TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Hiện nay mặc dù thế giới đã có những thành tựu vượt bậc trong khoa học, kinh tế...<br />
nhưng đói nghèo vẫn đang là vấn đề bức xúc toàn cầu. Đây là một trong những trở ngại<br />
trầm trọng nhất, một thách thức gay gắt đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội của thế<br />
giới. Khắc phục vấn đề này đang là mối quan tâm thường xuyên của mọi quốc gia ở mọi<br />
khu vực khác nhau trên trái đất. Nhận thức rõ tầm quan trọng trở lực của nghèo đói, cùng<br />
<br />
uế<br />
<br />
với 189 nước trên thế giới, Việt Nam đã cam kết thực hiện Tuyên bố thiên niên kỷ của<br />
Liên hiệp quốc (LHQ), trong đó có mục tiêu về xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện mục<br />
<br />
H<br />
<br />
tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã gắn kết chặt chẽ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội<br />
<br />
tế<br />
<br />
của đất nước trên cùng mặt bằng của sự đổi mới về cơ chế chính sách, về huy động nguồn<br />
lực cho sự phát triển cùng với mức độ ưu tiên cao hơn cho các địa phương nghèo, các<br />
<br />
h<br />
<br />
nhóm người nghèo dể bị tổn thương trong cuộc sống thường nhật. Đó là việc hình thành<br />
<br />
in<br />
<br />
chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn...Công tác tuyên truyền vận động các tổ chức và cá nhân<br />
<br />
K<br />
<br />
ủng hộ cho người nghèo đã trở nên sâu rộng. Trên thực tế chúng ta đã đạt được nhiều<br />
thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt, bộ mặt nông thôn<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
ngày càng khang trang hơn, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, số hộ khá, hộ giàu ngày càng tăng<br />
lên. Mặc dù vậy, về nhận thức, cách tiếp cận, sự lựa chọn mục tiêu và giải pháp khắc<br />
phục đói nghèo ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa được nhất quán. Vì thế, công tác xóa đói<br />
<br />
ại<br />
<br />
giảm nghèo giữa các cấp, các ngành, đoàn thể ở một số nơi đặc biệt là các huyện vùng sâu<br />
<br />
Đ<br />
<br />
vùng xa chưa được đồng bộ và thống nhất.<br />
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân cư sống ở<br />
<br />
khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Do sự<br />
phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế và trình độ phân công lao<br />
động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và mức tăng trưởng xã hội thấp<br />
Quảng Điền là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều kiện tự nhiên<br />
khắc nghiệt trình độ dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ<br />
tăng dân số còn cao, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng như: điện sinh hoạt, đường giao<br />
thông, trường học, trạm ytế, chợ... còn thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
<br />
-1-<br />
<br />
TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN<br />
<br />
kinh tế của xã chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm<br />
nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội<br />
của huyện, tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung<br />
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thì huyện<br />
Quảng Điền còn gặp 1 số khó khăn cần tháo gỡ như: Hiệu quả của các dự án chưa cao, tỷ<br />
lệ hộ đói nghèo còn lớn hơn so với trung bình của cả Tỉnh<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương và những kiến thức đã học, tôi đã<br />
<br />
uế<br />
<br />
chọn tên đề tài là: “Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo huyện Quảng Điền,<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế”<br />
<br />
H<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu.<br />
<br />
- Đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
tế<br />
<br />
- Đề xuất một số giải pháp cho công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao mức<br />
<br />
h<br />
<br />
sống cho các hộ gia đình ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
in<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Phương pháp luận<br />
<br />
K<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu<br />
- Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích<br />
<br />
4. Đối tượng, phạm vi ngiên cứu:<br />
<br />
Do nội dung nghiên cứu rộng nhưng thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tập trung<br />
<br />
ại<br />
<br />
nghiên cứu các vấn đề:<br />
<br />
Đ<br />
<br />
+ Đối tượng: Các hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền<br />
+ Phạm vi:<br />
-<br />
<br />
Về không gian: chọn đại diện 3 xã ở địa bàn huyện Quảng Điền,xã Quảng Thái<br />
20 hộ,xã Quảng Lợi 15 hộ,xã Quảng Phước 25 hộ<br />
<br />
-<br />
<br />
Về thời gian: Từ 2008 – 2010 với các số liệu thứ cấp và trong năm 2010 với<br />
các số liệu sơ cấp.<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
<br />
-2-<br />
<br />
TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN<br />
<br />
5. Hạn chế của đề tài.<br />
Do trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên<br />
cứu sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành từ<br />
người đọc để có thêm kinh nghiệm cho các lần nghiên cứu sau này.<br />
6.Cấu trúc của đề tài.<br />
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận đề tài có 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Chương 2:Thực trạng nghèo đói huyện Quảng Điền,Tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ại<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
K<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
tế<br />
<br />
H<br />
<br />
Chương 3:Định hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Điền.<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
<br />
-3-<br />
<br />
TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu<br />
1.1. Cơ sở lý luận.<br />
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói.<br />
1.1.1.1. Khái niệm của nghèo đói.<br />
Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó không có một phương<br />
pháp hoàn hảo để đo được nó. Nghèo đói là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện.<br />
<br />
uế<br />
<br />
Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng<br />
<br />
H<br />
<br />
trong những lúc khó khăn, và dễ bị thổn thương trong những đột biến bất lợi, ít được tham<br />
gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sĩ nhục, không được người khác tôn<br />
<br />
tế<br />
<br />
trọng…đó là những khía cạnh của những người nghèo.<br />
<br />
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do hội nghị chống đói nghèo ở<br />
<br />
h<br />
<br />
khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9<br />
<br />
in<br />
<br />
năm 1993 đưa ra: “ Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng hoặc thỏa mản các<br />
nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ<br />
<br />
K<br />
<br />
phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”.<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
Với khái niệm này có ba vấn đề đặt ra đó là:<br />
Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và<br />
giao tiếp...<br />
<br />
Nghèo đói thay đổi theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian,<br />
<br />
ại<br />
<br />
khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, thì nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ được<br />
<br />
Đ<br />
<br />
thay đổi theo xu hướng ngày càng một tăng cao hơn.<br />
Nghèo đói thay đổi theo không gian: không có một chuẩn mực nghèo chung cho tất cả<br />
<br />
các quốc gia mà tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của<br />
địa phương hay quốc gia đó, từ đó mà có các chuẩn nghèo khác nhau: vậy các quốc gia có<br />
nền kinh tế càng phát triển thì chuẩn mực nghèo đói càng cao.<br />
Tóm lại khái niệm nghèo đói là một khái niệm động hơn là tỉnh, người nghèo không<br />
phải luôn luôn nghèo mà họ cố gắng vươn lên phát triển kinh tế bằng mọi cách để thoát<br />
nghèo. Thực tế sau một thời gian nhiều cá nhân, nhiều gia đình đã vươn lên trên ngưỡng<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
<br />
-4-<br />
<br />
TRẦN PHƯỚC HUY_K41B-KTNN<br />
<br />
nghèo. Trong khi đó một số cá nhân, hay các gia đình khác lại bị trượt xuống dưới chuẩn<br />
mực nghèo. Do đó mà khái niệm nghèo là một khái niệm mang tính nhạy cảm, và nó sẽ<br />
thay đổi theo thời gian và không gian tùy thuộc vào nhu cầu cơ bản của con người trong<br />
điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó mà có các chuẩn mực nghèo đói khác<br />
nhau.<br />
Nghèo tuyệt đối: Theo ông Robert McNamara, nguyên là giám đốc ngân hàng thế<br />
giới đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: “ Nghèo ở mức độ tuyệt đối...là số ở<br />
<br />
uế<br />
<br />
ranh giới ngoài cùng của sự tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải<br />
đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng<br />
<br />
H<br />
<br />
tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức của chúng ta”.<br />
<br />
Theo David O.dapici thuộc viện phát triển quốc gia Harvard: “ Nghèo tuyệt đối là<br />
<br />
tế<br />
<br />
không có khả năng mua một lượng sản phẩm tối thiểu để sống” nghèo tuyệt đối có xu<br />
hướng đề cập đến những người đang thiếu ăn theo nghĩa đen.<br />
<br />
in<br />
<br />
h<br />
<br />
Nghèo tuyệt đối là hiện tượng xảy ra khi mức thu nhập hay tiêu dùng của người hay<br />
hộ gia đình giảm xuống mức thấp hơn giới hạn nghèo đói (theo tiêu chuẩn nghèo đói) vẫn<br />
<br />
K<br />
<br />
thường được định nghĩa là: “Một điều kiện sống được đặc trưng bởi sự suy dinh dưỡng,<br />
<br />
người” .<br />
<br />
họ<br />
c<br />
<br />
mù chử và bệnh tật đến nổi thấp hơn mức thu nhập được cho là hợp lý cho một con<br />
<br />
Tóm lại : Nghèo tuyệt đối là một khái niệm dùng để chỉ một tình trạng sống của một<br />
bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mản các nhu cầu tối thiểu nhằm để duy trì cuộc<br />
<br />
ại<br />
<br />
sống bình thường. Những nhu cầu ở tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống như: ăn, mặc, ở,<br />
<br />
Đ<br />
<br />
giao tiếp xã hội,vệ sinh y tế và giáo dục.<br />
Nghèo tương đối: Trong xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa<br />
<br />
dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. “Nghèo tương đối có thể được xem như là cung<br />
cấp không đầy đủ các tiềm lực về vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một<br />
số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó”.<br />
Nghèo tương đối là trình trạng không đạt mức sống tối thiểu tại một thời điểm, trong<br />
một khoảng không gian xác định nào đó. Thuật ngữ nghèo tương đối chỉ một mức độ<br />
sống của điều kiện sống mà ở đó những người của tầng lớp dưới được xem là kém phát<br />
triển hơn trong tương quan so sánh với những người thuộc tầng lớp khác.<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
<br />
-5-<br />
<br />