Đề tài: Đánh giá việc áp dụng học thuyết Phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ ở trung ương theo Hiến pháp 1788
lượt xem 20
download
Trong suốt hai thế kỉ từ khỉa đời, tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ luôn vững chắc và ổn định. Tuy còn một số điểm song có thể nói, tại Mỹ học thuyết phân chia quyền lực được áp dụng thành công nhất. Đề tài: Đánh giá việc áp dụng học thuyết Phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ ở trung ương theo Hiến pháp 1788 sau đây sẽ tập trung làm rõ vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá việc áp dụng học thuyết Phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ ở trung ương theo Hiến pháp 1788
- I. MỞ ĐẦU Mỹ là nước đề ra học thuyết phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước từ bản Hiến pháp năm 1787. Vậy sự vận dụng học thuyết này trong bộ máy nhà nước Mỹ như thế nào, đó chính là lí do em lựa chọn đề tài: “đánh giá việc áp dụng học thuyết phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ ở trung ương theo Hiến pháp 1788”. Bài viết còn nhiều thiết sót mong thầy cô bỏ qua và góp ý để bài viết của em hoàn thiện hơn ạ. II. NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA QUYỀN LỰC 1. Sự vận dụng nguyên phân chia quyền lực trong Hiền pháp Hoa Kỳ 1787 Hiến pháp hợp chúng quốc Hoa Kỳ là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới, ra đời sớm nhất nhưng nó lại là bản Hiến pháp có hiệu lực lâu dài nhất trong lịch sử. cho tới nay, Hoa Kỳ duy nhất một bản Hiến pháp, Hiến pháp Hoa Kỳ được soạn thảo từ năm 1787, gồm khoảng 4.400 từ, chia làm 7 điều. điều 1 quy định về lập pháp, điều 2 quy định về hành pháp, điều 3 quy định về tư pháp, 4 điều còn lại quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mối quan hệ giữa liên bang với các bang, sự đảm bảo hình thức chính thể cộng hòa và an ninh, trật tự của mỗi bang. Mặc dù bản Hiến pháp có cấu trúc rất đơn giản, nhưng việc áp dụng cũng như để hành xử đúng tinh thần của Hiến pháp vào mọi mặt cảu đời sống chính trị , xã hội Hoa Kỳ là một quá trình xung đột gay gắt suốt chiều dài lịch sử của đất nước này. Hiến pháp Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ tự coi là “ Bộ luật tối cao của đất nước”. Từ khi ra đời cho đến nay, học thuyết phân chia quyền lực ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới theo hai xu hướng là “cứng rắn” và mềm dẻo”. trong đó, Hoa Kỳ là nhà nước áp dụng học thuyết này một cách cứng rắn. khi xây dựng những nội dung cơ bản nhất của Hiến pháp, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã quán triệt ba nguyên lý: 1
- Thứ nhất, ba ngành cơ bản của chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau. Thứ hai, một nguyên lý rất quan trọng là trong quá trình thực hiện chức năng riêng của mỗi nhánh quyền luôn áp dụng nguyên lí kiềm chế đối trọng lẫn nhau. Thứ ba, trong quá trình thực thi quyền hạn giữa các nhánh quyền này luôn có sự giám sát lẫn nhau và chịu sự giám sát của pháp luật. ba nguyên lí này luôn được quán triệt, được thể hiện cụ thể là: Việc áp dụng nguyên lý ba nhánh quyền hoàn toàn độc lập được thể hiện từ nguồn gốc hình thành đến cơ chế hoạt động của mỗi nhánh quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Ba nhánh quyền này hoàn toàn độc lập, không có sự can thiệp của nhánh quyền này tới sự hình thành của nhánh quyền khác như ở các chính thể: Quân chủ nghị viện, Cộng hòa nghị viện, Cộng hòa lưỡng tính sau này. 1.1. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau. Nghị viện Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên, số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Mỗi tiểu bang có hia thượng nghị sĩ. Theo khoản 3 Điều 1 thượng nghị sĩ do quốc hội bầu lên. Sau đó, theo bổ sung và sửa đổi sau này (điều 17), thượng nghĩ sĩ đều như hạ nghị sĩ đều do dân chúng trực tiếp bầu ra. Khi là nghị sĩ của một viện thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Tổng thống Tổng thống do toàn dân bầu ra nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm, và các quan chức này không thể là nghị sĩ. 2
- Các cuộc bầu cử Nghị viện và bầu cử Tổng thống không được tiến hành đồng thời. Pháp viện tối cao Pháp viện tối cao gồm có 9 thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và sự chấp thuận của Thượng nghị viện. 1.2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, đảm bảo cho chúng không bọ loại trừ hoặc tiếm quyền Nghị viện Hiến pháp Hoa Kỳ quy định tất cả các quyền lập pháp thuộc về nghị viện, bao gồm thượng nghị viện và hạ nghị viện. việc thiết lập hai viện với cơ chế kiềm chế nhau gi ữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Từ năm 1913 cả bai viện đều do cử tri bầu ra. Cả hai nghị viện đều có thẩm quyền chung như sau: có quyền thông qua tất cả các đạo luật; được xây dựng chính sách biểu thuế và giám sát thu thuế; được quyền phê chuẩn dự án ngân sách của chính quyền liên bang do Chính phủ, Tổng thống phê chuẩn; có quyền tuyên bố chiến tranh và phân bố chính sách quốc phòng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc kiềm chế đối trọng và cân bằng quyền lực nên hai viện cũng có những chức năng và quyền hạn khác nhau. Tóm lại, thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng đảm bảo cho nó vừa độc lập, vừa toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình. Vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống. Tổng thống Theo Hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Điều 2 “trao quyền hành pháp” cho Tổng thống hợp chúng quốc. 3
- Tổng thống cũng đảm bảo một chức năng tuyệt đối là có quyền hành pháp, tổng thống vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu bộ máy hành pháp, vừa thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, vừa thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với quốc hội. Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng. chính phủ chỉ là cơ quan tư vấn cho tổng thống. các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện các chính sách của tổng thống, và không mâu thuẫn với chính sách, đường lối của tổng thống. tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước; tổng thống trình các dự án luật và dự án luật lên Nghị viện; tổng thống kí các điều ước quốc tế và cử các đại diện ngoại giao; tổng thống bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao; tổng thống ban bổ hoặc phủ quyết các đạo luật của Nghị viện. Có thể thấy tổng thống Mỹ thực hiện mọi nhiệm vụ quyền hành một cách độc lập. tổng thống và chính phủ không chịu trách nhiệm trước nghị viện, cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Tổng thống hoàn toàn nắm quyền điều hành và quản lý mọi lĩnh vực của nhà nước. Pháp viện tối cao Cũng như các ngành khác, quyền tư pháp Hoa Kỳ được quy địn trong Hiến pháp. Chủ thể của quyền tư pháp là pháp viện tối cao và các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật tro cho những quyền năng hoàn toàn độc lập với hành pháp và lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu, không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Sự kiềm chế đối trọng quyền lực của ba nhành quyền thể hiện ở chỗ: Giữa lập pháp với hành pháp, thì quốc hội kiềm chế thông qua quyền sửa đổi bổ sung dự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hay không tán thành 4
- các quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác ỏ các điều ước quốc tế do tổng thống ký. Tổng thống thì thông qua hoạt động phủ quyết của tổng thống để phủ quyết các đạo luật cua nghị viện. Giữa hành pháp với tư pháp. Tổng thống bầu ra các thẩm phán pháp viện tối cao và các tòa án dưới. ngược lại, tòa án có quyền xét xử tổng thống và các quan chức cấp cao. Giữa tư pháp với lập pháp. Pháp viện tối cao có quyền phán quyết các đạo luật của nghị viện có hợp hiến hay không, và quốc hội thì bổ nhiệm ra các thẩm phán của pháp viện tối cao. 2. Đánh giá việc áp dụng học thuyết phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ ở trung ương theo Hiến Pháp 1787 Việc áp dụng học thuyết phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nươc Mỹ ở Trung ương theo Hiến pháp 1787 là có nhưng ưu điểm nhất định như việc nguồn gốc hình thành ba nhánh quyền là độc lập với nhau; nhiệm kì khác nhau và đặc biệt là có sự kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền, tránh được sự tiếm quyền của các cơ quan với nhau. Tuy nhiên, nó vẫn có một số hạn chế như sau: Các tổng thống đôi khi vẫn được gọi là “chủ tịch quốc hội” do sự quan tâm sát sao đến những quyết định của quốc hội. hơn nữa, quyền phủ quyết mà hiến pháp trao cho tổng thống đảm bảo rằng các quan điểm của Nhà Trắng phải được lắng nghe, nến không muốn nói là luôn luôn lắng nghe trên Đồi Capitol. Quyền lập pháp được Hiến pháp trao cho Quốc hội. những năm trước 1900 đa số luật thông qua mỗi năm đều do Quốc hội đưa ra, các Thượng, Hạ nghị sĩ dự thảo, thông qua luật. nhưng sang thế kỷ XX, vai trò này đã đổi chỗ. Thay đổi lớn nhất là vào thời kì Chính sách mới khi Tổng thống kiểm soát chặt chẽ việc làm luật. từ đó như nhà chính trị học James Robonson nhận định: Quốc hội dường như nhường mọi quyền chủ động cho ngành 5
