Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
lượt xem 22
download
Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trong giai đoạn khó khăn, mỗi doanh nghiệp đứng trước rất nhiều thách thức, rủi ro là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải kĩ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, họ cần phải cân nhắc giữa cơ hội đầu tư đó với các cơ hội đầu tư khác. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu về phương pháp phân tích cổ phiếu theo cách tiếp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG BT NHÓM MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD : THS. NGUYỄN THANH HƯƠNG LỚP : DTTCH_5 Sinh viên : NHÓM 7 1. Trần Thị Minh Toàn 36K15.2 2. Nguyễn Văn Tài 36K15.2 3. Đặng Văn Vũ 36K15.2 4. Đặng Huỳnh Minh Sang 36K15.2
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương ĐÀ NĂNG , THANG 4 – 2013 ̃ ́ MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................................... 4 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT..................................................................................5 Phần 1: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU THEO CÁCH TIẾP CẬN TOP-DOWN.........................6 Phần 2: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT........................................................................................26 Phần 3: DIỄN GIẢI TÍNH TOÁN SỐ LIỆU........................................................................31 KẾT LUẬN............................................................................................................................. 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................41 BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 2
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trong giai đoạn khó khăn, mỗi doanh nghiệp đứng trước rất nhiều thách thức, rủi ro là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải kĩ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, họ cần phải cân nhắc giữa cơ hội đầu tư đó với các cơ hội đầu tư khác. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu về phương pháp phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down và phân tích kỹ thuật, hai phương pháp này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, cần phải kết hợp cả hai phương pháp để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Phân tích theo cách tiếp cận Top-down bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty. Phân tích kỹ thuật dựa vào các chỉ báo để dự báo giá chứng khoán trong tương lai. Việc phân tích sẽ giúp các nhà đầu tư trả lời các câu hỏi, đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường, đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp với mục tiêu đề ra và giá cả. Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ h ơn, nắm vững h ơn v ề ph ương pháp và cơ sở ứng dụng của phân tích và đầu tư chứng khoán. Đ ặc bi ệt là ứng d ụng th ực tiễn vào phân tích để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán trên TTCK hi ện nay. Đ ối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích theo cách ti ếp c ận Top-down, phân tích kỹ thuật và xác định lợi ích kỳ vọng, rủi ro c ủa c ổ phiếu VNM và OPC d ựa trên d ữ liệu quá khứ. Phạm vi nghiên cứu là tình hình vĩ mô, phân tích ngành, công ty, tình hình th ị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu VNM và OPC trong giai đoạn 2010-quí 1/2013. Đề tài của nhóm đứng trên quan điểm của một nhà đầu tư dài hạn và ngại rủi ro. Nội dung đề tài chia làm 3 phần: Phần 1: Phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down Phần 2: Phân tích kỹ thuật Phần 3: Diễn giải, tính toán số liệu Với nguyện vọng hoàn thành đề tài thật tốt, song với th ời gian nghiên c ứu có h ạn, cho nên mặc dù đã tập trung nghiên c ứu, tìm hi ểu d ưới s ự h ướng d ẫn c ủa cô giáo cùng với sự hiểu biết của mình nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh kh ỏi nh ững sai sót nhất định. Nhóm rất mong nhận được sự chỉ dạy của cô giáo đ ể đề tài đ ược hoàn thi ện BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 3
