intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Nha Mân dành cho các bạn học sinh phổ thông lớp 10 đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ giúp các bạn có thêm tài liệu để tham khảo. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: /12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Nha Mân Câu 1: (2,0 điểm) : Tìm những yếu tố thần kì có trong truyện Tấm Cám và cho biết những yếu tố thần kì đó thể hiện quan niệm gì của tác giả dân gian? Câu 2: (2,0 điểm): Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Xác định biện pháp tu từ được sử dung trong câu ca dao trên và cho biết hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy. Câu 3: (6,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau: 3.a/ Theo chương trình chuẩn: (6,0 điểm) Hóa thân vào nhân vật An Dương Vương kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” từ khi Triệu Đà sang cầu hôn Mị Châu cho Trong Thủy đến hết. 3.b/ Theo chương trình nâng cao: (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp cuộc sống và con người Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn. - Hết -
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THPT Nha Mân I.Hướng dẫn chấm chung 1.Giám khảo cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, trách cách chấm đếm ý cho điểm. 2.Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vân dụng đáp án và thang điểm; khuyết khích những bài có cảm xúc và sáng tạo. 3.Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm. II.Đáp án và thang điểm CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Những yếu tố thần kì: - Phần đầu: Bụt giúp đỡ, con cá bống trả ơn và đưa Tấm đến hạnh phúc. 0,5 - Phần cuối: Các lần hóa thân của Tấm: chim vàng anh, cây xoan đào, khung 0,5 cửi, quả thị, Tấm. Quan niệm của tác giả dân gian: - Phần đầu: Ở hiền gặp lành. 0,5 - Phần cuối: Thiện thắng ác, ác giả ác báo. 0,5 Câu 2 Biện pháp tu từ: so sánh 0,5 - Công cha với núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ với nước trong nguồn chảy ra. } 0,5 So sánh “Công cha”, “Nghĩa mẹ” là những khái niệm trừu tượng không đo, 1,0 đếm được với những hình ảnh cụ thể con người nhìn thấy được như “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn chảy ra”. Giúp con người hiểu được công ơn của cha mẹ. →Câu ca dao ngắn gọn nhưng gợi hình, gợi cảm và hàm chứa được nội dung lớn lao. Câu 3 Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung: Câu 3.a Mở bài: Giới thiệu bối cảnh kể, nhập vai tôi là An Duong Vương. Thân bài: - Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy. - An Dương Vương gả con gái. - Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần, đánh tráo nỏ thần. - Trọng Thủy từ biệt Mị Châu về nước. Sau đó cùng cha xâm lược Âu Lạc. - An Dương Vương ỷ lại nỏ thần không phòng bị gì cả nên mất nước. Dẫn con gái chạy giặc. - Cầu cứu Rùa Vàng, giết con gái. - Mị Châu chết ở bờ biển. - Trọng Thủy đuổi đến, đem xác Mị Châu táng ở Loa thành, lao đầu xuống giếng chết. Kết bài: Bài học lịch sử rút ra từ truyện. Câu 3b Mở bài: Giới thiệu Khái quát cảm nhận về vẻ đẹp cuộc sống và con người
  3. Nguyễn Bỉnh Khiêm (Có thể giới thiệu thêm về tác giả và tác phẩm) Thân bài: * Vẻ đẹp cuộc sống thể hiện qua các dòng thơ: 1,2,5,6. - Cuộc sống thuần hậu dân dã: + Sống như một lão nông nhàn với các dụng cụ lao động; mai, cuốc, c ần câu. + Tính từ số đếm “một…một…một…”: trạng thái thong dong đếm bước. + “Thơ thẩn”: trạng thái thảnh thơi, vô sự, không bon chen danh lợi, sống không vất vả, cực nhọc. → Một chút ngông ngạo trước cuộc đời. - Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao: Bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông → Cuộc sống có hương vị, mùi vị không nặng nề, ảm đạm. * Vẻ đẹp con người thể hiện qua các dòng thơ 3,4,7,8. - Vẻ đẹp nhân cách + Ta dại – tìm nơi vắng vẻ >< người khôn – đến chốn lao xao: Phương châm sống, thái độ mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng, phú quý. + Cái “dại” của bậc đại trí (thực chất là khôn) + Nơi vắng vẻ: nơi tỉnh tại của thiên nhiên, nơi thanh thản cho tâm hồn. + Chốn lao xao: là chốn cửa quyền, là con đường hoạn lộ, luồn lọt sát phạt lẫn nhau, có ngựa xe tấp nập. → Hai dòng thơ là niềm vui lâng lâng, nhẹ nhàng của nhà thơ khi tìm đến sự thanh cao, thư thái cho tâm hồn. - Vẻ đẹp trí tuệ: + Là bậc thức giả với trí tuệ vô cùng tỉnh táo trong sự lựa chọn, cách nói đùa vui, ngược nghĩa (khôn hóa dại, dại thực chất là khôn) → Xuất phát từ triết lí dân gian “Ở hiền gặp lành”. + Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm: Tìm đến “say” là để “tỉnh”. Mượn điển tích xưa →nhận ra phú quý chỉ như giấc chiêm bao không có thực. Trí tuệ nâng cao nhân cách: từ bỏ chốn lao xao, quyền quý đền với nơi vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp con người Nguyễn Bỉnh Khiêm là ở nhân cách và trí tuệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2