Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay
lượt xem 31
download
Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay nhằm mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng KNTGD, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở HVHC hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo mà còn đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng thích ứng cao, linh hoạt trong tiếp nhận, xử lý thông tin và không ngừng tự bồi dưỡng tri thức để đáp ứng được các nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò năng động chủ quan, chú trọng bồi dưỡng năng lực tự giáo dục, tự đào tạo của người học đang là một nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục đào tạo trong nhà trường hiện nay, đây được xem như một hướng đột phá, một sự quan tâm lớn của xã hội và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Nhận thức được vấn đề trên, trong các Văn kiện, Nghị quyết gần đây, Đảng ta luôn khẳng định: “đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức tránh học vẹt, học chay” [5, 203]. Đây là vấn đề có ý nghĩa bức thiết của giáo dục, nhằm biến quá trình đào tạo của nhà trường thành quá trình tự đào tạo của mỗi cá nhân. Nằm trong hệ thống các học viện, nhà trường quân đội, HVHC có nhiệm vụ đào tạo cán bộ hậu cần cho toàn quân và đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu giảng dạy khoa học hậu cần quân sự. Từ những năm học đầu, học viên đã phải tiếp thu một lượng kiến thức rất lớn về khoa học cơ bản, khoa học quân sự, khoa học xã hội và nhăn văn làm cơ sở theo học các chuyên ngành. Để có thể lĩnh hội tri thức ở bậc đào tạo đại học, hình thành được các phẩm chất nhân cách cần thiết của người cán bộ hậu cần trong tương lai đòi hỏi học viên phải có các KNTGD tương ứng để có thể tự học tập, tự rèn luyện thường xuyên. Khi được bồi dưỡng và rèn luyện KNTGD, học viên sẽ có một hệ thống công cụ hữu ích cho hoạt động nhận thức, làm cho quá trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện KN sẽ tốn ít sức lực và có hiệu quả hơn. Từ đó, học viên càng có điều kiện để hợp tác, đào sâu tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhờ có KNTGD mà học viên từ chỗ là đối tượng của giáo dục sẽ trở thành chủ thể 4
- của giáo dục, tiếp nhận những tác động của giáo dục một cách chủ động tích cực, sáng tạo và tự làm chủ quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Quán triệt Nghị quyết 86 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác giáo dục đào tạo trong tình hình mới. Trong những năm qua, HVHC đã tiến hành đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đào tạo theo hướng dân chủ hoá, tích cực hoá nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo các học viên sỹ quan trở thành những con người hoạt động thực tiễn tự chủ, năng động và sáng tạo. Vai trò tích cực, chủ động trong học tập rèn luyện của học viên đã được đề cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ của Học viện và yêu cầu xây dựng ngành hậu cần quân đội trong thời kỳ mới thì chất lượng giáo dục, đào tạo của Học viện còn những vấn đề bất cập, qua khảo sát chất lượng cán bộ hậu cần cấp phân đội bậc đại học mới ra trường cho thấy: “đa phần cán bộ được đào tạo đều có phẩm chất, năng lực và tiềm năng phát triển. Song vẫn có không ít số cán bộ phân đội còn lúng túng trong thực hiện chức trách thực tế, đặc biệt những vấn đề liên quan đến kinh tế thị trường, làm luận chứng kinh tế, kỹ thuật, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra đối với cán bộ hậu cần…[17] . Bên cạnh đó, sự trưởng thành về nhân cách và các phẩm chất nghề nghiệp của học viên còn chậm, khả năng định hướng giá trị còn yếu, kết quả học tập, rèn luyện của học viên còn chưa cao…Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cơ bản, học viên chưa có KNTGD hoặc KNTGD, KN thực hành tuy được hình thành nhưng chưa vững chắc và mang tính hệ thống. Do vậy, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Học viện, xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần vừa hồng vừa chuyên, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình giáo dục đào tạo, đặc biệt cần chú trọng vào bồi dưỡng các kỹ năng tự học tập, tự rèn luyện và năng lực thực hành nhằm hình thành KNTGD cần thiết cho học viên. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn: “ Bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan 5
- Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề TGD, KNTGD nói riêng hay KN tổ chức các hoạt động nói chung, cả trong và ngoài quân đội. Trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Lê Đức Phúc (2004), “Nâng cao khả năng tự giáo dục của học sinh” NXB Chính trị Quốc gia; Thái Duy Tuyên (2000), “Tăng cường hoạt động tự giáo dục của học sinh”, tạp chí Giáo dục và thời đại, 32( 294); Nguyễn Học Từ (1998): “Cơ sở sư phạm và giải pháp bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên các trường Đại học quân sự” Luận án phó tiến sỹ khoa học quân sự, Hà nội; Nguyễn Thành Vân (2004), “Những biện pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động nhận thức cho giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường Đại học quân sự hiện nay”, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Hà Nội...Các công trình đề tài nói trên là những định hướng, gợi ý quan trọng giúp tác giả trong quá trình nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình khoa học đã đề cập và luận giải nhiều khía cạnh của vấn đề TGD, KNTGD, KN tổ chức các hoạt động cho học sinh, sinh viên trong đó có các học viên ở nhà trường quân sự. Các công trình đã khẳng định vai trò của TGD, KNTGD đối với việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách nói chung, nhân cách của người quân nhân cách mạng nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở HVHC. Đề tài không trùng lặp với các đề tài, công trình đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng KNTGD, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở HVHC hiện nay * Nhiệm vụ Luận giải một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học Đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNTGD của học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở HVHC hiện nay Đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở HVHC trong giai đoạn hiện nay 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu 6
- KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở HV HC * Phạm vi nghiên cứu Bồi dưỡng KNTGD của học viên Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 ở HVHC từ năm 2004 đến 2009 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Lý luận Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục; lý luận của khoa học chuyên ngành giáo dục học Cơ sở thực tiễn: Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan; Kết quả thực tế bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở HVHC trong những năm gần đây; báo cáo tổng kết các mặt hoạt động chủ yếu của tiểu đoàn quản lý học viên và số liệu khảo sát của tác giả về bồi dưỡng KNTGD ở các tiểu đoàn quản lý học viên đào tạo sỹ quan hậu cấp phân đội, trình độ đại học của HVHC Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học và phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia... 6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao hiệu quả bồi dưỡng KNTGD của học viên, đồng thời đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm mở đầu, 2 chương, 5 tiết, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục 7
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG TỰ GIÁO DỤC CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SỸ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở HỌC VIỆN HẬU CẦN 1.1. Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội, trình độ đại học ở Học viện Hậu cần 1.1.1. Kỹ năng tự giáo dục của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội Trong lịch sử, vấn đề giáo dục và TGD đã được quan tâm từ rất sớm. Các nhà giáo dục đánh giá rất cao vai trò của TGD, tự tu dưỡng rèn luyện và coi trọng phát huy TTC, chủ động của người học. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà vấn đề này còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí còn mang nặng tính tự phát, chủ quan, đơn giản và phiến diện. Chỉ khi học thuyết Mác Lênin ra đời với cách xem xét biện chứng, vấn đề TGD được nhìn nhận một cách khoa học, TGD không còn hoàn toàn là hiện tượng thuần tuý chỉ có ở mỗi người mà còn là một hiện tượng xã hội. Theo đại từ điển tiếng Việt “tự” là từ “biểu thị hoạt động do chủ thể tiến hành hoặc biểu thị ý nghĩa phản thân” [30,236]. Theo đó, TGD của HV đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội, trình độ đại học được hiểu là quá trình nỗ lực tự giác cao của học viên nhằm tự tổ chức, tự điều khiển, tự điều chỉnh sự hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của Học viện. TGD là nhân tố quyết định đến sự phát triển hoàn thiện nhân cách của mỗi người nói chung, của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội, trình độ đại học nói riêng. Đây là quá trình chuyển hoá những nhu cầu của xã hội, quân đội vốn tồn tại khách quan thành trạng thái chủ quan, thành nhu cầu động cơ, nội dung, khả năng tự học tập, tự rèn luyện của 8
- mỗi học viên thông qua vai trò của nhà giáo dục và hoạt động thực tiễn tích cực của học viên. Học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học là những thanh niên trẻ, khoẻ, tuổi đời từ 1822, phần lớn là học sinh phổ thông được tuyển chọn qua con đường tuyển sinh đại học. Đó là những học viên ham hiểu biết, nhạy cảm trước tác động của môi trường, tư duy mau lẹ, linh hoạt, trí nhớ tốt. Đây là những điều kiện thuận lợi để họ có khả năng tiếp thu nhanh tri thức khoa học, nhất là tri thức khoa học hậu cần quân sự, tạo tiền đề cho sự phát triển hoàn thiện phẩm chất nhân cách người cán bộ hậu cần trong điều kiện mới. Tuy nhiên, học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội là những người trẻ tuổi, vốn sống kinh nghiệm chưa nhiều, nhất là kinh nghiệm về chính trị xã hội, hậu cần quân sự và KNTGD và rèn luyện bản thân. Cho nên họ thường bộc lộ những hạn chế như nhận thức nhanh nhưng dễ phiến diện, đánh giá thường cảm tính thiếu sâu sắc, phân biệt đúng sai về một số vấn đề trong cuộc sống, rèn luyện, học tập còn hạn chế. Đặc biệt là trong những năm đầu, mục tiêu phân đấu chưa rõ ràng cụ thể, còn lý trí chưa biết bắt đầu từ đâu…Do vậy cán bộ lãnh đạo, quản lý và các lực lượng giáo dục cần quan tâm, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện một cách cụ thể, nhất là bồi dưỡng KN, kinh nghiệm TGD cho họ hướng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo của Học viện. Hiện nay, khi bàn về KN có nhiều quan điểm. Tuỳ theo từng góc độ, các nhà khoa học đưa ra khái niệm KN với nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Hà Thế Ngữ đưa ra khái niệm KN với nghĩa coi KN là mặt kỹ thuật của thao tác hành động: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động những cái mà con người đã lĩnh hội từ trước” [18,17]. Ở góc nhìn khác, Hà Thị Đức lại nhấn mạnh việc coi KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người: “Kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức và các kỹ xảo của mình một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn” [27,13]...Nhìn chung, các khái niệm cơ bản đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi của KN, đó là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một loạt hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng đúng đắn, sáng tạo kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc tương ứng theo những chuẩn mực xác định.Việc xem xét KN với tư cách là năng lực hành động của cá nhân đặt ra yêu cầu là không chỉ phân 9
- tích mặt kỹ thuật của hành động mà còn phải nghiên cứu các nhân tố khác có liên quan đến việc triển khai hành động. Cho nên xem xét KN phải gắn với một hoạt động cụ thể, xem nó như một đặc điểm của hành động. KN trước hết biểu hiện mặt kỹ thuật, mức độ đúng đắn và thành thục của hành động. KN không có mục đích riêng, mục đích của KN cũng là mục đích của hành động. Trong KN, không chỉ là tri thức về phương thức hành động mà còn là tri thức về giá trị của hành động, định hướng cho chủ thể luyện tập để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Sự hình thành KN phụ thuộc vào cơ chế hình thành hành động. Do vậy cần luyện tập thường xuyên trong thực tiễn để chủ thể có thể nắm được quy luật của hành động và có thể triển khai nó ở các tình huống khác nhau. Xét về mặt kết quả hoàn thành, người được gọi là có KN vừa phải hoạt động có hiệu quả trong các điều kiện quen thuộc vừa phải đạt kết quả tương tự trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Dấu hiệu đặc trưng của KN là khả năng thay đổi thao tác hành động trong các điều kiện thay đổi. Có thể nói, tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt và mềm dẻo là một tiêu chuẩn quan trọng để xác định sự hình thành và phát triển của KN. Từ những khái quát trên, dưới góc độ tâm lý giáo dục học tác giả quan niệm: Kỹ năng tự giáo dục là khả năng vận dụng có kết quả những tri thức về giá trị và phươ ng thức hành động tự giáo dục, đượ c chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhi ệm v ụ t ương ứng đặt ra trong cuộc sống và hoạt động của chủ thể. Trong quá trình đào tạo, học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội, trình độ đại học vừa phải tiếp thu những kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và kiến thức chuyên ngành hậu cần quân sự vừa phải hoạt động phấn đấu rèn luyện để trở thành người sỹ quan hậu cần, người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ học tập, rèn luyện đặt ra yêu cầu cao không chỉ về sự kiên trì, bền bỉ mà còn đòi hỏi học viên phải có KNTGD, tự rèn luyện để có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để có được những KNTGD, người học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội một mặt phải tiếp thu sự định hướng, điều khiển, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục, mặt khác có ý nghĩa quyết định là phải tự xác định kế hoạch, tự tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động TGD của mình nhằm đạt mục đích đặt ra. Do đó, ở cấp độ khái quát, Kỹ năng tự giáo dục của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân 10
- đội là khả năng vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm tự giáo dục để triển khai thực hiện những nhiệm vụ TGD và rèn luyện của bản thân học viên một cách chủ động sáng tạo và có hiệu quả. KNTGD được hình thành trên nền tảng kiến thức và kinh nghiệm TGD. Giáo dục là điều kiện của TGD. KNTGD đồng nghĩa với năng lực tự nhận thức, tự định hướng tổ chức, tự điểu khiển quá trình TGD và rèn luyện của học viên. Muốn TGD có hiệu quả và chất lượng điều quan trọng là học viên phải có khả năng biến những kiến thức và kinh nghiệm đó thành hoạt động TGD và rèn luyện phù hợp, sáng tạo. Vì vậy, ở cấp độ cụ thể KNTGD được hiểu là một hệ thống những thao tác hành vi định hướng tự tổ chức và tự điều khiển các hoạt động TGD và rèn luyện của cá nhân học viên. Nói cách khác, KNTGD là hệ thống các thao tác tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt động học tập và rèn luyện cụ thể của học viên. Như vậy, KNTGD của học viên bao gồm hai thành tố là tri thức và các thao tác cấu thành. Tri th ức v ề ph ươ ng th ức th ực hi ện các thao tác, hoạt độ ng cấu thành KNTGD.Ví như việ c n ắm m ục đích, bả n chất, vai trò cách th ức, ph ươ ng pháp th ực hi ện…Các thao tác tươ ng ứng cùng v ới nh ững ph ươ ng th ức th ực hi ện thao tác. Đây là khả năng triển khai ho ạt độ ng trong th ực ti ễn trên cơ sở vậ n dụng tri th ức kinh nghiệ m đã thu đượ c. Gi ữa hai thành t ố trên có mối quan hệ ch ặt ch ẽ với nhau, trong đó tri th ức v ề ph ươ ng th ức th ực hi ện các thao tác, hoạ t độ ng là cơ sở ti ề n đề để hình thành nên mộ t thao tác, phươ ng thức thực hi ện. Vốn tri th ức càng sâu sắ c, kinh nghiệm th ực ti ễn càng phong phú thì việ c hình thành KNTGD càng diễ n ra nhanh chóng và vững ch ắc. Ng ượ c l ại các thao tác hoạ t độ ng đượ c hình thành làm cho trình độ am hi ểu tri th ức, s ự v ận d ụng các tri th ức kinh nghi ệm đã có trong ho ạt độ ng càng thêm sâu sắc đầ y đủ . Sự quan h ệ ch ặt ch ẽ này tạo nên kế t qu ả c ủa hành độ ng. Xuất phát từ logic c ủa quá trình giáo dụ c, từ đặ c điể m đố i tượ ng và môi tr ườ ng ho ạt độ ng đặ c thù. Trong quá trình đào tạ o tạ i Họ c việ n, KNTGD c ủa h ọc viên đào tạ o sỹ quan h ậu c ần c ấp phân độ i đượ c xác đị nh bao gồm các nhóm KN cơ b ản sau: * Nhóm KN đị nh h ướ ng m ục đích TGD. KN đị nh h ướ ng mục đích TGD của học viên đào tạ o sỹ quan h ậu c ần c ấp phân độ i bao gồ m các thao tác: T ự nghiên cứu, quán tri ệt m ục tiêu yêu cầ u đào tạ o của 11
- Họ c việ n, tự lựa chọn các chuẩn mực giá trị phù hợp và tự xác định mục đích TGD, rèn luyện và phấn đấu của cá nhân… * Nhóm KN tự tổ chức hoạt động TGD Trước hết, KN tự tổ chức hoạt động TGD của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội bắt đầu từ việc tự thiết kế và kế hoạch hoá hoạt động, trong đó chú trọng các thao tác: Tự tìm hiểu nắm nội dung chương trình hoạt động của đại đội, tiểu đoàn, tự đề ra những chỉ tiêu cá nhân phù hợp, tự xác định tiến độ thực hiện theo quỹ thời gian cho phép và tự lập kế hoạch TGD và rèn luyện cá nhân. Thứ hai, để thực hiện KN tự thi công thực hiện kế hoạch đòi hỏi học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội phải tự thi công từng nội dung hoạt động theo kế hoạch đã đề ra; tự lựa chọn và vận dụng các phương pháp, hình thức TGD, rèn luyện một cách phù hợp và tự điều chỉnh bổ sung nội dung kế hoạch theo những yêu cầu mới. Thứ ba, để rút kinh nghiệm trong hoạt động TGD đòi hỏi người học viên phải có các KN kết thúc kế hoạch, ở nhóm KN này người học viên phải biết tự đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch và dự kiến nội dung chỉ tiêu cho kế hoạch TGD tiếp theo. * Nhóm KN chuyên biệt, tiến hành các hoạt động TGD rèn luyện, để thực hiện nhóm KN này đòi hỏi học viên phải thực hiện các thao tác : Tự quan sát thái độ hành vi của bản thân; Tự thuyết phục; Tự phê bình; Tự ám thị…một cách thường xuyên trong suốt quá trình TGD. Trong quá trình đào tạo, các lực lượng giáo dục trong nhà trường cần giúp học viên nhận thức rõ vai trò của các KNTGD kể trên, đồng thời có kế hoạch tổ chức, rèn luyện để hình thành các KN đó, vận dụng có hiệu quả vào trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. 1.1.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành kỹ năng tự giáo dục của học viên Để làm cơ sở cho công tác bồi dưỡng, cần chỉ ra các yếu tố đã và đang tác động đến việc hình thành KNTGD của học viên. Sự hình thành và phát triển KNTGD của học viên chịu tác động bởi các nhân tố sau: * Nhưng biên đôi trong đ ̃ ́ ̉ ơi sông kinh tê, chinh tri xa hôi c ̀ ́ ́ ́ ̣ ̃ ̣ ủa đât n ́ ước và nhiệm vụ của cách mạng, quân đội, ngành hầu cần tac đông đên công ́ ̣ ́ ́ ̀ ưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên tac bôi d 12
- Đường lôi đôi m ́ ̉ ơi, phát tri ́ ển kinh tê thi tr ́ ̣ ương đinh h ̀ ̣ ướng XHCN ở nước ta trong nhưng năm qua đa thu đ ̃ ̃ ược nhưng kêt qua đáng khich lê: ̃ ́ ̉ ́ ̣ ́ ́ ển, chinh tri ôn đinh, quôc phong an ninh đ Kinh tê phat tri ́ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ược giữ vững, đời sông nhân dân không ng ́ ừng được nâng lên, nhất là đời sống của cán bộ chiến sỹ trong quân đội được quan tâm và có nhiều cải thiện. Nhưng thuân ̃ ̣ lợi đo đã tac đông đên nhân th ́ ́ ̣ ́ ̣ ức, tư tưởng va tinh cam cua can bô, giao viên, ̀ ̀ ̉ ̉ ́ ̣ ́ ̣ hoc viên HVHC. Tuy nhiên, tình hinh đo cung đoi hoi môi ng ̀ ̀ ́ ̃ ̀ ̉ ̃ ười học viên, ̣ ̉ cán bô, giáo viên phai không ng ưng phân đâu v ̀ ́ ́ ươn lên đê t ̉ ự khăng đinh ̉ ̣ minh, phai co kh ̀ ̉ ́ ả năng tự học, tự tu dương ren luyên phân đâu v ̃ ̀ ̣ ́ ́ ươn lên ́ ưng t đap ́ ốt yêu câu đoi hoi cua th ̀ ̀ ̉ ̉ ực tiên giáo d ̃ ục đào tạo đăt ra; đ ̣ ồng thời ̉ ́ ̣ ̉ ̣ không đê các tac đông cua măt trai kinh tê thi tŕ ́ ̣ ương, cac tê nan xã hôi, s ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ự ̃ ̉ cam dô cua ma l ́ ực đồng tiền và lôi sông h ́ ́ ưởng thu, d ̣ ẫn đên suy thoai vê ́ ́ ̀ ̉ phâm chât đao đ ́ ̣ ức lôi sông. Đây la yêu tô tr ́ ́ ̀ ́ ́ ực tiêp tác đông lam han chê ́ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̀ ưỡng KNTGD cho học viên trong điêu kiên hiên nay công tac bôi d ̀ ̣ ̣ Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội, ngành hậu cần, mô hình nhân cách cán bộ hậu cần trong giai đoạn hiện nay đặt ra ngày càng cao, bên cạnh đó “nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Học viện Hậu cần tiếp tục phát triển cả về quy mô, hình thức, đối tượng. Tổ chức, biên chế của Học viện có sự phát triển”[12,1]. Tình hình đó đòi hỏi việc bồi dưỡng KNTGD cho học viên cần phải được quan tâm hơn nữa, tích cực góp phần vào xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội vừa hồng, vừa chuyên. * Trình độ tự ý thức và hoạt động thực tiễn tích cực của học viên Đây là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu vì xét đến cùng chất lượng TGD của học viên phụ thuộc vào trực tiếp vào những nỗ lực cố gắng của chính họ. Tự ý thức chính là cái cốt lõi của TGD, nó vừa là công cụ vừa là điều kiện để học viên đánh giá đúng chỗ mạnh, chỗ yếu của mình so với yêu cầu nhiệm vụ, từ đó biết phát huy nội lực, tự tổ chức, tự quản lý làm chủ được bản thân mình trong mọi hoạt động. Hình thành KNTGD cho học viên đòi hỏi người học trước hết phải có động cơ TGD đúng đắn, trên cơ sở tự ý thức nhu cầu khách quan của xã hội, quân đội với mô hình người sỹ quan, người cán bộ Hậu cần, sự cần thiết phải trau dồi các phẩm chất, năng lực, sự thành thạo nghiệp vụ hậu cần quân sự để từ đó đề ra những yêu cầu vươn lên cho bản thân mình 13
- TGD cũng đòi hỏi học viên phải thể hiện sự nỗ lực, ý chí cao trong quá trình học tập, rèn luyện. Đó là sự nỗ lực bên trong của học viên nhằm khắc phục mọi khó khăn thử thách để thực hiện bằng được những mục tiêu học tập rèn luyện đã xác định. TGD là cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt để giải quyết những mâu thuẫn nội tại của bản thân người học. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa những thói quen và hành vi lạc hậu với những thói quen hành vi tiến bộ, phù hợp với những giá trị chuẩn mực mới. Hình thành KNTGD cho học viên còn phụ thuộc trực tiếp vào sự tích cực tham gia vào hoạt động thực tiễn của học viên. Tâm lý học chỉ rõ nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Luận điểm này xuất phát từ chỗ, coi bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ đó lại được thực hiện và duy trì bởi hàng loạt các hoạt động đa dạng, phong phú của con người. Theo A.N.Leonchiev “Nền tảng của nhân cách là những quan hệ phối thuộc giữa các hoạt động của con người mà vốn do tiến trình phát triển của những hoạt động ấy tạo ra” [9,89]. Hoạt động làm cho con người nhận thức được hiện thực khách quan, kích thích hứng thú, niềm say mê, sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, thuộc tính tâm lý mới, nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển thông qua sự điều chỉnh các quan hệ xã hội, học viên tự giác điều chỉnh thói quan và hành vi của mình theo các chuẩn mực đó. Đồng thời hoạt động là nguồn cung cấp cho học viên hệ thống những kinh nghiệm và ứng xử xã hội. Hoạt động TGD rất đa dạng và phong phú đó không chỉ là những bài giảng ở trên lớp, những hoạt động chính khoá trong giờ hành chính mà phải được mở rộng hơn trong các hình thức hoạt động ngoại khoá ngoài giờ hành chính, trong giao lưu và giao tiếp. Kinh nghiệm cho thấy chỉ khi nào TTC tự giác tham gia vào các hoạt động của học viên được phát huy thì hoạt động TGD của học viên mới đạt hiệu quả. * Hoạt động sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý Trong nhà trường quân sự giáo viên và cán bộ quản lý vừa là cán bộ chỉ huy vừa là chủ thể của các hoạt động sư phạm, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện quá trình đào tạo học viên trở thành những sỹ quan, những người cán bộ hậu cần trong tương lai. Hoạt động TGD của học viên gắn liền với các hoạt động sư phạm của giáo viên và cán bộ quản lý. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc định hướng quá 14
