intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Loilamthuocveem Loilamthuocveem | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:130

213
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại cũng như việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi và phương án đầu tư như thế nào để có hiệu quả và giảm bớt rủi ro là việc làm cần thiết, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trang trại là một hình thức tổ  chức sản xuất hàng hóa trong nông,  lâm, ngư nghiệp với quy mô, mức độ tập trung các yếu tố sản xuất tương   đối lớn so với các hình thức sản xuất thông thường của các hộ  gia đình ở  nông thôn. Đây là một mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân phát triển  sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, nhân lực, kỹ thuật,  kinh nghiệm  quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, giải   quyết việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói  giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.  Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn   liền với quá trình phân công lại lao động  ở  nông thôn từng bước chuyển  dịch lao động nông nghiệp sang làm các nghành phi nông nghiệp, góp phần   thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.  Loại hình sản xuất này vừa nâng cao năng suất lao động, tỷ suất hàng hóa:  vừa tạo sản phẩm đồng nhất về  chất lượng, tạo được thương hiệu, cạnh   tranh với hàng hóa nông sản thế  giới. Kinh tế  trang trại đóng góp quan   trọng trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy tác  dụng nhiều mặt của kinh tế  trang trại trong việc góp phần khai thác có   hiệu quả  các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng  nhiều, góp phần giải quyết các vấn đề  kinh tế  ­ xã hội, môi sinh môi   trường của các địa phương và cả nước. Nhận thức được xu thế có tính quy  luật đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, khuyến khích kinh tế trang trại  phát triển. Với hàng loạt các văn bản pháp luật, các chính sách được ban  hành nhằm tạo lập khuôn khổ  pháp lý, tạo điều kiện hình thành và phát   triển kinh tế trang trại  ở nước ta. Thực tế cho thấy kinh tế trang tr ại Việt   1
  2. Nam phát triển mạnh từ sau nghị quyết 10 – NQ/TW của Bộ Chính trị tháng  4 năm 1988. Trong nghị quyết 4 BCHTW Đảng (khóa 8) và nghị  quyết số  06 (ngày 10/11/1998) của Bộ  Chính trị  khẳng định và khuyến khích phát  triển kinh tế trang trại. Ngày 2/2/2000 Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết   03/2000/NQ­CP về  kinh tế  trang trại nhằm nêu bật vai trò và đề  ra các  chính sách thúc đẩy loại hình kinh tế này. Tuy vậy, phát triển kinh tế  trang trại hiện còn không ít khó khăn,  vướng mắc. Sự  hình thành và phát triển kinh tế  trang trại trong thời gian   qua mang tính tự phát, thiếu sự quy hoạch tổng thể làm cho trang trại mạnh   mún, không bền vững. Trình độ  chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất cũng  như  quản lý của chủ trang trại còn yếu và thiếu. Sản phẩm của trang trại   chủ yếu tiêu thụ qua thương lái nên thường bị ép cấp, ép giá làm thiệt hại  cho sản xuất. Với tốc độ  phát triển kinh tế  mang nhiều màu sắc mới, đa  dạng hơn như  hiện nay. Để  kinh tế  trang trại thực sự  trở  thành loại hình  kinh tế  năng động đáp  ứng nhu cầu hội nhập thì Nhà nước, nông dân cần   phải có những lời giải, phương pháp nhằm giải đáp, tháo gỡ nhiều bài toán  khó khăn vướng mắc  ở  tầm vĩ mô và vi mô liên quan đến nhận thức, cơ  chế chính sách và các giải pháp cụ thể như đất đai, vốn lao động, khoa học   công nghệ, tổ chức quản lý, thị  trường …và trong tương lai có những loại   hình trang trại nào? Nó sẽ  hoạt động ra sao trong cơ chế  thị  trường? Làm   thế  nào để  trang trại phát huy được tính  ưu việt của từng địa phương và  hoạt động có hiệu quả  kinh tế  cao hơn? Đó là vấn đề  phức tạp, đòi hỏi   phải có điều tra nghiên cứu rõ ràng mới có căn cứ cho các cơ quan quản lý  Nhà nước có được chính sách phù hợp cho loại hình kinh tế này. Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, ở đây loại hình   kinh tế  trang trại phát triển khá phổ  biến. Tuy nhiên trong quá trình phát  triển còn nhiều tồn tại, trong đó hiệu quả  kinh tế  thấp chưa tương xứng   với tiềm năng của nó. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại   2