- Hành pháp. Trong hai thập niên vừa qua, gần 80% luật được thông qua đều do ngành hành pháp. Tư pháp ở Mỹ được đánh giá là có mức độ độc lập rất cao, nhưng thực chất vẫn can thiệp vào lập pháp, hành pháp đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ các nhánh quyền lực đó. Hiến pháp Mỹ không hề quy định cho tòa án có quyền kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội. nhưng tòa án Mỹ đã ảnh hưởng đến Quốc hội bằng quyền bảo hiến tự nhân. III. KẾT LUẬN Như vậy, trong suốt hai thế kỉ từ khỉa đời, tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ luôn vững chắc và ổn định. Tuy còn một số điểm song có thể nói, tại Mỹ học thuyết phân chia quyền lực được áp dụng thành công nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới”, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003. 2. Khóa luận tốt nghiệp, “quyền lực của tổng thống Mỹ theo quy định của Hiến pháp 1798 và trên thực tế”, Hoàng Văn Huấn, Hà Nội – 2012 3. http://ebook.ringring.vn/xemtailieu/danhgiaviecapdungcacnguyentac cuahocthuyetphanchiaquyenluctrongquatrinhxaydungva/23336.html 6
- 4. http://luanvan.co/luanvan/danhgiaviecapdungcacnguyentaccuahoc thuyetphanchiaquyenluctrongquatrinhxaydungvaphattriencuabo5382/ 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook
28 p | 750 | 118
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
26 p | 217 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc theo chỉ số hiệu quả (KPI) tại Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS)
119 p | 135 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Áp dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại chi nhánh Trung Hòa – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
5 p | 265 | 33
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Nghiên cứu đánh giá bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và 1 phần nhỏ bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được áp dụng ở Việt Nam có những mặt tích cực cũng như những thiếu xót cần phải khắc phục
23 p | 120 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao kỹ năng dịch thuật cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại của trường Đại học Thương mại
125 p | 27 | 14
-
Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị văn phòng: Đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2015 trong công tác văn phòng tại viện công nghệ môi trường
159 p | 64 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng hệ thống đánh giá giá trị công việc để tái cấu trúc bảng lương cho nhân viên tại Công ty Cổ phần dệt may Huế
95 p | 92 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
95 p | 47 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích tại Công ty TMHH MTV thí nghiệm điện miền Trung
15 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh tỉnh Champasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
127 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích nhân viên tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng
135 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Khảo sát, đánh giá việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh
86 p | 41 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đánh giá thành tích tại Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung
15 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng chính sách lương 3P để tăng hiệu quả đánh giá công việc, giảm tỉ lệ nghỉ việc nhân viên khối kỹ thuật Cty TNHH dịch vụ tin học Bảo Thiên
138 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Vận dụng thẻ điểm cân bằng để xây dựng chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc(KPIs) cho nhân viên văn phòng/ Ban chức năng tại Công ty cổ phần Dịch vụ sân bay
143 p | 9 | 1
-
Báo cáo tổng kết: Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc lợi tiểu và tương tác của thuốc lợi tiểu với thuốc hạ huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn tính tại bệnh viện Bach Mai năm 2020
7 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn