intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ MỸ YÊN - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Chia sẻ: Thái Bảo Hạo Nhiên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:59

2.365
lượt xem
301
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua chuyến đi thực tế đầy thú vị và bổ ích trong vòng sáu ngày tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, lớp Cử nhân Khoa học Quản lý K8 chúng tôi đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học ở Nhà trường vào trong thực tế chuyến đi của mình, có được sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ MỸ YÊN - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

  1. Luận văn Đề tài: TÀI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ MỸ YÊN - ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
  2. Qua chuyến đi thực tế đầy thú vị và bổ ích trong vòng sáu ngày tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, lớp Cử nhân Khoa học Quản lý K8 chúng tôi đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã được học ở Nhà trường vào trong thực tế chuyến đi của mình, có được sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đồng thời giúp chúng tôi học hỏi và lĩnh hội thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của xã Mỹ Yên để từ đó thấy được đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây và cả những mong muốn mà người dân muốn gửi gắm tới Đảng & Nhà nước, tới lãnh đạo chính quyền địa phương và tới cả chúng tôi nữa – những chủ nhân, Nhà Quản lí tương lai của đất nước. Họ hy vọng rằng những đóng góp nhỏ của chúng tôi trong đề tài nghiên cứu sẽ phần nào giúp đỡ được bà con nhân dân trong xã dù nó mới chỉ là trên lí thuyết. Cũng thông qua chuyến đi này đã giúp cho các thành viên trong lớp từ chỗ chưa biết tên nhau trở thành những người bạn tốt của nhau, gắn bó và đoàn kết. Chúng tôi cũng đã học được cách làm việc với một tập thể, với cán bộ xã và cả những người dân nữa. Đây quả thực là một môi trường rèn luyện rất tốt cho chúng tôi, là điều kiện giúp cho chúng tôi tự hoàn thiện bản thân mình. Để có được những kết quả thành công như trên đó chính là nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cũng như các cấp chính quyền và nhân dân xã Mỹ Yên. Vì vậy, trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô trong Khoa Văn – Xã hội đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em có được chuyến đi thực tế này.
  3. Chúng em xin gửi tới cô Nguyễn Thị Linh – giảng viên khoa Văn–Xã hội lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình đi thực tế và viết báo cáo thu hoạch để nhóm hoàn thành đề tài. Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cấp lãnh đạo và toàn thể bà con nhân dân xã Mỹ Yên đã luôn luôn sát cánh, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình hực hiện đề tài tại địa phương. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011. Nhóm đề tài 05.
  4. MỤC LỤC A. Phần mở đầu …………………………………………………. 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu 3.2. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn sâu 5.1. Phương pháp quan sát 5.2. Phương pháp phân tích tài liệu 5.3. 6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lí luận 6.1. Ý nghĩa thực tiễn 6.2. 7. Kết cấu báo cáo B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài Một số khái niệm liên quan 1.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với công tác xóa 1.2. đói giảm nghèo Ý nghĩa của việc xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế 1.3. xã hội
  5. Chương 2: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2011 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.Tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2.2.1.Tình trạng đói nghèo tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2.2.2. Một số chính sách, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 2.2.3 kết quả thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên giai đoạn 2008 – 2010 2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 2.2.4.1. Một số hạn chế 2.2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp 3.1. Khuyến nghị 3.1.1. Đối với chính quyền xã
  6. 3.1.2. Đối với hộ nghèo đói 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo 3.2.1. Tạo điều kiện cho người nghèo phát tiển sản xuất – tăng thu nhập 3.2.2. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ 3.2.3. Đối với lãnh đạo chính quyền ở địa phương
  7. ĐỀ TÀI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ MỸ YÊN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, là sự quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và mọi nền kinh tế. Khi xã hội càng phát triển thì sự tồn tại của một bộ phận lớn những người nghèo lại làm cho khoảng cách giữa người giầu và người nghèo trở nên lớn hơn và khi đó người nghèo lại càng khó tiếp cận được với các dịch vụ của xã hội. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, nghèo đói chính là một rào cản lớn thực hiện tiến bộ xã hội, là nguyên nhân của tình trạng thất học, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự ra tăng các loại tệ nạn xã hội và mất ổn định anh ninh chính trị. Vì vậy, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ kinh tế - chính trị trọng tâm của tất cả các quốc gia, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hướng tới việc thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Ở nước ta, ngay từ những ngày đầu cách mạng, Hồ Chủ Tịch đã luôn luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân, Bác nói: “ hễ dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân ốm đau bệnh tật là Đảng và Chính phủ có lỗi, hễ dân không được học hành là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Người coi đói cũng là một loại giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vì vậy, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, người đã sớm phát động cuộc vận động thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau để giúp nhân dân thoát khỏi nạn đói năm 1945 như tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,
  8. nhường cơm xẻ áo, quyên góp gạo cứu đói…Theo Người, xóa đói giảm nghèo là: ''Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”. Tiếp thu những tư tưởng đó, Đảng và Nhà nước ta đã coi xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo như chương trình 135, 167… của Đảng và Nhà Nước từng bước được triển khai đến từng địa phương, tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều gặp phải nhiều khó khăn, thử thách nên hiệu quả việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đạt được chưa cao. Mỹ Yên là một xã nghèo thuộc huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên, số hộ nghèo trong xã còn khá cao chiếm 26.90% (Thống kê năm 2010 của UBNN xã Mỹ Yên). Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, xã Mỹ Yên đã thực hiện nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo và đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần giảm đáng kể số hộ nghèo trong xã, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên đây, trong chuyến đi thực tế tại địa bàn xã Mỹ Yên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài : “ Công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công cuộc xoá đói giảm nghèo, nên ngay trong phiên họp đầu tiên khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 1/1946), Hồ Chủ Tịch đã khẳng định một trong những nhiệm vụ tiên quyết lúc này là cần chống lại giặc đói.
