intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Biến Đổi Khí Hậu : Tác Động Và Các Biện Pháp Thích Ứng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

348
lượt xem
145
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BĐKH đã trở thành vấn đề của sự phát triển các thay đổi diễn ra trong hệ thống vật lí, hệ sinh hoạc và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái → con người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có BĐKH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Biến Đổi Khí Hậu : Tác Động Và Các Biện Pháp Thích Ứng

  1. ĐỀ TÀI Biến Đổi Khí Hậu : Tác Động Và Các Biện Pháp Thích Ứng Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
  2. I .TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. ................................................. 3 1.Biến đổi khí hậu là gì? ................................. 3 2.Những thách thức của con người đối với sự biến đổi khí hậu. ...................................................... 3 3.Tác nhân gây biến đổi khí hậu ........................... 4 4.Kịch bản về BĐKH ........................................ 5 5. BĐKH trên thế giới. .................................... 6 6. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. ........................... 7 II. ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH ................................... 10 1.Tác động của BĐKH đến văn hóa thể thao du lịch ......... 10 2.Tác động của BĐKH đến công nghiệp và xây dựng ......... 10 3.Tác động của BĐKH đến nông nghiệp và an ninh lương thực. ......................................................... 11 4.Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp. ...................... 12 5.Tác động của BĐKH đến thủy sản ........................ 12 6.Tác động của BĐKH đến năng lượng ....................... 13 7.Tác động của BĐKH đến giao thông vận tải .............. 14 8.Tác động của BĐKH đến con người và sinh vật. ........... 14 III. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..................................... 19 1. Những biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH . ........ 19 2. Các biện pháp thích ứng với BĐKH ...................... 25 IV. KẾT LUẬN ............................................. 36
  3. I .TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. BĐKH đã trở thành vấn đề của sự phát triển các thay đổi diễn ra trong hệ thống vật lí, hệ sinh hoạc và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái → con người đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có BĐKH. 1.Biến đổi khí hậu là gì? BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác và sử dụng đất. - Theo ban liên chính phủ về BĐKH(IPCC) “BĐKH” là bất cứ thay đổi nào của khí hậu so với thời gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người. -Theo công ước khung của thế giới (UNFCCC) về BĐKH “Sự thay đổi khí hậu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển trái đất mà cùng với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong một thời kì nhất định 2.Những thách thức của con người đối với sự biến đổi khí hậu. - An ninh lương thực: với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện nay thì sản lượng cây lương thực sẽ giảm khoảng 15% - An ninh năng lượng : Vấn đề có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển bền vững của các quốc gia.
  4. - Vấn đề nước sạch: Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng gây ra hạn hán ở nhiều nơi sẽ đẩy thêm 50 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh nghèo đói trong vài thập kỷ tới do hạn hán. - Bảo tồn đa dạng sinh học : tăng nguy cơ tuyệt chủng động thực vật biến mất các nguồn gen quý hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh. 3.Tác nhân gây biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu trong thế kỉ qua đã và đang tiếp diễn hiện nay chủ yếu là do con người gây ra. Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát thải khí nhà kính chủ yếu là CO2 và metan CH4 là nguyên nhân chủ hàng đầu của biến đổi khí hậu đặc biệt là từ năm 1950 đến nay thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng , liên quan tới điều đó là tăng cường sử dụng các nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng , phá rừng và gia tăng chăn nuôi gia súc ( phát thải nhiều phân gia súc tăng nguồn metan). Vào đầu thời kì cách mạng công nghiệp thế kỉ 19 hàm lượng CO2 trong khí quyển khoảng 280ppm nhưng ngày nay đã đạt đến 380ppm và dự báo trước khi kết thúc thế kỉ 21 có thể đạt tới 560ppm. Hàm lượng CO2 trong khí quyển hiện nay cao hơn bất cứ thời kì nào trong 750 ngàn năm trước. Cùng với metan , sự biến đổi này cũng làm tăng nhiệt độ khí quyển thêm từ 1,4 đến 5,6o C trong thế kỉ 21. Hoạt động nông - nghiệp như trồng trọt , thủy lợi,phá rừng, khiến cho khả năng hấp thụ nhiệt của mặt đất giảm đồng thời tăng phát thải khí metan liên quan đến chất thải hữu cơ. Báo cáo của tổ chức FAO liên hợp quốc năm 2006 cho biết ngành chăn nuôi toàn cầu phát xả đến 18% lượng CO2. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn tạo ra 65% lượng oxit nito vố có khả năng tạo ra lượng tăng khí quyển cao hơn CO2 đến 296 lần, và 37% lượng metan toàn cầu vốn có khả năng làm tăng nhiệt độ khí quyển cao hơn CO2 đến 23lần.