- trình TGD của học viên. Với tư cách là cấp trên thường xuyên nắm bắt những yêu cầu giáo dục, thường xuyên tiếp xúc với học viên, giáo viên và cán bộ quản lý là những người trực tiếp tham gia vào xây dựng động cơ, mục đích TGD và rèn luyện trau dồi lý tưởng phấn đấu cho học viên. Giáo viên và cán bộ quản lý là những người trực tiếp tổ chức và điều khiển hoạt động TGD của học viên. Thông qua các chức năng như thiết kế và kế hoạch hoá các hoạt động sư phạm, tổ chức và thi công thực hiện kế hoạch, đánh giá và rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch, thông qua thực hiện chức năng này họ chủ động tạo ra những điều kiện thuận lợi cho học viên thực hiện các chức năng tự thiết kế và kế hoạch hoá, tự tổ chức và thi công, tự đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch của cá nhân. Giáo viên và cán bộ quản lý còn là tấm gương sáng cho học viên về nhân cách TGD nghiêm túc và khoa học. Là những người trực tiếp quản lý học viên cả trước và sau khi lên lớp, nhân cách của giáo viên và đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân cách người học. Trong công tác họ phải là những người có trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc, phương pháp làm việc phải khoa học, thường xuyên tự học tập, tự rèn luyện để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chức trách nhiệm vụ. Trong sinh hoạt họ phải là những người thực sự gương mẫu về đạo đức lối sống với học viên. * Vai trò của tập thể lớp học đối với sự hình thành kỹ năng tự giáo dục của học viên Trong nhà trường quân sự mọi hoạt động của học viên đều được tổ chức, quản lý duy trì chặt chẽ theo điều lệnh, điều lệ. Các tập thể quân nhân dựa trên sự đồng điệu về lứa tuổi, mục đích hoạt động học tập, rèn luyện. Tập thể học viên không chỉ mang lại sức mạnh đoàn kết thống nhất mà còn tạo ra những ảnh hưởng giáo dục to lớn. Học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội ở các tiểu đoàn được biên chế thành các đại đội, trong từng đại đội lại được biên chế thành các lớp theo từng chuyên ngành đào tạo. Mục đích chung của tập thể học viên ở các tiểu đoàn là học tập, rèn luyện để trở thành những người sỹ quan, cán bộ hậu cần trong quân đội, người đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là mục tiêu về chức danh chỉ huy, lãnh đạo và về học vấn. Mục tiêu này chi phối mạnh mẽ đến cách thức tổ chức và quản lý của tập thể học viên . Sự hình thành KNTGD của học viên còn chịu tác động không nhỏ của dư luận tập thể, nó thể hiện ở sự khen chê của tập thể đối với mỗi 15
- thành viên. Dư luận có thể là đúng hay sai, tích cực hoặc tiêu cực. Dư luận đúng và tích cực góp phần củng cố khích lệ sự vươn lên của từng thành viên. Ngược lại, dư luận sai ho ặc tiêu cực thường làm cho thành viên của tập thể bị cô lập, tìm cách thu mình trong vỏ bọc nào đó, từ đó làm thủ tiêu TTC TGD của học viên. Vì vây, trong quá trình giáo dục, chủ thể giáo dục cần khuyến khích, tạo điều kiện cho những dư luận tập thể tích cực, khắc phục những d ư lu ận tiêu cực, tạo điều kiện cho học viên vươn lên. Đây cũng chính là sự phản ánh của nguyên tắc giáo dục “Kết hợp giữa yêu cầu cao với tôn trọng nhân cách người học”. Vai trò của tập thể còn được thể hiện ở mối quan hệ qua lại trong tập thể. Trong một tập thể nếu mối quan hệ qua lại (cán bộhọc viên; học viên học viên) trở nên lành mạnh mọi người thương yêu nhau, đòi hỏi cao ở nhau, tình đồng chí đồng độ gắn bó, đặc biệt là sự thừa nhận lẫn nhau giữa các học viên thì từng thành viên sẽ cảm thấy mình có chỗ dựa về tinh thần đáng tin cậy, tạo cơ sở cho học viên yên tâm học tập, rèn luyện tại trường. * Môi trường Văn hoá sư phạm với sự hình thành kỹ năng tự giáo dục của học viên Con người sống và hoạt động luôn gắn với một môi trường nhất định. Trong mối quan hệ với môi trường sống, con người vừa là chủ thể, đồng thời là sản phẩm của môi trường sống, Mác khẳng định: “hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”[1,35]. Có thể hiểu MTVHSP là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội được các lực lượng giáo dục xây dựng một cách khoa học và sử dụng nó như một nhân tố quan trọng góp phần tích cực vào phát triển nhân cách người cán bộ hậu cần, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành KNTGD của học viên. MTVHSP ở các tiểu đoàn quản lý học viên gắn bó mật thiết với MTVHSP của HVHC và chịu sự tác động trực tiếp của môi trường chính trị, xã hội rộng lớn của đất nước. Những tác động tích cực từ môi trường đến học viên là những thành tựu cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của hơn 20 năm đổi mới, vị thế vai trò của quân đội và nghề nghiệp hậu cần ngày càng tăng lên, truyền thống TGD, rèn luyện và NCKH ở các tiểu đoàn; điều kiện ăn ở, sinh hoạt học tập của học viên ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội cũng chịu tác 16
- không nhỏ của môi trường sư phạm xung quanh. Đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào mọi mặt của đời sống, hoạt động của người học viên như lối sống thực dụng, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân….Điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến niềm tin, nhu cầu, động cơ TGD của học viên. Tóm lại, việc hình thành KNTGD của học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều nhân tố khác nhau. Các nhân tố này giữ vị trí, vai trò không ngang bằng nhau, song có quan hệ chặt chẽ tác động qua lại và phụ thuộc vào nhau. 1.1.3. Bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần * Quan niệm về bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học Theo từ điển tiếng việt, bồi dưỡng được hiểu là quá trình “làm cho tăng thêm năng lực và phẩm chất” [30,79]. Nh ư v ậy, hi ểu b ồi d ưỡng chính là quá trình hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng nhằm làm cho phẩm chất, năng lực, thái độ trách nhiệm của đối tượng đượ c tăng lên và đạt trình độ cao hơn. Từ cách hiểu trên tác giả quan niệm: Bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học là quá trình có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của các lực lượng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng còn thiếu và mới để tăng cường năng lực, phẩm chất nghề nghiệp hậu cần quân sự, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả tự giáo dục, rèn luyện thực hiện thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo của Học viện. Quan niệm trên chỉ rõ thực chất của công tác bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội là tìm ra các giải pháp tối ưu để biến quá trình giáo dục thành quá trình TGD. Mục đích bồi dưỡng KNTGD là nhằm làm cho học viên ngày càng hoàn thiện hơn về tri thức và KN của mình trong học tập, rèn luyện, khắc phục những hạn chế thiếu sót của bản thân về kiến thức, KN và thái độ trong quá trình giáo dục đào tạo tại Học viện. Việc bồi dưỡng KNTGD cho học viên không chỉ dừng lại ở các thói quen, hành vi cụ thể mà còn tạo cho học viên có KN tự nhận thức đúng đắn về bản thân mình, có những hiểu biết cần thiết để tự mình xác định giá trị, biến những điều kiện chủ quan và 17
- khách quan của quá trình giáo dục thành phương tiện để TGD và rèn luyện đạt kết quả cao. Chủ thể tiến hành công tác bồi dưỡng KNTGD cho học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội là các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, các cơ quan, khoa giáo viên và các tổ chức quần chúng. Trong đó đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, chỉ huy là chủ thể của các hoạt động sư phạm, đóng vai trò quyết định đến chất lượng bồi dưỡng KNTGD. Các tập thể quân sự như tiểu đoàn, đại đội, lớp học... có vai trò quan trọng, tạo ra những ảnh hưởng giáo dục to lớn, trực tiếp giáo dục, rèn luyện và tổ chức các hoạt động cho học viên ... Đối tượng bồi dưỡng KNTGD là học viên và tập thể học viên trong suốt quá trình đào tạo, tập trung đối với học viên những năm đầu, những học viên có kết quả học tập, rèn luyện còn hạn chế. Chú trọng bồi dưỡng cả đầu yếu và đầu khá. Việc phân định đối tượng bồi dưỡng được xem xét cụ thể trong mối quan hệ tác động giữa chủ thể bồi dưỡng và đối tượng bồi dưỡng. Bởi vì, học viên vừa là đối tượng bồi dưỡng, đồng thời là chủ thể của quá trình tự bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng KNTGD cho học viên, đòi hỏi các chủ thể tiến hành công tác bồi dưỡng không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực và trách nhiệm cao, mà còn phải có nhiều biện pháp, hình thức phát huy được TTC, tự tu dưỡng của học viên trong quá trình bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng KNTGD. KNTGD là một trong những KN cơ bản và cần thiết của người học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đây vừa là mục tiêu, vừa là sản phẩm của quá trình đào tạo, kết quả sự nỗ lực, phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện của bản thân mỗi học viên. Vì vậy nội dung bồi dưỡng KNTGD cho học viên phải toàn diện, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo, phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học viên, thực sự là công cụ giúp học viên nâng cao chất lượng học, rèn ở tại trường cũng như công tác sau này. Bồi dưỡng KNTGD cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: Một là, bồi dưỡng nâng cao trình độ tự ý thức và ý chí cho học viên, xây dựng động cơ TGD và rèn luyện đúng đắn cho học viên. Đây là yếu tố trước tiên tạo nhu cầu TGD cho học viên. Trên cơ sở học viên tự nhận thức được điểm mạnh và hạn chế của bản thân so với mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường mà phát huy nội lực của bản thân, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực rèn luyện và có ý thức lập kế hoạch tự tu dưỡng, tự rèn luyện cho bản thân hoàn thành nhiệm vụ được giao 18
- Hai là, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TGD, làm cho mỗi học viên nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành TGD Ba là, bồi dưỡng KN lập và thực hiện kế hoạch TGD, rèn luyện. Thông qua lịch huấn luyện, công tác và yêu cầu tiến độ cần đạt được và về phẩm chất, kiến thức và năng lực tổ chức thực hiện Bốn là, bồi dưỡng các nhóm KNTGD cơ bản: KN nhận thức, KN tự xác định giá trị, KN sống, KN học tập, KN giao tiếp, thực hành chức trách.... Trong mỗi nhóm KN lại có các KN cụ thể Năm là, bồi dưỡng kinh nghiệm TGD, tự bồi dưỡng; KN tự kiểm tra, đánh giá và bổ sung nội dung TGD Hình thức, phương pháp bồi dưỡng KNTGD cho học viên Với đặc điểm học viên đào tạo sỹ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học ở HVHC hầu hết còn trẻ, trình độ nhận thức, tự nhận thức, tự ý chí của học viên ở mỗi đại đội, lớp, mỗi khoá học có sự chênh lệch nhất định, đòi hỏi hình thức, phương pháp bồi dưỡng phải phong phú, đa dạng, linh hoạt, sát đối tượng, sát với đặc điểm và yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần phải có sự phối hợp thống nhất chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng tham gia bồi dưỡng. * Tiêu chí đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục Chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng KNTGD cho học viên là tổng hoà các yếu tố, các hoạt động cấu thành toàn bộ quá trình bồi dưỡng KNTGD cho học viên. Nó được biểu hiện tập trung ở chất lượng sản phẩm của quá trình đào tạo, đó là sự trưởng thành về nhân cách của học viên cả về kiến thức, KN, thái độ sau quá trình bồi dưỡng, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra Để đánh giá hoạt động bồi dưỡng KNTGD cho học viên phải dựa trên những tiêu chí nhất đinh. Đề tài xác định 2 nhóm tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, nhóm tiêu chí đối với chủ thể tiến hành bồi dưỡng KNTGD Có trình độ, phẩm chất, năng lực: Nắm chắc mục tiêu yêu cầu đào tạo, các chỉ thị Nghị quyết của cấp trên, biết kết hợp nhuần nhuyễn, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức bồi dưỡng cụ thể để đem lại kết quả như mong muốn 19
- Xác định mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng phải: Cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng, hình thành được các KNTGD cho học viên Xác định nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; Phương thức, hình thức bồi dưỡng khoa học, hợp lý, bám sát vào đặc điểm của đối tượng Có ý thức trách nhiệm cao trong quán triệt thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng KNTGD Thứ hai, nhóm tiêu chí đối với đối tượng của hoạt động bồi dưỡng KNTGD Chuyển biến về nhận thức và tư tưởng của học viên khi được bồi dưỡng: Có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về hoạt động TGD và KNTGD; có nhu cầu và niềm tin vào khả năng TGD. Chuyển biến trên hành vi, thói quen: Tích cực, chủ động, sáng tạo trong TGD và rèn luyện; thực hiện tốt các yêu cầu về TGD; vận dụng thành thục các KN thực hiện các nhiệm vụ TGD và rèn luyện cụ thể KNTGD đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo của Học viện, được biểu hiện bằng các kết quả thực tế đạt được 1.2. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng tự giáo dục cho học viên đào tạo sỹ quan cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay 1.2.1 Thực trạng * Những ưu điểm Đối với chủ thể bồi dưỡng KNTGD cho học viên Thứ nhất, công tác bồi dưỡng KNTGD cho học viên đã được cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị và đội ngũ giáo viên thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất cả về nhận thức và tổ chức thực hiện. Qua học tập nghiên cứu quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của trên về công tác giáo dục đào tạo, nhất là Nghị quyết 86 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về giáo dục đào tạo trong tình hình mới; phương châm giáo dục đào tạo của Học viện; các công cuộc vận động: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” …Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý, các cơ quan, khoa giáo viên đều có nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giáo dục, rèn luyện về mọi mặt đối với học viên, trong đó có quan tâm đến việc bồi dưỡng KNTGD cho học viên, nhằm biến quá 20
- trình giáo dục của nhà trường thành quá trình TGD của học viên, trong những năm qua cấp uỷ và chỉ huy các đơn vị quản lý học viên luôn đề cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện, luôn coi đó là một trong những nội dung quan trong trong công tác quản lý rèn luyện toàn diện học viên, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị. Trong tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các khoa cũng đã có nhiều biện pháp cụ thể như: Xác định mục tiêu; xây dựng nội dung chương trình kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng KNTGD. Nội dung, hình thức phương pháp bồi dưỡng cũng từng bước được đổi mới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý đã tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng xây dựng động cơ học tập rèn luyện đúng đắn cho học viên ngay từ đầu khoá, đầu năm học và trong từng học kỳ, đã kết hợp chặt chẽ giữa học và rèn, chú ý rèn luyện về bản lĩnh phương pháp, tác phong cho học viên thông qua các hoạt động khác nhau. Đối với đội ngũ giáo viên các khoa cũng đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kết hợp dạy chữ, dạy nghề và dạy người, khơi dậy ở học viên niềm đam mê, tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Thứ hai, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã thường xuyên có sự đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng KNTGD, chính vì vậy chất lượng giáo dục, rèn luyện toàn diện cho học viên ngày càng được nâng lên Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đã có những biện pháp phù hợp để bồi dưỡng KNTGD cho học viên như: thông qua mở các lớp tập huấn bồi dưỡng các KN do cơ quan chính trị, phòng đào tạo quy định trong chương trình học tập ngoại khoá, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt các tổ chức trong đơn vị (sinh hoạt Đảng, lớp, đại đội, chi đoàn..); bồi dưỡng thông qua hoạt động rèn luyện ngoại khoá ở đơn vị; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức và KN hoạt động cho học viên, tổ chức các buổi văn hoá, văn nghệ, toạ đàm, tổ chức các buổi thi tìm hiểu kiến thức, đẩy mạnh hoạt động của tổ phương pháp...Các KN mà đội ngũ cán bộ chú ý rèn luyện cho học viên như: KN tự nhận thức, KN xác định giá trị, KN giao tiếp, KN lập và thực hiện kế hoạch, KN sống… Đối với khoa giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao TTC của học viên, dạy cho học viên là dạy cách tự học và dạy cách sáng tạo vì vậy trong mỗi bài giảng đã tăng tính hướng dẫn, định hướng cho học viên, kết hợp 21
- giữa trang bị kiến thức với việc bồi dưỡng KN phương pháp học tập cho học viên, các KN mà đội ngũ giáo viên thường xuyên quan tâm rèn luyện cho học viên là KN làm việc với tài liệu học tập, KN nhận thức, KN định hướng, KN xác định giá trị; KN kiểm tra đánh giá KN làm bài thi, kiểm tra…Chính vì vậy KNTGD của học viên trong những năm qua ngày một nâng lên. Kết quả khảo sát đánh giá công tác bồi dưỡng KNTGD cho học viên cho thấy 76% số người được hỏi trả lời đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã quan tâm và tổ chức công tác bồi dưỡng KNTGD một cách thường xuyên và đem lại những kết quả tích cực; 73 % học viên được hỏi đánh giá về mức độ, tính hiệu quả, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng KNTGD là phù hợp ở tất cả các khoá học (Bảng 5 phụ lục 3). Qua khảo sát những phương thức rèn luyện KNTGD cho học viên mà giáo viên thường sử dụng ở trên lớp, học