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương hơn. Cuối cùng, nhóm 7 chúng em xin chân thành c ảm ơn s ự t ận tình quan tâm, giúp đ ỡ của cô giáo ThS.Nguyễn Thanh Hương đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2013 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế Biểu đồ 2: Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh té lớn 2010-quí 1/2013 Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát châu Âu 2011-quí 2/2012 Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP đến quí 4/2012 và tỷ lệ lạm phát đến quí 1/2013 của Mỹ Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của Nhật Bản từ năm 2008 đến quí 1/2013 Biểu đồ 6: Tăng trưởng GDP các nước BRICs từ quí 1/2011 đến quí 1/2013 Biểu đồ 7 : Phần trăm thay đổi giá trị chỉ số chứng khoán tại các quốc gia năm 2012 Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2010 đến quí 1/2013 Biểu đồ 9: Biến động chỉ số CPI so với tháng trước liền kề năm 2012 Biểu đồ 10: Tình hình cán cân thương mại Việt Nam năm 2012 Biểu đồ 11: Chỉ số quản lí mua hàng PMI từ 4/2011 đến tháng 2/2013 Biểu đồ 12: Diễn biến TTCK năm 2012 và những thông tin quan trọng Biểu đồ 13: Tăng trưởng giá cổ phiếu của ngành sữa năm 2012 Biểu đồ 14: Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành dược năm 2012 Biểu đồ 15: Tốc độ tăng trưởng ngành dược 2007-2011 Biểu đồ 16: Diễn biến giá sữa trong nước 8 tháng đầu năm 2012 Biểu đồ 17: Đồ thị phân tích kỹ thuật VNM SMA(20) và EMA(25) Biểu đồ 18: Đồ thị phân tích kỹ thuật VNM SMA(20) và SMA(200) Biểu đồ 19: Đồ thị phân tích kỹ thuật OPC SMA(20) và EMA(25) Biểu đồ 20: Đồ thị phân tích kỹ thuật OPC SMA(20) và SMA(200) Bảng Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến quí I năm 2013 Bảng 2: Một số dự báo chỉ tiêu kinh tế Việt Nam của BSC và mục tiêu của chính phủ năm 2013 BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 4
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của Vinamilk giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận Vinamilk giai đoạn 2013 - 2016 Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính của OPC giai đoạn 2010-2012 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VNM : Mã cổ phiếu Vinamilk OPC : Mã cổ phiếu OPC TTCK : Thị trường chứng khoán DMĐT : Danh mục đầu tư IMF : Quĩ tiền tệ thế giới Eurostat : Cơ quan thống kê châu Âu BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 5
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Phần 1: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU THEO CÁCH TIẾP CẬN TOP-DOWN 1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ 1.1. KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI Bước sang năm 2013, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ trước đến nay. Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính. Những tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và mất cân đối, thương mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp. 1.1.1. Tình hình kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng kịnh tế Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế toàn cầu có phần khởi sắc, IMF dự đoán năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.6%. Qua số liệu thống kê của IMF thì dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế là Trung Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU có tốc độ tăng trưởng thấp hơn cả mức trung bình thế giới và cũng là những khu vực có mức tăng trưởng thấp nhất. Biểu đồ 2: Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế lớn 2000-quí I/2013 Nguồn: Eurostat 1.1.1.1. Châu Âu suy thoái do khủng hoảng nợ công BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 6
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Châu Âu-nền kinh tế lớn phải đối mặt với khủng hoảng nợ công trầm trọng và kéo dài Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ lạm phát châu kéo theo hàng loạt hệ lụy. Âu Theo số liệu của Eurostat, GDP của EU27 trong quý IV năm 2012 đã giảm 0,5% so với quý trước. So với cùng kỳ năm trước, GDP của EU27 đã giảm 0,6%. Đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) đã tăng cao ở mức kỷ lục 12%. Tính đến tháng 2/2013, tỷ lệ thất nghiệp khu vực EU27 là 10.9%, tăng 0,1% so với tháng 1, trong đó dẫn đầu là Hy Lạp (26.4%), tiếp đến là Tây Ban Nha (26,3%). Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp USA 1.1.1.2. Mỹ Q4/2012, tốc độ tăng trưởng GDP bất ngờ nhận giá trị -0,1% nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho thấp và chi tiêu quốc phòng sụt giảm. Bước sang quí 1/ 2013, GDP được kỳ vọng là tăng trưởng 1,9%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp có dấu hiệu giảm dần nhưng mức thất nghiệp vẫn còn khá cao, 7,6 % vào tháng 3/2013 cùng với thâm hụt ngân sách, nợ công khổng lồ của Mỹ sẽ gây áp lực đối với sự phát triển kinh tế. 1.1.1.3. Nhật bản Kinh tế Nhật đang đã có sức bật tốt sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011. Từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu bất ổn, suy thoái kinh tế hiện hữu. Xuất khẩu phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự sụt giảm trong nhu cầu toàn cầu và đồng yên tăng giá, thâm hụt thương mại đi đối với thâm hụt ngân sách, tình hình giảm phát vẫn bao trùm nền kinh tế. Tốc đố tăng trưởng GDP bị âm, quí BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 7
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương 4/2012, tăng trưởng GDP là -0,9%, bước sang quí 1/2013, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 0%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản trong quí 4 năm 2012 duy trì ở mức 4,2% nhưng bước sang quí 1 năm 2013, con số này đã tăng lên 4,27%. 1.1.1.4. Các nước BRICs Biểu đồ 6 Các nước trong nhóm BRICs TĂNG TRƯỞNG GDP CÁC NƯỚC BRICS không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế thế 3,00% 2,50% giới, các nước này đã kết thúc năm 2,00% 2012 với mức tăng trưởng chững lại. 1,50% 1,00% Tốc độ tăng GDP (so với quý trước) 0,50% nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ. 0,00% -0,50% Q1/2011 Q2/2011 Q3/2011 Q4/2011 Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012 Q4/2012 Q1/2013 Trong đó, riêng Trung Quốc tăng trưởng -1,00% GDP giảm từ 2,2% quí 4/2012 còn 2 ở China Brazil India Russia quí 1/2013. 1.1.2. Tình hình chính trị thế giới Tình hình chính trị thế giới những tháng cuối năm 2012 đầu năm 2013 nổi bật nhất là những cuộc chuyển giao quyền lực lớn tại Mỹ và Trung Quốc. Triển vọng kinh tế Châu Âu tiếp tục bị đe dọa do sự bế tắc về chính trị của Italia. Bên cạnh đó, Trung Đông-điểm nóng về an ninh, chính trị toàn cầu vẫn căng thẳng và không có lối thoát. Xung đột chính trị đang leo thang ở Đông Á và Đông Nam Á, quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề quần đảo Điếu Ngư. Tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông vẫn còn r ất căng thẳng. Bên cạnh đó, xung đột trên bán đảo Triều Tiên cũng tồn tại nhiều nguy cơ về chính trị. 1.1.3. Thị trường hàng hóa thế giới Giá dầu giảm chạm đáy vào tháng 2 năm 2013 do nhu cầu hàng hóa giảm và lo ngại ngân hàng trung ương Mỹ có thể giảm quy mô chương trình mua trái phiếu, gây áp lực lên các thị trường tài chính. Giá vàng trên thế giới có xu hướng giảm do sự le lói hồi phục của nền kinh tế làm giảm nhu cầu an toàn đối với vàng. Nhìn chung, giá các loại hàng hóa khác tăng liên tiếp trong những tháng đầu năm 2013, chuỗi tăng lâu nhất kể từ năm 1996. Biểu đồ 7 1.1.4. Thị trường chứng khoán thế giới Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó có một số nước có mức tăng rất mạnh. Các nước có mức tăng mạnh nhất gồm Venezuela tăng hơn 300%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 53,3%, Pakistan tăng BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 8
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương 49,3%,… Một số nước Đông Nam Á có mức tăng mạnh như Thái Lan tăng 35,8%, Lào tăng 35,1. Thị trường chứng khoán thế giới có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm 2013 khi các nước đã bắt đầu hành động quyết liệt với những chính sách hợp lý hơn. 1.1.5. Triển vọng kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng 2013. Kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục, theo dự báo của IMF, GDP của Mỹ sẽ tăng khoảng 2,3-3% trong năm 2013. Khu vực châu Âu vẫn chưa thoát khỏi nợ công, mặc dù được cứu trợ từ nhiều phía. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực này sẽ là 0,4% trong năm 2013. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 1%. Khả năng suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc rất lớn bởi sự bất ổn của thị trường bên ngoài và nguy c ơ vỡ bong bóng bất động sản. IMF dự báo GDP nước này sẽ giảm xuống ở mức 7% trong năm 2013. Căng thẳng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi có thể tạo ra cú sốc giá dầu. Kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn quyết liệt với nhiều biện pháp mạnh được áp dụng. Nền kinh tế Thế giới nói chung sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2013. Tuy vậy, đây là thời điểm bản lề để các chính sách ngấm dần hiệu quả, mở ra thời kỳ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2012. 1.1.6. Những ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam Tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Khó khăn của những nền kinh tế lớn đặc biệt là Mỹ và Châu Âu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, du lịch cũng như thị tr ường tài chính của nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, có tình hình chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... Bên cạnh đó, dự báo sự phát triển trung tâm của thế giới sẽ nhằm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sẽ mở ra cơ hội cho nước ta. 1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 tháng đầu năm 2013 cũng đầy những biến động Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến quí I năm 2013 BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 9
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Nguồn: Tổng cục thống Chỉ tiêu (so với cùng kỳ Quý I năm 2010 2011 2012 năm liền kề) 2013 1. Tăng trưởng GDP (%) 6.78 5.89 5,03 4,89 - Khu vực nông, lâm, 0,31 4.7 5.2 2,72 thủy sản (%) - Khu vực công 1,98 14 6.8 4,52 nghiệp và xây dựng (%) - Khu vực dịch vụ 2,6 - - 6,42 (%) 2. Lạm phát (%) 11,8 18.13 6,81 6,64 3. Thâm hụt cán cân -0,5 12.4 9.5 -0,3 thương mại (tỷ USD) a. Kim ngạch xuất khẩu 71.6 96.3 114,6 29,7 (tỷ USD) 19,7 25.5 33.3 18,3 - Tăng trưởng (%) b. Kim ngạch nhập khẩu 29,2 84 105.8 114,3 (tỷ USD) - Tăng trưởng (%) 20.1 24.7 7,1 17 4. Vốn đầu tư toàn xã hội 202,6 830.3 877.9 989,3 (nghìn tỷ đồng) 17.1 5.7 7 5,5 - Tăng trưởng (%) a. Nhà nước (nghìn tỷ 74,8 316.3 341.6 374,3 đồng) Tăng trưởng (%) 29.1 8 9,6 24,5 b. Ngoài nhà nước (nghìn 74,8 299.5 309.4 385 tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 7.73 3.3 8,1 11,6 c. Đầu tư trực tiếp NN 53 214.5 226.9 230 (nghìn tỷ đồng) Tăng trưởng (%) 18.37 5.78 1,4 1,9 5. Thâm hụt NSNN (nghìn 35,6 121.5 162,6 tỷ đồng) - Thu ngân sách (nghìn tỷ 136,3 - 674.5 658,6 đồng) - Chi ngân sách (Nghìn tỷ 171,9 - 796 821,2 đồng) kê BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 10
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Bảng 2: Một số chỉ tiêu dự báo của BSC và mục tiêu của chính phủ năm 2013 1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng GDP quí 1/2013 Biểu đồ 8 là 4,89% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do khu vực dịch vụ tăng cao hơn ở mức 5,65%. Trong quí 1, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng thấp nhất do gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, GDP quí 1 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn. 1.2.2. Lạm phát Kết thúc tháng 3, lạm phát cả nước là Biểu đồ 9 6,64%, thấp hơn mục tiêu cả năm và có xu hướng giảm so với 2 tháng trước. Đáng chú ý, sau khi tăng mạnh vào tháng 1 và tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 đã quay đầu giảm 0,19% so với tháng 2 -lần giảm thấp nhất kể từ tháng 8/2012. Sau khi con số CPI tháng 3 được Biểu đồ công bố, các định chế tài chính lớn như ANZ, 10 JP Morgan đã điều chỉnh dự báo lạm phát cả năm 2013 của Việt Nam. Trong đó, ANZ hạ dự báo lạm phát từ 8-10% xuống còn 6-8%, BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 11
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương và nhận định nhiều khả năng ở 6%. JP Morgan cũng dự báo lạm phát Việt Nam cả năm 2013 khoảng 6,6% 1.2.3. Cán cân thương mại Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, cán cân thương mại năm 2012 thặng dư 284 triệu USD, bằng 0,26% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, với 9 tháng suất siêu và 3 tháng nhập siêu. Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1993, Việt Nam xuất siêu hàng hóa. Nhờ cán cân thương mại thặng dư, tỷ giá ổn định, lãi suất gửi nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ, nên cán cân thanh toán tổng thể 2012 đã được cải thiện rõ nét. Đây là một dấu hi ệu đáng mừng của nền kinh tế. 1.2.4. Tình hình sản xuất Biểu đồ 11: Chỉ số quản lý mua hàng PMI 4/2011-2/2013 Tình hình sản xuất trong nước tiếp tục ở trong trạng thái trì trệ được thể hiện rõ qua chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của HSBC. Chỉ số này thường xuyên nằm dưới đường 50 (là ngưỡng để đo sự thay đổi về quy mô sản xuất so với tháng trước) cho thấy quy mô sản xuất vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Theo tính toán của HSBC bước sang tháng 3, chỉ số ngành sản xuất Việt Nam PMI đã vượt mức trung bình 50 đi ểm, đ ạt 50,8 điểm và cao nhất trong vòng 23 tháng trở lại đây. Với mức điểm vượt trên ngưỡng 50, hoạt động sản xuất kinh doanh được cho là có những dấu hiệu tích cực trở lại. 1.2.5. Vốn đầu tư vào nền kinh tế Vốn đầu tư toàn xã hội quý I năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đ ạt 202,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 29,6% GDP. Qua bảng số liệu có thể thấy là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội đang có xu h ướng gi ảm dần kể từ năm 2010. Điều này có thể xuất phát từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 12
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương 1.2.6. Thâm hụt ngân sách nhà nước Trong năm 2012, ngân sách Nhà nước tiếp tục thâm hụt mặc dù đã cắt giảm khá mạnh đầu tư công. Bội chi năm 2012 lên mức 239,5 nghìn tỷ đồng, bằng 170% dự toán. Thu – chi NSNN đang mất cân đối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách năm sau. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP năm đã lên tới mức 8,1%, vượt xa kế ho ạch 4,8% mà Chính phủ đề ra. 1.2.7. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 1.2.7.1. Lãi suất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục giảm lãi suất nhằm khai thông dòng tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động được giảm từ 14% về còn 8% ở thời điểm cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực, NHNN điều tiết thông qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất tín phi ếu trên th ị trường mở (OMO) đang có xu hướng giảm tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 về 7%. Biểu đồ 11 1.2.7.2. Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 22,4% so với năm 2011, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%, hoàn thành kế hoạch tăng 8-9% của Chính phủ. NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 12% trong năm 2013. NHNN vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các TCTD để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. 1.2.7.3. Tỷ giá Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay tại mốc 20.828 nhờ các chính sách tài khóa được điều hành hợp lý của NHNN. Tỷ giá được giữ ổn định theo đúng kế hoạch không để biến động quá 1%. Định hướng chung cho năm 2013 là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ. BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 13
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương 1.2.8. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 Năm 2012, các chỉ số chứng khoán đã tăng mạnh ngay từ đầu năm. Thị trường tiếp tục sôi động và tạo đỉnh trong năm cho đến đầu tháng 5/2012, VN-Index tăng mạnh 27% với mức giao dịch bình quân hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên, HNX-Index tăng mạnh 42,6% với giao dịch bình quân đạt hơn 65 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Tuy vậy, thị trường liên tiếp giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng. Trong quý I/2013, với những chính sách vĩ mô và thông tin vĩ mô mang tính tích cực, thị trường được hỗ trợ khá mạnh là duy trì một đà tăng tốt. Tuy nhiên, càng về cuối quý, đà tăng càng giảm dần, đặc biệt khi thị trường chạm đ ến những ngưỡng kháng cự quan trọng như mốc 490- 500 điểm trên sàn HOSE và 59 – 60 điểm trên sàn HNX. Biểu đồ 12: Diễn biến TTCK năm 2012 và những thông tin quan trọng • Dự báo TTCK quí II/2013 (theo dự báo của Vietinbank Capital) Chuyển sang quý II, nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục có những dấu hiệu tích cực hơn nhưng chưa mang tính đột biến để thay đổi thực trạng hiện tại. Những dấu hiệu cho việc nền kinh tế đi ngang vẫn còn hiện hữu như tăng trưởng tín dụng chậm, hàng t ồn kho vẫn lớn và dấu hiệu cho việc đầu tư mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn khá yếu… Do vậy, nền kinh tế vĩ mô vẫn cần có một thời gian dài hơn nữa để có thể khẳng định những tín hiệu rõ ràng hơn. Tóm lại, thị trường chứng khoán chưa đủ điều kiện để thị trường tăng trưởng bền vững trở lại. 1.2.9. Triển vọng Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Lãi suất sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp và có khả năng sẽ tiếp tục hạ xuống trong năm 2013. Tỷ giá BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 14
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương sẽ được duy trì ổn định và biến động không quá 1% khi thị trường vàng đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng dù chỉ ở mức thấp do hàng t ồn kho ứ đọng, sản xuất trì trệ, sức cầu yếu. Tăng trưởng kinh tế (GDP) có thể đ ạt mức tăng 5,5% như kế hoạch của Chính phủ, nhưng nhiều khả năng CPI sẽ tăng hơn dự đoán, khoảng 10%. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ bớt khó khăn và tìm lại đ ược đ ộng lực phát triển sản xuất kinh doanh của mình góp phần thúc đẩy hoạt động hiệu quả của thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóa dịch vụ… ---- 2. PHÂN TÍCH NGÀNH 2.1. Những nhận định chung về một số ngành kinh tế Mỗi ngành trong nền kinh tế đều đang phải chịu những ảnh hưởng khác nhau từ sự biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Đi đôi với việc tìm kiếm cơ hôi để tăng trưởng thì mỗi ngành cũng gặp phải những khó khăn, thách thức nhất định. Ngành vận tải biển, biến động và rủi ro là đặc tính nổi trội của ngành vận tải biển. Ngoài ra, ngành này có tính chu kỳ và mùa vụ rất cao. Doanh nghiệp vận tải biển đòi hỏi phải có vốn lớn để tài trợ cho các phương tiện vận tải. Lãi suất, tỷ giá, và hoạt động bảo hiểm rủi ro nhiên liệu là các vấn đề khác cần quan tâm. Trong thời gian qua, lãi suất và biến động tỷ giá đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển Việt Nam. Nhóm ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng hiện tại khá khó khăn, tăng trưởng thấp trong thời gian qua, nguyên nhân là do Bất động sản khá tr ầm lắng. Xây dựng dân dụng giảm do không thể thu hút thêm vốn đầu tư, xây dựng công nghiệp giảm do tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn. Bất động sản là một ngành kinh doanh thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng. Thời gian gần đây dường như đóng băng trên thị trường. Thị trường BĐS năm 2012 kết thúc với xu hướng chung là sự sụt giảm khá mạnh về doanh thu và giá bán bất động sản, số lượng các DN BĐS kinh doanh có lãi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ngành khoáng sản: Do khoáng sản là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng nên tình hình suy thoái ở châu Âu, tăng trưởng chậm ở Mỹ và Trung quốc trong năm 2012, nhu cầu tiêu thụ nhiều loại khoáng sản sụt giảm dẫn đến giá cả kim loại màu có sự biến động mạnh. Giá mặt hàng kim loại lại rất nhạy cảm với triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới. Trong tình hình khó khăn hiện nay, đầu tư vào ngành này không phải là một quyết định sáng suốt. Đối với nhóm ngành công nghệ, trình độ tay nghề của các kỹ thuật viên Việt Nam còn hạn chế. Bên cạnh đó, chu kỳ sống của các sản phẩm công nghệ ngắn, các doanh nghiệp trong ngành phải chịu sự cạnh tranh rất lớn đến từ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại di động, máy tính, phần mềm đến từ các quốc gia có sức BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 15
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương mạnh trong lĩnh vực này. Nhóm ngành này chỉ có tiềm năng phát triển trong tương lai xa. Nhóm ngành phân bón đang trong tình trạng dư cung kéo dài, rủi ro giảm giá ở thị trường phân bón thế giới dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành giảm. Tuy vậy, là một nước nông nghiệp với 70% dân số làm nghề nông, nhu cầu về phân bón của Việt Nam là thiết yếu không thể phủ nhận. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, phân bón là một trong những ngành chịu ít tác động hơn cả. Nhờ lượng cầu ổn đ ịnh, các công ty phân bón vẫn có lãi trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn. Nhóm ngành tài chính ngân hàng cũng đang gặp nhiều khó khăn, KQKD của hệ thống Ngân hàng Việt Nam năm 2012 không khả quan, nhiều ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận và giảm cổ tức. Nợ xấu năm 2012 đang có xu hướng ngày càng tăng, theo số liệu mới công bố của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà Nước là 202 nghìn tỷ đồng, trong đó có đến 16% nợ xấu không có đảm bảo. Một con số không mấy lạc quan cho sự đầu tư. Bên cạnh những nhóm ngành gặp nhiều khó khăn thì vẫn có những nhóm ngành có cơ hội tăng trưởng. Đó là những nhóm ngành chịu tác động thấp hơn của việc xuống giá của thị trường chứng khoán, nhu cầu vẫn cao khi nền kinh tế suy thoái như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm hay y tế... Với những phân tích ở trên, có thể thấy một số ngành nhỏ trong các nhóm ngành ở trên có thể lựa chọn cho sự đầu tư là: Ngành thực phẩm: là ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, hiện tại đang phát triển và tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngành dược: được xem là một ngành phòng thủ, thích hợp cho đầu tư dài hạn do sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, ngành dược có triển vọng tăng trưởng ổn định. 2.2. Phân ngành sữa-ngành thực phẩm Trong những năm gần đây, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng tr ưởng nhanh nhất trong nhóm ngành thực phẩm ở Việt Nam. Nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên. Đời sống vật chất của người dân đang ngày một cải thiện, thêm vào đó, các phương tiền truyền thông đã hỗ trợ mạnh mẽ cho chiến dịch marketing của các công ty sữa. Vì vậy mà nhận thức và nhu cầu của người dân đã có nhiều thay đổi. Nếu trước đây, khách hàng mục tiêu là trẻ em thì ngày nay, các công ty sữa đã nhằm vào tất cả các phân khúc thị trường. Biểu đồ 13: Tăng trưởng giá cổ phiếu của ngành sữa BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 16
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương - Ngành sữa duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao Tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nh ưng đó l ại là tác đ ộng tích c ực khi giá sữa bột nguyên liệu trên thị trường thế giới có xu h ướng gi ảm do l ực c ầu y ếu. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước được h ưởng l ợi khi gi ảm đ ược chi phí đầu vào. Nhìn chung, ngành sữa tăng trưởng m ạnh và ổn đ ịnh. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2012, sản xuất sữa bột c ủa Vi ệt Nam luôn trong xu h ướng tăng trưởng, duy chỉ có tháng 5 là sản xuất sữa bột giảm, giảm 6,6% so với tháng 4, ch ỉ đ ạt 5,6 nghìn tấn. Sang đến tháng 6, tình hình s ản xuất s ữa tr ở l ại xu h ướng tăng. Tháng 9 s ản xuất sữa bột đạt khoảng 7,8 nghìn tấn, tăng 4% so với tháng 8 và tiếp t ục tăng sau đó. - Thành phần tham gia thị trường Thị trường sữa Việt Nam có nhiều công ty trong và ngoài n ước tham gia nh ư Vinamilk, Dutch Lady, TH true milk, Abbot, Nestle, Mead Johnson…D ẫn đ ầu th ị ph ần là công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk với h ơn 40% th ị ph ần trong n ước. Trong đó, sản lượng sữa chua của Vinamilk chiếm 95% thị phần c ả n ước, s ữa t ươi chi ếm trên 50%. - Danh mục sản phẩm có trên thị trường Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm từ sữa khá đa d ạng, đáp ứng đ ầy đ ủ nhu c ầu của người tiêu dùng như sữa bột, sữa tươi, sữa dinh d ưỡng, bơ, phomat…Trong đó s ữa bột và sữa tươi là hai sản phẩm có tổng mức tiêu thụ cao nhất trên thị trường. - Nguồn cung nguyên liệu của ngành Ngành sữa Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng thi ếu nguyên li ệu. Đ ối v ới các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong n ước chỉ đáp ứng đ ược 30% nhu c ầu s ản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu. Để chủ động trong nguồn cung ứng nguyên liệu, m ột s ố công ty nh ư Vinamilk, Ducth Lady, TH true milk đã tiến hành xây dựng những trang t ại bò s ữa cho riêng mình. Theo thống kê, Vinamilk có khoảng hơn 8200 con, Dutch lady kho ảng 33.000 con, TH true milk khoảng 22.000 con. - Triển vọng ngành sữa BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 17
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương Ngành sữa Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và thu nhập của người dân ngày càng tăng nên nhu c ầu s ử d ụng nh ững s ản phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe là điều tất yếu, trong khi sản xuất trong nước hiện nay chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người của Việt Nam là khoảng 15 lít, còn khá th ấp so với m ột s ố n ước trong khu v ực nh ư Thái Lan (khoảng 23 lít), Trung Quốc (khoảng 25 lít). Do vậy, có thể nói rằng, ngành sữa là m ột trong những ngành đang phát tri ển b ền vững tại Việt Nam. 2.3. Ngành dược Dược là ngành có tốc độ phát triển tương đối ổn định, là một trong những ngành có rủi ro thấp, tiềm năng cao, hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh , hệ thống phân phối đặc trưng, cạnh tranh. Phân ngành sản xuất thuốc được chia thành 2 phân khúc sản xuất chính là đông dược và tây dược. Biểu đồ 14 - Ngành dược duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định Là ngành có vai trò quan trọng do sản phẩm thuộc nhu c ầu thi ết y ếu, ngành D ược vẫn đạt được mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh khó khăn c ủa n ền kinh t ế. Tăng trưởng doanh thu và LNST bình quân của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết năm 2012 tương ứng 11,9% và 10,3% so với 2011. Tuy nhiên, các chỉ tiêu bình quân về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành giảm nhẹ. Các doanh nghiệp thuộc phân khúc sản xuất đều đạt mức tăng trưởng tốt. Biểu đồ 15: Tốc độ tăng trưởng ngành dược BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 18
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương - Thành phần tham gia thị trường Thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều công ty trong và ngoài n ước tham gia nh ư Sanofi, Traphaco, Dược Hậu Giang, công ty Imexpharm, D ược B ến Tre, D ược ph ẩm C ửu Long,…Dẫn đầu thị phần năm 2012 là công ty dược Sanofi (thuộc t ập đoàn SANOFI – Pháp). - Danh mục sản phẩm có trên thị trường Trên thị trường hiện nay, dược phẩm khá đa dạng, gồm có thuốc tây d ược: thu ốc ph ổ thông không bản quyền: kháng sinh, thuốc thông th ường (vitamin, gi ảm đau, h ạ s ốt,…), và thuốc đặc trị có bản quyền, thực phẩm chức năng (đây là s ản ph ẩm chi ếm t ỷ tr ọng lớn của ngành đông dược, nguồn nguyên liệu thiên nhiên với công th ức đ ược đúc k ết, sàng lọc qua nhiều năm). Doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu sản xu ất lo ại thu ốc không bản quyền. - Nguồn cung nguyên liệu của ngành Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn ch ế, nên ph ần l ớn nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu. Các d ược li ệu được nh ập ch ủ y ếu là nguyên liệu kháng sinh, vitamin và chiếm trên 80% giá tr ị nh ập kh ẩu. Ng ược l ại các doanh nghiệp sản xuất đông dược khá tự chủ về nguyên li ệu vì có th ể s ản xu ất trong nước. - Triển vọng ngành dược Năm 2013 sẽ tiếp tục là một năm tăng trưởng tốt của các Công ty D ược. N gành dược nội địa đã từng bước tiếp cận các chuẩn mực quốc tế và đang được Nhà nước đầu tư xây dựng đề án "Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020", nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo hướng khuyến khích sản xuất thuốc phổ thông để giảm giá thành sản phẩm và ưu tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này bắt đầu tăng dần số lượng. Trong thời gian qua các doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá l ớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ, các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu huy động vốn, nhờ vậy mà các DN dược trong nước có đủ khả năng để tiếp tục nâng cao đầu tư sản xuất. Dược phẩm là một mặt hàng thiết yếu, nhu cầu ít co giãn, được xã hội quan tâm và có tiềm năng phát triển mạnh. Yếu tố nguyên phụ liệu, tỷ giá và lãi suất trong năm 2013 dự báo sẽ không có nhiều biến động, nên lợi nhuận của các doanh nghiệp dược BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 19
- Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Hương phẩm vẫn tăng trưởng ổn định. Hơn nữa mảng đông dược lại có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu. Như vậy đây càng là cơ hội cho các doanh nghiệp dược trong nước phát triển. ---- 3. PHÂN TÍCH CÔNG TY 3.1. Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 3.1.1. Tổng quan về Vinamilk VINAMILK được thành lập năm 1976, đến nay, trải qua kho ảng 36 năm xây d ựng và phát triển, Vinamilk hiện đang là doanh nghi ệp đầu ngành chi ếm h ơn 40% th ị ph ần trong nước, là doanh nghiệp sữa lớn thứ 68 trên thế gi ới. Vinamilk là m ột th ương hi ệu n ổi tiếng, là một trong nhóm 100 thương hiệu m ạnh nh ất do B ộ Công Th ương bình chọn. Tháng 1/2013, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là th ương hi ệu qu ốc gia l ần th ứ 2 liên tiếp. Năm 2011, doanh thu của Vinamilk đã vượt ngưỡng 1 t ỷ USD và liên t ục tăng trong thời gian qua. - Tình hình hoạt động kinh doanh Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đ ặc, yoghurt ăn và yoghurt u ống, kem và pho mát. Sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ trong nước, ngoài ra công ty cũng xuất khẩu sang thị trường khác như Mỹ, Úc, Canada… Năm 2012, Vinamilk bán ra được hơn 4 tỉ sản phẩm với doanh thu hơn 27.300 tỉ đ ồng, n ộp ngân sách nhà n ước g ần 3.000 tỷ đồng. Riêng phân khúc sữa tươi Vinamilk đang gi ữ vị trí s ố 1 nh ờ ch ất l ượng, v ị th ơm ngon và giá cả hợp lý. Đến nay, sản phẩm của Vinamilk đã có m ặt t ại 26 qu ốc gia trên thế giới. - Thị phần: chiếm trên 40% thị phần trong nước với 2 phân khúc g ần nh ư th ống tr ị tuyệt đối là sữa chua (khoảng 90% ) và sữa đ ặc (kho ảng 80%). Thị phần sữa nước của Công ty khoảng 50%, sữa bột 30%. - Hệ thống phân phối và tiếp thị: Vinamilk thực sự có lợi thế khi sở hữu hệ th ống phân phối rộng khắp cả nước, tạo điều kiện khai thác t ốt khu v ực nông thôn, khu v ực được cho là tiềm năng lớn. - Lợi thế kinh doanh: Vinamilk vượt xa các đối thủ khác nhờ có lợi th ế về quy mô, kinh nghiệm, kiểm soát được nguồn nguyên liệu cung ứng trong n ước và đ ội ngũ cán b ộ quản lý có năng lực, đặc biệt Tổng giám đ ốc Mai Kiều Liên đ ược t ạp chí qu ản tr ị doanh nghiệp châu Á bình chọn là 1 trong 50 doanh nhân xuất sắc châu Á năm 2012. - Năng lực sản xuất và phân phối Theo số liệu quí I/2013, Biểu đồ 16 Vinamilk hiện có 5 trang trại chăn nuôi bò sữa lớn tại Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Bình Định và các trang trại nhỏ lẻ BTN môn Đầu tư tài chính Nhóm 7 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
99 p | 3003 | 1291
-
Đề án: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay
17 p | 2662 | 914
-
Tiểu luận: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay
16 p | 1673 | 206
-
Luận văn: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay
42 p | 336 | 84
-
Tiểu luận môn Thị trường chứng khoán: Quỹ đầu tư chứng khoán và thực trạng của các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam
58 p | 315 | 79
-
Đề tài: Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
15 p | 204 | 42
-
Luận văn: Nghiên cứu tâm lý học trong đầu tư chứng khoán và đề xuất giải pháp nâng cao nghiệp vụ IR ( Quan hệ với nhà đầu tư) cho các công ty chứng khoán tại TP.HCM
119 p | 146 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Chứng khoán của các Nhà đầu tư cá nhân tại các Sàn Giao dịch Chứng khoán trên địa bàn TP. Đà Nẵng
26 p | 143 | 28
-
Luận văn: Một số vấn đề chủ yếu về hoạt động đầu tư chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000-2006
51 p | 128 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế
129 p | 53 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
103 p | 40 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam
119 p | 34 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân tạo các Sàn giao dịch chứng khoán trên địa bàn TP. Đà Nẵng
109 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp vận dụng giá trị hợp lý để thực hiện đo lường các khoản đầu tư chứng khoán tại các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
144 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Tiến sĩ: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
28 p | 61 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
25 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý hành vi đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam
131 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn