intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - israren

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất tại trang trại 14 của Paran, Israel; từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất ớt cho trang trại 14 và bài học, kinh nghiệm sản xuất ớt cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng ớt tại trang trại 14 Paran - israren

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 BARACK OMEGA, PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 - 2017 Thái Nguyên 2017 .
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN TRUNG ĐỨC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 BARACK OMEGA, PARAN, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2013 - 2017 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Dương Thị Thanh Hà Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên 2017
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học vừa qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Th.S Dương Thị Thanh Hà, người cô rất tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên, dành nhiều thời gian và định hướng chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành bài khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các an chị của Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế đã giúp em có cơ hội được trải nghiệm những kiến thức từ nước ngoài. Ngoài ra, còn giúp em học hỏi được thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tới ông chủ của trang trại 14 nơi em thực hành và thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình triển khai điều tra thu thập số liệu thực địa để phục vụ cho bài khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình của em. Gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao và là những người truyền nhiệt huyết để em hoàn thành bài khóa luận này. Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Em rất mong các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp thêm ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Tạo nền tảng cho việc thực hiện khóa luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2017 Sinh viên Trần Trung Đức
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 S Small(nhỏ) 3 M Medium (trung bình) 4 L Low (thấp) 5 XL Extra large(to) 6 LUT Land use type - loại hình sử dụng đất 7 FAO Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc 11 EL Cỡ quá to 12 Moshav Nhiều trang trại sản xuất với diện tích lớn, vừa sản xuất vừa chuyển giao công nghệ 13 Kibbutz Làng nông nghiệp 14 CNH- HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 15 Dunam 1000m2
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Một số thông tin đất nước Israel ...................................................... 7 Bảng 2.2: Năm nước xuất,nhập khẩu hàng đầu trên thế giới .......................... 24 Bảng 2.3: Sản lượng,diện tích,năng suất ớt Việt Nam năm 2014 ................... 25 Bảng 2.4: Dân số, diện tích tổng sản phẩm trong nước năm 2015 và2016 .... 25 Bảng 4.1 Tình hình lao động của moshav Paran ........................................... 33 Bảng 4.2. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính . .............................. 41 Bảng 4.3. Hiệu quả xã hội của các LUT ......................................................... 43 Bảng 4.4. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất .............................. 44 Bảng 4.5. Phân loại kích cỡ các loại quả ớt .................................................... 47 Bảng 4.6: Phân phối ớt hàng tháng( Đơn vị: Tấn/dunam) .............................. 47 Bảng 4.7 Tổng sản lượng của 3 giống ớt ........................................................ 48
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Trồng lúa theo phương pháp Israel .................................................. 13 Hình 2.2 Diện tích các nhóm đất sử dụng ....................................................... 17 Hình 4.1 : Qủa ớt tại trang trại 14 Paran ,Israel .............................................. 36 Hình 4.2: Hệ thống ống tưới nhỏ giọt ............................................................. 37 Hình 4.3 : Cây ớt sau khi nẹp dây ................................................................... 38 Hình 4.4 : Qủa ớt khi đến thời điểm thu hoạch ............................................... 38 Hình 4.5 Chà là ở công viên Moshav Paran Israel ............................................... 39 Hình 4.6 Trang trại nho tại Moshav Paran,Israel ............................................ 40 Hình 4.7 Quy trình đóng hộp ớt ...................................................................... 46 Hình 4.8 Phân bố sản lượng ớt giữa các tháng ............................................... 48 Hình 4.9 Tổng sản lượng của 3 giống ớt chuông đỏ ....................................... 49
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5 2.1 Tổng quan về đất nước Israel ...................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp ....................................................... 5 2.1.2 Tổng quan về đất nước Israel .................................................................. 7 2.1.3 Tổng quan về Moshav Paran miền nam Israel ....................................... 11 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel ...................................................... 12 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam....................................... 17 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất .......................................... 17 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất ............................................................. 17 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................... 20 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ............................................ 20 2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ...................................................... 21 2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất ........................ 21 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................... 21
  8. vi 2.5.3 Định hướng sử dụng đất ......................................................................... 22 2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam.................... 23 2.6.1 Tình hình sản xuất cây ớt và tiêu thụ ở một số nước trên thế giới ....... 23 2.6.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt tại Việt Nam ..................................... 25 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 26 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 - Địa điểm: Trang trại 14,Paran, Israel............................................................ 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Paran, Israel. ..... 26 3.3.2. Hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Paran, Israel. .................................................................................................... 26 3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................... 26 3.3.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao............................................................................................................. 26 3.3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho Moshav và bài học trồng ớt cho Việt Nam. .................................................................................... 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp .................................................... 26 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 27 3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất .................... 27 3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững ................................................... 28 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ............................................... 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của moshav Paran,Israel ................. 29
