intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Tân Thành 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

189
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Tân Thành giúp các bạn học sinh 10 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát chương trình học, chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Tân Thành 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ……/………/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Tân Thành I.Phần chung cho tất cả thí sinh (4,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) Kể các sự việc chính trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và giải thích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”. Câu 2: (2 điểm) Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu (Ca dao) II. Phần riêng (6,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3 a. Theo chương trình chuẩn: Cảm nhận của anh ( chị) về bài thơ sau: “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.” (“Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm) Ngữ văn 10 – Tập 1 Câu 3 b. Theo chương trình nâng cao: Có ý kiến cho rằng: “Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua những bài ca than thân, yêu thương tình nghĩa .” Bằng sự hiểu biết của mình về các tác phẩm ca dao trong chương trình Ngữ văn lớp 10 anh (chị ) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên --------------------------HẾT-----------------------------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu ĐÁP ÁN Điểm 1 Các sự việc chính: - ADV xây thành , chế nỏ và bảo vệ tổ quốc. 1,0 - ADV làm mất nước liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh “ ngọc trai- giếng nước” - Ngọc trai đã chứng minh cho tấm lòng trong sáng của công 1,0 chúa vì ngây thơ mà bị phản bội, nó phù hợp với lời ước nguyện của công chúa và là chi tiết chiêu tuyết cho danh dự và sự trong sáng c ủa nàng. - Giếng nước thể hiện sự hối hận và ước muốn hóa giải tội l ỗi của Trọng Thủy. Nếu đem ngọc trai kia rửa trong nước giếng này thì ngọc đã sáng lại càng sáng hơn, mặt khác, đó cũng chính là sự hóa gi ải trong tình cảm của hai người ở thế giới bên kia. - Không phải là sự ca ngợi tình yêu của đôi trai gái này (theo quan điểm nhân dân, Mị Châu cũng có tội và Trọng Th ủy là k ẻ có tội). Hơn nữa nhân dân không thể ngợi ca người đã đem đến bi kịch mất nước. - Với hình ảnh này, nhân dân thể hiện sự phán xét th ấu tình đ ạt lí của mình: rộng lòng tha thứ cho những người “vô tình ph ạm t ội” như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối hận như Trọng Thủy. 2 a. Nhân vật giao tiếp : Lời của tác giả dân gian nói với tất cả mọi 0,5 người,trước hết là với những người làm nghề nông; từ ai có nghĩa phiếm chỉ. b. Nội dung giao tiếp : Nội dung câu ca khuyên nhủ mọi người 0,5 đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quý (như vàng.) . c. Mục đích giao tiếp : Khuyên nhủ mọi người và kêu gọi mọi 0,5 người chịu khó làm việc,đừng bỏ phí đất đai. . d. Cách nói : rất chân tình (Khuyên nhủ ,động viên )Chú ý các từ hô 0,5 gọi : ai,từ chớ ,ý nghĩa khẳng định qua cấu trúc bao nhiêu …..bấy nhiêu .
  3. 3a a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận thơ trung đại - Bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng phù h ợp . biết cách trình bày dẫn chứng - Diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức : * Bài viết cần có đầy đủ ba phần A. Mở bài : 0,5 +Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm: -Cuộc đời -Thơ văn +Bài thơ “Nhàn”: hồn cảnh ra đời, nội dung,dẫn thơ +Chuyển ý B. Thân bài: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: cuộc sống đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm qua từng cặp câu: a-Hai câu đề: Một mai, một cuốc một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. 1,0 -Nhịp 2/2/3 khoan thai, điệp từ ,từ láy =>Ung dung tự tại, lối sống nhàn của tác giả phải có trong tay dụng cụ lao động, làm chủ bản thân, không phụ thuộc vào ai, không bị những ham muốn vật chất tầm thường ràng buộc. b-Hai câu thực: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao. -Phép đối, lối nói ngược- hai loại người với hai cách sống. -Nhún nhường, mỉa mai, khẳng định cách lựa chọn phương châm sống, 1,5 chủ động tìm đến cuộc sống trong sạch mà cảm thấy thoải mái, không bon chen chốn quan trường, hòa nhập với thiên nhiên để « di dưỡng tinh thần ». =>Thể hiện niềm tự hào, tự tin vào tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, đức độ. c-Hai câu luận: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. -Nhịp 1/3/1/2 -Bốn mùa thu, đông,xuân, hạ, gắn liền với những sinh hoạt của con
  4. người. =>Sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên, với đất trời đó là cuộc 1,5 sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. d-Hai câu kết Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. -Nhà thơ tìm đến rượu, uống say để chiêm bao, để nhận ra lẽ sống, nhân cách trí tuệ -Câu 8: nhịp 2/5 -Sự nhận thức bộc lộ triết lí nhân sinh, coi thường công danh phú quí ( cuộc đời là giấc mộng, phú quí tựa chiêm bao). => Cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn 1,0 dã. C.Kết bài : -Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Cảm nhận của bản thân 5,0 Lưu ý: : Học sinh có thể trình bày theo cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp: cuộc sống, nhân cách, trí tuệ. Gv linh động chấm 3.b Yêu cầu về phương pháp: Biét vận dụng các kiến thức đã học để làm bài nghị luận văn học ( Chú ý các thao tác cơ bản: chứng minh,phân tích ,bình luận…) Bố cục đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả, trình bày rõ ràng.
  5. Yêu cầu về nội dung: - Xác định được nội dung của những bài ca than thân và yêu thương tình nghĩa : A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 A. Thân bài: *Cảm nhận chung: Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ 1,0 chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn người lao động qua các câu ca. * Phân tích: + Nỗi niềm chua xót đắng cay được thể hiện qua: 2,5 Bài ca dao số 1: Tiếng than của người con gái trong xã hội cũ có vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất tâm hồn nhưng số phận lại bấp bênh ,không có quyền tự quyết định tương lai và hạnh phúc của cuộc đời mình + Tình cảm yêu thương tình nghĩa : được thể hiện : Bài ca dao số 4: Nỗi nhớ trong tình yêu 2,5 Bài ca dao số 6: Lối sống nghĩa tình ,thủy chung trước sau như một . ( Ngồi ra học sinh có thể mở rộng thêm những bài ca dao khác bài số 2,3.5 để làm sáng tỏ nội dung) C. Kết bài: Kết thúc vấn đề 0,5 * Lưu ý: Thí sinh có thể phân tích theo nhiều ý khác nhau nhưng phải đảm bảo được yêu cầu đề bài. Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1