intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL giữa HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Nam Trực

Chia sẻ: AAAA A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề KSCL giữa HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 của trường THPT Nam Trực dành cho các bạn học sinh lớp 12 và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL giữa HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - THPT Nam Trực

SỞ GD& ĐT NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT NAM TRỰC<br /> (Đề thi gồm 04 trang)<br /> <br /> ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017<br /> BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; MÔN SINH HỌC<br /> (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br /> Mã đề: 141<br /> <br /> Câu 1. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?<br /> A. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.<br /> B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.<br /> C. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.<br /> D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.<br /> Câu 2. Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là:<br /> A. Sợi cơ bản.<br /> B. Sợi siêu xoắn.<br /> C. Nuclêôxôm.<br /> D. Sợi nhiễm sắc.<br /> Câu 3. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong một<br /> <br /> phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3A-B- : 3aaB- : 1A-bb : 1aab. Phép lai nào sau<br /> đây phù hợp với kết quả trên ?<br /> A. AaBb  AaBb.<br /> B. Aabb  aaBb.<br /> C. AaBb  Aabb.<br /> D. AaBb  aaBb.<br /> Câu 4. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có đường lactôzơ thì:<br /> A. Protein ức chế không được tổng hợp<br /> B. ARN- Polimeraza không gắn vào vùng khởi động<br /> C. Protein ức chế gắn vào vùng vận hành<br /> D. ARN- Polimeraza gắn vào vùng khởi động để phiên mã tổng hợp ra enzyme phân giải đường lactôzơ<br /> Câu 5. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôliribôxôm có vai trò<br /> A. giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN.<br /> B. làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.<br /> C. gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit.<br /> D. gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.<br /> Câu 6. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?<br /> A. 5'UGX3'.<br /> B. 5'UGG3'.<br /> C. 5'UAG3'.<br /> D. 5'UAX3'.<br /> Câu 7. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên 2 cặp tương đồng được gọi là<br /> A. thể ba kép.<br /> B. thể ba.<br /> C. thể tứ bội<br /> D. thể bốn.<br /> Câu 8. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit<br /> amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng<br /> A. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.<br /> B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.<br /> C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81.<br /> D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80.<br /> Câu 9. Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt dài<br /> F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ<br /> A. 3/4.<br /> B. 1/3.<br /> C. 1/4.<br /> D. 2/3.<br /> Câu 10. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể ?<br /> A. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br /> B. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br /> C. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br /> D. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.<br /> Câu 11. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br /> (1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế mộtcặp<br /> nuclêôtit<br /> (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.<br /> (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến mộtsố cặp nuclêôtit.<br /> (4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.<br /> (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.<br /> (6) Hóa chất 5 -Brôm Uraxin gây đột biến thay thế mộtcặp G-X thành một cặp A-T.<br /> A. 2.<br /> B. 5.<br /> C. 4<br /> D. 6.<br /> <br /> Câu 12. Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?<br /> A. Phiên mã.<br /> B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.<br /> C. Tái bản ADN (nhân đôi ADN).<br /> D. Dịch mã.<br /> Câu 13. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí<br /> <br /> thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?<br /> A. Aabb x aaBb và AaBb x aabb<br /> B. Aabb x aaBb và Aa x aa<br /> C. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb.<br /> D. Aabb x aabb và Aa x aa<br /> Câu 14. Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số<br /> giống cây trồng?<br /> A. Đột biến lệch bội.<br /> B. Mất đoạn nhỏ.<br /> C. Chuyển đoạn nhỏ.<br /> D. Đột biến gen.<br /> Câu 15. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)trong thí nghiệm của<br /> Menden.<br /> A. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br /> B. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.<br /> C. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br /> D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.<br /> Câu 16. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li<br /> kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?<br /> A. Aabb × AAb<br /> B. aaBb × AaB<br /> C. Aabb × aaBb.<br /> D. AaBb × AaB<br /> Câu 17. Sự kiểm soát gen ở sinh vật nhân thực đa bào phức tạp hơn so với nhân sơ là do:<br /> A. Trong cõ thể sinh vật nhân thực ða bào, các tế bào khác nhau ðýợc biệt hóa về các chức nãng khác nhau.<br /> B. Các tế bào nhân thực lớn hõn.<br /> C. Sinh vật nhân sõ sống giới hạn trong môi trýờng ổn ðịnh.<br /> D. Các nhiễm sắc thể nhân thực có ít nuclêôtit hơn, do vậy mỗi trình tự nuclêôtit phải đảm nhiệm nhiều chức<br /> năng.<br /> Câu 18. Các gen tác động riêng rẽ,mỗi gen qui định một tính trạng.Phép lai AaBbddEe x aaBbDDEe cho bao<br /> nhiêu kiểu hình?<br /> A. 16<br /> B. 8<br /> C. 6<br /> D. 4<br /> Câu 19. Cặp alen là<br /> A. hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br /> B. hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br /> C. hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br /> D. hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.<br /> Câu 20. khi môi trường nuôi cấy vi khuẩn không có đường lactose, nhưng emzime chuyển hóa đường lactose vẫn<br /> <br /> được vi khuẩn tạo ra. Dựa vào hoạt động của operon lac, 1 HS đã đưa ra 1 số ý kiến để giải thích hiện tượng này<br /> như sau:<br /> 1- Vùng khởi đông P bị bất hoạt<br /> 2- Gen điều hòa R bị đột biến không tạo được pr ức chế<br /> 3- Vùng vận hành O bị đột biến không liên kết được với pr ức chế<br /> 4- gen cấu trúc Z, Y, A bị đột biến làm tăng biểu hiện của gen<br /> Trong các ý kiến trên, ý kiến đúng là;<br /> A. 2-3-4<br /> B. 2-3<br /> C. 2-4<br /> D. 1-2-3<br /> Câu 21. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli , đường lactose đóng vai trò là chất:<br /> A. ức chế<br /> B. Xúc tác<br /> C. Cảm ứng<br /> D. Trung gian<br /> Câu 22. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây<br /> thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí<br /> thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là :<br /> A. 1/4<br /> B. 2/3<br /> C. 3/4<br /> D. 1/2<br /> Câu 23. Kiểu gen nào sau đây là kiêu gen có 2 cặp dị hợp:<br /> <br /> A. AaBBDd.<br /> B. aaBBdd<br /> C. Aabbdd.<br /> D. AABbdd.<br /> Câu 24. Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ<br /> <br /> lệ: 3 đỏ, dẹt: 1 vàng ,dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?<br /> A. Aabb (đỏ ,dẹt) x aaBb (vàng, tròn).<br /> B. AaBb (đỏ, tròn) x Aabb (đỏ, dẹt).<br /> C. Aabb (đỏ, dẹt) x Aabb (đỏ, dẹt).<br /> D. aaBb (vàng, tròn) x aabb (vàng, dẹt).<br /> Câu 25. Một tế bào của loài A nguyên phân một số lần đòi hỏi môi trường cung cấp 56 NST đơn. Tổng số NST<br /> chứa trong các tế bào con được sinh ra là 64. Bộ NST lưỡng bội của loài A là<br /> A. 16<br /> B. 8<br /> C. 12<br /> D. 4<br /> Câu 26. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất hiện mã kết<br /> thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp<br /> A. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.<br /> B. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.<br /> C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.<br /> D. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.<br /> Câu 27. Loại axit nuclêic tham gia cấu tạo nên bào quan ribôxôm là<br /> A. ADN.<br /> B. rARN.<br /> C. mARN.<br /> D. tARN.<br /> Câu 28. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế<br /> A. nhân đôi ADN và phiên mã.<br /> B. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.<br /> C. nhân đôi ADN và dịch mã.<br /> D. phiên mã và dịch mã.<br /> Câu 29. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là<br /> A. lặp đoạn.<br /> B. đảo đoạn.<br /> C. chuyển đoạn<br /> D. mất đoạn.<br /> Câu 30. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?<br /> A. Xitôzin.<br /> B. Timin.<br /> C. Ađênin.<br /> D. Uraxin.<br /> Câu 31. Gen là một đoạn của phân tử ADN<br /> A. mang thông tin di truyền của các loài.<br /> B. mang thông tin mã hoá một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.<br /> C. chứa các codon mã hoá các axit amin.<br /> D. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.<br /> Câu 32. Bạn nhận được một phần tử axit nucleic mà bạn nghĩ là mạch đơn ADN. Nhưng bạn không chắc.<br /> Bạn phân tích thành phần nucleotit của phân tử đó. Thành phần nucleotit nào sau sau đây khẳng định dự đoán<br /> của bạn là đúng?<br /> A. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Timin 29%<br /> B. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Timin38%<br /> C. Adenin 38% - Xitozin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38%<br /> D. Adenin 22% - Xitozin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29%<br /> Câu 33. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là<br /> A. thể tứ bội<br /> B. thể bốn.<br /> C. thể ba kép.<br /> D. thể ba.<br /> Câu 34. Trong 1 ống nghiệm chứa các loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2: 2: 1: 2. Từ 4 loại<br /> nuclêôtit này, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo. Tính theo lí thuyết, xác suất xuất hiện bộ ba AUG<br /> trên phân tử ARN nhân tạo là<br /> 8<br /> 2<br /> 4<br /> 4<br /> .<br /> .<br /> .<br /> A.<br /> B. .<br /> C.<br /> D.<br /> 49<br /> 7<br /> 49<br /> 343<br /> Câu 35. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân<br /> <br /> tử và quá trình nào sau đây?<br /> (1) Phân tử ADN mạch kép<br /> (2) phân tử tARN<br /> (3) Phân tử prôtêin<br /> (4) Quá trình dịch mã<br /> A. (1) và (2)<br /> <br /> B. (2) và (4)<br /> <br /> C. (1) và (3)<br /> <br /> D. (3) và (4)<br /> <br /> Câu 36. Ở một loài thực vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét n gen, mỗi<br /> <br /> gen đều có hai alen, nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình trội về n tính trạng<br /> giao phấn với cây có kiểu hình lặn tương ứng (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không<br /> xảy ra đột biến và các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?<br /> A. F1 dị hợp tử về n cặp gen đang xét.<br /> B. F2 có số loại kiểu gen bằng số loại kiểu hình.<br /> C. F2 có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.<br /> D. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình.<br /> Câu 37. Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân<br /> li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?<br /> A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.<br /> B. Tỉ lệ phân li về kiểu hình trong phép lai phân tích phân tích.<br /> C. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.<br /> D. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ tuân theo định luật tích xác suất.<br /> Câu 38. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những<br /> <br /> phát biểu sau:<br /> (1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.<br /> (2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên<br /> phân tử mARN.<br /> (3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit<br /> trên mỗi mạch đơn.<br /> (4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở<br /> vùng mã hoá của gen.<br /> (5) Trong tái bản ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp.<br /> (6) Có nhiều enzim ADN - pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.<br /> Có bao nhiêu phát biểu không đúng?<br /> A. 3.<br /> B. 2.<br /> C. 4.<br /> D. 1.<br /> Câu 39. Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ<br /> A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.<br /> B. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.<br /> C. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.<br /> D. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.<br /> Câu 40. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây không đúng?<br /> A. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản quá trình phiên mã.<br /> B. Gen điều hòa nằm trong thành phần cấu trúc của opêron Lac.<br /> C. Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã.<br /> D. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn sản xuất prôtêin ức chế.<br /> HẾT<br /> <br /> SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br /> TRƯỜNG THPT NAM TRỰC<br /> (Đề thi gồm 04 trang)<br /> <br /> ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I<br /> NĂM HỌC 2016-2017<br /> BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; MÔN SINH HỌC<br /> (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)<br /> <br /> Đáp án mã đề: 141<br /> 01. C; 02. B; 03. D; 04. D; 05. B; 06. C; 07. A; 08. C; 09. D; 10. C; 11. C; 12. D; 13. C; 14. B; 15. A;<br /> 16. B; 17. A; 18. B; 19. B; 20. B; 21. C; 22. A; 23. A; 24. C; 25. B; 26. C; 27. B; 28. D; 29. C; 30. D;<br /> 31. B; 32. A; 33. B; 34. D; 35. B; 36. B; 37. D; 38. B; 39. A; 40. B;<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2