  9. vii 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường ...................... 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Moshav Paran ....................................... 32 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ....................... 34 4.2 . Một số loại hình sử dụng đất tại Paran.................................................... 35 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất................................................... 40 4.3.1. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 40 4.3.2. Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 42 4.3.3. Hiệu quả môi trường ............................................................................. 44 4.4. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt Ngọt tại trang trại 14 Paran ................................................................................................................ 45 4.4.1 Tình hình sản xuất của trang trại............................................................ 45 4.4.2 Sự phân bố của các giống ớt .................................................................. 47 4.4.3 Tổng năng suất của các giống ớt chuông đỏ .......................................... 48 4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran và bài học cho Việt nam về phát triển trồng ớt ..................................... 50 4.5.1.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho Moshav Paran .................................................................................................. 50 4.5.2 Bài học sản xuất ớt cho Việt Nam ......................................................... 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.................................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Đất đai trải qua quá trình tiến hóa và phát triển qua mỗi giai đoạn đều tác động tới nguồn đất đai, con người sống dựa vào đất đai là chủ yếu và khai thác khả năng sản xuất của đất để tạo ra của cải vật chất nhằm phục vụ nhu cầu và mục đích sống của con người. Đất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người thiên nhiên. Đất đai còn là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, và cũng là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vẫn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho cả tương lai. Với điều kiện hiện nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kèm theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ, lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất làm giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Trong khi đó việc khai thác đất hoang đưa vào sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất khác sang đất nông nghiệp là rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có
  11. 2 nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Được rất nhiều đất nước trên thế giới đến và học hỏi. Một trong số đó là Việt Nam. Nông trại 14 nằm tại Moshav Paran thuộc vùng Arava nằm ở phía nam của đất nước Israel có diện tích 70 dunam(≈70,000 m²), được thành lập bởi ông Barack Omega. Được sự đồng ý của khoa Quản lý Tài Nguyên– Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Dương Thị Thanh Hà, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG ỚT TẠI TRANG TRẠI 14 Paran - ISRAREN”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất tại trang trại 14 của Paran, Israel. - Từ đó lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất ớt cho trang trại 14 và bài học, kinh nghiệm sản xuất ớt cho Việt Nam.
  12. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tác động đến việc sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14 Barack Omega, Moshav Paran, Arava, Israel. Xác định hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14 Barack Omega, Moshav Paran, Arava, Israel. Đánh giá hiệu quả và lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý. Đề xuất loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại trang trại 14, Moshav Paran, Arava, Israel. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sản xuất tiêu thụ ớt. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Điều tra thu thập về điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội của Paran một cách đầy đủ, chính xác và khác quan. - Đánh giá đúng, khách quan, toàn diện và chung thực thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương. - Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội môi trường. - Đề xuất những giải pháp sử dụng đất mang tính khả thi cao nhằm phát triển bền vững quỹ đất nông nghiệp trên nông trại. 1.4. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại nước ngoài. - Nâng cao khả năng tiếp cận thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài.
  13. 4 - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất các định hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của trang trại.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về đất nước Israel 2.1.1 Khái niệm về đất và đất nông nghiệp Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá mà con người có được, đất là nơi con người sinh ra sống và lớn lên nhờ vào các sản phẩm làm ra từ đất đai. Con người sống chủ yếu là phụ thuộc vào đất đai. Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về đất đai. Khái niệm đầu tiên của học giải người Nga Docutraiep năm 1987 cho rằng: “ đất là vật thể tự nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: “Đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian” (Nguyễn Thế Đặng và cs 1999) [3]. Tuy nhiên, khái niệm này chưa đề cập đến sự tác động của các yếu tố khác còn tồn tại trong môi trường xung quanh, do đó sau này một số học giả khác đã bổ xung các yếu tố khác như: Nước của đất, nước ngầm, nước mặt, đặc biệt là yếu tố vai trò của của con người để hoàn chỉnh khái niệm trên. Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau (theo C.Mac 1949) [2]. Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất đai được hiểu theo nghĩa rộng như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới bề mặt đó. Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ
  15. 6 nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. + Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. + Đất sản xuất nông nghiệp là đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa, đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và dất trồng cây lâu năm khác).
  16. 7 2.1.2 Tổng quan về đất nước Israel Bảng 2.1 : Một số thông tin đất nước Israel Tên đầy đủ Quốc gia Israel Nằm ở Trung Đông, tiếp giáp biển Địa Trung Hải, Vị trí địa lý nằm giữa Ai cập và Lebanon Diện tích Km2 20,770 Gỗ xây dựng, mỏ đồng, khí tự nhiên, đá photphat, Tài nguyên thiên nhiên magie bromua, kali cacbonat, đất sét, cát Dân số (triệu người) 7,47 0-14 tuổi:27,6% Cấu trúc dân số 15-64 tuổi:62,2% trên 65 tuổi: 10,1% Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,58 Dân tộc Người Do Thái, người Ả Rập Thủ đô Jerusalem Quốc khánh 14/5/1948 Hệ thống pháp luật Dựa theo hệ thống luật pháp và quy định của Anh GDP (tỷ USD) 235,1 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 4,8 GDP theo đầu người (USD) 31000 Nông nghiệp:2,5% GDP theo cấu trúc ngành Công nghiệp:31,2% dịch vụ: 64.7% Lực lượng lao động (triệu) 3,227 (Nguồn : CIA 2012)  Thể chế nhà nước : Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948) Không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ. 120 thành viên của Quốc hội được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng được bầu trực tiếp trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm (không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tướng).
  17. 8  Địa lý Theo nghị quyết 181 của Liên hợp quốc, Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1948 trên diện tích 14,100km 2. Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh cháp với các nước Ả Rập, Israel quản lý khoảng 28,000km2. Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trọi Judea ở trung tâm, sa mạc Negev ở phía Nam và một phần của thung lũng Jordan ở Đông bắc. Sông chính: sông Jordan, 321km. Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200mm.  Kinh tế Công nghiệp chiếm 17%, nông nghiệp: 2% và dịch vụ: 81% GDP. Sản phẩm công nghiệp cao( bao gồm cả hàng không, thông tin liên lạc, sản xuất, sợi quang học), gỗ và sản phẩm giấy, kali cacbonnat và photphat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, natri hydroxit, xi măng, xây dựng, sản phẩm kim loại, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, cắt kim cương, dệt may, giày dép Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thương mại giữa Israel và các nước láng giềng. Israel là một trong những nước xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bưởi. Phần lớn diện tích của Israel được canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Tài nguyên của Israel. Gia công kim cương nhập khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn thu ngân sách; Xuất khẩu đạt 23,5 tỷ USD, nhập khẩu 30,6 tỷ USD; nợ nước ngoài: 18,7 tỷ USD.
  18. 9 + Mặt hàng xuất khẩu: Máy móc và thiết bị, phần mềm, cắt kim cương, sản phẩm nông sản, hóa chất, dệt may và đồ thêu trang trí. Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Hong Kong, Bỉ, Ấn Độ. + Mặt hàng nhập khẩu: Nguyên liệu, thiết bị quân đội, đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu,lương thực, hàng tiêu dùng. Đối tác nhập khẩu: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Italia Nông nghiệp, khoa học- kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Sản phẩm nông nghiệp: Cam quýt, rau, bông, thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Israel là một trong số những nước có thu nhập đầu người cao trên thế giới; sản xuất thực phẩm, kim cương đã chế tác, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao; sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh.  Văn hóa - xã hội Số người biết đọc, biết viết 95%, nam: 97%, nữ: 93%. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Người dân tự do lựa chọn trường dạy qua tiếng Ả Rập hoặc tiếng Hebrew. Hệ thống giáo dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Đại học mở, đại học dạy từ xa khá phát triển. Người dân được bảo hiểm y tế do Nhà nước dài thọ. Cho cả y tế tư nhân hoạt động. Thiết bị và chất lượng dịch vụ y tế hiện đại và cao. Tuổi thọ trung bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi. Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố cổ Jerusalem, núi De Leon, Haifa, biển chết Tel Avid, Bethlehem.  Du lịch Du lịch là một nguồn thu lớn của nền kinh tế Israel, thu hút 3,54 triệu khách quốc tế năm 2013, với tốc độ tăng bình quân là 2,5% từ năm 2008 với đỉnh điểm là 3% kể từ năm 2012. Israel có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng, từ
  19. 10 những di sản kiến trúc, điểm đến linh thiêng đến những kỳ quan nổi bật như: Biển Chết, bức tường Jerusalem, sông Jordan, biển hồ Galilee, núi Tabor. Jerusalem vẫn là thánh địa tôn giáo hấp dẫn nhiều khách hành hương, khách du lịch thế giới đều mơ mộtlần đặt chân đến. Y tế giáo dục: Y tế ở Israel là phổ quát và việc tham gia vào một kế hoạch bảo hiểm y tế là bắt buộc. Tất cả công dân Israel đều được hưởng chăm sóc sức khoẻ cơ bản như là một quyền cơ bản. Hiệu quả của điều trị ở Israel do các yếu tố sau: +Bác sĩ có trình độ cao- các chuyên gia có trình độ quốc tế. +Thiết bị y tế chẩn đoán và điều trị hiện đại. + Genuine và chất lượng cao thuốc. + Tiếp cận và giới thiệu nhanh chóng của công nghệ mới, phát triển các phương pháp và sản phẩm. + Dịch vụ cao cấp- trung tâm y tế được trang bị tốt hiện đại, dịch vụ chăm sóc hoàn hảo và một thái độ chăm sóc. + Cả nước hiện có 12 bệnh viện có giấy chứng nhận JCI sự phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Giáo dục ở Israel đề cập đến hệ thống giáo dục toàn diện của Israel. Chi tiêu cho giáo dục chỉ chiếm khoảng 10% GDP, hầu hết các trường đều được nhận trợ cấp của nhà nước. Có ba cấp học: tiểu học (lớp 1-6, độ tuổi 6-12), trung học cơ sở (lớp 7-9, độ tuổi 12-15) và trung học phổ thông (lớp 10-12, độ tuổi 15-18). Giáo dục từ mẫu giáo đến lớp 12 là bắt buộc đối với mọi công dân. Năm học mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 9, kết thúc ngày 30 tháng 6 đối với bậc tiểu học và 20 tháng 6 đối với bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông Có bốn loại trường học ở Israel: trường công của nhà nước (Mamlachti), trường tôn giáo công cũng do nhà nước quản lý (Mamlachti dati), trường độc lập (Chinuch Atzmai) của nhóm Do Thái Giáo Haredi và
  20. 11 trường Ả rập. Ngoài ra cũng có một số trường tư thục phản ánh triết lý của một nhóm phụ huynh nào đó (các trường dân chủ) cũng có các trường dạy chương trình nước ngoài (như trường Quốc tế Hoa Kỳ Tại Israel). Phần lớn trẻ em Israel học ở các trường công. Các trường tôn giáo công dạy trẻ em của phái Chính Thống Do Thái Giáo (chủ yếu là nhóm Zi on và Chính Thống Hiện đại), ở đây các chương trình học thiên về Do Thái Giáo, nhấn mạnh truyền thống và giới luật. Các trường Chinuch Atzmai hầu như chỉ dạy kinh Torah. Các trường Ả Rập dạy bằng tiếng Ả Rập, họ chú trọng vào lịch sử, tôn giáo và văn hóa Ả Rập. Phần trăm số học sinh học ở các trường Chinuch Atzmai và Ả rập đang gia tăng. Do Thái Giáo Haredi và Ả rập sẽ chiếm tới 60% số học sinh ở Israel năm 2030. Nhưng các công dân hai nhóm này lại ít đi lính hay tham gia vào lực lượng lao động. Việc người Haredi không đi học trong các trường thông thường và sau đó ít tham gia lực lượng lao động được đánh giá là một vấn đề xã hội nghiêm trọng của Israel. Năm 2012, hội đồng giáo dục đại học thông báo rằng họ đang đầu tư 180 triệu đồng New Shekel trong một kế hoạch 5 năm nhằm thiết lập các bộ khung chung trình giáo dục thích hợp cho người Haredi, tập trung vào một số ngành nghề cụ thể. Năm 1984, trường hòa hợp đầu tiên có cả học sinh Do Thái và Ả Rập học chung một lớp được xây dựng bởi người dân làng Neve Shalom, đây là làng hợp tác bởi cả người Ả rập và Do Thái. Ngày nay trường đã nhận được một số hỗ trợ từ chính phủ. Về tài nguyên khoáng sản, Israel ít được thiên nhiên ưu đãi, chỉ có một lượng ít potash, quặng đồng, photphat dạng đá, maze, đất sét… 2.1.3 Tổng quan về Moshav Paran miền nam Israel Paran nằm trong vùng Arava và là phần khô hạn nhất của hoang mạc, thung lũng Arava trải dài từ phía Nam của Biển Chết đến Vịnh Eliat. Lượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2