intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đấu tranh giai cấp

Chia sẻ: Phan Xuân Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

616
lượt xem
105
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đấu tranh giai cấp

  1. Đấu Tranh Giai Cấp
  2. Mục lục CHƯƠNG I. GIAI CẤP I. Giai cấp là gì? II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp. 1. Nguồn gốc giai cấp. 2. Kết cấu giai cấp. CHƯƠNG II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP. LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột. Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp. 2
  3. CHƯƠNG I. GIAI CẤP I. Giai cấp là gì? Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau: "Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định. II. Nguồn gốc và kết cấu giai cấp. 1. Nguồn gốc giai cấp. Trong xã hội có nhiều nhóm người, tập đoàn người được phân biệt bằng những đặc trưng khác nhau: tuổi tác, giới tính, dân tộc, chưng tộc, quốc gia, nghề nghiệp… Trong những sự khác nhau đó, có một số là do nguyên nhân tự nhiên, một số khác là do nguyên nhân xã hội. Những sự khác biệt đó tự nó không sản sinh ra sự đối lập về xã hội. Chỉ trong những điều kiện xã hội nhất định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là do nguyên nhân kinh tế. Sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao động trong xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, sản xuất thủ công cũng dần dần trở thành một ngành tương đối độc lập với nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay. Với lực lượng sản xuất mới, chế độ làm chung, ăn chung nguyên thủy không còn thích hợp nữa, sản xuất gia đình cá thể trở thành hình thức sản xuất có hiệu quả hơn. Tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra trở thành tài sản riêng của từng gia đình. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và dần dần thay thế sở hữu cộng đồng nguyên thuỷ. Chế độ tư hữu ra đời dẫn tới sự bất bình đẳng về t ài sản trong nội bộ công xã. Xã hội phân hoá thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột thống trị và giai cấp bị bóc lột, bị thống trị. Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai 3
  4. cấp là kết quả tất nhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường: - Thứ nhất, sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ bóc lột và người bị bóc lột. - Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc không bị giết như trước mà bị biến thành nô lệ. Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là chế độ chiếm hữu nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa là bước phát triển cuối cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp. 2. Kết cấu giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kết cấu giai cấp nhất định. Khi hình thái kinh tế - xã hội này thay thế hình thái kinh tế - xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi. Mỗi kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp đều có các giai cấp cơ bản và không cơ bản. Những giai cấp cơ bản là những giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội. Sự đối kháng và cuộc đấu tranh của các giai cấp đó biểu hiện mâu thẫun cơ bản của phương tứhc sản xuất đã sinh ra chúng. Bên cạnh những giai cấp cơ bản, trong kết cấu giai cấp còn có giai cấp không cơ bản. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó là những nông trị do có ít ruộng đất. Trong xã hội phong kiến, đó có thể là giai cấp nô lệ và chủ nô với tư cách tàn dư của xã hội củ; là giai cấp tư sản ra đời trong lòng xã hội phong kiến. Trong xã hội tư bản, những giai cấp không cơ bản là giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân. Cùng với sự phát triển sản xuất, mỗi giai cấp trong một kết cấu giai cấp - xã hội cũng có những biến đổi nhất định. Những sự biến đổi ấy dẫn đến sự thay đổi địa vị của các giai cấp đó trong hệ thống sản xuất xã hội. Trong kết cấu của xã hội có giai cấp, ngoài các giai cấp đối kháng còn có tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Tầng lớp trí thức không phải là một giai cấp. Nó được hình thành từ những giai cấp khác nhau và cũng phục vụ những giai cấp khác nhau. Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với mỗi cuộc vận động lịch sử, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay. 4
  5. CHƯƠNG II. ĐẤU TRANH GIAI CẤP. " Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp". Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập nhau. Đấu tranh giai cấp là một trong lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng. Điều đo được thể hiện trước hết ở chỗ: Thông qua đấu tranh giai cấp sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất già cỗi được giải quyết, bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗi thời sàng một chế độ mới cao hơn được thực hiên. Xét đến cùng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người là hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Song sự phát triển của sản xuất chỉ diễn ra khi quan hệ sản xuất còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời thì mâu thuẫn với lực lượng sản xuất, mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại biểu cho phương thức sản xuất mới, với giai cấp bóc lột, thống trị - đại biểu cho những lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi thời. Mẫu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp cách mạng và quần chúng bị bóc lột, mà đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội, thay thế quan hệ xã hội cũ bằng quan hệ sản xuất mới, mở ra địa bàn mới cho sản xuất xã hội phát triển. Sản xuất xã hội phát triển, đương nhiên kéo theo sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trên vũ đài lịch sử, việc xã hội nắm lấy quyền sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất đã luôn luôn là một lý tưởng tương lai mà nhiều cá nhân cũng như nhiều môn phái trọn vẹn đã từng phảng phất nhìn thấy ít nhiều lờ mờ ở trước mắt. Nhưng việc chiếm hữu đó chỉ có thể trở thành một khả năng, trở thành một tất yếu lịch sử, một khi mà các điều kiện vật chất để thực hiện việc đó đã có sẵn rồi. Cũng như mọi sự tiến bộ khác của xã hội, việc đó mà có thể thực hiện được, thì không phải là do ở chỗ người ta đã hiểu rằng sự tồn tại của giai cấp là trái với chính nghĩa, trái với bình đẳng,… không phải là do ở chỗ chỉ đơn thuần có ý muốn tiêu diệt các giai cấp ấy, mà là do những điều kiện kinh tế mới nhất định. Tình trạng xã hội phân chia thành một giai cấp bóc lột và một giai cấp bị bóc lột, thành một giai cấp thống trị và một giai cấp bị áp bức là một hậu quả tất nhiên của tình trạng phát triển thấp kém của nền sản xuất trước kia. Chừng nào tổng số sản phẩm do lao động của xã hội làm ra chỉ mới cung cấp được một số gọi là vượt chút ít cái số thật cần thiết để vừa đủ để đảm bảo sự sinh sống của mọi người 5
  6. mà thôi, chừng nào mà lao động vẫn choán hết hay hầu hết thời giờ của đại đa số thành viên trong xã hội, thì tất nhiên xã hội đó phải chia thành gia cấp là điều tất yếu xẩy ra. Khi giai cấp thống trị này, hay một giai cấp thồng trị khác trở thành một sự lỗi thời, một trạng thái cổ hủ thì cần phải có một giai cấp mới tiến bộ hơn, phát triển hơn phù hợp với quan hệ sản xuất mới và diễn ra cuộc đấu tranh giữa những giai cấp này, giai cấp tiến bộ tất yếu sẽ giành thắng lợi và cứ như thế thúc đẩy xã hội phát triển đi lên. C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh rằng, sản xuất vật chất để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người là hành động lịch sử đầu tiên của con người. Tác động biện chứng giữa cải tiến sản xuất với nhu cầu không ngừng tăng lên là động lực phát triển cơ bản, thường xuyên của tất cả xã hội. Sản xuất vật chất bao giờ cũng phát triển trong một quan hệ sản xuất nhất định. Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, thì nó trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, dẫn đến những cuộc khủng hoảng phá hoại lực lượng sản xuất,. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, những quan hệ sản xuất lỗi thời không tự động nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới. Chúng được giai cấp thống trị bảo vệ bằng tất cả sức mạnh chính trị, kinh tế và tư tưởng, đặc biệt là bằng bạo lực có tổ chức. Muốn thay đổi quan hệ sản xuất để giải phóng sức sản xuất phải gạt bỏ lực cản lớn lao ấy. Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Xuất phát từ quan điểm xem sự vận động nội tại của phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của toàn bộ lịch sử xã hội, C.Mác và Ph Ăngghen đã xem đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là thời kỳ cách mạng, như đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế - xã hội do đó "đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp. Trong xã hội có áp bức giai cấp, đấu tranh giai cấp chăng những cải tạo xã hội mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động. Chỉ qua đấu tranh cho tự do, không cam chịu số phận nô lệ, các giai cấp bị áp bức mới gột sửa được tinh thần nô lê và những tập quán xấu do chế độ người áp bức người sản sinh ra. Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò to lớn của đấu tranh giai cấp chống áp bức bóc lột. Thời cổ đại nếu không có các cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của hàng chục vạn nô lệ và tầng lớp bình dân chống giai cấp chủ nô thì chế độ nô lệ dù đã thối nát cũng không thể sụp đổ. Cuối xã hội phong kiến các phong trào đấu tranh của nông dân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức… do giai cấp tư sản lãnh đạo đã dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII làm sụp đổ chế độ phong kiến, đưa xã hội chuyển sang thời đại tư sản. 6
  7. Cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người. Nó là pưhơng tiện tất yếu để giải phóng chia giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người. Nó là phương tiện tất yếu để giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sử phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì vậy đây là một quá trình đấu tranh rất lâu dài và vô cùng phức tạp. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng này thắng lợi trước hết ở những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản, nơi giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng có nhữgn điều kiện khách quan và chủ quan để giành chính quyền. Sau khi giai cấp công nhân dân lao động giành được chính quyền, đấu tranh giai cấp chưa biến mất mà tiếp tục diễn ra gay go phức tạp trong điều kiện mới. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mục tiêu đấu tranh trực tiếp của gai cấp công nhân đã thay đổi: từ mục tiêu giành chính quyền chuyển sang mục tiêu cơ bản và chủ yếu là củng cố chính quyền của nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là xây dựng kinh tế. Giai cấp tư sản đã bị lật đổ, tiến hành cuộc đấu tranh chống cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm phục hồi chủ nghĩa tư bản. Điều kiện đấu tranh thay đổi, mục tiêu trực tiếp của các giai cấp thay đổi thì hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. Lênin dã nói: "Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước:1 Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bant lên chủ nghĩa xã hội diên xra trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội văn hoá, tư tưởng. V.I.Lênin cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ giành được thắng lợi triệt để khai giai cấp công nhân lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân xây dựng thành công phương thức sản xuất mới, bảo đảm chủ nghĩa xã hội tạo ra được năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản. Mục tiêu này chưa được thực hiện thì khả năng phục hồi chủ nghĩa tư bản vẫn còn rất lớn. Các thế lực tư bản quốc tế ra sức ngăn cản giai cấp công nhân đã nắm chính quyền xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội bằng nhiều phương tiện và thủ đoạn từ bao vây, cấm vận, can thiệp quân sự đến "diễn biến hoà bình". Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải làm thất bại các thủ đoạn nói trên. Trong điều kiện đã nắm được chính quyền, giai cấp công nhân phải sử dụng tổng hợp, linh hoạt các hình thức đấu tranh mới, trong đó có đấu tranh bằng bạo lực và bằng hoà bình, bằng giáo dục thuyết phục và bằng hành chính, pháp chế, bằng chính trị, quân sự và 1 1. V.I.Lênin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.39, tr.298 7
  8. bằng kinh tế, bằng cải tạo các quan hệ cũ đã lỗi thời và xây dựng các quan hệ mới đúng quy luật; bằng liên minh giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp lao động và các tầng lớp trung gian khác; bằng “sử dụng” giai cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, v.v... Cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội lâu dài, gay go phức tạp như thế nào tuỳ theho điều kiện lịch sử cụ thể. Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng tình hình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, nhất là lợi dụng những sai lầm nghiêm trọng của các đảng cộng sản cầm quyền để đảo ngược tình thế, lập lại trật tự tư sản. Hai loại sai lầm nghiêm trọng dễ mắc phải là: . a. Chủ quan duy ý chí, coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan, trong khi đó lại tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấ, nhất là tuyệt đối hoá một trong những hình thức của đấu tranh giai cấp; b. Cơ hội hữu khuynh, mơ hồ về đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xã hội vẫn tồn tại lâu dài các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp. Đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan không thể tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà là nhận thức cho đúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn các quan hệ xã hội - giai cấp. Để thực hiện mục tiêu cách mạng là dâu giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, điều cơ bản là phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền nhân dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự nghiệp trên đây là lợi ích căn bản của dân tộc và nhân dân lao động. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân sĩ yêu nước... tán thành mục tiêu nói trên. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong xã họi vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp, đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Vì vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng van minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân tộc do Đảng lãnh đạo, với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, Nhà nước và pháp luật, phá hoại trật tự xã hội va an ninh quốc gia. 8
  9. Các thế lực phản động trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm tan rã về hệ tư tưởng tiến tới lật độ chính quyền nhân dân bằng hình thức này hay hình thức khác. Cuộc “đấu tranh giữa hai con đường”, con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhân tố thúc đẩy đất nước dịch chuyển theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Các nhân tố tự phát tư bản chủ nghĩa này được những thế lực chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lợi dụng phục vụ mục tiêu của chúng. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng phát triển trên đây diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực trật tự xã hội. Trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp tư sản, tầng lớop này có điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đây là nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản, tuy mang tính chất mâu thuẫn giữa lao động vdà bóc lột lao động, song trong điều kiện thời kỳ quá độ nước ta lại là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dana. Kinh tế nhiều thành phần và tầng lớp tư sản có vai trò tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xã hội ta hiện nay, lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản căn bản thống nhất với lợi ích chung của cộng đồng. Đây là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh; đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản cũng để thực hiện hợp tác, đoàn kết xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng văn minh. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải nắm vững quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là quan điểm cách mạng và khoa học. Sự tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, sự cường điệu đấu tranh giai cấp cũng như sự mơ hồ về đấu tranh giai cấp đều trái với quan điểm giai cấp Mác - Lênin, đều gây tổn hại cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 9
  10. 10
  11. KẾT LUẬN Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xoá bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng. Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt văn hoía, nghệ thuật và cdác mặt khác của đời sống xã hội không thể không mang dấu ấn của đấu tranh giai cấp, và do cuộc đấu tranh đó thúc đẩy. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của xã hội có giai cấp. Song, quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi xã hội, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng giai đoạn và trên từng địa bàn quyết định. Muốn hiểu đúng quy luật đấu tranh giai cấp, còn phải phân tích cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. 11
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Triết học Mác - Lênin - toàn tập Nhà xuất bản giáo dục 2. Giáo trình triết học Mác Lênin Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. Chống Đuy - Rinh - Ph.Ăngghen Nhà xuất bản sự thật. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2