  5. 4.Kịch bản về BĐKH Bảng 1: Kịch bản của biến đổi khí hậu toàn cầu theo IPCC năm 2007 đưa ra 6 kịch bản về biến đổi khí hậu. Thay đổi nhiệt độ thời kì năm 2090- Dâng cao mực nước biển (m) vào thời 2099 kì 2090-2099 so với thời kì 1980-1999 So với thời kì 1980-1999 Các kịch bản Có khả năng cao nhất khoảngbiến khoảng biến thiên chưa tính đến biến thiên đổi của băng hà. kịch bản B1 1,8 1,1-2,9 0,18-0,38 kịch bản A1T 2,4 1,4-3,8 0,2-0,45 kịch bản B2 2,4 1,4-3,8 0,2-0,43 kịch bản A1B 2,8 1,7-4,4 0,21-0,48 kịch bản A2 3,4 2,0-5,4 0,23-0,51 kịch bản A1F 4,0 2,4-6,4 0,26-0,59 Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuôí thế kỉ XXI nhiệt độ rất nhiểu khả năng tăng thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 0,37m chưa tính đến sự tan băng và tính đến sự dãn nở của nước các đại dương .IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỉ 21 mực nước biển có thể tăng tối đa 81cm. Tuy nhiên thì các nhà khoa học Anh cho rằng nước biển cuối thế kỉ 21 có thể tăng thêm 163cm tức là gấp đôi số liệu dự báo của IPCC. Chú ý rằng dự báo trên đây chưa tính đến sự nâng hạ của nền địa chất địa phương.Tính địa phương của BĐKH thể hiện ở 1 số điểm sau đây: - Sự ấm lên thể hiện rõ nhất ở các vùng đất có vĩ độ cao và thể hiện thấp nhất ở các vùn đại dương phía nam bán cầu và bắc đại tây dương.
  6. - Hiên tượng tan băng thể hiện rõ nhất ở những vùng đất băng giá và giảm đi ở những vùng băng trên đại dương, khu vực bắc cực sẽ gần như biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỉ 21. - Có nhiều khả năng xuất hiện thường xuyên các đợt nóng cực đoan, sóng, nhiệt độ và mưa lớn. - Gia tăng các đợt bão mạnh nhiệt đới nhưng không chắc sẽ giảm các cơn bão nhiệt đới. - Dịch chuyển các cơn bão nhiệt đới về phía 2 địa cực cùng với hiện tượng thay đổi chế độ mưa gió và nhiệt độ. - Tăng lượng mưa ở các vùng có vĩ độ cao nhưng có thể mưa sẽ giảm ở những vùng đất cận nhiệt đới, điều này kích thích quá trình hoang mạc hóa ở các vùng này. - Chắc chắn vào giữa thế kỉ 21 lượng mưa hàng năm và lượng nước sẽ tăng thêm ở các vùng có vĩ độ cao ( và ở một số vùng nhiệt đới ẩm) và giảm đi tại một số vùng khô hạn vĩ độ trung bình và nhiệt đới. Và cũng chắc rằng những vùng bán khô hạn sẽ trở nên cực kì thiêú nước do BĐKH . Do can thiệp của các yếu tố địa phương như trên nên trong bối cảnh của BĐKH chúng ta đã dự báo vùng bắc cực có thể tăng tới 7,50C , phần lớn khu vực lục địa của các châu lục có thể tăng từ 4,0-4,5oC , các quốc gia của Đông Nam Á có thể tăng lên tới 2-2,5oC 5. BĐKH trên thế giới. - BĐKH mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng ( do nồng độ khí nhà kính tăng lên đáng kể) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ 21. .Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình
  7. toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng thấy và đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. - BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên toàn thế giới: đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4% , giá sẽ tăng 13-45% số người bị ảnh hưởng của nạn đói 36- 50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp và gây rủi ro lớn đối với hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai . Các công trình hạ tầng được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. - Dự tính đến năm 2030 ở các vùng Trung , Đông, Nam, Đông Nam Á đặc biệt là ở khu vực sông lớn bắt đầu thiếu hụt vùng bờ đặc biệt là ở các châu thổ sông lớn đông dân của Đông, Nam và Đông Nam Á chịu rủi ro cực lớn do gia tăng ngập lụt vùng ven bờ, ở một số vùng châu thổ sông lớn còn kèm theo cả lũ sông. - Nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc Cực và Nam Cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015 ít nhất có 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm hoặc 1 phần . -Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ , Bangladesh, Việt Nam, Indonexia, Nhật bản, Ai Cập, Hoa kì, Thái Lan và Philippin. 6. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. - Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua , nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,7o C mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El- Nino và La- Nina ngày càng tác động mạnh mẽ tới Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai đặc biệt là bão lũ,hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán nhiệt độ
  8. trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3o C và mực nước biển có thể dâng tới 1m vào năm 2100, - Theo đánh giá của ngân hàng thế giới Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công sẽ bị ngập chìm nặng nhất . Nếu mực nước biển dâng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, Tổn thất đối với GDP khoảng 10% .Nếu nước biển dâng 3m có thể có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới khoảng 25% khoảng 40nghìn km 2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm , trong đó 80% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn. a. Thực trạng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam. - Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000) nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam đã tăng lên 0,70C . Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của 3 thập kỉ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỉ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM đều cao hơn trung bình của thập kỉ số-1940 lần lượt là 0,8; 0,4: 0,6o C . Năm 2007 nhiệt độ trung bình năm của cả 3 nơi đều cao hơn. - Lượng mưa : trên từng địa điểm , xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỉ qua ( 1911-2000) không rõ rệt theo các thời kì và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực. - Mực nước biển : Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy mực nước biển trung bình hang năm tăng lên 20cm phù hợp với xu thế chung của toàn cầu trong hai thập kỉ gần đây ( cuối XX đầu XXI).Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm . Một số biểu hiện dị thường của biến đổi khí hậu diễn ra
  9. gần đây nhất là KKL rét đậm rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. - Bão: Vào những năm gần đây số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn , quỹ đạo bão gần dịch chuyển về hướng các vĩ độ phía Nam và mùa báo kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo chuyển hướng dị thường hơn. - Số ngày mưa phùn : TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỉ qua và chỉ còn gần một nửa ( 15 ngày/ năm) trong những năm gần đây. b.Nhận định về xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam. - Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 30C vào năm 2100. - Lượng mưa có xu thế biến đổi không đều giữa các vùng , có thể tưng từ ( 0%- 10%) vào mùa mưa và giảm (từ 0%-5%) vào mùa khô. Tính biến động của mùa mưa tăng lên. -Mực nước trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 100cm vào năm 2100. c. Nhận định về xu thế tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Việt Nam Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm các tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên , cấu trúc xã hội, hạ tầng kĩ thuật và nền kinh tế. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Để ứng phó với BĐKH cần phải có những đầu tư thích đáng và nỗ lực của toàn xã hội.
  10. II. ẢNH HƯỞNG CỦA BĐKH 1.Tác động của BĐKH đến văn hóa thể thao du lịch BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại và dịch vụ và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như giao thông, vậi tải, xây dựng, nông nghiệp, công ngiệp, sức khỏe cộng đồng… Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các sân gôn vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ… làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn của mùa lạnh làm giảm sự thu hút của các khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao. Trong khi du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm. 2.Tác động của BĐKH đến công nghiệp và xây dựng Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước đang và sẽ được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông và tăng mực nước biển. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tư lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ các hệ thống tiêu thoát nước
  11. Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải là hóa chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp. BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thủy hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, điện hạt nhân…. Các điều kiện khí hậu cực đoan cùng với thiên tai làm giảm tuổi thọ của các vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi chi phí tăng lên để khắc phục. BĐKH đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại quy hoạch, các tiêu chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH . 3.Tác động của BĐKH đến nông nghiệp và an ninh lương thực. BĐKH có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh cho cây trồng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm Ngành nông nghiệp phải đối mặt lớn với nhu lớn về phát triển giống cây trồng và vật nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro do BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực đoan. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô, nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh làm giảm năng suất của cây trồng, vật nuôi. BĐKH làm tăng nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông
  12. Hồng, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp 4.Tác động của BĐKH đến lâm nghiệp. Do ảnh hưởng của BDKH hệ sinh thái rừng biến đổi theo các chiều hướng khác nhau. Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể bị dịch chuyển nhiệt độ cao, nguồn ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp, dẫn đến tăng quá trình đồng hóa của cây xanh Nguy cơ tuyệt chủng của động vật và thực vật có thể gia tăng, một số loài thực vaath quan trọng như trầm hương, powmu, gỗ đỏ, lát hoa có thể bị suy kiệt Nhiệt độ và hạn hạn tăng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng 5.Tác động của BĐKH đến thủy sản Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gây ra các hậu quả sau đây - Nước mặn lấn sâu vào nội địa gây mất nơi sống của một số loài nước ngọt - Rừng ngập mặn bị thu hẹp gây ảnh hưởng đến một số loài thủy sản - Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái dong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy + Nhiệt độ tăng dẫn đến một số hậu quả sau: - Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực đứng ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật
  13. - Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu - Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. - Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh gữa san hô và tảo - Cường độ và lượng mưa lớn làm cho hàm lượng muối giảm đi dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ bị chết hàng loạt do không chịu nổi hàm lượng muối thay đổi * BĐKH gây ảnh hưởng với nghề cá - Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa, thủy sinh thay đổi làm cho các quần thể cá thay đổi làm giảm năng suất, trữ lượng giảm sút - Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thủy sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt đới có giá trị cao bị giảm hoặc mất hẳn. cá ở các rạn san hô đa phần bị mất hẳn - Nác loài thực vật nổi mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt làm giảm mạnh động vật nổi do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu cho của các động vật tầng giữa và tầng trên. 6.Tác động của BĐKH đến năng lượng ☺Nước biển dâng gây các hậu quả sau đây - Ảnh hưởng đến các dàn khoan được xây dựng trên biển, hệ thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng trên biển làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc…
  14. - Các trạm phân phối điện trên các vùng ven biển phải tăng thêm năng lượng tiêu hao cho việc bơm tiêu nước ở các vùng ven biển, mặt khác dòng chảy của các sông lớn có các công trình thủy điện cũng bị ảnh hưởng ☺Ảnh hưởng của nhiệt độ tăng: - Tăng chi phí thông gió, làm mát các hầm lò và làm giảm hiệu suất, sản lượng của các nhà máy điện - Tiêu thụ điện sinh hoạt tăng, và chi phí làm mát cho các ngành công nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể - Ảnh hưởng đến lượng nước của các hồ thủy điện 7.Tác động của BĐKH đến giao thông vận tải Có ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì CNH – HDH, việc kiểm soát và hạn chế phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch. Để ứng phó với BĐKH và nước biển dâng và các thiên tai gia tăng ngành GTVT cần quy hoạch và thiết kế lại các hệ thống GTVT trên đất liền, trên biển, ven biển, bến cảng, kho bãi, luồng lạch… xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm phù hợp với BĐKH. Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng động cơ trong đó có yêu cầu làm mát thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần làm tăng chi phí trong ngành GTVT 8.Tác động của BĐKH đến con người và sinh vật. a. Ảnh hưởng đến con người
  15. Khi nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp,dịch vụ chung quy lại thì cũng là tác động đến cuộc sống con người .Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là những tác động trực tiếp đến sức khỏe,nhà ở, di cư,các vấn đề mang tính xã hội như chiến tranh giành nguồn nước,thức ăn……… +Kết quả nghiên cứu về tác động biến đổi khí hậu lên con người do tổ chức Global Humanitarian Forum của cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan vừa công bố cho biết, hiện nay, biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên trái đất do tác động của những đợt nắng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. - Ông Kofi Annan nhấn mạnh: “Biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng nhân đạo thầm lặng. Vì vậy, đó là thách thức nhân đạo lớn nhất trong thời đại của chúng ta”. +Như chúng ta đã biết biến đổi khí hậu đã gây ra sự thay đổi chế độ khí hậu ở nhiều nơi trên thế giới dẫn đến sự chuyển dịch của các đới khí hậu.Nhiều bệnh lạ ,mới sinh ra và đã “toàn cầu hóa” nhiều bệnh mà trước đây chỉ xảy ra ở những khu vực địa lý nhỏ(12 bệnh dịch nguy hiểm do Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã liệt kê là các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được dự báo là sẽ lan truyền do hiện tượng thay đổi khí hậu ví dụ như cúm gia cầm,sốt xuất huyết,tiêu chảy,bệnh sốt vàng da,cúm H1N1 và bệnh sat………..) +Làm thay đổi nhịp sinh học của con người như nhịp điệu mùa,và các phản ứng của con người trước các điều kiện bất lợi của môi trường chậm do chúng xảy ra thất thường,con người dễ bị nhiễm bệnh(sức đề kháng của con người giảm) +Ngoài ra, BĐKH còn dẫn đến hậu quả xấu về sức khoẻ tinh thần ở các cộng đồng nông dân phải trải qua tình trạng hạn hán, suy giảm về sản lượng lương thực... do đó gây ra suy giảm sức khoẻ dinh dưỡng.
  16. - Theo UNEP ước tính thì hàng năm biến đổi khí hậu trên thế giới gây tổn thất về năng suất lương thực tới 42 tỷ USD. - Liên hợp quốc cho hay năm 2008, khoảng 1 tỷ 100 triệu người trên thế giới bị đói tăng hơn 100 triệu so năm 2007 do cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cơ quan lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho rằng con số này lớn đến mức kỷ lục +Khí hậu nóng lên làm gia tăng sự phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh.Một số loài biến đổi tạo nên các chủng mới thích ứng với điều kiện khí hậu ấm nên nhanh chóng lây lan trên toàn cầu .Một số khác biến đổi chuyển từ động vật sang người( vi rut cúm gia cầm,e.coli,thương hàn…….) +Biến đổi khí hậu là môi trường để một số bệnh gia tăng. Mặc dù bệnh sốt rét, các bệnh liên quan đến côn trùng hiện đã được khống chế ở các nước nhiệt đới. Nhưng nếu nhiệt độ tăng lên, muỗi mang mầm bệnh sốt rét sẽ phát triển, sống lâu hơn. Theo một báo cáo của Trung tâm Dịch tễ học và Sức khỏe của Australia, sẽ có khoảng 20 đến 80 triệu người sống trong những vùng dịch sốt rét đến năm 2080 +Theo thống kê nếu mực nước biển dâng cao 1m thì 322 triệu người trên thế giới mất nhà cửa, chủ yếu là dân cư sống ở những vùn đất trũng ven biển(Riêng tại việt nam việc nước biển dâng cao có thể khiến22 triệu người mất nhà. Một phần lớn diện tích của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể bị ngập lụt do nước biển dâng, theo các chuyên gia cảnh báo. ) +Vấn đề lương thực lại đặt ra khi biến đổi khí hậu năng suất nông nghiệp giảm,nhiều loài sinh vật bị tiệt chủng,hệ sinh thái rừng và biển suy thoái đây là nguồn cung cấp thức ăn lớn cho khu vực dân nghèo() +Khi các nguồn tài nguyên đặc biệt là nước và đất bị thiếu hụt sẽ gây ra những biến động lớn trong xà hội loài đó là chiến tranh.Chiến tranh giành nguồn nước giữa các cộng đồng người trong điều kiện nguồn tài nguyên này cạn kiệt,hạn
  17. hán.Còn về đất khi mực nước biển dâng lên một phần lớn diện tích đất đai ven biển bị nhán chìm những cộng đòng người này sẽ phải đi tìm nguồn đất mới dãn tới những xung đột(Điều này đã được bàn luận trong cuộc hội thảo ở Caen (1999)) +Thiên tai thường xuyên xảy ra dãn đến người nghèo ngày càng nghèo hơn.Sa mạc hóa,hạn hán,bão……..khiến nhiều vùng đất trở thành đất chết,con người không thể sinh tồn ở đó nên họ phải di cư(tị nạn môi trường) +Tuy nhiên vấn đề này gây ảnh hưởng nhiều nhất ở các nước đang phát triển và các nước ở thế giơi thứ ba.Nguyên nhân do điều kiện y tế không đảm bảo,nghèo đói,điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Theo bản báo cáo, 99% người dân chết vì những nguyên nhân gắn với thay đổi khí hậu sống ở những nước đang phát triển, trong khi đó những người này thải ra môi trường dưới 1% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. 98% những tổn thất kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra sẽ rơi vào các nước đang phát triển và dân cư tại tiểu vùng Sahara, Trung Đông và Nam Á và một số đảo nhỏ thuộc Thái Bình Dương. +Trẻ em và người già là những đối tượng chịu tác động mạnh nhất b)Ảnh hưởng đến sinh vật +Làm giảm đa dạng sinh học các loài: - Ở biển san hô chết trắng ngày càng nhiều,nhiều khu vực được mệnh danh là rừng nhiệt dới dưới biển với nhiều loài cỏ biển ,sinh vật quý biến mất.Do các thủy vực ấm lên bất thường gây ra hiện tượng “tẩy trắng” san hô,ít nhất một nửa lượng san hô đã mất trong nửa sau thế kỷ XX.Cho đến nay ,trên toàn cầu san hô đang mất dần với tốc độ 1%/năm,gấp 2 lần tốc độ biến mất của rừng mưa nhiệt đới.Vỉa hô lớn nhất nằm ở eo biển Australia có đang bị ảnh hưởng lớn - Biến đổi khí hậu gây biến dị,đột biến gen ở một số loài động vật ,xuất hiện nhiều giống sinh vật ngoại lai gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật và hệ sinh
  18. thái bản địa (ví dụ như ốc bưu vàng ở Việt Nam,hải ly…..).Các loài sinh vật ngoại lai này chúng thường bắt đầu xâm nhập vào những hệ sinh thái nhạy cảm,kém bền vững như cửa sông,bãi bồi,hệ sinh thái nông nghiệp độc canh.Do chúng có khả năng sản xuất nhanh,biên độ thúc ăn rộng,vùng phân bố lớn,có khả năng phát tán thích ứng nhanh với những thay đổi về khí hậu,khả năng cạnh tranh cao,nên chúng sẽ cạnh tranh ngăn cản khả năng sinh sản,phát triển của loài bản địa dẫn tiêu diệt loài và cao hơn nữa có thể tiêu diệt hệ sinh thái bản địa. - Gây gia tăng suy thoái các loài cây dại làm giảm nguồn gen quý để lai tạo các giống mới.hiện nay trên thế giới khoảng ¼ trong tổng số 40 loài khoai tây dại đã biến mất. - Không chỉ có các loài động vật bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu mà các loài thực vật còn bị ảnh hưởng mạnh hơn.Do các cơ chế thích ứng với sự thay đổi khí hậu chậm muốn xây dựng phải qua hàng trăm năm,còn động vật thì có thể thích ứng nhanh hơn do chúng có thể di chuyển,di trú khi gặp điều kiện bất lợi.Theo ước tính dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong vài chục năm tới 9% các loài thực vật sẽ bị tuyệt chủng. - Theo báo cáo của hơn 1395 nhà khoa học đến từ 95 quốc gia trong báo cáo đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái thì chúng ta đang phải chứng kiến một làn sóng tiệt chủng lớn nhất kể từ khi loài khủng long trên trái đất biến mất.Mức độ tiệt chủng tăng lên theo con số gấp 1000 lần tỷ lệ tuyệt chủng cơ sở.Cứ mỗi ngày có 150 loài bị mất đi,cứ mỗi năm có khoảng 18000-55000 loài bị tuyệt chủng trên thế giới -Theo báo cáo của ủy ban bảo vệ động thực vật hoang dã thì với tốc độ tan băng như hiện nay thì loài gấu Bắc Cực nói riêng và các sinh vật sống ở khu vực này này như chim cánh cụt,hải cẩu……nói chung sẽ bị tuyệt chủng trong vài chục năm nữa.Nguyên nhân là do mất nơi cư trú và kiếm ăn.
  19. + Nhiều loài đã phải thay đổi vùng phân bố và chu kỳ sống của chúng để thích ứng với biến đổi khí hậu.Do các đới khí hậu bị chuyển dich về 2 cực +Vùng phân bố của nhiều loài chim,cây,cá,côn trùng bị di chuyển lên phía bắc và các vùng cao hơn.Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn,nhiều loài chim bắt đầu mùa di cư sớm hơn.Nhiều loài côn trùng xuất hiện nhiều hơn ở Bắc bán cầu Việt Nam được coi là một trong 15 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới.Có sự đa dạng về thành phần loài,kiểu gen,các cảnh quan sinh thái.Có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ như sếu đầu đỏ ,bò tót,vooc trắng,đồi mồi.Vì vậy vấn đề suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam sẽ rất nghiêm trọng dưới tác động của biến đổi khí hậu +Nhiều loài sinh vật thích nghi với khí hậu ấm hơn sẽ phát triển một cách rầm rộ thì sẽ không có cách nào kìm hãm nổi gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái.Nhất là các loài vi khuẩn virut gây bệnh sẽ tạo ra các dịch bệnh lớn ở quy mô toàn cầu.Các loài động vật chịu nóng tốt sẽ phát triển và ngày càng mở rộng phạm vi cư trú III. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Những biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH . Để giảm tác động của biến đổi khí hậu chúng ta phải giảm nguyên nhân gây tra biến đổi khí hậu. Đó là các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính,giảm ô nhiễm,suy thoái rừng, biển những bể lọc CO2 tự nhiên.Muốn vậy ta phải tăng cường áp dụng công nghệ sạch trong công nghiệp, tìm nguồn năng lượng sạch , trong nông nghiệp tăng diện tích che phủ rừng, giảm phát thải CH4 từ chăn nuôi,phát triển khoa học kỹ thuật nhằm tìm ra những biện pháp thu CO2.Tuy nhiên trong tình hình hiện nay biến đổi khí hậu đã tác động đến chúng ta vì vậy để
  20. có thể giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu ta phải có cơ chế quản lý như tăng cường dự báo,phòng chống thiên tai, xây đê ngăn nước biển, xây đập tích nước phòng hạn,thay đổi chế độ mùa vụ. a. Những biện pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật +Phát triển công nghệ sạch trong công nghiệp đó là sử dụng máy mác trang thiết bị hiện đại không sử dụng nhiên liệu hóa thạch,tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm lượng khí thải,phát triển các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường như tủ lạnh không dùng CFC,xe ô tô chạy bằng hidro +Tìm ra những nguồn năng lượng sạch như gió,mặt trời,sóng,nhiên liệu sinh học .Đây là những nguồn năng lượng vô hạn trong quá trình sản xuất và sử dụng không tạo ra khí nhà kính và ô nhiễm môi trường +Tăng diện tích che phủ rừng,trồng rừng vừa phát triển lâm nghiệp,vừa giảm CO2 do rừng là là phổi xanh của trái đất,thông qua hoạt động quang hợp cây đã hấp thụ CO2 đồng thời thải ra O2 +Giảm phát thải CH4 từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt (nhất là trồng lúa nước) có thể xây dựng các hầm biogas để thu CH4 từ phân động vật và phế phụ phẩm nông nghiệp. Dùng CH4 để nhiên liệu sưởi ấm hoặc tạo điện -Ước tính lượng khí nhà kính mà nông nghiệp toàn cầu tạo ra hàng năm bằng 20% tổng lượng khí nhà kính do loài người phát thải ra +Tìm ra những giải pháp mới hấp thụ CO2 ví dụ biện pháp chôn CO2 xuống đáy biển,hấp thụ CO2 bằng vật liệu mới. Tuy nhiên nếu biện pháp cắt giảm này không hiệu quả chúng ta phải tính đến những giải pháp cuối cùng mang tính sống còn đối với tương lai của cả hành tinh.Các nhà khoa học đã nghĩ đến biện pháp Geoengineering .đây là biện pháp làm mát trái đất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2