  9. Những đại hội Đảng sau đó, đặc biệt là từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết đề cập tới vấn đề xóa đói giảm nghèo tiêu biểu như NQ 30A/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, được Chính Phủ ban hành ngày 21 tháng 5 năm 2002. Đại hội XI của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh phải “ Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. Trên bình diện lý luận, xoá đói giảm nghèo ở nước ta cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng giới các nhà khoa học, những người làm công tác quản lý. Tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Thị Hằng với “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997. Vũ Thị Ngọc Phùng với “Vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng x ã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1993. Hoàng Văn Bẩy với đề tài “Tìm hiểu chính sách xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2002” Niên khoá 1998 – 2002, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói giảm nghèo, song hầu hết những đề tài này tiếp cận vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tầm vĩ mô mà chưa đi vào nghiên ở từng địa bàn nhỏ, cụ thể, đặc biệt cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề xoá đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, nên đề tài “ Công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên” mà chúng tôi lựa chọn hoàn toàn mang tính mới. 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 .Đối tượng nghiên cứu
  10. - Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: + Thời gian khảo sát đối tượng nghiên cứu : từ ngày15/08/2011 đến ngày 20/08/2011. + Thời gian của đối tượng nghiên cứu : từ năm 2008 đến năm 2010. 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỉ lệ đói nghèo ở Mỹ Yên xuống mức thấp nhất trong thời gian tới. 4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, đề tài cần giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: 1. Làm sáng rõ và hệ thống hoá cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo. 2. Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. 3. Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo tại địa bàn xã trong thời gian tới . 5. Phương pháp nghiên cứu
  11. 5.1 Phương pháp phỏng vấn sâu Để có thể hiểu sâu hơn về quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên trong thời gian vừa qua, nhóm chúng tôi đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong qúa trình nghiên cứu. - Về phía cán bộ xã, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các đồng chí: + Đồng chí Hà Thị Nhì – Chủ tịch Ủy Ban nhân dân xã Mỹ Yên. + Đồng chí Nguyễn Quang Khê – Phó Chủ tịch ủy Ban nhân dân xã Mỹ Yên, đồng thời là trưởng ban xóa đói giảm nghèo. + Đồng chí Nguyễn Thị Khoa – Cán bộ phòng chính sách xã hội. + Các đồng chí là Hội trưởng Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. - Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn đối với 30 hộ thuộc diện gia đình nghèo ở 4 thôn trong xã. 5.2 Phương pháp quan sát Bên cạnh phương pháp phỏng vấn sâu, khi tiếp xúc với các gia đình thuộc diện nghèo trên địa bàn xã, chúng tôi đã hiểu được phần nào sự nghèo khó và nguyện vọng của người dân nơi đây. Đặc biệt, để có thêm tư liệu phục vụ cho nội dung của báo cáo, chúng tôi đã tìm đến xóm Thuận Yên, một xóm xa nhất và nghèo nhất của xã Mỹ Yên (21/30 hộ nghèo) để điều tra, nghiên cứu. 5.3 Phương pháp phân tích tài liệu - Bên cạnh phương pháp quan sát và phỏng vấn sâu, nhóm chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này, chúng tôi đã tiến hành phân tích, thống kê những tài liệu đã thu thập được tại địa bàn nghiên cứu như: báo cáo tổng kết, danh sách thống kê hộ nghèo, cận nghèo, danh sách hộ nghèo được vay vốn…) 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
  12. 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc tìm hiểu về “Công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” đã góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hoá một số khái niệm liên quan đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như nghèo, đói, đói nghèo, chuẩn nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta. Đồng thời, làm rõ những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xóa đói giảm nghèo. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Với đề tài “Công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Mỹ Yên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” đã giúp nhóm 5 chúng tôi hiểu được phần nào tình trạng đói nghèo ở xã Mỹ Yên thông qua các số liệu cụ thể đã được thống kê tại địa phương. Từ đó, được sự nỗ lực của Đảng, Nhà Nước trong việc đề ra các giải pháp để ngăn chặn đói nghèo trên phạm vi cả nước. Những phân tích, đánh giá của đề tài được rút ra từ thực tiễn quá trình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên từ năm 2008 tới năm 2010 có thể là kênh thông tin hữu hiệu đối với cấp chính quyền xã Mỹ Yên trong việc quản lý, thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng, nhà nước. Đồng thời, những giải pháp này còn có thể được áp dụng vào những địa phương có điều kiện tương tự trong phạm vi cả nước. Ở một chừng mực nhất định, đề tài cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề này. 7. Kết cấu báo cáo - Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung báo cáo chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
  13. Chương 3: Những phương hướng và giải pháp nhằm thưc hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm liên quan Cùng với chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát, khủng hoảng kinh tế thì nghèo đói được coi là vấn nạn của toàn xã hội, là rào cản thực hiện tiến bộ xã hội. Ở những quốc gia kém phát triển, đặc biệt ở các nước thế giới thứ ba, người nghèo phải chấp nhận sống một cuộc sống dưới mức tối thiểu của một con người. Và khi xã hội càng tiến bộ thì cộng đồng thế giới càng dành sự quan tâm nhiều hơn tới những người nghèo. Trên thực tế, hàng năm, thế giới có những hoạt động ủng hộ người nghèo như đấu giá từ thiện vì người nghèo, nhắn tin ủng hộ người nghèo, thành lập quỹ vì người nghèo… Trên bình diện lý luận, quan điểm và khái niệm về nghèo đói cũng nhận được sự quan tâm của cộng đồng các quốc gia và giới khoa học. Ở những quốc gia và nền kinh tế khác nhau thì quan niệm về nghèo đói cũng có sự khác biệt, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của những xã hội đặc thù. * Khái niệm nghèo, đói. - Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP): Nghèo đói là trạng thái một bộ phận dân cư không được hưởng và thão mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
  14. - Khái niệm nghèo đói có thể chia thành hai loại: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối là sự không thoã mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như: Cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa không bảo đảm chống được mưa nắng, thiên tai bão lũ...không so sánh với ai khác nhưng bản thân họ không đủ lượng calo cần thiết để duy tr ì cuộc sống. + Nghèo tương đối là sự thõa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người như: cơm ăn chưa ngon, quần áo chưa mặc đẹp, nhà ở chưa khang trang... hay nói cách khác là có sự so sánh về thoã mãn các nhu cầu cuộc sống giữa người này với người khác, vùng này với vùng khác. - Ở Việt Nam, Nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thõa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối thiểu của cộng động xét trên mọi phương diện (Nguồn Chính phủ.vn) - Theo Chương trình Quốc gia Xoá đói giảm nghèo và phương hướng từ năm 2006-2010 của Thủ tướng Chính phủ, đói là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. * Khái niệm “hộ nghèo” - Hộ nghèo: Là những hộ có thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới ngưỡng đói nghèo. Căn cứ xác định chuẩn nghèo đói và chuẩn mực nghèo đói ở Việt Nam: * Chuẩn mực nghèo đói giai đoạn 2006-2010 (Theo quyết định của thủ tướng chính phủ 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07 năm 2005) Chuẩn nghèo chỉ áp dụng cho 2 khu vực là:
  15. + Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân 200.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo. + Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân 260.000đồng/người/tháng, được coi là nghèo * Chuẩn nghèo đói giai đoạn 2011-2015 (Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ 09/2011/QĐ-TTg ký ngày 21 Tháng 9 năm 2010): + Khu vực nông thôn : hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. + Khu vực thành thị : Hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 1 Quyết định này là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Chuẩn nghèo không cố định mà luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế- xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện sau đây có thể nâng chuẩn nghèo lên để phù hợp với thực tế của địa phương đó: + Thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân của cả nước (năm 2008 960USD/người) + Có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo trung bình của cả nước. ( năm 2009 là 11%) + Tự cân đối được ngân sách và tự giải quyết được các chính sách đói nghèo theo chuẩn nâng lên.
  16. * Khái niệm “hộ cận nghèo” - Hộ cận nghèo: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người gần ngưỡng đói nghèo. - Ngày 21/9/2010 Thủ tướng ban hành Quyết định số 1752/CT – TTg chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 – 510.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 510.000 – 650.000 đồng/người/tháng. Mức quy định nêu trên là căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2011. * Khái niệm “hộ vượt nghèo” - Hộ vượt nghèo hay hộ thoát nghèo: Là những hộ mà sau một qúa trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn mực nghèo đói. Hiện nay, ở một số địa phương có s ử dụng khái niệm hộ thoát (hoặc vượt) đói và hộ thoát nghèo. Hộ thoát nghèo đương nhiên không còn là hộ đói nghèo nữa. Trong khi đó, hộ thoát nghèo đói có thể đồng thời thoát hẳn nghèo(ở trên chuẩn nghèo), nhưng đa số trường hợp thoát đói (rất nghèo) nhưng vẫn ở trong tình trạng nghèo. - Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian: Là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời điểm đầu và cuối. Như vậy, giảm số hộ đói nghèo khác với khái niệm số hộ vượt nghèo và thoát nghèo. Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo. Trong khi đó, số hộ nghèo giảm đi trong kỳ chỉ phản ánh đơn thuần chênh lệch về mặt số lượng hộ nghèo, chưa phản ánh thật chính xác kết quả của việc thực hiện chương trình. * Khái niệm “xã nghèo”
  17. - Xã nghèo: Theo Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/05/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tiêu chí xã nghèo giai đoạn 2001-2005. Quy định xã nghèo là xã có + Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên. + Chưa đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sạch, chợ). Cụ thể là: + Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch. + Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt. +Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm. + Số phòng học (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bợ bằng tranh tre, nứa, lá. + Chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm. + Chưa có chợ hoặc chợ tạm bợ. *Khái niệm “xoá đói giảm nghèo” Xoá đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hướng vào người nghèo hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm taọ điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định. 1.2 Ý nghĩa của việc xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội Xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu của Đảng và nhà nước luôn được quan tâm hàng đầu, bởi nó mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
  18. - Đối với bản thân người nghèo: Xóa đói giảm nghèo giúp người nghèo có điều kiện nâng cao thu nhập, từ đó cải thiện đời sống, tiếp cận được với các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục…) thông qua các chương trình chính sách cụ thể của nhà nước.Tăng cường tình đoàn kết, lòng tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới. - Đối với xã hội: Xóa đói giảm nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực trong phạm vi cả nước. Vượt qua rào cản để xây dựng một xã hội tiến bộ, vì người nghèo. Thực tế cho thấy tình trạng đói nghèo đã kéo theo nó những hậu quả nghiêm trọng. Một trong nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo đó là người dân thiếu đất sản xuất, ở những khu vực miền núi, hải đảo do đó dẫn đến việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên làm cho nguồn tài nguyên bị suy giảm và ô nhiễm môi trường, mất ổn định chính trị. Đói nghèo dẫn đến người dân không có điều kiện nuôi con ăn học, đó chính là nguyên nhân của nạn mù chữ. Từ đó làm giảm chất lượng về nguồn nhân lực trong tương lai. Do đó thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo không chỉ góp phần ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội mà còn góp phần xây dựng một đất nước phát triển bền vững về mọi mặt. 1.3. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo * Quan điểm
  19. 1. Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của nhà nước, xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. 2. Công cuộc giảm nghèo nhanh đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 3. Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. * Mục tiêu Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, trong giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình, chính sách như: - Nhóm chính sách, chương trình dự án tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập: Chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề. - Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: Chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục..., trợ giúp pháp lý cho người nghèo. - Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ MỸ YÊN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
  20. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội xã Mỹ Yên huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Ảnh 1: Bản đồ tự nhiên xã Mỹ Yên Vị trí địa lí: Mỹ Yên là xã miền núi của huyện Đại Từ, nằm sát chân dãy núi Tam Đảo, cách trung tâm huyện 10,7 km về phía Tây Nam, xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 3400 ha. Phía Đông Nam giáp với xã Văn Yên, phía Tây giáp với xã Hoàng Nông, phía Đông Bắc giáp với xã Bình Thuận, xã Khôi Kỳ. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Mỹ Yên có thể giao lưu, trao đổi hàng hoá và phát triển kinh tế với các xã trong địa bàn huyện và với những huyện lân cận của Tỉnh Thái Nguyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2