  3. cũng như việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi và phương án đầu tư như  thế  nào để  có hiệu quả  và giảm bớt rủi ro là việc làm cần thiết. Chính vì  thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:  “Đánh giá hiệu quả  kinh tế   các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tiến hành nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế các trang trại trên  địa bàn huyện Hương Khê, tìm ra những khó khắn vướng mắc và đề  xuất   những giải pháp nhằm nâng cao hiệu kinh tế trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể * Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơ bản về kinh   tế trang trại, hiệu quả kinh tế trang trại. * Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả  kinh tế của các trang trại,  hiệu quả  kinh tế  của một số  cây trồng, vật nuôi chủ  yếu trong các trang   trại. * Phân tích các yếu tố   ảnh hưởng đến hiệu quả  kinh tế  trang trại   trên địa bàn huyện Hương Khê. * Định hướng và đề  xuất những giải pháp khả  thi nhằm nâng cao  hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Hương Khê trong thời gian tới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiệu quả kinh tế  của các trang trại tại huyện Hương Khê như  thế  nào? 2. Những yếu tố  nào  ảnh hưởng đến hiệu quả  kinh tế  trang trại và  mức ảnh hưởng của chúng ra sao? 3. Những khó khăn cơ bản trong việc phát triển trang trại và nâng cao   hiệu quả kinh tế trang trại? 3
  4. 4. Những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại và nâng cao  thu nhập cho các chủ trang trại? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề  có liên quan đến trang trại, hiệu quả  và nâng cao  hiệu quả kinh tế trong các trang trại ở trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh   Hà Tĩnh 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi không gian Nghiên cứu các trang trại ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ­ Phạm vi thời gian Số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài từ năm: 2008 ­ 2010 Thời gian nghiên cứu: tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2010 ­ Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế  xã hội bao gồm các yếu tố  sản  xuất như  đất đai, lao động, vốn, chi phí, kết quả  và hiệu quả  kinh tế  các  trang trại.  Qua đó tìm ra các nguyên nhân  ảnh hưởng đến hiệu quả  kinh  tế các trang trại trên địa bàn huyện Hương Khê. 4
  5. 5
  6. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận  2.1.1 Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại  Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm khá  rộng và đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng còn nhiều mặt chưa  thống nhất. Tuy nhiên, các học giả  đều thống nhất quan điểm cho rằng,  trang trại là loại hình sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích  chính là sản xuất hàng hoá, có tư  liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc   quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô   ruộng đất và các yếu tố  sản xuất tiến bộ  và trình độ  kỹ  thuật cao, hoạt   động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Hiện nay,  ở  Việt Nam hai khái niệm trang trại và kinh tế  trang trại  nhiều khi được sử dụng như là hai thuật ngữ đồng nhất. Tuy nhiên, đây là   hai khái niệm không đồng nhất. Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông,  lâm, thuỷ sản) gồm một người chủ trang trại họ vừa là người làm chủ  về  ruộng đất, làm chủ về tư liệu sản xuất vừa là người tổ chức sản xuất kinh   doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của   mình với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và một phần sản phẩm được  sử dụng cho tiêu dùng của gia đình. Trang trại là đơn vị  sản xuất cơ  sở  trong nông nghiệp được phát  triển trên cơ  sở  kinh tế  hộ  gia đình nông dân với mục đích chính là sản  xuất hàng hoá. Với   mức   độ   phát   triển   cao,   trang   trại   là   một   doanh   nghiệp   nông  nghiệp sản xuất hàng hoá dựa trên cơ  sở  hình thức tổ  chức sản xuất tiên   tiến, có khả  năng  ứng dụng các tiến bộ  kỹ  thuật vào sản xuất, vừa sử  6
  7. dụng lao động gia đình, vừa sử dụng lao động làm thuê, tự chủ về sản xuất  và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hạch toán kinh doanh. Kinh tế  trang trại (KTTT) là một hình thức tổ  chức sản xuất trong  nông nghiệp với mục đích là sản xuất hàng hoá trên cơ sở tự chủ về ruộng   đất, tư liệu sản xuất của hộ gia đình, tự  hạch toán và tự  chịu trách nhiệm   về kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tổ bao  gồm cả  kinh tế, xã hội và môi trường. Còn nói đến KTTT là chủ  yếu đề  cập đến yếu tố kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề  mẫu chốt của các  đơn vị kinh tế. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Sau đây  chúng tôi xin đề cập đến một số quan điểm: Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về nghiên cứu   xu thế phát triển kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở miền   Bắc, Viện kinh tế nông nghiệp, Hà Nội: “Trang trại là một loại hình sản   xuất nông nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả  năng đón   nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang   bị  tư  liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ  sản xuất thích hợp, tiến hành tổ   chức sản xuất và dịch vụ  những sản phẩm theo yêu cầu thị  trường nhằm   thu lợi nhuận cao”. PGS Trần Đức cho rằng (1998), kinh tế trang trại vùng đồi núi, NXB  Thống kê, Hà Nội: “Trang trại là chủ  lực của tổ chức làm nông nghiệp ở   các nước bản cũng như  các nước phát triển và theo các nhà khoa học   khẳng định là tổ  chức sản xuất kinh doanh của nhiều nước trên thế  giới   trong thể kỷ XXI”. Nguyễn Thế  Nhã (1999), “Phát triển kinh tế  trang trại  ở  Việt Nam   thực   trạng   và   những   giải   pháp”,  Hội   thảo   ĐHNN   I,   Hà   Nội  cho   rằng:  7
  8. “Trang trại là một loại tổ  chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ  sản   có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư  liệu sản xuất thuộc quyền   sở  hữu hoặc quyền sử  dụng của một chủ  độc lập, sản xuất được tiến   hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tổ sản xuất tiến bộ và trình độ  kỹ   thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. PGS.TS Lê Trọng (2000), phát triển và quản lý trang trại trong nền   kinh tế  thị  trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội cho rằng:  “Kinh tế  trang   trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ  chức   sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ  sở  hợp tác và phân công lao   động xã hội, được chủ  trang trại đầu tư  vốn, thuê mướn phần lớn hoặc   hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh   theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được Nhà nước bảo hộ theo luật   định”. Ks. Trần Hữu Quang cho rằng: “Trang trại là hình thức tổ chức sản   xuất nông nghiệp dựa trên cơ  sơ  lao động và đất đai của hộ  gia đình là   chủ  yếu, có tư  cách pháp nhân, tự  chủ  sản xuất kinh doanh và bình đẳng   với các thành phần kinh tế  khác, có chức năng chủ  yếu là sản xuất nông   sản hàng hoá, tạo ra thu nhập chính cho gia đình đáp ứng nhu cấu xã hội”. Theo nghị định 03/2000/NĐ ­ CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về  kinh tế trang trại: “Kinh tế  trang trại là hình thức tổ  chức sản xuất hàng hoá trong   nông nghiệp, nông thôn, chủ  yếu dựa vào hộ  gia đình, nhằm mở  rộng quy   mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi   trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn bó với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ   sản”. 2.1.2  Đặc trưng của kinh tế trang trại  Theo các khái niệm trên thì kinh tế trang trại có những đặc trưng sau: 8
  9. ­ Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ  sản   hàng hoá với quy mô lớn. ­ Mức độ  tập trung và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố  sản  xuất cao hơn hẳn so với sản xuất nông hộ, thể  hiện  ở  quy mô sản xuất  như đất đai, số đầu gia súc, lao động, giá trị nông thuỷ sản hàng hoá.  ­ Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản   xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học ­ kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao   công nghệ  mới vào sản xuất; sử  dụng lao động gia đình và lao động làm  thuê bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh   tế hộ. ­ Những đặc trưng của kinh tế  trang trại xuất phát từ  những điểm  khác biệt mang tính bản chất của kinh tế trang trại so với các hình thức sản   xuất nông nghiệp tập trung khác và so với kinh tế hộ.  ­ Quy mô sản xuất hàng hoá được thể hiện qua tỷ suất hàng hoá là   đặc trưng cơ bản nhất của kinh tế trang trại. Đây là chuẩn mực hàng đầu  và quan trọng nhất để phân biệt một hộ nông dân sản xuất theo hình thức  tiểu nông với hộ sản xuất theo hình thức trang trại. Kinh tế trang trại thực   hiện sản xuất với quy mô lớn nhờ sự tập trung cao hơn với mức bình quân  chung của kinh tế hộ  ở từng vùng về các nguồn lực và điều kiện sản xuất  nên quy mô của kinh tế  trang trại lớn hơn nhiều so với mức bình quân  chung của kinh tế hộ không chỉ thể hiện bằng quy mô của các yếu tố đầu  vào (đất đai, lao động, vốn…) mà cả về quy mô thu nhập. Vì mục đích của  trang trại là sản xuất hàng hoá với quy mô lớn nên thường phát triển theo   hướng chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng   hợp nhằm tận dụng tối đa ưu thế của vùng và tránh rủi ro. Nhu cầu và khả  năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trang trại lớn  9
  10. hơn nông hộ tiểu nông nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm  trên thị trường và hiệu quả thu được ngày càng cao. 2.1.3 Tiêu chí nhận dạng và phân loại trang trại  2.1.3.1  Tiêu chí nhận dạng trang trại Chúng ta dựa vào khái niệm và đặc trưng của trang trại để  đưa ra  những tiêu chí nhận dạng trang trại gồm có tiêu chí về mặt định tính và tiêu  chí về mặt định lượng. ­  Về  mặt định tính:  Đặc trưng cơ  bản của trang trại là sản xuất ra  sản phẩm hàng hoá. Tiêu chí này được thống nhất đối với tất cả các nước  trên thế giới. ­ Về  mặt định lượng: Thông qua các chỉ  số  cụ  thể  nhằm phân biệt  đâu là trang trại và đâu không phải là trang trại qua đó phân loại ra quy mô  giữa các trang trại. ­ Trên thế  giới: Để  nhận dạng đâu là trang trại và đâu chưa phải là  trang trại hầu hết sử dụng chỉ tiêu định tính chung có đặc trưng là sản xuất  hàng hoá chứ  không phải là sản xuất tự  cấp tự  túc. Chỉ  một số  nước sử  dụng chỉ tiêu định lượng để  nhận dạng trang trại như: Mỹ, Trung Quốc…   Chủ yếu là các chỉ tiêu về diện tích, giá trị sản lượng hàng hoá, trong đó chỉ  tiêu về diện tích trang trại ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào quỹ đất. Ở  Nhật Bản, Đài Loan phân loại trang trại có diện tích từ 0,3ha đến 10ha trở  lên. ­  Ở  Việt Nam: Kinh tế  trang trại  được  phát triển  ở  hầu hết các   ngành nông, lâm, ngư  nghiệp. Quy mô và phương thức sản xuất rất đa  dạng. Theo   nghi   quyết   của   Chính   phủ   về   kinh   tế   trang   trại,   ngày  26/06/2000. Liên bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng cục thống  10
  11. kê đã ban hành thông tư liên tịch 69/2000TTLT/BNN­TCTK về hướng dẫn  về tiêu chí để xác định trang trại. Tiêu chỉ nêu rõ: Mỗi hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được  xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu chí định lượng dưới đây: ­ Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân mỗi năm: + Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung từ  40 triệu  đồng trở lên. + Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. ­ Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ  tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế: a. Đối với trang trại trồng trọt: (1) Trang trại trồng cây hàng năm: ­ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung ­ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. (2) Trang trại trồng cây lâu năm: ­ Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên ­ Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên (3) Trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên. b. Đối với trang trại chăn nuôi: (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò. ­ Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. ­ Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. (2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê. ­ Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên từ  20 con trở  lên, đối với dê   cừu 100 con trở lên. ­ Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn  sữa), dê thịt từ 200 con trở lên. 11
  12. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng… có thường xuyên từ 2000 con  trở lên. c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên. d. Đối với các loại sản phẩm lâm nghiệp nuôi trồng thuỷ  sản có tính chất  đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ  sản và  thuỷ đặc sản thì tiêu chí xác định là giá trị hàng hoá. 2.1.3.2 Phân loại trang trại Hiện nay, có nhiều cách phân loại khác nhau đối với trang trại, tùy  vào đặc điểm, điều kiện cụ thể ở từng nước, từng vùng. Việc phân loại có   ý nghĩa quan trọg trong việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp   phù hợp với từng loại hình. Sau đây là một số cách phân loại chính: a. Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý ­  Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại độc lập sản xuất kinh  doanh, mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay người   có năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý. ­ Trang trại liên doanh: Là kiểu trang trại do hai hay nhiều trang trại   hợp thành một trang trại lớn hơn để tăng them khả năng về vốn và tư liệu   sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh với các trang trại khác có quy mô lớn và tận   dụng định hướng ưu đãi của nhà nước dành cho các trang trại lớn. ­ Trang trại hợp doanh: Là trang trại được tổ  chức theo nguyên tắc  một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ  sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên môn  hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. b. Phân loại theo hướng quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh ­ Chủ  trang trại hầu hết là người nông dân sống ở  nông thôn. Họ  là  người trực tiếp quản lý sản xuất. 12
  13. ­ Chủ trang trại sống ở nơi khác nhưng vẫn điều hành trang trại. ­ Chủ trang trại là người sống ở thành phố, có trang trại ở nông thôn  và thuê người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất của trang trại. ­ Trang trại uỷ  thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất từng  việc theo thời vụ hay liên tục nhiều việc. c. Phân loại theo cơ cấu thu nhập ­ Trang trại thuần nông: Là trang trại chủ  yếu chăn nuôi, trồng trọt  không có chế  biến, sản phẩm sản xuất ra bán luôn. Khi công nghiệp ngày  càng phát triển thì loại hình này ngày càng giảm. ­ Trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp. d. Phân loại theo cơ cấu sản xuất ­ Trang trại kinh doanh tổng hợp: Kết hợp công nghiệp với tiểu thủ  công nghiệp ­ Trang trại chuyên môn hoá: Chuyên nuôi gà, vỗ béo lợn, nuôi bò thịt  hoặc bò sữa, trồng cây ăn quả…hoặc chuyên sản xuất nông, lâm, thuỷ sản  làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. e. Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất ­ Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ,  máy móc, chuồng trại, kho bãi… ­ Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần ph ải đi  thuê ngoài (có đất đai nhưng phải đi thuê máy móc công cụ). ­ Chủ  trang trại hoàn toàn không có tư  liệu sản xuất, phải đi thuê   toàn bộ đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, mặt nước, chuồng trại. 2.1.4 Vai trò và xu hướng phát triển của kinh tế trang trại * Vai trò Trong nền nông nghiệp thế giới, trang trại là hình thức tổ chức cơ sở  chủ yếu. Ở nước ta, mặc dù mới được phát triển nhưng kinh tế trang trại   13
  14. đã thể  hiện vai trò quan trọng và tích cực không những về  kinh tế  mà còn  cả về xã hội và môi trường. Về  mặt kinh tế, các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh   tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị  kinh tế  cao, khắc phục  tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn  hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao. Mặt khác, qua việc chuyển dịch  cơ  cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc  biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ cho sản xuất ở nông thôn. Thực tế  cho thấy, việc phát triển kinh tế  trang trại  ở  những nơi có điều kiện bao  giờ  cũng đi liền với việc khai thác và sử  dụng một cách đầy đủ  và hiệu   quả hơn các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế hộ. Do   vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng   và phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ. Về  mặt   xã hội, phát triển kinh tế  trang trại có vai trò quan trọng   trong việc làm tăng số  hộ  giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng  thu nhập cho lao động. Điều này có ỹ nghĩa rất quan trọng trong giải quyết  vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề  bức xúc trong nông  nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay. Mặt khác, do trang trại được phát   triển chủ yếu ở những vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng nên phát triển kinh   tế  trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ  tầng trong nông  thôn. Các hộ trang trại là tấm gương cho các hộ  nông dân về cách thức tổ  chức quản lý kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về khoa học kỹ  thuật vào sản xuất. Vì vậy, phát triển kinh tế  trang trại góp phần tích cực  vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn ở nước   ta. Về  môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và lợi ích thiết thực,   lâu dài của mình mà các chủ trang trại đã luôn có ý thức khai thác hợp lý và   14
  15. quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không  gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Đặc biệt,  các trang trại trung du miền núi đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất   trống, đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái. * Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại  Các trang trại hình thành và phát triển theo những xu hướng chủ  yếu   sau: ­ Tích tụ và tập trung sản xuất: Sau khi hình thành các trang trại vẫn tiếp tục diễn ra quá trình tập  trung và tích tụ  sản xuất. Tuy nhiên, tính chất và mức độ  tích tụ  và tập   trung lúc này không hoàn toàn giống như tích tụ và tập trung các yếu tổ sản   xuất của nông hộ  để  hình thành trang trại. Tích tụ  và tập trung trong phát   triển trang trại lúc này là mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản   xuất kinh doanh để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường. ­ Chuyên môn hoá sản xuất: Sản xuất ngày càng đi vào chuyên môn hoá là xu hướng tất yếu trong   sản xuất kinh doanh của trang trại vì muốn sản xuất hàng hoá phải đi vào  chuyên môn hoá sản xuất. Nhưng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp  nên chuyên môn hoá phải kết hợp với sản xuất đa dạng một cách hợp lý để  khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất đai, vốn, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật,   lao động, đồng thời hạn chế rủi ro về thiên tai và biến động của thị trường. ­ Nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh hóa sản xuất: Xu hướng nâng cao trình độ kỹ thuật và thâm canh sản xuất trong các  trang trại là xu hướng tất yếu gắn liền với nâng năng suất lao động, năng   suất cây trồng vật nuôi. Để  làm được điều đó, các trang trại phải đầu tư  xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, tăng cường áp  tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặc khác, phải xây dựng  15
  16. cơ sở vật chất kỹ thuật cho từng trang trại phù hợp với sự phát triển khoa   học của vùng có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước trong vấn đề xây dựng   công trình nông thôn, nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật thâm canh. ­ Hợp tác và cạnh tranh:  Các trang trại muốn sản xuất hàng hóa phải hợp tác và liên kết với   nhau và với những đơn vị, tổ  chức khác. Hợp tác để  giúp nhau giải quyết  tốt hơn những vấn đề  của sản xuất kinh doanh như  thủy nông, bảo vệ  thực vật, các vật tư  đầu vào cho sản xuất và đặc biệt là đầu ra cho sản   phẩm. Đi đôi với việc hợp tác các trang trại phải cạnh tranh với các tổ  chức và đơn vị kinh tế khác để tiêu thụ sản phẩm, tái sản xuất mở rộng. 2.1.5 Khái niệm về hiệu quả kinh tế 2.1.5.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế  xã hội là thỏa mãn nhu   cầu ngày càng tăng về  vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi  nguồn lực sản xuất có hạn và ngày càng khan hiếm. Do vậy, việc nâng cao  hiệu quả xã hội là một đòi hỏi khách quan với mọi nền sản xuất xã hội. Từ  những giác độ  nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra các quan   điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. * Quan điểm 1: Hiệu quả  kinh tế  được xác định bởi kết quả  đạt  được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Công thức: H= Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế C: Chi phí sản xuất Q: Kết quả 16
  17. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào từng trường hợp  cụ  thể chúng ta sẽ  có các chỉ  tiêu đánh giá hiệu quả  kinh tế. Khi lấy tổng   sản phẩm chia cho vốn sản xuất ta được hiệu suất vốn. Khi lấy giá trị sản  lượng trên một đồng chi phí ta được hiệu suất chi phí. Hệ số H ( số tương   đối) phản ánh trình độ  sử  dụng đầu vào nhưng không phản ảnh được quy   mô sử dụng đầu vào. * Quan điểm 2: Hiệu quả  kinh tế  được đo bằng hiệu số  giữa kết  quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Công thức tính: H= Q – C  Xét trên phương diện kinh doanh, kết quả phép trừ trên là kết quả lợi  nhuận trong sản xuất. Thực tế  trong nhiều trường hợp không thực hiện  được phép trừ  hay phép trừ  không có nghĩa. Tuy nhiên nếu ta thực hiện   được phép so sánh kết quả của hai phép trừ với đại lượng chi phí bỏ ra như  nhau, ta có được phần chênh lệch thì đây là hiệu quả  kinh tế. Hiện nay  quan điểm này chỉ  sử  dụng trong vài trường hợp nhất định. Hệ  số  H (đại  lượng tuyệt đối hay số  chênh lệch) chỉ  phản  ảnh được quy mô của hiệu  quả nhưng không phản ảnh được trình độ sử dụng nguồn lực (đầu vào). * Quan điểm 3: Hiệu quả  kinh tế   được xem xét trong phần biến  động giữa chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh. Nó biểu hiện ở quan hệ  tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Công thức: H=  ∆Q/∆C H: Tỷ suất kết quả bổ sung ∆Q: Kết quả bổ sung ∆C: Chi phí bổ sung 17
  18. Quan điểm này thể  hiện tỷ  lệ  mức độ  tăng trưởng của kết quả sản  xuất với mức độ  tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm  này phức tạp một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật sự đầy đủ  bởi trong thực tế, kết quả sản xuất luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi   phí bổ sung. 2.1.5.2 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả  kỹ  thuật rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là  ở  các   quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nguồn lực khan hiếm ít có cơ  hội phát triển hay việc phát triển công nghệ mới là rất khó khăn. Ở những  nước này việc nâng cao lợi ích kinh tế  được thể  hiện bằng việc nâng cao   hiệu quả  kỹ  thuật hơn là phát triển công nghệ  mới. Hơn nữa, tất cả  các  hãng, các trang trại, các nông hộ đều muốn sản xuất ở mức độ tốt nhất để  đạt lượng tối đa hơn là chỉ sản xuất ở mức sản lượng trung bình. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị đầu vào  đầu tư  thêm. Nó được đo bằng tỷ  số  giữa số  lượng sản phẩm tăng thêm  trên chi phí tăng thêm số này gọi là sản phẩm biên. Nó chỉ ra rằng một đơn  vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu   quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối  quan hệ  giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và các sản  phẩm khi nông dân quyết định sản xuất b. Hiệu quả phân bổ Hiệu quả  phân bổ  là giá trị  sản phẩm thu thêm trên một đơn vị  chi   phí đầu tư thêm. Nó là hiệu quả kỹ thuật nhân với giá trị  sản phẩm và giá  đầu vào. Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên. Thực chất hiệu  quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các giá đầu vào và giá đầu ra,  vì thế  nó còn được gọi là hiệu quả  giá. Việc xác định hiệu quả  phân bổ  18
  19. giống như  việc xác định các điều kiện lý thuyết biên để  tối đa hóa lợi  nhuận. c. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả  kinh tế  là phạm trù kinh tế  mà trong đó sản xuất đạt cả  hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố  hiện vật và giá trị  đều tính đến khi xem xét việc sử  dụng các nguồn lực   trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố  hiệu quả  kỹ  thuật hay   hiệu quả phân bổ thì chỉ  mới là điều kiện cần chứ  chưa phải là điều kiện  đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai  chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt   hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật x Hiệu quả phân bổ 2.1.5.3 Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Hiệu quả xã hội là sự phản ánh mối tương quan giữa các kết quả các   lợi ích về  mặt xã hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ  ra để  đạt được  hiệu quả đó như về việc giải quyết công ăn việc làm… Hiệu quả  môi trường: Hiệu quả  đạt được làm tăng độ  phì của đất,   giải quyết ô nhiễm môi trường. 2.1.5.4 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế Từ  những quan điểm về  hiệu quả  kinh tế  nêu trên cho chúng ta thấy   hiệu quả là một phạm trù trọng tâm rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản  lý. * Hiệu quả  kinh tế  (HQKT) là một phạm trù kinh tế  khách quan,  nhưng nó không phải là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất.   Mục đích của sản xuất là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vật chất, tinh thần  sáng tạo ra những kết quả  hữu ích ngày càng cao của xã hội. Nhưng đạt  19
  20. được mục tiêu về hiệu quả kinh tế là với khối lượng nguồn lực nhất định   tạo ra khối lượng sản phẩm có ích lớn nhất. * Kết quả và HQKT có quan hệ khăng khít với nhau. Kết quả là một   đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ  tiêu, nội dung và tùy  thuộc vào từng thời điểm cụ thể để xác định. Trong nền sản xuất hàng hóa kết quả hữu ích đạt được chịu tác động  của các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa, nền kinh tế thị trường   quy luật hiệu xuất giảm dần và các quy luật kinh tế  khác trong điều kiện   kinh tế  xã hội nhất định. Trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngoài  sự   ảnh hưởng của các quy luật trên kết quả  còn chịu  ảnh hưởng của các  quy luật tự nhiên, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc trưng của thị  trường. Điều trên cũng cho thấy hiệu HQKT không chỉ là một phạm trù kinh   tế   mà   còn   mang   tính   chất   của   phạm   trù   xã   hội.   Mặt   khác,   trong   nông  nghiệp do tính đặc tù của nó nên việc xác định, so sánh hiệu quả kinh tế là  khó khăn và mang tính chất tương đối. * Hiệu quả  là một đại lượng để  đánh giá xem xét kết quả  hữu ích   được tạo ra như thế nào từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong điều kiện cụ thể  nào và có thể  nhận được hay không. Như  vậy, HQKT liên quan trực tiếp  đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. * Đánh giá hiệu quả  kinh tế  của sản xuất nông nghiệp trong điều  kiện kinh tế thị trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra có nhiều   khó khăn: * Những khó khăn trong xác định yếu tố đầu vào: Trong sản xuất  nông nghiệp, việc sử  dụng tư  liệu sản xuất  vào  nhiều quá trình sản xuất không đồng đều. Hơn nữa có loại rất khó để  xác   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2