm ‘Lá lành đùm lá rách”. Nghĩa đồng bào, tình dân tộc làm nên sức mạnh Việt Nam để chiến thắng thiên tai, để vượt qua mọi thử thách nặng nề. Câu ca tiếng hát như làm đẹp lòng người, như nâng đỡ hồn người: “Nhiều điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. a. Phép lập luận nào được dùng trong đoạn văn? Vấn đề được bàn trong đoạn văn là gì? Đâu là câu văn nêu luận điểm? Đoạn văn được trình bày theo cách nào? b. Trong đoạn văn sử dụng mấy dẫn chứng? Hãy viết lại các dẫn chứngg đó? Câu 3 (5 điểm) Hãy giải thích lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Học tập tốt,lao động tốt”. --- Hết ---
  12. TRƯỜNG THCS ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM, HÈ 2013 TÂN TRƯỜNG NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) Hướng dẫn chấm Câu/đ ý/điểm Nội dung,cần đạt, biểu điểm chi tiết điểm Câu 1/5đ a/ 1đ - Nêu dược xuất xứ đoạn văn, trình bày rõ ràng, viết không sai chính tả, mỗi ý được 0,5 điểm 5đ Đoạn văn trích từ văn bản Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh Các địa danh đó bên bờ sông Hương của Huế. b/1đ - Tìm và ghi lại đúng câu đặc biệt, được 1 điểm: Câu văn “Xa xa bờ bên kia” là câu đặc biệt dùng nêu không gian. c/ 2đ – Nhận diện và phân tích được cấu tạo của câu văn: Mỗi kết caausC – V xác định đúng được 1 điểm: Thiên Mụ //hiện ra mờ ảo, ngọn tháp PhướcDuyên//dát ánh trăng vàng. CN VN CN VN d/1 đ Nhận diện đúng phép liệt kê, chỉ rõ loại, mỗi ý dược 0,5 điểm: – Phép liệt kê: réo rắt, du dương –> Liệt kê không theo cặp. Câu3/5đ Bài làm văn của học sinh cần đảm bảo bảo các yêu cầu sau: 5đ – Hình thức: Kiểu bài nghị luận – Lập luận giải thích. Nêu được vấn đề giải thích. Nêu được luận điểm, hệ thống luận cứ hợp lí. Biết sử dụng lí lẽ, các thao tác dựng đoạn. Viết câu, đoạn hợp lí. Lời văn chân thực, mạch lạc có tính thuyết phục. – Nội dung: Bài văn cần dùng lí lẽ để làm rõ vấn đề: Học tập tốt, lao động tốt. Bằng cách dùng lí lẽ để làm rõ các khía cạnh sau: + Thế nào là học tốt? Thế nào là lao động tốt? + Tại sao phải học tập tốt, lao động tốt? + Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên nhi đồng (học sinh) phải làm thế nào? => Nêu suy nghĩ về vấn đề được giải thích. Bài viết sắp xếp các ý hợp lí đảm bảo liên kết chủ đề, liên kết logic. Giáo viên căn cứ yêu cầu trên và có thể tham khảo dàn ý sau để chấm điểm: Mở – Dẫn dắt vấn đề/ Nêu vấn đề hợp lí được 0,5đ bài/0,5đ Ví dụ: Bác Hồ kính yêu đã dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng muôn vàn tình thương yêu. Bác quan tâm dạy bảo, động viên các cháu chăm học, chăm làm để xứng là con ngoan, trò giỏi, để mai sau đủ sức, đủ tài xây dựng đất nước. Chính vì vậy, trong Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng Bác viết: Học tập tốt, lao động tốt. Thân - Giải thích ý nghĩa vấn đề bằng cách dùng lí lẽ trả lời câu hỏi: bài/4đ Vậy thế nào là học tốt? Lao động tốt? Giải nghĩa chữ ‘tốt” được 1, 5 điểm. + Học tập tốt là học tập có động cơ, mục đích cao đẹp, đúng đắn,...Học để có trình độ,...Học để làm người công dân có ích,.... Học tốt thể hiện ở tinh thần thái độ học tập: đi học chuyên cần; Khiêm tốn và có tinh thần đua trang; Biết kính thầy, yêu bạn; Biết
  13. giúp đỡ, tương trợ bạn bè để cùng tiến bộ,... Học tốt là có phương pháp học tập khoa học, tiên tiến. + Lao động tốt thể hiện ở ý thức lao động như kính trọng nhân dân lao động, quý trọng tài sản của công, hình thành những phẩm chất như cần cù, chịu khó, tiết kiệm, kiên nhẫn, khéo léo, nhanh nhẹn,...Lao động tốt mới có sức khỏe, mới minh mẫn, sáng suốt; Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành. – Dùng lí lẽ để làm rõ tại sao bác Hồ lại dạy thiếu niên, nhi đồng phải học tập tốt, lao động tốt? – được 1,5 điểm. Thiếu niên nhi đồng là thế hệ măng non, thế hệ sẽ nối nghiệp cha ông làm chủ đất nước, kế nghiệp sự nghiệp cách mạng của lớp cha anh chuyển giao. Vậy thiếu niên nhi đồng cần phải học tập để có tri thức, đủ sức đảm nhận trách nhiệm. Phải lao động tốt để có sức khỏe, có vật chất để nuôi sống bản thân, để giúp ích cho gia đình, xã hội. – Dùng lí lẽ để làm rõ làm thế nào để phải học tập, lao động như thế nào? được 1 điểm Phải học theo trình tự “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học cái mới, áp dụng khoa học kĩ thuật vào lao động sản xuất. Học tốt, không phải là theo lối học bình quân chủ nghĩa. Học phải coi trọng việc bồi dưỡng tư cách, đạo đức và lí tưởng, học phải có hiệu quả => Có kế hoạch học tập, lao động phù hợp dưới sự chỉ dẫn của thầy cô, gia đình, bạn bè. Học tập, lao động có mối quan hệ chặt chẽ góp phần hình thành nhân cách học sinh. – Liên hệ thực tế: Nhiều tấm gương học tốt, lao động tốt: những học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế về Toán, Lý, Hóa,,...các ngành kĩ thuật. Kết bài – Khẳng định vấn đề được giải thích 0,5 đ – Liên hệ bản thân. * Hướng dẫn chấm; theo biểu điểm 5 - 5 điểm: Đạt ở mức độ cao các yêu cầu về hình thức, nội dung. - 4 điểm; Đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức, lập luận chưa thật sâu sắc. - 3 điểm; đạt các yêu cầu về nội dung, hình thức, viết còn sơ sài. - 2 điểm; Nêu được cơ bản các ý nêu luận điểm, luận cứ. Viết chưa rõ ràng. - 1 điểm: Nêu được vấn đề, viết chưa rõ ràng về hình thức, nội dung.. - 0 điểm: Chưa biết làm bài nghị luận giải thích. Lạc đề. => Giáo viên căn cứ vào mức độ đạt được của học sinh để chấm điểm, khuyến khích bài viết có cách lập luận logic, hay, ngôn ngữ linh hoạt. Tổng 10đ ––– Hết ––––
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2