viên đánh giá ở thường xuyên các phương thức đó là: chú ý xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học viên (76%); cho câu hỏi ôn tập, nhấn mạnh lý thuyết và bài tập cơ bản (70 %); hướng dẫn học viên cách đọc tài liệu (56%) (bảng 4a phụ lục 3) Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, qua khảo sát về các phương thức rèn luyện KNTGD cho học viên tại đơn vị, những phương thức mà đội ngũ cán bộ quản lý sử dụng tại đơn vị được học viên đánh giá ở mức độ và thường xuyên đó là: chú ý tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng (98,5 %); giáo dục và rèn luyện KN sống cho học viên thông qua các hoạt động (86 %); tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ cho học viên (96 %).. số người được hỏi (Bảng 4b phụ lục 3).Trong công tác tổ chức, quản lý chỉ huy điều hành đơn vị, qua trao đổi, các cán bộ quản lý đều cho rằng, một số biện pháp sau đây đã được thực hiện ở mức độ thường xuyên: quán triệt mục tiêu yêu cầu đào tạo, tổ chức cho học viên học tập các chỉ thị nghị quyết của cấp trên; xây dựng và phổ biến kế hoạch cho học viên; duy trì nghiêm túc các chế độ nền nếp theo quy định; kiểm tra đôn đốc học viên trong TGD và rèn luyện. Ngoài ra, họ cũng thừa nhận các biện pháp khác ít được quan tâm thường xuyên đó là: bồi dưỡng cho học viên các KNTGD cụ thể, tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học viên; định hướng giá trị xã hội cho học viên… Thứ ba, đã phát huy được vai trò của các cơ quan, khoa giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong giáo dục, bồi dưỡng KNTGD cho học viên. 22
- Kết quả bồi dưỡng KNTGD cho học viên là tổng hợp kết quả các hoạt động thiết thực, cụ thể của các lực lượng có liên quan trong toàn Học viện. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, trong những năm qua cấp uỷ chỉ huy các đơn vị quản lý học viên và đội ngũ giáo viên các khoa luôn phát huy vai trò là chủ thể bồi dưỡng các KNTGD cho học viên; các lực lượng khác có liên quan như phòng, ban, các tổ chức đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân cũng đã tích cực tham gia công tác bồi dưỡng theo vị trí, chức năng của mình. Các cơ quan, trước hết là cơ quan chính trị với chức năng là cơ quan tham mưu cho Đảng uỷ, chỉ huy Học viện về công tác bồi dưỡng, quản lý, rèn luyện toàn diện đối với học viên đã thực sự quan chỉ đạo sâu sát công tác giáo dục rèn luyện học viên ở các đơn vị quản lý học viên, được thể hiện thông qua các hướng dẫn, quy định, và trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục kỷ luật…về nội dung cũng như phương pháp tiến hành, nhờ đó mà đội ngũ cán bộ quản lý học viên có nhiều thuận lợi để tiến hành công tác bồi dưỡng KNTGD cho học viên. Đội ngũ cán bộ quản lý học viên nhất là cán bộ đại đội, tiểu đoàn vừa là người chỉ huy vừa là người thầy thứ hai giữ vai trò quan trọng trong bồi dưỡng KNTGD cho học viên. Họ đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong tổ chức, định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho học viên. Đồng thời duy trì chặt chặt chẽ các chế độ theo quy định, quản lý giáo dục toàn diện học viên. Người chỉ huy trưởng, chính trị viên các cấp đã thực sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực và tấm gương sáng về mọi mặt cho học viên noi theo, góp phần quan trọng vào việc định hướng nhận thức, thái độ, động cơ TGD và rèn luyện; kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng bản lĩnh phương pháp, tác phong công tác với phẩm chất đạo đức lối sống cho học viên. Các khoa giáo viên có vai trò rất quan trọng trong truyền thụ kiến thức khoa học, định hướng chính trị, xây dựng động cơ thái độ, trách nhiệm trong TGD và rèn luyện, trong quá trình dạy học đã chú ý kết hợp giữa truyền thụ kiến thức với xây dựng phương pháp và rèn luyện KN tự học cho học viên. Thông qua đó học viên có nhiều thuận lợi trong nắm vững nội dung, chiếm lĩnh được phương pháp và KN học tập, kết quả và chất lượng học tập ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên giảng dạy các 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiếp cận dạy học vi mô
238 p | 107 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tham vấn hướng nghiệp cho giáo viên Trung học phổ thông thành phố Nha Trang
106 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên trung học cơ sở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
111 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thanh niên học sinh cho cán bộ đoàn trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
127 p | 27 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ công đoàn cơ sở giáo dục huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
104 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
111 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên Trung học cơ sở huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
111 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho giáo viên các trường THPT phía bắc tỉnh Hà Giang
107 p | 28 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp công vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
111 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng dạy học hợp tác cho GV ở các trường THCS thành phố Hải Dương
114 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên các trường THPT thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
105 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên mầm non
27 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
121 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên Tiểu học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình
117 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh
109 p | 21 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
109 p | 17 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng kỹ năng đánh giá học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh tuyên Quang
105 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn